Home Ngẫm Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy: “Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân”

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy: “Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân”

le-nam

Lê Nam

30/04/2016

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy đã từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, nhưng sau Chiến tranh, ông đã quay lại, cùng với người dân Việt Nam, xây dựng đất nước và luôn khuyến khích chúng ta hãy độc tập và đề phòng các nguy cơ khi hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Hôm nay ngày 30/4, chúng tôi có một cuộc phỏng vấn ông Chuck Searcy để nhìn nhận lại các bài học lịch sử trong quá khứ và hướng tới tương lai.

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây)

Book Hunter: Tại sao ông chọn quay trở lại Việt Nam, nơi xưa kia ông đã từng tham chiến?

Chuck Searcy: Tôi chọn quay trở lại với cơ hội được là một cựu chiến binh, một công dân Mỹ, theo một cách nào đó đóng góp cho điều mà tôi đã nhận ra vào năm 1992 khi đi du lịch tại đây vào lần đầu quay trở lại Việt Nam sau chiến tranh. Tôi đã chứng kiến nhiều người trên khắp Việt Nam làm việc chăm chỉ để khôi phục và tái thiết lại đất nước sau chiến tranh, không chỉ cơ sở hạ tầng bị hủy hoại bởi sự tàn phá và hủy hoại, mà còn tạo dựng lại cuộc sống và cộng đồng sau nhiều năm chiến tranh và đấu tranh sinh tồn liên tiếp.

Tôi nghĩ bằng cách nào đó tôi có thể đóng góp điều gì đó tích cực, điều gì đó mang tính xây dựng, để bù đắp cho những gì đã bị phá hủy do chiến tranh mang lại. Tôi cảm thấy rằng tôi có trách nhiệm góp phần vào giúp đỡ, nếu tôi có thể, như một cựu chiến binh cũng như một công dân Mỹ có lương tri.

Tôi may mắn có cơ hội là một cựu chiến binh đại điện và làm việc với các tổ chức cựu chiến binh Mỹ như VVAF (Vietnam Veterans of America Foundation), VVMF (Vietnam Veterans Memorial Fund) và VFP (Veterans For Peace). Công việc của chúng tôi là tập trung vào việc sử chữa, giảm thiểu hoặc loại bỏ các hậu quả chiến tranh liên quan đến bom chưa phát nổ (UXO) và chất độc màu da cam/dioxin (AO).

Book Hunter: Ông có thể cho chúng tôi biết tại sao ông lại tham gia vào Chiến tranh Việt Nam và từ khi nào ông nhận ra sự thật về cuộc chiến này?

Chuck Searcy : Tôi chủ động đăng ký nhập ngũ quân đội Hoa Kỳ vì dù sao tôi cũng sắp bị gọi ra chiến trường, và tôi nghĩ có khi mình có thể có một lựa chọn tốt hơn và tránh cuộc chiến nếu tôi chủ động đăng ký nhập ngũ ba năm và tự lựa chọn nhiệm vụ cho mình, thay vì bị gọi đi nhập ngũ trong hai năm và không có một lựa chọn tự do nào. Nhưng hoá ra, chẳng có gì thay đổi trong hai lựa chọn đó cả; tôi bị đưa tới Việt Nam và công tác trong đơn vị tình báo quân đội tại Sài Gòn. Tôi không hề có quyền được đưa ra lựa chọn cho mình.

Khi tới Việt Nam, tôi không không có bất cứ hình dung gì về chiến tranh. Tôi cứ tưởng rằng Tổng thống Johnson và Quốc hội Mỹ có nguyên do để  “ngăn chặn Cộng Sản” ở Việt Nam, và tôi chỉ góp công sức mình như một người Mỹ trung thành và yêu nước. Tôi không thích chiến tranh, tôi không muốn đến đây như một người lính, nhưng tôi đã không kháng cự.

