Home Hiểu Hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta – Giao lưu với Peter Kuznick và Tom Wilber

Hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta – Giao lưu với Peter Kuznick và Tom Wilber

Vào ngày 13/1/2024, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của hai người bạn viễn phương đến từ Hoa Kỳ của Book Hunter, nhà sử học, đồng tác giả “Nước Mỹ chuyện chưa kể” Peter Kuznick và nhà nghiên cứu, đồng tác giả “Tù binh bất đồng chính kiến” Tom Wilber, chúng tôi đã mời hai ông đến Trung tâm Book Hunter làm diễn giả cho một cuộc chia sẻ về chủ đề Viễn cảnh hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, nỗi lo sợ về những nguy cơ chiến tranh lại một lần nữa trở nên rõ rệt và gần gũi. Chúng ta, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, không thể không cảm nhận được sự căng thẳng đang dần dâng cao trên chính trường quốc tế. Các cuộc xung đột vùng lãnh thổ, tranh chấp biển đảo, cùng với sự đối đầu giữa các cường quốc, đang đe dọa tạo ra một tình trạng bất ổn, mà hậu quả của nó có thể ảnh hưởng tới từng cá nhân, từng gia đình.

Tiếp cận từ góc độ lịch sử, từ góc nhìn của sử gia Peter Kuznick và Tom Wilber, ta có thể thấy rằng viễn cảnh hòa bình hay chiến tranh lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là quyết định của những chính trị gia. Và mỗi chúng ta có thể là nhân tố tác động tới viễn cảnh ấy.

Video buổi giao lưu cùng sử gia Peter Kuznick và tác giả Tom Wilber đã được đăng tải trên Youtube của Book Hunter:

 

Xin mời các bạn đọc bản gỡ băng sự kiện với hai tác giả

 

Book Hunter: Thật tuyệt khi Peter Kuznick và Tom Wilber có mặt ở đây ngày hôm nay. Trước hết, tôi nghĩ Tom có thể nói một chút về bản thân mình với khán giả ngày hôm nay được không ạ?

Tom Wilber: Xin chào tất cả mọi người, tôi là Tom Wilber. Tôi ở đây hôm nay là vì Book Hunter đã thực hiện bản dịch tiếng Việt của cuốn sách mà tôi là đồng tác giả ở Mỹ năm 2021.

Tôi hiện là một nhà nghiên cứu độc lập. Tôi không phải là một nhà học giả. Tôi có một vài bằng thạc sĩ, nhưng thực sự chúng đều không mang tính học thuật. Và kinh nghiệm cuộc đời tôi là sự nghiệp sĩ quan hải quân, là giám đốc điều hành của công ty Fortune 500 ở Mỹ, cũng như là một nhà tư vấn quản lý.

Nhưng để nói về sự quan tâm của tôi với Việt Nam thì cần quay trở lại thời tôi còn là một cậu thiếu niên. Bố tôi là một phi công từng bị bắt trong hệ thống nhà tù tại Hà Nội từ năm 1968 đến 1973. Vì thế mà tôi luôn có một sự quan tâm và hứng thú đối với Việt Nam, gần như đã được truyền cảm hứng từ, bạn có thể thấy hơi khó tin, điều mà cha tôi gọi là tình yêu của ông ấy dành cho Việt Nam, ngay cả khi ông ấy đang là tù binh. Đó là một trải nghiệm không mấy bình thường, nhưng đó chính là tôi.

> Tìm hiểu thêm về cuốn sách Tù binh bất đồng chính kiến – Tom Wilber và Jerry Lembcke.

 

Book Hunter: Cảm ơn Tom. Thế còn Peter thì sao?

Peter Kuznick: Xin chào tất cả mọi người. Tên tôi là Peter Kuznick. Tôi là một giáo sư sử học và là giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân tại Trường Đại học Hoa Kỳ ở Washington, D.C.

Mối liên kết của tôi với Việt Nam khởi nguồn từ thời trung học. Tôi đã rất tích cực trong phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào dân quyền ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhưng sau đó, trong lúc học trung học phổ thông, tôi bắt đầu nghe tin về cuộc xâm lược Việt Nam của Mỹ.

