Home Ngẫm Năm Ất Mùi: Hãy cười vang cho một kỷ nguyên bất định

Năm Ất Mùi: Hãy cười vang cho một kỷ nguyên bất định

“Có những thứ quá nghiêm túc đến mức chúng ta phải phì cười vì chúng”
(Neil Bohr – Nhà vật lý lượng tử thế kỷ 20)

“Why so serious?”
(Joker – Tên sát nhân điên rồ trong “The dark knight)

Chúng ta đang ở trong một thế giới hoàn toàn bất định, và dù hàng nghìn năm nay các chính trị gia, các lãnh tụ tôn giáo, các nhà khoa học, triết học … có cố biến thế giới thành đối tượng có thể xác định một cách rõ ràng thì nó vẫn cứ bất định. Thậm chí, càng cố xác định nó, nó càng trở nên bất định hơn, và vì nó càng bất định thì chúng ta càng phải cố xác định nó một cách nghiêm túc (Biết bao thế kỷ chúng ta đã phải cố tỏ ra nghiêm túc để tự lừa mình rằng thế giới là xác định). Đã bao giờ bạn thấy mỏi mệt về vòng lặp điên rồ này của thế giới?

Chấp nhận thế giới là bất định, không có nghĩa là ngồi im một cách lười biếng hay cầu giải thoát một cách hèn nhát. Nhưng cũng thật là ngu xuẩn khi chúng ta cố gắng vạch rõ ra cái nào là sai, cái nào là đúng, cái nào là tốt, cái nào là xấu, cái nào mới thật sự có giá trị còn cái khác là vô giá trị… ở một thế kỷ mà sự chuyển dịch đang diễn ra nhanh chóng (Tệ hại hơn, trên thế giới này, người ta chửi rủa nhau, mạt sát nhau, giết hại nhau, thậm chí là hủy diệt nhau chỉ để cố xác định cái thế giới này theo cách họ muốn thấy) Bạn có thấy mệt mỏi với một thế giới nghiêm túc thái quá đến vậy không?

Đang có rất nhiều người cố gắng thay đổi thế giới theo cái thước đo đầy tính xác định của họ. Quyền lực của thước đo sẽ phán xét và trừng phạt bất cứ ai đó khác biệt. Quyền lực của thước đo sẽ biến thế giới của chúng ta, cuộc sống của chúng ta thành những cuộc chiến. Nếu bạn không bẻ gãy các thước đo này, chúng sẽ đập nát trái tim và trí não của bạn. Nhưng không thể lấy thước đo để bẻ gãy thước đo, không thể lấy thứ xác định để phá hủy một thứ xác định khác. Một cách đơn giản hơn: hãy cười, cười thật to, cười thật vang, cười rung động mọi tế bào… Đó là thông điệp của Book Hunter gửi đến các bạn trong năm Ất Mùi…

Nếu bạn bị người yêu bỏ, hãy cười! Nếu bạn thất nghiệp và cháy túi, hãy cười! Nếu bạn thấy mình cô đơn và lạc lõng, hãy cười! Nếu bạn thấy ai đó đã qua đời, hãy cười! Nếu bạn thấy nguy cơ cho một tương lai chính trị bất ổn, hãy cười! Nếu bạn thấy ngày mai có thể là tận thế thì càng phải cười, cười lớn hơn nữa! Làm mọi điều bạn phải làm trong niềm vui và sự hứng khởi, vì quá mải vui bạn sẽ không còn thời gian để phán xét và phá hoại thế giới nữa… Và chỉ khi vui cười, dù có điên rồ, bạn mới đang tận hưởng cảm giác được là chính mình.