Dù sao đi nữa, chỉ trong 3-4 tháng, tôi đã nhận ra rằng có gì đó rất sai trái, và những gì chính phủ Mỹ đã từng hứa hẹn với người Mỹ rất mập mờ, mang tính xúi bẩy, lừa gạt, phỉnh phờ, đó là lời dối trá. Và rất khó cho tôi để nhận thức được điều đó, bởi vì tôi đã từng tin rằng chính phủ Mỹ không bao giờ lừa dối người dân. Nhưng tôi phải chấp nhận sự thật khủng khiếp rằng chiến tranh là cuộc thử nghiệp lớn và đáng giá với chết chóc và hủy diệt, lại mang lại sự giàu có cho những tập đoàn Mỹ, chính là điều mang tới những mất mát không thể kể hết, sự tang thương, nỗi đau khổ cho rất nhiều người vô tội – cả người Mỹ và người Việt Nam. Với vai trò như một chuyên gia tình báo, tôi đã thấy nhiều tài liệu và báo cáo cả phân loại và chưa phân loại củng cố thêm niềm tin của tôi rằng chiến tranh là sai trái. Tôi thấy rằng chúng tôi đã cung cấp thông tin không chính xác cho người dân Mỹ về phí tổn và hậu quả của cuộc chiến. Dường như với tôi và những đồng đội của tôi, nước Mỹ chưa bao giờ “thắng” ở Việt Nam, chính phủ Mỹ không đủ dũng cảm để nói ra sự thật và kết thúc chiến tranh.

Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 là một bước ngoặt lớn. Hàng nghìn người lính Việt Nam đã bỏ mạng, một sự hi sinh và mất mát to lớn,  đủ để cảnh báo người Mỹ rằng chiến tranh là vô ích. Đó chưa bao giờ là chiến thắng. Vẫn mất hơn 7 năm nữa để rồi chiến tranh mới kết thúc trong cay đắng và kiệt quệ.

Book Hunter: Hiện nay nhiều người trẻ ở Việt Nam tin rằng “Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến và miền Bắc Việt Nam đã xâm lược miền Nam Việt Nam còn chính phủ Mỹ là cứu tinh của miền Nam”. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

Chuck Searcy : Khái niệm “nội chiến” là một khái niệm được dùng rất phổ biến để mô tả những cuộc chiến tranh “Nam-Bắc” bởi các nhà sử học và những kẻ biện hộ không dám đôi diện với sự thật.  Nếu những người trẻ tuổi Việt Nam tin tưởng như thế, họ đã bị dẫn hướng sai lầm bởi những câu chuyện méo mó và làm sai lệch lịch sử Việt Nam. Đúng thế, có sự phân chia địa lý và văn hóa ở Việt Nam, sự khác biệt về ngôn ngữ và bản sắc. Có nguyên nhân gần, nhưng cũng có những nguyên nhân cách đây hàng thế kỷ. Nếu có phân chia thì có lẽ có ba giới tuyến: Bắc, Trung và Nam. Việc phân định giới phận chính trị và quân sự cho miền Bắc là sản phẩm của các thế lực bên ngoài, kết quả của đàm phán Geneva năm 1954 nhằm vạch ra các điều khoản buộc Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau khi thua Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Điện Biên Phủ. Điều khoản của Hiệp định Geneva dẫn tới việc chia rẽ lực lượng tham chiến – quân đội Việt Nam ở miền Bắc và Pháp ở miền Nam – nhằm giúp cho việc quân đội Pháp rút lui trong trật tự và hoà bình. Năm 1956, bầu cử toàn quốc sẽ được tổ chức, và từ đó chính phủ thống nhất cho một Việt Nam sẽ được lựa chọn bởi tất cả công dân Việt Nam trên toàn quốc.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, Hoa Kỳ bắt đầu thay thế Pháp và thiết lập một “chính phủ” mới ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, một chính quyền chưa bao giờ tồn tại trước đó. Năm 1956, cuộc bầu cử toàn quốc đã bị huỷ bỏ bởi vì, như Tổng thống Hoa Kỳ Eissenhower nói một cách rõ ràng, chẳng có một chút nghi ngờ gì rằng Hồ Chí Minh sẽ được bình chọn một cách áp đảo bởi một cuộc bầu cử dân chủ đại chúng. Và Hoa Kỳ không thể để điều đó xảy ra. Do đó, chính phủ Hoa Kỳ, với việc sử dụng CIA và những tổ chức khác, đã dựng lên một chính quyền ở miền Nam do Ngô Đình Diệm làm tổng thống, thừa nhận chính quyền này một cách hợp pháp, và hỗ trợ Diệm cùng với quân đội cũng như cảnh sát vừa mới được thành lập bởi tiền và vũ khí.

Chúng ta đã biết phần còn lại của câu chuyện diễn ra như thế nào.