Và khi lên đại học, vào học kì đầu tiên, tôi đã thành lập một nhóm phản chiến trong trường. Tôi đã dành rất nhiều tâm trí cho phong trào phản chiến. Sau đó, tôi học lên cao học. Trước đó, tôi đã dành một vài năm đi phượt vòng quanh Mỹ và Châu Âu trên các chuyến xe đi nhờ. Sau đó tôi quay trở lại trường để học cao học, tiếp tục ra ngoài rồi quay lại giảng đường. Sau đó tôi viết luận văn tốt nghiệp. Tôi đã may mắn được nhận công việc giảng dạy ở Đại học Hoa Kỳ (American University). Cuốn sách đầu tay của tôi là về các nhà khoa học, sự chính trị hoá và cực đoan hoá của các nhà khoa học Mỹ trong những năm 1930.

Điều này đã đưa tôi đến với công cuộc nghiên cứu về bom nguyên tử. Năm 1995, một trong những sinh viên tôi yêu quý, ông cô bé đã bị giết ở Hiroshima còn mẹ và bà cô bé thì sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, với kỷ niệm lần thứ 50 vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki, tôi đã quyết định phải làm điều gì đó thật đặc biệt để tưởng nhớ và đó chính là mốc thời gian chúng tôi thành lập Viện Nghiên cứu Hạt nhân. Đã có một cuộc triển lãm lớn được dự kiến tổ chức ở Viện Bảo tàng Smithsonian tại Mỹ về việc ném bom nguyên tử, nhưng nó đã bị huỷ vì có quá nhiều cuộc biểu tình diễn ra.

Nước Mỹ khi ấy chưa thực sự sẵn sàng tiếp nhận sự thật lịch sử về vụ ném bom nguyên tử. Vì thế chúng tôi đã đưa sinh viên từ trường Đại học Hoa Kỳ sang Hiroshima và Kyoto. Đáng lẽ dự án Viện Hạt nhân sẽ chỉ hoạt động trong một năm nhưng sau đó chúng tôi đã tiếp tục duy trì nó. Tôi đã đưa sinh viên đến Hiroshima, Nagasaki, và Kyoto trong khoảng hơn 25 năm tiếp theo.

Thế nên, tôi đã dành rất nhiều sự quan tâm cho các vấn đề hạt nhân và các cuộc hội thảo tranh luận về các vụ đánh bom nguyên tử trong hiện tại, tôi cũng tham gia rất nhiều vào phong trào chống hạt nhân. Tôi đã đi khắp thế giới và có nhiều bài phát biểu.

Một điều khác tôi nên nhắc đến là, quay lại năm 2007, về bạn tôi, nhà làm phim Oliver Stone. Tôi không biết hiện giờ, các bạn có biết đến các bộ phim của Oliver Stone hay không, nhưng anh ấy là một nhà làm phim rất nổi tiếng ở Mỹ, đã làm ba bộ phim rất thú vị về Việt Nam. Khi Oliver còn là sinh viên ở Đại học Yale, anh ấy đã bỏ học giữa chừng và tình nguyện tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam. Anh ấy rất yêu nước, anh ấy đã bị thương hai lần và được tặng Huân chương Dũng cảm. Sau đó, anh ấy quay trở về Mỹ và làm bộ phim về sự thật về Chiến tranh Việt Nam đầu tiên, có tên là Platoon. Tôi không biết các bạn đã xem Platoon chưa, nhưng nó rất nổi tiếng, nổi tiếng toàn cầu.

Nhưng nó có được chiếu rộng rãi ở Việt Nam không?

Bác Thanh (khách tham dự): Trước đây thì thỉnh thoảng, nhưng với những ai biết về cuộc chiến với Mỹ thì Platoon đã mở ra một chương khác cho những ý niệm về Việt Nam tại Mỹ.

                  > Trailer phim Platoon (1986)

Peter Kuznick: Đây quả là một bộ phim rất thực tế. Nếu bạn xem nó, bạn có thể cảm nhận được rừng rậm và bạn có thể cảm nhận được sự thật là bạn không biết điều gì đang xảy ra xung quanh. Hầu hết các bộ phim chiến tranh đều diễn biến theo kiểu, đầu tiên là người Mỹ tới, sau đó thì kẻ địch chúng tôi chiến đấu chống lại xuất hiện và các phe rất rõ ràng. Nhưng sự thực thì như Chuck (một vị khách từng là cựu chiến binh Mỹ chiến đấu tại Việt Nam) biết, chiến tranh hỗn loạn hơn thế và đó là những gì mà Oliver đã truyền tải được. Và anh ấy cũng đã thể hiện rõ sự tàn bạo của Mỹ trong bộ phim này.

