Home Đọc Tháng 5 và lưu ý trong dưỡng sinh theo Ayurveda

Tháng 5 và lưu ý trong dưỡng sinh theo Ayurveda

Khí hậu tháng 5

Rối loạn ảnh hưởng theo mùa, đặc trưng cho những ngày âm u của mùa đông – xuân đã chấm dứt. Thay vào đó, là những ngày hè dài hơn, tươi sáng hơn và vui vẻ hơn. Nhưng cùng với ngày dài, đêm ngắn hơn thì thời gian ngủ cũng ít hơn.

Mặc dù tháng 5 nhìn chung là một tháng dễ chịu, nhưng cơ thể bạn vẫn đang phải vật lộn để thích nghi được với nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.

  • Theo quan điểm Ayurveda, khí hậu tháng 5 là tháng chuyển giao giữa 2 mùa Xuân – Hạ. Giai đoạn Vasant Ritu (mùa xuân) từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5, mang lại đặc trưng nóng ẩm cho nửa đầu tháng 5. Giai đoạn Grishma Ritu (mùa hè) từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, khiến khí hậu dần chuyển sang nóng khô cho nửa cuối tháng 5. Nhìn chung, khí hậu của tháng 5 thường liên quan mật thiết đến sự gia tăng của Pitta dosha do nhiệt độ cao và tính chất nóng của mùa hè.  Mùa này có thể gây ra một số thách thức về sức khỏe do sự mất cân bằng của Pitta.
  • Theo quan điểm 24 Tiết khí, tiết khí Lập Hạ bắt đầu khoảng ngày 5 (hoặc 6) tháng 5 dương lịch và kết thúc vào khoảng 21 (hoặc 22) tháng 5, vào lúc này nhiệt độ bắt đầu tăng cao, lượng mưa cũng sẽ dần tăng lên. Tiết Lập hạ có tổng cộng 15 ngày, được chia thành 3 khoảng thời gian dễ nhận biết và có thể giải thích bằng hiện tượng thiên nhiên với những hình ảnh tượng trưng như tiếng kêu của chẫu chuộc, giun bò ra khỏi đất, dưa núi sinh trưởng v.v.
  • Đứng từ góc độ địa lý, tháng 5 có gió Đông nam hay còn gọi là khối không khí đại dương hoặc là gió Tín phong (gió Mậu dịch) hoạt động rất mạnh mẽ, chúng mang theo hơi nước và có thể gây mưa khi tích tụ với mật độ dày đặc. Theo đó, thời tiết đặc trưng ở thời điểm này là nóng, độ ẩm không khí tương đối cao dẫn đến nhiều thay đổi trong môi trường sống.

Tâm lý tháng 5

Trong Ayurveda, mùa Grishma, hay mùa hè, được liên kết chặt chẽ với Pitta dosha, mà ở đó nguyên tố lửa và nước đóng vai trò chủ đạo. Sự gia tăng của Pitta trong môi trường tự nhiên do nhiệt độ cao và thời tiết nóng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc và tâm lý của con người. Dưới đây là một số cảm xúc và trạng thái tâm lý phổ biến mà bạn có thể trải qua trong mùa Grishma theo quan điểm Ayurveda:

  • Cáu kỉnh và tức giận: Sự gia tăng của Pitta có thể làm cho mọi người dễ bị kích động, cáu kỉnh và tức giận hơn bình thường. Những cảm xúc nóng như tức giận có thể dễ dàng bùng phát do sự thúc đẩy của nguyên tố lửa trong Pitta.
  • Sự mất kiên nhẫn: bạn có thể cảm thấy mất kiên nhẫn hơn, nhất là trong các tình huống căng thẳng hoặc khi phải đối mặt với sự chậm trễ.
  • Bồn chồn: Sự bất ổn của Pitta cũng có thể gây ra cảm giác bồn chồn hoặc nhấp nhổm, hoặc thậm chí bất ăn vô cớ, đặc biệt là trong những điều kiện sống hoặc môi trường làm việc nóng bức.

Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh có thể làm tăng Pitta trong cơ thể, dẫn đến sự bất cân bằng về tâm lý và thể chất, như cảm giác cáu kỉnh, tức giận, hoặc mất kiểm soát. Vào những ngày nắng nóng, hoặc đối với những người có thể tạng bị mất cân bằng, cơ thể bạn có thể bị quá nóng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 và cảm thấy bực bội, hung hăng. Cơn sốt mùa xuân có thể thúc đẩy những người tạng Pitta trở nên cuồng nhiệt và người tạng Vata trở nhiệt tình thái quá. Trong khi đó, những người tạng Kapha có thể cảm thấy choáng ngợp về mặt tâm lý vào những ngày nắng nóng dẫn đến mất cân bằng xung huyết. Nhìn chung, sự kiên nhẫn sẽ đều giảm đi trong những ngày nắng nóng với tất cả các đối tượng thể tạng khác nhau.

Tháng 5 trong cơ thể của bạn

Theo quan điểm Ayurveda (Y học cổ truyền Ấn Độ)

Lúc này, cái nóng của mùa hè đã đốt cháy hầu hết chất béo mùa đông của bạn. Máu của bạn loãng hơn và gần như đã sẵn sàng cho mùa hè. Vào những ngày đầu của tháng 5, bạn có thể nhận thấy mặt mình đỏ bừng và cảm thấy nóng bức khó chịu. Những ngày khó chịu này sẽ tiếp tục kéo dài tới tận Hạ chí (21/6), gây ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn của bạn.

Hãy lên kế hoạch hợp lý cho các hoạt động ngoài trời của bạn nếu cần thiết và hãy thực hiện ở nơi mát mẻ trong bóng râm. Tháng 5 đặc trưng của Pitta Kapha (nóng ẩm) và là tháng cuối cùng để thanh lọc cơ thể nếu bạn thấy cần thiết. Bởi sang tháng 6 cơ thể bạn sẽ quá nóng và nhẹ để thực hiện thanh lọc đào thải.

Với sức nóng, nhịp tim của bạn tăng lên, tất cả các lỗ chân lông của bạn mở ra để giải phóng nhiệt. Nhờ đó, làn da của bạn trông rạng rỡ và hồng hào khi nhiệt độ tăng lên. Do các hoạt động thể chất, nắng nóng và kết cấu máu loãng tự nhiên vào thời điểm này trong năm sẽ khiến lưu lượng máu cung cấp cho khu vực ngoại biên và tứ chi tăng lên. Tình trạng này gây giảm lượng máu trữ ở gan và có thể khiến gan của bạn bị khô và nóng. Nếu mắt bạn bị mờ vào một ngày nắng nóng, hoặc nếu bạn cảm thấy cáu kỉnh, tức giận hoặc quá khăng khăng làm điều gì đó, đó là những dấu hiệu bạn cần chú ý tới lá gan của mình.

Tháng 5 được đặc trưng bởi cái nóng giao mùa làm tăng tiết mồ hôi và mất điện giải. Trong khi những người Kapha bị phù nề, tích nước vào những ngày nóng ẩm, thì những người Vata có thể bị mất nước. Nếu cơ bắp của bạn yếu đi, nếu bạn cảm thấy đầu óc mơ hồ hoặc miệng khô hơn bình thường, thì đã đến lúc bạn nên tăng lượng nước uống để bổ sung lượng dự trữ cho cơ thể. Sau một mùa đông lạnh giá và ít vận động, hầu hết mọi người đã quen với việc uống ít nước đi. Hãy dành chút thời gian để thay thế những thói quen uống nước mùa đông đó bằng những thói quen mùa hè. Lượng nước nạp vào sẽ khác nhau tùy theo thể tạng và mức độ nóng ở nơi bạn sống, do vậy hãy uống theo nhu cầu của cơ thể.

Nhưng hãy lưu ý, bản thân nước không phải chất điện giải. Bạn có thể tự pha hỗn hợp nước điện giải theo công thức đơn giản sau: 1 lít nước lọc pha với 1 thìa café muối, 8 thìa café đường, uống ngậm trong miệng và nuốt xuống từ từ, để đảm bảo rằng hỗn hợp điện giải được ngấm vào các tế bào. Nếu bạn bị biếng ăn, có thể thêm vào hỗn hợp điện giải này chút nước cốt chanh để kích thích tiêu hóa.

Theo quan điểm Trung y (Y học cổ truyền Trung Quốc)

Nhiệt độ mùa hè tăng cao sẽ gây tổn hại tới tim, gián tiếp ảnh hưởng đến huyết áp. Đối với những người thường xuyên đi ra đi vào phòng có điều hòa, chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng quá lớn dễ gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch. Trong ngũ hành, “tâm” thuộc hỏa và mùa hè cũng thuộc hỏa, bởi vậy khí hỏa nóng bức của mùa hè thông lên trái tim. Nếu khí hóa quá vượng dễ làm tinh thần phiền muộn, gây các triệu chứng như khát nước, tức ngực, tim đập nhanh, mất ngủ. Đây là lý do tại sao phải chú trong dưỡng tâm vào mùa hè.

Lối sống tháng 5 theo Ayurveda & Trung y

Trong những chuyến đi chơi  ngoài trời, hãy chọn khung giờ sáng sớm khi nắng còn dịu để hấp thụ thêm ánh sáng mặt trời, bổ sung lượng vitamin D mà cơ thể bạn có thể bị thiếu sau một mùa đông dài. Cơ thể cần vận động đủ để đổ mồ hôi nhẹ hàng ngày, qua đó giúp làm sạch hệ thống bạch huyết của bạn, giúp làn da của bạn trông sáng và tươi tắn. Nếu bạn có xu hướng bị tăng thân nhiệt, đi dạo bộ vào buổi tối là một lựa chọn thay thế mát mẻ và sảng khoái hơn so với vào ban ngày.

Việc đi ngủ sớm có vẻ ngày càng khó khăn hơn khi ngày dài ra. Thay vào đó, bầu không khí vui vẻ khiến bạn muốn thức khuya và nói chuyện với bạn bè. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang ngủ đủ giấc. Bạn có thể cân đối thời gian ngủ bằng cách bổ sung thêm 1 giấc ngủ trưa ngắn để cơ thể và tâm trí có thêm cơ hội được nghỉ ngơi trong những ngày nắng nóng. Để có một giấc nghỉ trưa ngắn hiệu quả, bạn có thể dùng file dẫn thiền thư giãn sau đây:

Hãy rửa mũi với nước muối sinh lý hàng ngày để giữ cho các xoang mũi của bạn thông thoáng và tránh dị ứng. Thêm vào đó, mỗi ngày hãy massage nhẹ nhàng, và vỗ bề mặt da khắp cơ thể để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và giữ cho dịch bạch huyết được lưu thông. Tập luyện nhẹ nhàng các động tác duỗi giãn vào buổi sáng để gia tăng tiêu hóa và chất ẩm dư thừa đang tích tụ dưới lớp da của bạn. Thậm chí, đơn giản chỉ cần ngồi trên ghế và nhẹ nhàng xoay theo từng hướng. Thở ra khi bạn vặn người về phía sau ghế. Sau khi di chuyển linh hoạt bốn lần theo mỗi hướng, hãy nắm lấy lưng ghế nếu bạn có thể với tới.

“Hoàng đế nội kinh – Tứ khí điều thần đại luận” nói rằng, mùa hạ thiên địa giao hòa, là thời kỳ thịnh vượng, cây cỏ ra hoa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Cơ thể con người chúng ta cũng cần hợp với khí của trời đất, mùa hạ “dưỡng trưởng” (bồi dưỡng sự tăng trưởng) thì tinh khí trong cơ thể con người mới có thể sinh sôi, nảy nở trọn vẹn.