Nếu Hoa Kỳ không can thiệp, chẳng ai có thể nói một cách chắc chắn điều gì có thể xảy ra. Tuy nhiên, như một người bạn thân của tôi tại Sài Gòn – một lính Việt Nam Cộng Hoà – nói với tôi trong năm 1968 rằng “Sẽ chẳng có chiến tranh ở Việt Nam nếu người Mỹ không xuất hiện ở đây. Không ai ủng hộ chính quyền miền Nam Việt Nam. Nếu người Mỹ vẫn còn ở đây, thì chúng tôi sẽ không có hoà bình. Cho nên, hãy rời khỏi đây đi anh bạn của tôi. Rồi chúng tôi sẽ có hoà bình.  Có thể mất sáu tháng. Có thể mất hai năm. Nhưng người Việt Nam có thể nói chuyện với người Việt Nam. Nếu anh và đồng đội của anh không ở đây trên đất của chúng tôi, chúng tôi – những người Việt Nam – sẽ giảng hoà với nhau.”

Book Hunter: Trong quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra hiện nay, người Việt Nam và người Mỹ có thể chia sẻ và làm kinh tế cùng với nhau. Vậy, liệu có khả năng nào chính quyền Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ có thể trở thành bạn bè của nhau trong tương lai hay không?

Chuck Searcy: Người Việt Nam từ lâu đã chìa bàn tay hữu nghị ra cho người Mỹ. Người Mỹ cũng đã đáp lại với sự trân trọng và kính nể. Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ làm việc tốt đẹp với nhau dựa trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Không có lý do gì để điều này không tiếp tục xảy ra trong tương lai. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với tôi trong lần đầu tiên tôi gặp ông, “Hai quốc gia không được phép đánh nhau lần nữa.” Tôi tin điều đó cũng chắc chắn như lời khẳng định của Đại tướng Giáp vậy.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải cẩn thận, suy nghĩ chu đáo trong các mối quan hệ với Hoa Kỳ và với tất cả những quốc gia khác, kiên định lập trường độc lập trong chính sách, tuyên bố, động thái và hành động, tránh bất kỳ những liên minh phức tạp mà kìm hãm tính linh động của Việt Nam cũng như khả năng bảo vệ lợi ích tốt nhất của người dân và của quốc gia. Ví dụ, Việt Nam cần phải cân đối một cách cẩn thận giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và không để bất cứ một quyền lực nào đẩy Việt Nam khỏi thế cân bằng khi đối chiếu với các quốc gia khác. Việt Nam cần đặc biệt sáng suốt trong các quyết định liên quan tới mua bán vũ khí và hợp tác quân sự. Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân. Máy móc chiến tranh và công nghệ sẽ không bao giờ có thể đủ, không bao giờ có thể so sánh được với sức mạnh, sự đoàn kết nhất trí một long của những người dân bình thường nhất của Việt Nam. Lãnh đạo của Việt Nam cần phải luôn luôn ghi nhớ điều đó. Những quốc gia khác nên thông minh nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam với những mimh chứng rõ ràng nhất.

Book Hunter: Bằng cách nào người dân Việt Nam có thể trở thành bạn của người dân Mỹ mặc cho quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ?

Chuck Searcy : Ngày này điều này rất đơn giản. Với Internet và thông tin toàn cầu, các cá nhân và nhóm có chung quan tâm có thể giữ liên lạc với nhau rất dễ dàng, một điều mà chính quyền cả hai nước nên khuyến khích. Chia sẻ ý tưởng, mối quan tâm, các câu hỏi, giải pháp là cách vun đắp cho các cơ hội mới có lợi cho cả hai dân tộc, hai quốc gia. Các cơ quan như Vietnam- USA Society và nhiều tổ chức khác dưới sự điều phối của VUFO – Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – đang thực hiện nhiều chương trình ngoại giao giữa kết nối các cá nhân, tập thể ngoài chính phủ với nhau, đây là một kênh trao đổi rất quan trọng.

Cả chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đều không có lý do gì để lo lắng về những liên hệ mạnh mẽ và tích cực giữa giới trẻ cũng như già của hai quốc gia. Đây là một cây cầu nối tự nhiên liên kết bàn tay hữu nghị nhằm hỗ trợ sự thấu hiểu và hoà bình. Cơ chế như vậy là một tài sản lớn cho chính phủ Việt Nam và Hoà Kỳ, bởi nó khiến cho việc quản trị trở nên dễ dàng hơn, có lợi hơn cho những người quan tâm, và dễ dàng tạo ra những chính sách phản ánh đúng đắn hơn sự đoàn kết và hỗ trợ của người dân.