Anh ấy đã làm bộ phim thứ hai tên là “Born on the Fourth of July”. Đó là câu chuyện của Ron Kovic. Ron cũng từng là lính thủy đánh bộ và là một người yêu nước, anh ấy bị trúng đạn ở ngực và bị liệt từ ngực trở xuống. Đó là một bộ phim về việc anh ấy đã đạt được nhận thức chính trị sâu sắc và phê phán chiến tranh mạnh mẽ như thế nào.

Sau đó, Oliver đã làm bộ phim thứ 3 tên là “Heaven and Earth”, và nhân vật chính ở đây là Lệ Lý Hayslip, một người phụ nữ Việt Nam. Bộ phim nói về sự cộng tác của cô ấy với Việt Cộng nhưng sau đó lại cưới một người Mỹ và đến sinh sống tại Mỹ. Lệ Lý hiện vẫn đang sống ở California. Ron Kovic và Lệ Lý Hayslip thường diễn thuyết trong lớp học của tôi, và Oliver thì là bạn thân của tôi.

Năm 2007, Oliver đã dự định làm một bộ phim với tên gọi là Pinkville về vụ thảm sát Mỹ Lai. Anh ấy đã đến Washington để tìm kiếm địa điểm, chúng tôi đã ăn tối cùng nhau. Trong bữa tối, Oliver có nói: “Peter, hãy làm thôi. Chúng ta hãy cùng làm một bộ phim tài liệu đi.” Và tôi đang trong kì nghỉ phép nên tôi đã nghĩ chúng tôi có thể thực hiện nó vào năm đó. Tôi đã đi gặp anh ấy vào hai tuần sau đó, lúc này thì anh ấy đã có ý tưởng cho một series phim tài liệu dài 10 tiếng, gồm 10 phần. Tên series phim là “Nước Mỹ chuyện chưa kể”, kể về lịch sử của Đế quốc Mỹ và tình trạng an ninh quốc gia. Nhưng trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã thuyết phục Oliver rằng chúng tôi không thể kể hết được trong 10 tiếng phim tài liệu và chúng tôi cần làm thêm một quyển sách, thế nên sau đó chúng tôi đã thực hiện cuốn sách rồi cập nhập thêm cho nó và công bố nó. Cuốn sách đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của New York Times trong vòng bảy tuần.

Còn bộ phim tài liệu thì được phát sóng trên Showtime và Netflix, và trên khắp thế giới. Kể từ đó, tôi trở nên rất bận rộn. Tôi đã có rất nhiều buổi diễn thuyết trên khắp thế giới, và tôi thực hiện khoảng 250 cuộc phỏng vấn trên truyền hình mỗi năm, ở Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh. Nhưng họ gần như không bao giờ mời tôi ở Mỹ. Bất cứ ai có ý tưởng như tôi đều không được phép lên sóng truyền hình ở Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra với Howard Zinn, Noam Chomsky, hay với Daniel Ellsberg, cho đến khi ông ấy hấp hối thì họ mới chú ý đến Daniel.

Vì thế mà ở Mỹ, báo chí thì tự do, có nghĩa là bạn có thể nói bất cứ cái gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn có những quan điểm nằm ngoài xu thế chủ đạo, bạn sẽ không được chào đón. Điều đó có hơi gây bức xúc, nhưng sau đó, Chuck đã giới thiệu tôi với Nam, và Book Hunter đã xuất bản cuốn sách của chúng tôi bằng tiếng Việt. Nhờ thế, cuốn sách của chúng tôi đã được xuất bản với khoảng 22 ngôn ngữ. Tôi rất hạnh phúc về điều này, và Chuck cũng rất mừng khi xuất hiện phiên bản tiếng Việt.

Nhưng Nam nói rằng cuốn sách quá lớn và phức tạp, thế nên chúng tôi đang chuẩn bị cho ra mắt một phiên bản khác được viết dựa trên bộ phim tài liệu. Nó sẽ nhỏ hơn và dễ theo dõi hơn, tôi nghĩ thế.

