Home Soát Bịt miệng nước Mỹ cho chiến tranh

Bịt miệng nước Mỹ cho chiến tranh

Hà Trang

28/07/2016

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây)
Bài viết của John Pilger, một nhà báo người Úc từng cộng tác cho BBC Television Australia, BBC Radio, BBC World Service, London Broadcasting, ABC Television, ABC Radio Australia, Al Jazeera, Russia Today… Tìm hiểu thêm và đọc các bài viết của ông tại đây. https://johnpilger.com/biography

Bài viết dưới đây được đăng tải trên https://www.counterpunch.org ngày 27 tháng 5 năm 2016

***

Trở về nước Mỹ đúng vào năm diễn ra cuộc bầu cử, tôi thấy giật mình bởi sự im lặng. Tôi từng đưa tin về bốn chiến dịch tổng thống, lần đầu vào năm 1968; tôi đã ở bên cạnh Thượng nghị sĩ Robert Kennedy khi ông bị bắn và tận mắt nhìn thấy tên sát thủ khi hắn đang chuẩn bị ám sát ông. Cùng với sự bạo lực của cảnh sát Chicago tại hội nghị gian dối của Đảng Dân chủ, sự kiện này như một sự rửa tội theo cách của người Mỹ. Cuộc phản cách mạng vĩ đại đã bắt đầu.
Người đầu tiên bị ám sát năm đó, Martin Luther King, đã dám kết nối sự thống khổ của những người dân Mỹ Phi với những người dân Việt Nam. Cũng như khi Janis Joplin hát “Tự do chỉ là một cách nói khác của ‘không còn gì để mất’”, có lẽ bà vô thức đã cất lên tiếng nói cho hàng triệu nạn nhân của nước Mỹ ở những vùng đất xa xôi.
Trong đoạn phim tôi quay được tại Khu tưởng niệm Lincohn ở Washington vào tuần trước, người hướng dẫn viên Dịch vụ Công viên Quốc gia nói: “Chúng ta đã mất 58,000 người lính trẻ tại Việt Nam, họ ra đi khi đang bảo vệ tự do cho các bạn. Xin đừng quên điều đó.” Anh ta trình bày trước một nhóm bạn trẻ độ tuổi học sinh mặc áo sơ mi màu cam sáng. Nói như một con vẹt, anh ta đảo lộn sự thật về Việt Nam thành một lời nói dối không thể chối cãi.
Hàng triệu người Việt Nam hi sinh, mang thương tật, nhiễm chất độc và bị trục xuất bởi cuộc chiến tranh xâm lược của người Mỹ không hề có vị trí lịch sử trong tâm trí của những người trẻ của Mỹ. Đó là còn chưa nói đến khoảng 60,000 cựu binh tự tước đi cuộc sống của chính họ. Một người bạn của tôi là lính thủy đánh bộ bị liệt hai chân ở Việt Nam thường được hỏi “Ông đã ở phe nào vậy?”
Một vài năm trước, tôi tham dự một cuộc triển lãm nổi tiếng có tên “Cái giá của tự do” ở Viện nghiên cứu khoa học Smithsonian danh giá ở Washington. Hàng dài những con người bình thường, phần lớn là trẻ em di chuyển qua một hang động của ông già Noel để cùng xem lại lịch sử, họ đã bị tiêm nhiễm không biết bao nhiêu điều dối trá: đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki đã cứu “hàng triệu mạng sống”; Iraq được “giải phòng nhờ những cuộc không kích chính xác chưa từng thấy”. Chủ đề buổi triển lãm quả thực cũng rất anh hùng: chỉ người Mỹ mới phải trả cái giá của tự do.
 
Chiến dịch bầu cử năm 2016 đáng chú ý không chỉ bởi sự trỗi dậy của Donald Trump và Bernie Sanders mà còn bởi sự kháng cự của một sự im lặng kéo dài về sự thần thánh tự ban chết người. Một phần ba thành viên của Liên Hợp Quốc đều từng trải qua vết giày của Washington, lật đổ chính phủ, thể chế dân chủ, áp đặt lệnh phong tỏa và tẩy chay. Hầu hết các tổng thống phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề trên đều theo chủ nghĩa tự do từ Truman, Kennedy, Johnson, Carter, Clinton đến Obama.
Sự dối trá ngoạn mục bị bóp méo trong tâm trí người Mỹ đến mức mà Harold Pinter quá cố từng viết rằng sự việc “chưa bao giờ xảy ra …Chưa có gì từng xảy ra. Thậm chí trong khi nó đang diễn ra, nó cũng không diễn ra. Chẳng quan trọng. Chẳng ai quan tâm. Chẳng quan trọng …”. Pinter thể hiện sự ngưỡng mộ giễu cợt đối với cái mà ông gọi là “một sự thao túng quyền lực toàn cầu rõ ràng dù vẫn luôn giả bộ mình là một lực lượng đấu tranh vì lẽ phải”
Ví dụ như Obama. Khi ông chuẩn bị rời chức, người ta lại bắt đầu xun xoe nịnh bợ. Ông được coi là người “thú vị”. Là một trong những tổng thống viện đến bạo lực nhiều nhất, Obama trao toàn quyền cho bộ máy gây chiến tranh Lầu Năm Góc của người tiền nhiệm tai tiếng. Ông là người đưa nhiều người tố giác – những người nói sự thật – ra truy tố nhất trong các tổng thống. Ông tuyên án Chelsea Manning có tội trước cả khi cô bị xét xử. Hiện nay, Obama điều hành một chiến dịch khủng bố và giết người toàn cầu chưa từng thấy bằng công cụ là máy bay không người lái.
Vào năm 2009, Obama nhận được giải Nobel Hòa bình cho lời hứa hẹn sẽ “loại bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới”. Thế nhưng, chưa một tổng thống nào xây dựng nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Obama. Ông đang “hiện đại hóa” pháo thủ ngày tận thế của Mỹ, trong đó có vũ khí hạt nhân “mini” kiểu mới. Theo một vị tướng cấp cao, vũ khí mới có kích thước và công nghệ thông minh, việc sử dụng nó chắc chắn sẽ sớm xảy ra.
James Bradley, tác giá bán chạy của “Lá cờ cha ông” và là con trai của một trong những lính thủy đánh bộ của Mỹ từng giương cao ngọn cờ trên Iwo Jima, nói: “Chúng ta đang thấy một câu chuyện hoang tưởng được diễn ra, khi mà Obama thể hiện mình là một người yêu hòa bình, cố gắng loại bỏ vũ khí hạt nhân. Thực tế, ông ta là kẻ gây chiến bằng vũ khí hạt nhân lớn nhất. Ông ta đang dẫn chúng ta đi vào con đường hủy diệt khi tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô la cho vũ khí hạt nhân. Thế mà, người dân vẫn sống trong ảo tưởng, bởi vì ông ta tổ chức ra những cuộc họp báo và phát biểu những lời mơ hồ, với vài bức ảnh quảng bá hình tượng mà trông có vẻ liên quan đến chính sách thực. Sự thực không phải vậy.”
Obama vẫn cảnh giác một cuộc chiến tranh lạnh lần hai đang sắp diễn ra. Tổng thống Nga là một kẻ xấu diễn kịch câm; Trung Quốc vẫn chưa trở lại thời bức tranh biếm họa tóc đuôi sam của họ – thời mà người Trung Quốc bị cấm ở Hoa Kỳ – thế nhưng, những người đấu tranh trên mặt truyền thông đang cố gắng thay đổi điều này.
Cả Hillary Clinton lẫn Bernie Sanders đều không đề cập đến vấn đề trên. Chẳng có hiểm họa hay nguy cơ nào đối với nước Mỹ và tất cả chúng ta. Đối với họ, nước Mỹ vẫn chưa phải thực hiện lần xây dựng lực lượng quân sự nào trên biên giới của Nga hùng tráng hơn thời Thế Chiến thứ 2. Thời đó, vào ngày 11 tháng 5, người Rumani đã trực tiếp chứng kiến một căn cứ “phòng thủ tên lửa” NATO nhắm những tên lửa hạt nhân Mỹ vào giữa lòng nước Nga, cường quốc hạt nhân thứ hai thế giới.
