Home Chơi CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN HAY XU HƯỚNG XA XỈ KIỂU MỚI

CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN HAY XU HƯỚNG XA XỈ KIỂU MỚI

Chủ nghĩa tối giản giờ đây giống như một tác phẩm nghệ thuật trình diễn cá nhân cực kỳ tẻ nhạt mà nó mang lại trong xã hội của chúng ta, với tiêu chuẩn thẩm mỹ kiểu: một cuộc sống “sơn trắng” đồ nội thất của bạn và những tủ quần áo hoàn hảo với các sản phẩm của Everlane và Aritzia. Về thẩm mỹ thị giác, chủ nghĩa tối giản thực sự chỉ truyền tải một điều: “Tôi muốn đi theo con đường an toàn nhất để sang trọng, loại bỏ mọi sai sót có thể có hoặc các nguy cơ.” Hay “Tôi đã thấy các bài báo trên French Girl Chic và tôi cũng giống như thế”.

Chúng ta hãy cùng làm rõ về thẩm mỹ của chủ nghĩa tối giản, ít nhất là sự lựa chọn theo phong cách cá nhân. Trên thực tế, đó là một cách để khơi gợi những ý nghĩa đơn giản và thậm chí đến mức khổ hạnh, mà không thực sự phải từ bỏ những dấu hiệu ngọt ngào thể hiện cho đẳng cấp. Là người theo chủ nghĩa tối giản theo cách này – “Hãy ngừng lãng phí tiền cho những thứ vô nghĩa của IKEA. Với chiếc bàn ăn trị giá 4000 USD này và bạn sẽ không bao giờ cần thêm một bộ đồ đạc nào nữa!” – thực sự chỉ có rất nhiều tiền bạn mới có khả năng “đầu tư” vào đồ nội thất như vậy và những đồ đạc khác.

Giảm lượng quần áo trong tủ xuống một vài bộ trang phục bằng sợi cashmere thanh lịch thật sự chỉ khả thi nếu bạn bỏ ra tối thiểu 1000 USD mỗi bộ cho chiếc tủ. Những lời khuyên về thị giác và những ám ảnh về đạo đức mà nó khơi gợi theo kiểu “trang điểm mà không trang điểm” khi bạn mua một sản phẩm Glossier với giá 250 USD, hay kiểu trang trí nhà có vẻ như là phong cách Nhật vì chúng ta cho rằng bất cứ thứ gì không sặc sỡ đều hiển nhiên là “kiểu Nhật”.

Và đây là tất cả những điều tốt đẹp! Bạn được phép có đến 10 chiếc áo len với các kiểu dáng và màu sắc chẳng khác nhau mấy hay một gian bếp “toàn màu trắng” dù cho bạn phải vệ sinh nó một cách tỉ mẩn mỗi tuần một lần rồi giả vờ rằng đây là một cách tích cực và đạo đức để chi tiêu tiền của bạn. Nó chỉ là một hình thức tiêu dùng kiểu khác mà thôi, một cách để nói với thế giới rằng: “Hãy nhìn tôi này! Hãy nhìn vào tất cả những thứ tôi đã từ chối mua này, và những thứ đắt đỏ phi thường mà tôi cho là tôi xứng đáng này!”

Chúng ta có quyền mua bất cứ thứ gì chúng ta thích, nhưng để giả vờ rằng tất cả những gì đắt đỏ mà chúng ta đã mua trước đây là đặc quyền của lối sống tối giản sang trọng thì thất là lố bịch. Nhưng tôi tin rằng chúng ta cảm thấy như thế bởi vì chủ nghĩa tối giản với tư cách một hiện tượng hàng xa xỉ được nâng tầm lên thành một chủ nghĩa tối giản với tư cách một hiện tượng tâm linh.

Nói tóm lại, chủ nghĩa tối giản giống như một thứ tôn giáo thế tục ở giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản, một sự bổ sung các các nền văn hóa Yoga và nước trái cây tươi cùng với đời sống thực tập tâm linh. Các tiền đề của chủ nghĩa tối giản, theo các này rất mơ hồ và luôn thay đổi để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của các cá nhân theo xu hướng này, dù cho lý thuyết tổng thể đều giống nhau: Bằng cách giảm thiểu đời sống của bạn càng tích cực càng tốt, đảm bảo bạn sẽ được đánh giá là người khôn ngoan. Có cả triệu biến thể khác nhàu – nhét tất cả đồ đạc của bạn vào một chiếc hộp, một cái nhà nhỏ hoặc sống trên ô tô tải, cắt giảm đời sống công nghệ hay các hoạt động xã hội…v…v… Tất cả đều ngụ ý rằng chúng là một sự nâng cấp về đạo đức theo một cách nào đó từ cuộc sống “tiêu dùng thoải mái” và còn như một phần thưởng cho phép bạn áp đặt một số tiêu chuẩn đạo đức và thẩm mỹ của những người không bao giờ phải trải qua cảnh thiếu thốn.