Book Hunter: Cảm ơn Peter.

> Tìm hiểu thêm về cuốn sách Nước Mỹ chuyện chưa kể – Peter Kuznick & Olivier Stone.

 

Peter Kuznick: Tôi nói thêm 2 điều nữa được không? Tôi đã gặp Thanh vào những năm 1990. Tôi nghĩ là khoảng năm 1990.

Bác Thanh (khách tham dự): Năm 1988.

Peter Kuznick: Ồ, trước cả năm 1990. Thanh đã làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam ở Washington D.C. Và chúng tôi đã trở thành những người bạn rất tốt của nhau, với Thanh, và vợ anh ấy, Lan. Họ có hai đứa con rất nhỏ mà bây giờ lớn rồi.

Và tôi đã gặp Chuck. Tôi nghĩ là vào năm 2007, hoặc có thể sớm hơn. Tôi đã đưa sinh viên đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2007, và tôi biết chắc chắn rằng Chuck đã hỗ trợ chúng tôi. Chúng tôi đã ra thành phố Quảng Trị để tham quan dự án RENEW họ thực hiện ở Quảng Trị hồi ấy.

> Tìm hiểu thêm về Chuck Searcy và Dự án RENEW 

 

Chuyến đi đó rất đặc biệt với nhiều lí do, nhưng một phần vì tôi đã đưa Daniel Ellsberg đi cùng. Và có thể các bạn cũng biết đến Daniel Ellsberg. Ông ấy là người tố giác cho công chúng nổi tiếng nhất nước Mỹ, chúng tôi gọi thế. Ông ấy đã công bố Hồ sơ của Lầu Năm Góc về bí mật lịch sử của Robert McNamara về cuộc xâm lược Việt Nam của Mỹ. Daniel Ellsberg đã bị bắt và đối mặt với mức án 115 năm tù vì tội tiết lộ hồ sơ của Lầu Năm Góc. Tôi đã đưa ông ấy đi cùng chúng tôi. Đó là lần đầu tiên Daniel quay trở lại Việt Nam kể từ những năm 1960.

Thế nên nó thực sự rất đặc biệt. Chúng tôi đã gặp Bà Nguyễn Thị Bình. Chúng tôi đã được mời đến nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và tôi đã gặp vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tất cả con, cháu của ông ấy. Đó thực sự là một điều đặc biệt vào năm 2007. Và chúng tôi cũng đã gặp và dành thời gian với Chuck vào năm 2007.

Và từ đó tôi đã làm theo tất cả những việc tốt mà Chuck đã làm với tư cách là một cựu chiến binh ở Việt Nam, cố gắng gây dựng tình bạn giữa Mỹ và Việt Nam và cũng để bù đắp thay cho những người Mỹ, cho những hậu quả từ tội ác Mỹ gây ra với nhân dân Việt Nam.

 

Book Hunter: Peter, ông có thể nói cho chúng tôi biết về tình hình thế giới hiện nay và chúng ta cách một cuộc chiến rộng hơn gần thế nào không?

Peter Kuznick: Tôi vừa mới quay trở về từ một cuộc hội thảo ở San Francisco khi Hiệp hội Lịch sử Hoa Kỳ họp tại San Franciso, và tôi đã có một bài nói chuyện với tựa đề về 2 cuộc chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh lạnh thứ nhất chính thức kết thúc vào năm 1991, và cuộc chiến tranh lạnh hiện nay thì chính thức bắt đầu vào năm 1990. Ý tôi là chúng ta không hề có khoảng nghỉ giữa cuộc chiến tranh lạnh thứ nhất và thứ hai. Ý tôi là lẽ ra chiến tranh lạnh đã phải kết thúc, hoặc lẽ ra chúng ta đã phải có thời bình, nhưng thật không may, vào năm 1990, khi Gorbachev cho phép thống nhất nước Đức, George H.W.Bush và Dietrich Genscher và rất nhiều nhà lãnh đạo khác, tất cả đều đã hứa rằng nếu ông ấy đồng ý để nước Đức thống nhất thì NATO sẽ không mở rộng một inch nào về phía đông nữa. Đó là lời hứa mà Nga đã nhận được. Tuy nhiên, trước cả khi 1990 kết thúc, họ đã lên kế hoạch mở rộng NATO, và NATO đã chính thức mở rộng vào năm 1997. Hungary, Ba Lan, và Tiệp Khắc đã trở thành một phần của NATO. Điều này khiến Yeltsin và tất cả lãnh đạo Nga đều rất tức giận. Nhưng họ yếu thế vào những năm 1990 sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, và vì thế Putin không đặt nặng vấn đề này cho đến tận năm 2007, trong bài phát biểu của ông ấy tại Hội thảo An ninh Munich, ông ấy nói rằng những gì Mỹ đang làm thật kinh khủng, và rằng sự mở rộng NATO là không thể chấp nhận được. Kể từ khi ấy, mọi người đã bắt đầu nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Cũng vào năm 2008. George W. Bush nói rằng ông ta sẽ đẩy nhanh tiến độ mở rộng NATO sang Ukraine và Georgia.

Đại sứ Mỹ tại Nga vào thời điểm đó là William Burns. Ông ấy hiện là giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA. Và Burns viết một báo cáo bí mật gửi tới Washington, ghi: Không là không, đừng vượt qua ranh giới đỏ của Nga, đừng mở rộng NATO. Nhưng Mỹ đã phớt lờ cảnh báo đó. Năm 2008, Chính phủ của Georgia tiếp nối, đưa quân đội tới vùng nước cộng hoà ly khai Abkhazia và Nam Ossetia và quân Nga xâm lược Georgia. Rồi đến năm 2014, chúng ta có cuộc nổi dậy Maidan, dẫn đến việc Người Nga chiếm Crimea và hỗ trợ các lực lượng nổi dậy ở Luhansk và Donetsk, cuộc giao tranh bắt đầu sau đó.

Một cuộc chiến tranh lạnh khác đó là giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc chiến này thực sự bắt đầu vào tháng 10 năm 2011 khi Hillary Clinton viết một bài báo trên tạp chí Chính sách Đối ngoại, đặt tiêu đề là “Thế kỉ Thái Bình Dương của Mỹ”, nói rằng Mỹ sẽ xoay trục từ Trung Đông sang Trung Quốc và Châu Á, “Chúng tôi sẽ gửi quân đội và tàu chiến của mình đến đó và ngăn chặn Trung Quốc”. Mỹ đã sẵn quan ngại về sức mạnh, tầm ảnh hưởng và sự giao thương của Trung Quốc, bởi nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh hơn với bất kì nền kinh tế nào trong lịch sử, nhanh hơn rất nhiều lần so với Mỹ và Anh, và cái mà lãnh đạo Mỹ nhìn thấy là sự cạnh tranh đến từ Trung Quốc để giành lấy vị trí ảnh hưởng thống trị ở châu Á. Thế nên Mỹ cũng bắt đầu thực hiện cái mà họ gọi là Xoay Trục Sang Châu Á. Và đó là một phần của quá trình quân sự hoá. Mỹ bây giờ cũng đang xây dựng 4 căn cứ mới ở Philipines. Nhật Bản đang tăng gấp đôi chi tiêu cho quân sự. Mỹ đã bắt đầu một thoả thuận quốc phòng AUKUS với Úc, Anh, và Mỹ, và thỏa thuận QUAD với Nhật, Úc và Ấn Độ, và Mỹ đang nỗ lực rất nhiều để lấy được sự ủng hộ của Việt Nam đối với chính sách chống lại Trung Quốc của Mỹ.

> Tìm hiểu thêm về sự phát triển ngoạn mục của Trung Quốc qua Cuộc trò chuyện với tác giả Yuen Yuen Ang

 