Phương pháp cụ thể của “Dưỡng trưởng” là ngủ muộn và dậy sớm để phù hợp với dương khí hưng thịnh của trời đất và sự biến hóa ngày dài đêm ngắn (trời sáng sớm hơn và tối muộn hơn). Mùa hè thuộc Hỏa, Hỏa khí thông với Tâm (tim), vì vậy mùa hè tương thông với Tâm khí, dưỡng Tâm là hiệu quả nhất. Vào mùa hè, không khí dần dần nóng lên, có lợi cho tâm tạng, sự tuần hoàn của khí huyết. Chúng ta cần bảo trì tâm thái bình tĩnh, thanh thản, lạc quan vui vẻ, thoải mái cởi mở để khí trong toàn thân được lưu thông thông suốt, tránh tức giận, bực bội, nóng giận hay vui mừng quá độ, nếu không sẽ làm tổn thương tim.

Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa, không nên ngồi trước cửa nhà, vì cửa ra vào là vị trí đón gió. Đặc biệt từ tiết khí Lập Hạ có gió Tín Phong mạnh và gió Đông Nam. Ngồi trước cửa nhà rất dễ bị bệnh, nhất là với những người có khả năng miễn dịch kém như người già và trẻ nhỏ.

Chế độ ăn tháng 5 theo Ayurveda

Mùa của những món salad xanh tươi đã đến! Vào những ngày nóng và ẩm, những người tạng Pitta Kapha nên thưởng thức các loại rau xanh và những chồi măng tây để làm sáng và loại bỏ những chất phù nề tích tụ cuối cùng của mùa xuân khỏi cơ thể. Vị đắng và se chát rất hữu ích trong mùa ẩm cuối xuân và đầu mùa hè vì cả hai đều làm giảm bớt tình trạng tích nước của Pitta và Kapha.

Thật tự nhiên, đây là thời điểm trong năm mà rau xanh chuyển sang vị đắng nhiều hơn – chính là thứ mà cơ thể bạn cần nhất để giữ cân bằng.

Do đặc điểm sinh trưởng, thực phẩm hoang dã thường mạnh hơn, bổ dưỡng hơn và bồi dưỡng sinh khí cho cơ thể bạn tốt hơn. Đậu Hà Lan, củ cải đường và cà rốt tô điểm thêm màu sắc rực rỡ và cân bằng lại vị đắng và se chát cho món salad và món xào, nhưng vẫn có sự nhẹ nhàng cần thiết cho tháng 5.

Tháng 5 vẫn là một tháng tốt cho các loại thảo mộc thơm và có tinh dầu, nhưng hãy ưu tiên những loại có tính mát như hạt thì là, bạc hà, rau mùi. Trong Ayurveda, “hạt thì là” (còn gọi là hạt cumin) là một loại gia vị có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và cân bằng nội môi cơ thể. Thì là được coi là một chất kích thích tiêu hóa mạnh mẽ, giúp kích thích sự tiết ra của các enzyme tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng. Ngoài ra, hạt thì là còn có tính chống viêm, giúp giảm đau và viêm trong cơ thể, đặc biệt hữu ích trong điều trị các tình trạng viêm khớp và đau cơ.

Bạc hà được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và chứng ợ nóng. Nó giúp thư giãn các cơ trơn trong dạ dày và đường ruột, từ đó giảm co thắt và làm dịu hệ tiêu hóa.

Theo Ayurveda, cả hạt thì là và bạc hà đều hữu ích trong việc cân bằng Vata và Kapha dosha trong cơ thể, giúp giảm tích tụ đờm và làm dịu các vấn đề do Kapha gây ra như cảm lạnh và tăng cân, đồng thời làm dịu các rối loạn liên quan đến Vata như lo lắng và mất ngủ. Tuy nhiên, hai loại thảo dược này cũng có thể làm tăng dosha Pitta (lửa), vì vậy những người có dosha Pitta cao nên sử dụng một cách cẩn thận.

Từ giữa tháng 5, hãy bắt đầu tăng vị ngọt tự nhiên trong chế độ ăn, điều này sẽ giúp tăng cường năng lượng và bổ sung chất điện giải bị mất do đổ mồ hôi. Các loại quả mọng nói chung là một phương thuốc tuyệt vời cho chứng nóng gan vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng cho gan và giảm xu hướng tăng động. Đường trong trái cây làm tăng kapha ở gan, làm mát và dịu nó. Hãy để ý xem sau khi ăn những loại trái cây này, mắt bạn sẽ cảm thấy dịu và sảng khoái, và tính khí của bạn sẽ điềm đạm trở lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi tiêu thụ quả vải và mận, tuy cũng là quả mọng nhưng hai loại quả này tính nóng, ăn nhiều gây tích nhiệt trong cơ thể dẫn tới tăng dosha Pitta và gây ảnh hưởng xấu khi bước vào giai đoạn nóng khô của tháng 7,8,9.

Ngoài ra, trong các loại đậu, đậu đỏ rất thích hợp để bồi bổ vào mùa hè. Ngoài ra còn có táo đỏ, kỷ tử… cũng tốt cho việc tăng cường thể lực và bảo vệ huyết quản tâm tạng. Tuy nhiên những người đang bị vấn đề sưng, viêm, nhiễm trùng thì tạm thời không nên ăn. Ý dĩ thì có thể làm trắng da, khử ẩm và lợi tiểu, thích hợp để cho vào nấu cùng chè hoặc cháo.

Các loại rau ăn củ thường ít dinh dưỡng hơn vào thời điểm này trong năm, vì thực vật đang dồn nhiều năng lượng và sức sống nhất vào các bộ phận thân trên của chúng, bao gồm cả hoa, quả và lá.

Một lưu ý chung trong nấu nướng vào tháng 5 đó là nên ăn uống thanh đạm để bảo vệ sức khỏe. Vì sau khi bước sang Lập Hạ, dương khí tăng mạnh, nhiệt độ nóng dần lên, những thực phẩm nhiều giàu mỡ sẽ khiến cơ thể dễ bốc hỏa, dư thừa pitta,  ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần.

Tóm lại, khí hậu tháng 5 đòi hỏi việc chú ý đặc biệt đến việc cân bằng Pitta để đảm bảo sức khỏe và cảm xúc cùng tinh thần được bình hòa trong mùa hè. Bằng cách nhận thức và điều chỉnh lối sống phù hợp ngay từ khi bắt đầu mùa Pitta, bạn có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của thời tiết nắng nóng và ẩm, cũng như duy trì sự cân bằng và hòa hợp cho cả thể chất và tinh thần.

Sophia Ngô.

Nguồn tham khảo

Trẻ em phải đối mặt với những hạn chế của pháp luật

Trẻ em sinh ra đã bất lực và hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Do đó, luật pháp dóng vai trò rất cần thiết trong việc bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em và cho phép trẻ em có tiếng nói trong các quyết định liên quan. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Đi tìm sự cân bằng giữa bảo vệ và độc lập Con người không giống như những loài khác Trẻ
Xem

“Sound of noise” – Sự cách tân của nghệ sĩ

Sự khác biệt Khi lần đầu tiên tôi viết văn, tôi viết những thứ mình thích, chuyển vào trong đấy mọi ngưỡng vọng và ước mơ, mọi hình dung của tôi về những con người lý tưởng, nhưng khi nó được xuất bản nhiều người nói rằng nó chẳng có gì là mới mẻ cả, chẳng có gì là hiện đại cả… Rất buồn, tôi đi tìm sự cách tân… Nhưng mọi sự cách tân của tôi đều na ná giống ai đó. Và tự

Luận giải Đạo Đức Kinh (2): Thuận theo Đạo là không thiên lệch

>> Đọc đầy đủ chùm bài: Luận giải Đạo Đức Kinh Archives - Book Hunter Bất thượng hiền, sử dân bất tranh; Bất quý nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo; Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.Thị dĩ Thánh nhân chi trị: Hư kì tâm, Thật kì phúc, Nhược kì chí, cường kì cốt. Thường sử dân vô tri vô dục. Sử phu trí giả bất cảm vi dã. Vi vô vi, tắc vô bất trị. Đạo xung, nhi dụng

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023

Phở trong tùy bút của Thạch Lam

Tùy bút "Qùa Hà Nội": .. Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet sđen, và tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon -cả Hà Nội không đâu làm nhiều -, thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở

Book Hunter

13/06/2015