Lê Duy Nam thực hiện

BẢN TIẾNG ANH:

  1. Why do you choose to return and live in Vietnam?

It’s a choice I made, to accept an opportunity to come here as a veteran, an American citizen, and in some small ways contribute to what I discovered in 1992 as a tourist, my first time returning to Viet Nam after the war.  I witnessed people all over Viet Nam working hard to recover from the war and to rebuild not just the country’s infrastructure, damaged by so much destruction and devastation, but also to rebuild their lives and their communities after many years of war and a constant struggle to survive.

I thought perhaps I could somehow contribute something positive, something constructive, instead of being part of the destruction that was brought about by war.  I felt that I had some responsibility to do my part in helping, if I could, as a war veteran and as a concerned American citizen.

I have been fortunate to have that opportunity, as a veteran, representing and working with American veterans organizations such as Vietnam Veterans of America Foundation (VVAF), Vietnam Veterans Memorial Fund (VVMF), and Veterans For Peace (VFP).  Our work has focused on trying to repair, reduce, or eliminate the consequences of the war related to the legacies of unexploded ordnance (UXO) and Agent Orange / dioxin (AO).

  1. Could you tell me why did you get involved in the Vietnam War and when did you realize the truth about this war?

I enlisted in the U.S. Army because I was about to be drafted, and I thought perhaps I could get a better deal and avoid the war if I enlisted for three years, to choose my assignment, instead of two years as a draftee which would allow me no choices whatsoever.  Actually it made no difference; nothing changed, I was sent to Viet Nam and assigned to a military intelligence unit in Saigon.  I had no choice over anything.

When I arrived in Viet Nam I did not have a concrete idea about the war.  I assumed that President Johnson and the U.S. Congress had a reason for “stopping the communists” in Viet Nam, and I was just doing my part as a loyal and patriotic American.  I didn’t like the idea of the war, I didn’t want to come here as a soldier, but I did not resist.

However, in just three or four months I realized that something was terribly wrong, and what the U.S. government had been telling the American people was confusing, misguided, misleading, deceptive – it was a lie. And that was a very hard realization for me to accept, because I had always believed that the American government would never lie to the people.  But I had to accept the terrible reality that the war was a huge and costly exercise in death and destruction that was making some American companies rich and which was causing untold loss, agony, and grief for so many innocent people – Americans and Vietnamese alike.  In my work as an intelligence specialist, I saw many classified and unclassified documents and reports that only reinforced my belief that the war was wrong.  I saw that we were providing inaccurate information to the American people about the costs and the likely outcome.  It seemed certain to me and my fellow soldiers that America could never win in Viet Nam, yet no American government had the courage to tell the truth and to quit the war.

The Tet Offensive in 1968 was a huge turning point.  It was very costly for the Vietnamese – thousands of soldiers killed, major sacrifices and losses – but it was a huge psychological victory that convinced the American people that the war was futile.  It could never be won.  Yet it still took seven more years for the war to finally come to a bitter and exhausting end.

  1. Nowadays, there are many Vietnamese young people beilieve that “The Vietnam War is a civil war and the North of Vietnam invaded the South of Vietnam, and the US government was the savior of The South.” What is your opinion about this?

The “civil war” interpretation of the confrontation which has been too conveniently characterized as a “north-south” struggle is a figment of the creative minds of historians and apologists who refuse to face reality.  If Vietnamese young people believe that, they have been sadly misled by myths, distortions, and rewrites of history.  Yes, there have been geographic and cultural divisions within Viet Nam, language variations and ethnic distinctions. Some of these go back many centuries.  They are more accurately described as three general demarcations: north, central, and south.  The north-side political and military divide was a creation of outside powers, the result of negotiations in Geneva in 1954 to set the terms of the French withdrawal after their defeat at the hands of the People’s Army of Viet Nam at Dien Bien Phu.  Terms of the Geneva Agreement called for a separation of the fighting forces – the Vietnamese to the north and the French to the south – to allow for a peaceful and orderly withdawal of the French forces.  In 1956 national elections were to be held, when a unified government for one Viet Nam would be chosen by vote of all Vietnamese citizens, nationwide.

However, during that period, the U.S. began to replace the French and to establish a new “government” in the south, under Pres. Ngo Dinh Diem, which had never existed before.  The 1956 elections were cancelled because, as U.S. President Eisenhower said openly, there was no doubt that Ho Chi Minh would have been elected overwhelmingly in a popular democratic vote.  And the U.S. could not allow that.  So the U.S. government, using the CIA and other agencies, established the southern regime of Ngo Dinh Diem, recognized it as a legitimate government, and supported Diem and his newly created army and police forces with money and weapons.

We know the rest of that tragic history.

If the U.S. had not intervened, no one can say with certainty what would have happened. However, as my best friend in Saigon – a South Vietnamese soldier – said to me in 1968, “There would be no war in Viet Nam if you Americans were not here.  No one supports the southern government.  As long as you Americans are here, we will have no peace.  So please leave, my friend. Then we will have peace.  It may take six months.  It may take two years.  But Vietnamese can talk to Vietnamese.  If you are not here in our, we will make peace.”

  1. In the globlisation Vietnamese people and American people can share and do business together. Is it possible for Vietnamese goverment and the US government be friends in the future?

The Vietnamese people have long extended the hand of friendship to Americans.  Americans have responded with appreciation and respect.  The U.S. and Vietnamese governments have established diplomatic relations and a good working relationship based on friendship and mutual respect.  There is no reason why this should not continue long into the future.  As Gen. Vo Nguyen Giap said to me the first time I met him, “Our two countries must never fight again.”  I believe that as firmly as Gen. Giap stated it to me.

Yet Viet Nam must also be very cautious, very thoughtful in its relations with the U.S. and with all other foreign countries, steadfastly maintaining its independence in policy, statements, and deeds and actions, avoiding any tangling alliances that reduce Viet Nam’s flexibility and ability to protect the country’s and the people’s best interests.  Viet Nam must continue to maintain a very careful balance between China and the U.S., for example, and not let one power push Viet Nam off balance vis-à-vis other nations.  Viet Nam especially should be very wise in decisions regarding weapons procurement and military cooperation.  Viet Nam’s greatest defense is the will of its people.  Military machines and technology will never be adequate, can never substitute for the strength, unity and determination of the ordinary people of Viet Nam.  Viet Nam’s leadership needs to always remember that.  Other nations would be wise to recall Viet Nam’s thousand-year history which provides ample evidence of that reality.

  1. How can Vietnamese people be friends with American people regardless the relationship between vietnamese government and the us government?

Nowadays it’s quite simple.  With the Internet and global communications, individuals and groups of interested friends can be in easy contact, which the governments in both countries should encourage.  Sharing ideas, concerns, questions, solutions is energizing, creative, the connections nurture new opportunities that can benefit both peoples and both countries.  Institutions such as the Vietnam-USA Society and many other organizations under the umbrella of VUFO – the Vietnam Union of Friendship Organizations – carry on a very active “people-to-people” diplomacy program which is an important channel of communications.

Neither government, the U.S. or Viet Nam, has any reason to worry about strong and active contacts between people young and old of both countries.  This is a natural bridge that links hands of friendship in support of understanding and peace.  Such dynamics are a huge asset for the governnments of Viet Nam and America, which make the task of governing easier, more beneficial for all concerned, and likely to create policies that more accurately reflect the unity and support of the people.

Nếu bạn đọc nào quan tâm có thể liên hệ trực tiếp tới bác Chuck Searcy theo thông tin liên hệ dưới đây. Bác hiện sống ở Hà Nội và rảnh rỗi từ 1/5 – 7/5/2016 (trừ thứ 3 và thứ 4). 

CHUCK SEARCY

International Advisor, Project RENEW
Tư Vấn Viên Quốc tế, Dự án RENEW
Vice President, Veterans For Peace Chapter 160
Phó chủ tịch, Cựu Chiến Binh vì Hoà Bình Chương 160 (Hòa Bình)
Co-Chair, NGO Agent Orange Working Group
Đồng Chủ tịch, Nhóm làm việc Phi chính phủ về Chất độc da cam
71 Trần Quốc Toản, Hà Nội, Việt Nam
Mobile    +8 490 342 0769
Skype     chucksearcy
Email      chuckusvn@gmail.com
Web        https://landmines.org.vn