Tiếp nữa, có hai vấn đề lớn ở Trung Quốc bây giờ. Thứ nhất là tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc mà Việt Nam đã biết đến. Hai là vấn đề ở Đài Loan. Chiều nay đã diễn ra một buổi bầu cử rất quan trọng ở Đài Loan. Tôi chưa xem kết quả, nhưng chúng sẽ sớm được công bố thôi. Và nếu Lại Thanh Đức, đại diện của Đảng Dân chủ Tiến bộ, phe cầm quyền hiện tại, đắc cử thì sẽ có một mối nguy là ông ta sẽ tuyên bố độc lập. Nếu ông ta tuyên bố độc lập thì Trung Quốc sẽ cố gắng dùng quân sự để chiếm Đài Loan. Nếu điều này xảy ra, chính sách của Mỹ sẽ chính thức được coi là mơ hồ về mặt chiến lược, không nói rõ chúng ta sẽ làm gì. Nhưng Joe Biden đã nói đến bốn lần rằng Mỹ sẽ gửi quân đội đến giúp Đài Loan. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là Thế chiến thứ Ba. Lầu Năm Góc đã phát động 18 cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về [vấn đề] Đài Loan. Trung Quốc chiến thắng cả 18 cuộc. Vì thế nên không có sự đảm bảo nào rằng Mỹ có khả năng chiến thắng nếu gửi quân đội, máy bay ném bom, và tàu chiến tới eo biển Đài Loan. Nhưng nỗi sợ của tôi là, giữa Ukraine, Đài Loan và Dải Gaza, thế giới đang bùng nổ và trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều khi có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Đó là nỗi sợ thực sự của tôi.

Chúng tôi có một thuyết gọi là Mùa đông Hạt nhân. Nó xuất hiện từ những năm 1980. Các nhà khoa học từ Mỹ, Nga và các quốc gia khác đã phát triển ý tưởng rằng nếu có chiến tranh hạt nhân, các thành phố sẽ bốc cháy và đưa rất nhiều khói, bụi, tro lên tầng bình lưu. Trong vòng hai tuần sẽ bao quanh tầng bình bưu và ngăn cản tia nắng mặt trời chiếu xuống Trái đất. Nó sẽ làm hủy hoại nặng nề ngành nông nghiệp và có thể dẫn đến việc kết thúc sự sống trên hành tinh, ít nhất là tất cả các sinh vật sống lớn trên hành tinh. Những cuộc nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu có một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế giữa Ấn Độ và Pakistan với 100 vũ khí hạt nhân cỡ Hiroshima được sử dụng, điều này có thể cản lượng ánh nắng mặt Trời đủ để giết chết 2 tỷ người. Đó là số vũ khí hạt nhân với kích cỡ bằng 100 quả bom ném xuống Hiroshima, trên thực tế, chúng ta có 14.000 vũ khí hạt nhân, và chúng mạnh và to gấp 70 lần so với vũ khí sử dụng ở Hiroshima. Vì thế chỉ cần một phần nhỏ trong số đó được sử dụng, đã có thể kết thúc sự sống trên hành tinh này.

Vì vậy nên đó là lý do tại sao chúng ta không thể có thêm bất kì cuộc chiến tranh nào nữa. Nhưng các lãnh đạo không biết điều này, không hành động vì điều này. Tập Cận Bình muốn Trung Quốc hùng mạnh trở lại, Biden muốn Mỹ hùng mạnh trở lại, Modi muốn Ấn Độ hùng mạnh trở lại, Putin muốn Nga hùng mạnh trở lại. Nhưng không ai lên tiếng cho hành tinh xanh. Trong khi hành tinh của chúng ta đang cháy, như Guterres, Tổng thư kí Liên Hợp Quốc nói, hành tinh này đang cháy còn chúng ta thì đang đánh nhau vì toàn những thứ ngớ ngẩn. Chúng ta đang ở trong một khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm của lịch sử và đó là điều mà tôi đã nói đến rất nhiều và muốn nói về.

 

Book Hunter: Tom, ông có muốn bổ sung thêm gì không? Ông cảm thấy như thế nào về tình hình thế giới hiện nay và về cuộc chiến đang mở rộng?

Tom Wilber: Ồ, tôi rất hân hạnh được nghe ý kiến của Peter, bởi anh ấy là chuyên gia và đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về tình hình này và không chỉ nghiên cứu, anh ấy còn hành động nữa. Về tình hình hiện nay, quan điểm của tôi nghiêng nhiều về góc nhìn của một dân thường hơn.

Là một dân thường từng phục vụ trong quân đội (sĩ quan tàu ngầm) có liên quan đến vũ khí hạt nhân, tôi có đủ hiểu biết về thứ vũ khí nguy hiểm này, và nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của nó mà chúng tôi đã đang cân nhắc và thường tự hỏi mình sẽ làm gì nếu chúng tôi được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp những loại vũ khí chiến thuật này được đưa lên tàu ngầm để sử dụng. Đó là một quyết định rất khó khăn khi mà bạn chỉ là một người bình thường trong một hệ thống quân đội khổng lồ. Vì thế tôi đã luôn nghe theo những điều Peter đã nói trong suốt cuộc đời tôi, và luôn quan tâm đến việc chia sẻ mối quan tâm ấy.  Tôi đã gặp một số người tham gia tích cực vào việc chống lại sự gia tăng của [vũ khí] hạt nhân và có cơ hội nói chuyện với họ về điều này.