Bạn có biết với một thế giới bất định, khi bạn quan sát một hiện tượng thì tức là bạn đã tác động vào thay đổi nó. Các nhà vật lý lượng tử đã làm một thí nghiệm dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước. Bạn có tin đó là nhiệt độ thực của cốc nước lúc đo? Một phần nhiệt đã được tiêu thụ để làm nóng và nở thủy ngân trong nhiệt kế. Chúng ta chỉ nhận thức được thế giới vĩ mô nhưng lại hoàn toàn mù mờ về thế giới lượng tử đang chi phối chúng ta. Thế nên hãy cười đi, bạn sẽ là một cốc nước nóng bỏng, làm nhiễu động mọi thước đo thay vì để thước đo nhiễu động chúng ta.

Đừng tin vào những lời hứa hẹn, đừng tin vào sự kích động, đừng tin vào những bài phân tích dài dằng dặc… hãy tin vào niềm vui bất tận. Nếu niềm tin là hành trang của kỷ nguyên tôn giáo, trí tuệ là hành trang của kỷ nguyên khai sáng, thì nụ cười và niềm vui là những hành trang tốt nhất cho chúng ta khi bước vào kỷ nguyên bất định.

Book Hunter

Giới thiệu “Kẻ phản Kito” của Friedrich Nietzsche

"Kẻ phản Kito" là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nhà triết học Friedrich Nietzsche cùng với "Zarathustra đã nói như thế" và "Ecco Homo". Mặc dù xuất thân Kito giáo nhưng ông lại đặc biệt thích thú với các minh triết và văn hóa của Hy Lạp cổ đại. Nhiều người cho rằng "Kẻ phản Kito" là một diễn ngôn đạp đổ mọi niềm tin Kito giáo. Qủa nhiên Friedrich Nietzsche đã dành tất cả sự khinh miệt của mình với thứ

Con đường Viết của tôi (6): Diễn đạt loằng ngoằng và sự suy thoái của tư duy

Các bạn click vào để đọc thêm:  “Con đường viết của tôi”  Walt Whitman nói: “Nghệ thuật của nghệ thuật, niềm vinh quang của sự biểu hiện, ánh thái dương của vẻ đẹp ngôn từ, chính là sự mộc mạc”. Thơ Walt Whitman quả thực là một điển hình cho tiếng lòng được cất lên như nó vốn là. Tôi thích thơ ông chính ở điểm ấy. Nhưng tôi cũng rất thích các tác giả có lối diễn đạt kỳ lạ hoặc những ngôn từ

Cái chết của cộng đồng và sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân

Khi bị đẩy vào một môi trường mới thì trước tiên con người sẽ dò xét hiểm nguy xung quanh. Từ đó, họ có sự chú ý cao độ vào tiểu tiết, ý thức về hiện tượng đang xảy ra quanh mình và nhận thức về những ảnh hưởng đối với bản thân. Tuy nhiên, nếu sinh ra rồi lớn lên trong một thế giới riêng, tính chất của môi trường và những ảnh hưởng của nó sẽ không nhìn thấy được, vì nó luôn

Khủng khoảng năng lượng – Ivan Illich

Tác giả: Ivan IllichChương 1 cuốn “Năng lượng và Công bằng”, được Le Monde xuất bản lần thứ nhất vào đầu năm 1973.---             Hiện ngày càng có nhiều người chạy theo mốt cho rằng đang có một cuộc khủng hoảng năng lượng. Cụm từ hoa mỹ này che giấu một sự mâu thuẫn và tấn phong một ảo tưởng. Sự mâu thuẫn mà nó che giấu nằm trong việc muốn theo đuổi cả sự bình đẳng và việc phát triển công nghiệp cùng một

Nguồn gốc của Đạo giáo và sự ảnh hưởng tới Việt Nam

Book Hunter: Đây là tập hợp chùm bài khảo lược Đạo giáo đã dược đăng trên website Siêu Tâm Thức, phụ trang về tôn giáo của Book Hunter. Chùm bài gồm 3 chương, được đăng thành 3 phần tại bài viết này, mỗi phần lại có chú thích riêng. Chương 4 của chùm bài chưa được hoàn thành nên chúng tôi sẽ bổ sung phần 4 sau. Đạo giáo là một tôn giáo lớn xuất phát từ Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam