Home Ngẫm Năm Ất Mùi: Hãy cười vang cho một kỷ nguyên bất định

Năm Ất Mùi: Hãy cười vang cho một kỷ nguyên bất định

“Có những thứ quá nghiêm túc đến mức chúng ta phải phì cười vì chúng”
(Neil Bohr – Nhà vật lý lượng tử thế kỷ 20)

“Why so serious?”
(Joker – Tên sát nhân điên rồ trong “The dark knight)

Chúng ta đang ở trong một thế giới hoàn toàn bất định, và dù hàng nghìn năm nay các chính trị gia, các lãnh tụ tôn giáo, các nhà khoa học, triết học … có cố biến thế giới thành đối tượng có thể xác định một cách rõ ràng thì nó vẫn cứ bất định. Thậm chí, càng cố xác định nó, nó càng trở nên bất định hơn, và vì nó càng bất định thì chúng ta càng phải cố xác định nó một cách nghiêm túc (Biết bao thế kỷ chúng ta đã phải cố tỏ ra nghiêm túc để tự lừa mình rằng thế giới là xác định). Đã bao giờ bạn thấy mỏi mệt về vòng lặp điên rồ này của thế giới?

Chấp nhận thế giới là bất định, không có nghĩa là ngồi im một cách lười biếng hay cầu giải thoát một cách hèn nhát. Nhưng cũng thật là ngu xuẩn khi chúng ta cố gắng vạch rõ ra cái nào là sai, cái nào là đúng, cái nào là tốt, cái nào là xấu, cái nào mới thật sự có giá trị còn cái khác là vô giá trị… ở một thế kỷ mà sự chuyển dịch đang diễn ra nhanh chóng (Tệ hại hơn, trên thế giới này, người ta chửi rủa nhau, mạt sát nhau, giết hại nhau, thậm chí là hủy diệt nhau chỉ để cố xác định cái thế giới này theo cách họ muốn thấy) Bạn có thấy mệt mỏi với một thế giới nghiêm túc thái quá đến vậy không?

Đang có rất nhiều người cố gắng thay đổi thế giới theo cái thước đo đầy tính xác định của họ. Quyền lực của thước đo sẽ phán xét và trừng phạt bất cứ ai đó khác biệt. Quyền lực của thước đo sẽ biến thế giới của chúng ta, cuộc sống của chúng ta thành những cuộc chiến. Nếu bạn không bẻ gãy các thước đo này, chúng sẽ đập nát trái tim và trí não của bạn. Nhưng không thể lấy thước đo để bẻ gãy thước đo, không thể lấy thứ xác định để phá hủy một thứ xác định khác. Một cách đơn giản hơn: hãy cười, cười thật to, cười thật vang, cười rung động mọi tế bào… Đó là thông điệp của Book Hunter gửi đến các bạn trong năm Ất Mùi…

Nếu bạn bị người yêu bỏ, hãy cười! Nếu bạn thất nghiệp và cháy túi, hãy cười! Nếu bạn thấy mình cô đơn và lạc lõng, hãy cười! Nếu bạn thấy ai đó đã qua đời, hãy cười! Nếu bạn thấy nguy cơ cho một tương lai chính trị bất ổn, hãy cười! Nếu bạn thấy ngày mai có thể là tận thế thì càng phải cười, cười lớn hơn nữa! Làm mọi điều bạn phải làm trong niềm vui và sự hứng khởi, vì quá mải vui bạn sẽ không còn thời gian để phán xét và phá hoại thế giới nữa… Và chỉ khi vui cười, dù có điên rồ, bạn mới đang tận hưởng cảm giác được là chính mình.

Bạn có biết với một thế giới bất định, khi bạn quan sát một hiện tượng thì tức là bạn đã tác động vào thay đổi nó. Các nhà vật lý lượng tử đã làm một thí nghiệm dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước. Bạn có tin đó là nhiệt độ thực của cốc nước lúc đo? Một phần nhiệt đã được tiêu thụ để làm nóng và nở thủy ngân trong nhiệt kế. Chúng ta chỉ nhận thức được thế giới vĩ mô nhưng lại hoàn toàn mù mờ về thế giới lượng tử đang chi phối chúng ta. Thế nên hãy cười đi, bạn sẽ là một cốc nước nóng bỏng, làm nhiễu động mọi thước đo thay vì để thước đo nhiễu động chúng ta.