Michael Clare là người mà tôi liên hệ mặc dù tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhưng tôi đoán nói chung là tôi hiểu và cảm nhận được tất cả những điều Peter đã nói và chỉ muốn xác nhận rằng đây thực sự là một tình huống nghiêm trọng, và, quay trở lại với góc nhìn của tôi, một người không chuyên chính trị hay lịch sử, thì đây là một phần trong các nỗi sợ hãi của tôi. Tôi không nghĩ mọi người có đủ nhận thức rằng chúng ta đang ở gần với mối nguy khủng khiếp này như thế nào, tình huống này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 

Book Hunter: Với tư cách là một người lính, ông có nghĩ rằng các nước nên thay đổi quân luật hay luật quân đội và đối xử với những người lính như người bình thường hơn là một cỗ máy giết người hành động theo bất kì điều gì họ được yêu cầu không?

Tom Wilber: Có chứ, khi tôi nghĩ về câu hỏi kiểu như thế, tôi nghĩ khi bạn nhìn vào những điều luật, nhìn vào luật quốc tế, luật chiến tranh, và thậm chí là nhìn vào văn bản hướng dẫn của quân đội Mỹ về điều đó, cộng thêm cả bộ luật thống nhất về tư pháp quân đội, về mặt lý thuyết, có những biện pháp bảo vệ nhất định rằng nếu một cuộc chiến được tiến hành, nó sẽ được tiến hành một cách công bằng. Ý tôi là, chúng ta nghe về những tình hình mà chúng ta gọi là những cuộc bạo lực này, chúng đang vi phạm loại quy tắc ấy bằng tiến hành chiến tranh. Đó giống như một bộ tiêu chuẩn, nhưng trên thực tế, mọi việc diễn ra ở một tình trạng rất mang tính bộ lạc.

Kinh nghiệm của tôi trong quân đội cho thấy điều duy nhất một người linh nghĩ đến là đồng đội. Mọi thứ đều xoay quanh việc chúng tôi sẽ làm bất kì điều gì để ngăn chặn bất kì ai có ý định đe doạ chúng tôi, và rồi điều ấy sẽ dẫn đến việc phỉ báng kẻ địch, coi thường kẻ địch, mà không thực sự hiểu biết gì. Tất cả đều là về việc tôi sống sót thế nào, tôi sẽ làm gì. Nói cách khác, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để sống sót. Và tất nhiên, hệ thống phân cấp và quân đội sẽ thúc đẩy điều đó. Và tôi nghĩ chúng tôi có thể rất dễ quên đi nguyên tắc chiến tranh là gì.

Và chúng tôi nhìn thấy những trường hợp như thế xảy ra rất thường xuyên, thế nên, với câu hỏi cụ thể này, trọng tâm nghiên cứu và tìm hiểu của tôi xoay quanh tù binh chiến tranh Mỹ ở Việt Nam, và có một vấn đề với họ là họ đã không biết hành động một cách tôn trọng như thế nào với Công ước Geneva về tù binh. Tại sao họ lại không biết hành động như thế nào với Công ước Geneva? Bởi họ tuân theo một tiêu chuẩn khác được gọi là chuẩn mực hành vi, bắt đầu bằng các thuật ngữ khái quát vào thời điểm đó. “Tôi là một người lính Mỹ, kể cả khi là một tù binh, tôi cũng sẽ chống trả. Tôi sẽ làm mọi thứ để tiếp tục chiến đấu.” Thế nên rất nhiều phi công Mỹ khi bị bắn hạ và bắt giam trong tù chiến tranh, họ chỉ nhớ đến chuẩn mực hành vi này. Nhưng không mấy ai trong số họ nhận thức được rằng với họ, để nhận được sự bảo vệ từ công ước Geneva, một tiêu chí quan trọng cần phải được thực hiện, họ cần phải đầu hàng, không chiến đấu nữa, không hiếu chiến với nhà tù, với những người bắt giữ họ nữa, đừng làm gì cả.