Ở châu Á, Lầu Năm Góc đang thực hiện việc cử tàu thuyền, máy bay và các lực lượng đặc biệt khác đến Phillippines để đe dọa Trung Quốc. Hoa Kỳ đã bao vây Trung Quốc với hàng trăm lực lượng quân sự theo hình vòng cung từ Úc, đến châu Á, qua Afghanistan. Obama gọi đây là “chính sách xoay trục”.
Hậu quả trực tiếp là, theo báo cáo, Trung Quốc đã thay đổi chính sách vũ khí hạt nhân của mình từ không sử dụng sang mức báo động cao, đồng thời lắp đặt vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm. Mức độ đang càng ngày càng gia tăng.
Chính Hillary Clinton, khi còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ vào năm 2010, đã kích động những tuyên bố tranh chấp lãnh thổ các bãi đá ở biển Đông thành vấn đề quốc tế; CNN và BBC cuồng loạn đưa tin theo; Trung Quốc đang xây đường băng trên các đảo đang tranh chấp. Trong khi, ở trận chiến lớn năm 2015, Chiến dịch Talisman Sabre, Mỹ đã thực hiện “bóp chặt” Eo biển Malacca, nơi vận chuyển phần lớn dầu mỏ và thương mại của Trung Quốc. Sự việc này không được đưa tin.
Clinton tuyên bố Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong vùng nước thuộc châu Á này. Philippines và Việt Nam nhận được sự ủng hộ và các khoản tài chính để giữ vững các tuyên bố và tình trạng thù địch của mình đối với Trung Quốc. Ở Mỹ, người dân bị gài bẫy và cho rằng bất cứ sự phòng thủ nào của Trung Quốc cũng là tấn công. Nhờ đó, người dân có cơ sở vững chắc để tin vào sự gia tăng quân sự chóng mặt của Trung Quốc.
Clinton, “ứng cử viên của phụ nữ”, thì để lại tàn tích những cuộc đảo chính đẫm máu: ở Honduras, ở Libya (them cả việc xử tử tổng thống Libya) và Ukraine. Ukraine giờ trở thành một công viên giải trí tràn ngập những kẻ phát xít với tiền tuyến là cuộc chiến đầy mời gọi với nước Nga. Chính qua biên giới Ukraine, quân đội Đức Quốc xã của Hitler đã chiếm được Liên Xô cũ, làm thiệt mạng 27 triệu người. Thảm họa này vẫn còn trong tâm trí nước Nga. Chiến dịch tổng thống của Clinton nhận được tiền ủng hộ từ chín trong mười công ty vũ khí lớn nhất thế giới. Không một ứng cử viên nào có thể so được với bà.
Sanders, niềm hy vọng của nhiều người trẻ của Mỹ, cũng không khác mấy so với Clinton trong cái nhìn đầy sở hữu của ông về thế giới. Ông ủng hộ vụ đánh bom Serbia bất hợp pháp của Bill Clinton. Ông ủng hộ chiến dịch khủng bố bằng máy bay không người lái của Obama, sự khiêu khích của nước Nga và sự trở lại của lực lượng đặc biệt (lực lượng tử thần) ở Iraq. Ông cũng không lên tiếng trước những đe dọa không ngừng đối với Trung Quốc hay trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân gia tăng. Sanders đồng ý rằng Edward Snowden nên bị đưa ra xét xử và gọi Hugo Chavez – người cũng như ông, là một người theo dân chủ xã hội – là “một kẻ độc tài cộng sản đã chết”. Ông cũng hứa sẽ ủng hộ bà Clinton nếu bà giành được đề cử tổng thống.
Cuộc bầu cử giữa Trump và Clinton là một ảo tưởng cũ rích về sự lựa chọn mà không phải lựa chọn: như hai mặt của một đồng xu. Bằng việc đổ lỗi cho các cộng đồng thiều số và hứa hẹn “biến nước Mỹ trở nên vĩ đại như ngày xưa”, Trump là một kẻ theo thuyết dân túy cánh hữu; thế nhưng, Clinton sẽ là mối nguy hại chí tử đến toàn thế giới.