Đừng tin vào những lời hứa hẹn, đừng tin vào sự kích động, đừng tin vào những bài phân tích dài dằng dặc… hãy tin vào niềm vui bất tận. Nếu niềm tin là hành trang của kỷ nguyên tôn giáo, trí tuệ là hành trang của kỷ nguyên khai sáng, thì nụ cười và niềm vui là những hành trang tốt nhất cho chúng ta khi bước vào kỷ nguyên bất định.

Book Hunter

Con đường Viết của tôi (1): Viết cho mình hay viết cho người

Đọc thêm về chùm bài “Con đường Viết của tôi” tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/con-duong-viet-cua-toi/ Tôi bắt đầu viết những bài thơ đầu tiên hồi lớp 3. Hồi đó tôi thường hay đi loanh quanh tìm lá cây, đem về ép, rồi viết những câu thơ vịnh loài cây ấy. Lên lớp 6, tôi bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tiên, đó là một truyện khoa học viễn tưởng. Lúc đó, tôi nhìn lại những bài thơ viết hồi lớp 3, thấy ấu trĩ quá, nên vứt

Giáo viên hay Học sinh: Đâu là trọng tâm của giáo dục

Truyền thông về giáo dục chục năm gần đây tuyên truyền sự đổi mới giáo dục gắn với việc chuyển đổi vai trò của người giáo viên từ người truyền thụ tri thức trở thành người tổ chức việc lĩnh hội tri thức, từ mô hình giáo dục giáo viên là trung tâm sang mô hình giáo dục học sinh là trung tâm. Quá trình “đổi mới” được truyền thông như vậy tạo cho tôi liên tưởng tới việc chuyển kênh truyền hình. Mô hình

William Shakespeare – “Hoàng đế của vũ trụ vô biên”

Book Hunter: Tựa đề của bài báo này được lấy ý từ câu thoại trong vở kịch "Hamlet: "Ta có thể ẩn mình trong vỏ hạt dẻ, nhưng cũng là Hoàng đế của vũ trụ vô biên". Cũng với ý này, Stephen Hawking đã đặt tựa đề cho cuốn sách đầu tiên của mình viết về vật lý lý thuyết để lý giải mọi điều xảy ra trong vũ trụ: "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ". Qua câu thoại trên, ta có thể nhận thấy

Đọc “Siddhartha” của Herman Hesse để nghĩ về chặng đường truy tìm chân lý

Siddhartha gặp Đức Cồ Đàm và được nghe về Tứ diệu đế và Bát chính đạo, nhưng chàng không dừng ở đó, chàng không gia nhập giáo đoàn của Đức Cồ Đàm như người bạn thân từ thủa thiếu thời Giovinda của chàng. Vẫn còn điều gì đó thôi thúc bên trong chàng: đi theo Đức Cồ Đàm để diệt khổ sẽ không mang lại bình yên trong tâm trí của chàng. Đức Cồ Đàm lý luận rất hay, rất chuẩn nhưng Siddhartha chẳng để
le-nam

Lê Nam

15/09/2017

Tường thuật scandal đạo văn và lừa đảo cộng đồng của dự án tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”

Trong hơn một tháng nay, cộng đồng yêu thích văn chương và lịch sử tại Việt Nam đang dậy sóng bởi những luồng ý kiến trái chiều xung quanh nghi án đạo văn của tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử Thành Kỳ Ý. Thành Kỳ Ý là tác phẩm gây quỹ cộng đồng (crowdfunding) từ Comicola với số tiền lên đến 212.330.200 đồng.  Nhưng sau khi sách được xuất bản bởi NXB Văn học kết hợp với Nhà sách Đông A, nhiều

Book Hunter

21/02/2016