Tình trạng của chủ nghĩa tối giản hiện nay ai cũng có thể thấy, và nó có vẻ như chưa được chỉ ra chính thức: Chỉ những người không phải bận tâm về tài chính mới có thể “thực hành” chủ nghĩa tối giản. Bạn không thể chọn cách “vứt bớt đồ” nếu bạn sống ở một ngôi nhà trống trơn và bạn không có khả năng để mua sắm cho nó. Bạn không thể “giảm” lượng tiêu thụ thực phẩm nếu bạn chỉ đủ khả năng có một bữa ăn ngon mỗi ngày. Và khi gần một nửa số người Mỹ không thể trả các hóa đơn của họ nếu họ bỏ lỡ một tấm check, thứ “chủ nghĩa tối giản bắt buộc” này phổ biến hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Chúng ta không thể giả vờ rằng việc giảm tiêu thụ hoặc giảm chỉ tiêu tiêu dùng theo một số cách nhất định không phải là một trong những màn diễn cho thứ đặc quyền, định hình nó thành những lựa chọn đạo đức phản cảm.

Sự thật là, giống như nhiều hiện tượng xã hội khác, chủ nghĩa tối giản mang tính tâm linh này đã trở thành một cuộc ganh đua xem ai là người giỏi nhất trong việc chọn lựa hàng hóa. Thậm chí việc chối bỏ các khía cạnh đẳng cấp, ý tưởng “cắt giảm” đời sống của bạn nhanh chóng trở nên sôi nổi hơn chỉ nhờ vào các lựa chọn thẩm mỹ dựa trên khía cạnh đạo đức, bởi vì, trung thực mà nói rằng, thật dễ dàng để nhận thấy rằng những gì phụ nữ muốn sở hữu đa phần đều phù phiếm. Đồ trang điểm, những nội thất trang nhã, đồ nghệ thuật, những đồ dùng phục vụ sở thích, các đồ gia dụng tốt – không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những thứ chúng tôi được khuyên tránh xa đều là những thứ phụ nữ thường sở hữu.

Vâng, đó là một luận điểm phê phán chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ về việc mua sắm một cách có chủ ý và đạo đức hơn, nhưng tôi bị choáng vì những người theo chủ nghĩa tối giản này thực sự đưa ra một cuộc tranh cãi lớn dựa trên vấn đề đẳng cấp. Đó là về việc giảm bớt những bài viết hào hùng và khai sáng trên các blog, đây không phải là về việc tranh luận vì một xã hội công bằng hơn mà trong đó mọi người được mua sắm tương xứng với nhu cầu của họ.

Nếu bạn cần một ví dụ hoàn hảo, hãy lưu ý sự ám ảnh “đơn giản” của những người siêu giàu: không gian sạch sẽ khép kín của họ, những đồ nội thất được thiết kế của họ, những chế độ ăn kiêng kỹ lưỡng của họ. Những người này vẫn đang tiêu tốn rất nhiều tiền cho những thứ khiến họ tò mò, họ chỉ lọc nó qua lăng kính thuận tiện của sự đơn giản, và điều đó cho phép các nội thất hàng triệu dollar trở thành nỗi khát khao của những người ủng hộ chủ nghĩa tối giản.

Vấn đề là những quan điểm của chủ nghĩa tối giản không hề mang tính tâm linh cũng không phải giải pháp cho vấn đề kinh tế xã hội. Chúng chỉ là một phong cách khác, giống như bất cứ thứ gì hời hợt xuất hiện trong các Tuần lễ Thời trang, với một lớp nhân tính được thêm vào. Và rồi, chúng ta không nên tự nhủ mình: loại “chủ nghĩa tối giản” này chỉ là một sản phẩm nhàm chán mà những người giàu có thể mua.

Cáo Thực Tập

Lược dịch từ The Kitchn