Stephen Cogen, giáo sư danh dự của Lịch sử Nga tại Đại học Princeton và Đại học New York, một trong số ít chuyên gia về nước Nga tại Mỹ đã viết về nguy cơ chiến tranh như sau: “Donald Trump là người duy nhất nói ra những lời có ý nghĩa và trọng yếu về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ.”
Trong một buổi phát thanh radio, Cogen bàn về những câu hỏi trọng yếu mà chỉ duy nhất có Trump dấy lên. Trong đó có: tại sao Hoa Kỳ lại “có mặt khắp nơi trên địa cầu”? Nhiệm vụ thực sự của NATO là gì? Tại sao Hoa Kỳ luôn phải theo đuổi việc thay đổi thể chế ở Iraq, Syria, Libya, Ukraine? Tại sao Washington coi nước Nga và Vladimir Putin như kẻ thù?
Sự cuồng loạn trong những kênh truyền thông theo chủ nghĩa tự do đối với Trump thể hiện sự ảo tưởng về “một cuộc tranh luận tự do và cởi mở” và “dân chủ nơi làm việc”. Quan điểm của Trump về dân nhập cư và người Đạo Hồi quả thực là méo mó, nhưng người thực hiện việc trục xuất những nhóm người dễ tổn thương khỏi Hoa Kỳ không phải Trump mà là Obama. Phản bội những người dân da màu đã thành di sản của Obama: ví dụ như dân số nhà tù phần lớn là người da den, còn nhiều hơn cả trại giam tù chính trị của Stalin.
Chiến dịch tổng thống này có thể không xoay quanh chủ nghĩa dân túy mà là chủ nghĩa tự do của Mỹ, một tư tưởng mà tự nhìn nhận nó là hiện đại, do đó siêu việt và là đường đi duy nhất. Những người theo phe cánh hữu có sự tương đồng với những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc Thiên chúa giáo của thế kỉ 19, với một sứ mệnh chúa giao phó là phải hoặc cải đạo hoặc kết nạp hoặc xâm chiếm nước khác.
Ở nước Anh, người ta gọi là chủ nghĩa Blair. Tội phạm chiến tranh Thiên chúa giáo Tony Blair thoát tội bí mật chuẩn bị cho cuộc xâm lược Iraq phần lớn bởi vì tầng lớp chính trị và truyền thông theo chủ nghĩa tự do bị hấp dẫn bởi tính Anh quốc của ông. Trên tờ Guardian, Blair được ca tụng không ngớt, ông được gọi là con người “huyền bí”. Sự đánh lạc hướng được biết đến với cái tên “chính trị bản sắc” được du nhập từ Hoa Kỳ này hoàn toàn được ông ta tận dụng triệt để.
Lịch sử được tuyên bố là đã kết thúc, các giai cấp bị loại bỏ, phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ được thúc đẩy; có rất nhiều phụ nữ đã trở thành các Đại biểu Quốc hội của Đảng Lao động theo hệ phái mới. Họ làm theo sự chỉ đạo, bỏ phiếu cho việc cắt giảm trợ cấp cho những người nuôi con một mình, mà phần lớn là phụ nữ, ngay ngày đầu của phiên họp Quốc hội. Không chỉ vậy, đa số bỏ phiếu thuận cho cuộc xâm lược Iraq, khiến cho 700,000 phụ nữ Iraq trở thành góa phụ.
Ở Mỹ, tương tự cũng có những kẻ hiếu chiến với lời lẽ chuẩn chính trị chiếm lĩnh cuộc tranh luận chính trị trên các báo New York Times, Washington Post và truyền hình TV. Tôi từng xem một cuộc tranh luận nảy lửa về việc Trump từng ngoại tình trên CNN. Họ nói, một người đàn ông như thế thì không thể đáng tin cậy để vào Nhà Trắng. Họ không dấy lên được vấn đề nào khác. Chẳng ai nói gì về việc 80% dân Mỹ có thu nhập chỉ vào khoảng định mức của năm 1970s. Chẳng ai nói gì về xu hướng gây chiến hiện nay. Sự thông thái duy nhất người xem có được dường như chỉ là “bịt mũi lại” và bầu cho Clinton: ai cũng được trừ Trump. Và bằng cách đó, bạn có thể ngăn chặn một con quái vật nhưng đồng thời sẽ duy trì một hệ thống luôn thèm khát có thêm một cuộc chiến tranh nữa.
Hà Trang dịch
Theo CounterPunch

“Xoay trục” châu Á – Di sản của Obama

Di sản châu Á của tổng thống không hẳn là tệ hại nhất, nhưng nó cũng chẳng tốt đẹp nhất trong bối cảnh lịch sử hiện đại. - Bài đăng ngày 3 tháng 9 năm 2016 Dịp viếng thăm của Tổng thống Barack Obama đến Trung Quốc và Lào trong khuôn khổ chuyến công du châu Á cuối cùng của mình. Chính quyền sẽ mô tả điều này như một thắng lợi quan trọng, khẳng định rằng Obama là “Tổng thống hướng Thái Bình Dương”

Minh Tân

21/04/2023

Sơ lược lịch sử ra đời của Hiến pháp Mỹ

Chính quyền hợp bang được thiết lập dưới Điều lệ liên bang. Hội nghị Lập hiến của Mỹ được triệu tập trong bối cảnh 13 bang của nước Mỹ vừa trải qua chiến tranh giành độc lập với mẫu quốc là Vương quốc Anh, và chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế từ đống đổ nát. Từ lâu trước khi độc lập được tuyên bố, các bang (mà trước chiến tranh là những thuộc địa) đã là những thực thể hoạt

Vũ khí hạt nhân – quân bài chiến lược trong giữ vị trí số 1 thế giới từ sau thế chiến II đến nay

Tóm tắt và trích đoạn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Peter Kuznick và Oliver Stone Lưu ý: Các đoạn có chữ nghiêng là những trích đoạn trực tiếp từ sách. Những đoạn có chữ thường là phần tóm lược các sự kiện quan trọng mà sách cung cấp. Dù rằng những cơ chế hợp tác toàn cầu có thể tạo ra sự ràng buộc để một quốc gia không sử dụng vũ khí hạng năng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, lên

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (3): Truyền thông đại chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick Bài 1: https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Bài 2 https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-2-to-hop-cong-nghiep-quan-su/ Để đảm bảo cho chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng luôn ngự trị trong lòng người dân, và hợp lý hóa tất cả các cuộc chiến mà nước Mỹ thực hiện ở các quốc gia khác, cũng như duy trì vòng tiêu dùng bất tận phục vụ các tập đoàn, truyền thông đại chúng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hủy diệt

Nước Mỹ thế kỷ 21 – Kỳ 1: Bước ngoặt 11/9

Các sự kiện xoay quanh ngày 11/9/2001 và phản ứng của Hoa Kỳ đã làm thay đổi tiến trình lịch sử. Vào ngày hôm đó, những kẻ Hồi giáo cực đoan đã giáng một đòn mạnh vào Hoa Kỳ. Trong khi ngài tổng thống và các phụ tá cao cấp của mình còn đang ngủ mơ bên cạnh bảng điều khiển, thì những tên không tặc Al-Qaeda đã lái máy bay đâm vào những biểu tượng hàng đầu của quyền lực đế quốc Mỹ:  Trung