Vì thế trong hoàn cảnh tù binh, chúng tôi không biết huấn luyện mọi người cách cư xử đúng đắn theo một trật tự dựa trên các quy tắc như thế nào để mang lại cho họ một vài biện pháp bảo vệ khi là một tù binh chiến tranh. Thế nên tôi nghĩ, trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống, luật thì nói thế này nhưng cách nó được thực hiện thì là thế khác.

 

Book Hunter: Okay, một câu hỏi khác dành cho Peter. Khi chúng ta nhìn vào sự chi tiêu của một chính phủ, chúng ta có thể nhìn ra nó ủng hộ chiến tranh hay ủng hộ hoà bình không?

Peter Kuznick: Chính phủ á, hay chính phủ Mỹ?

Book Hunter: Bất kì chính phủ nào.

Peter Kuznick: À, có vài người nghĩ rằng một khi là chính phủ, thì họ luôn dựa trên vũ lực và độc quyền về vũ lực nên họ luôn là thể chế quân sự. Nhưng cũng có nhiều chính phủ chí ít đã quản trị vì lợi ích của người dân. Khi tôi nhìn vào chính phủ Mỹ, điều đó thường không xảy ra.

Chuck đến từ Georgia. Chúng ta có một cựu tổng thống đến từ Georgia, người hiện đã rất gần đất xa trời. Đó là Jimmy Carter. Jimmy Carter không phải một vị tổng thống vĩ đại, nhưng ông ấy là một vị cựu tổng thống vĩ đại. Năm 2019, Jimmy Carter đã nói tại một hội thánh nhà thờ rằng: “Tôi không sợ Thế kỉ Trung Quốc”. Ông ấy nói và sau đó hỏi họ: Trung Quốc đã ở trong chiến tranh bao nhiêu năm? Có bao nhiêu cuộc chiến tranh Trung Quốc tham gia sau năm 1979, sau chiến tranh Việt Nam? Ông ấy nói rằng, Trung Quốc không tham gia một cuộc chiến nào kể từ năm 1979, trong khi đó, đất nước của tôi, nước Mỹ, thì liên tục có mặt trong các chiến sự. Kết quả là Mỹ đã tiêu tốn 8 nghìn tỷ [đô la] cho 911 cuộc chiến. Trong khi đó, Trung Quốc đã xây dựng 18 nghìn dặm đường sắt hiện đại. Mỹ thì không có một dặm đường sắt hiện đại nào. Ông ấy nói những cây cầu của Mỹ thì đang sụp đổ, hệ thống giáo dục ở Mỹ thì rất nghèo nàn, bởi vì chúng ta đã dùng tất cả nguồn tài nguyên, hoặc nhiều hơn thế, cho chiến tranh. Ông ấy nói rằng, vào lúc ấy, trong 242 năm lịch sử của Mỹ, Mỹ đã tham gia chiến tranh toàn bộ ngoại trừ 16 năm trong tổng số 242 năm. Ông ấy nói rằng Mỹ là kẻ gây chiến vĩ đại nhất trong lịch sử. Bạn có biết ai khác có quan điểm như thế không? Đó là Martin Luther King. Năm 1967, ông ấy nói, Mỹ là đất nước cung cấp bạo lực lớn nhất trên thế giới ngày nay.

Vì thế mà Mỹ đã tham gia vào hết các cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Và điều này rất đáng buồn, bởi vì Mỹ nên cung cấp một kiểu lãnh đạo khác. Vì thế khi mà Oliver và tôi đã làm phim tài liệu về Việt Nam, chúng tôi muốn chỉ ra rằng Việt Nam không phải là một sai lầm duy nhất. Bộ phim của chúng tôi bắt đầu từ năm 1964 với việc kể về sự lật đổ chính phủ Goulart bởi cơ quan tình báo trung ương ở Brazil. Sau đó chúng tôi kể về quân đội Mỹ xâm chiếm Cộng hoà Dominican. Sau đó chúng tôi nói tiếp về việc Mỹ hỗ trợ cho các thợ săn Hy Lạp, cho chế độ độc tài ở Hy Lạp. Sau đó chúng tôi nói về Mỹ hỗ trợ giết hàng triệu người ở Indonesia. Và rồi kể về Việt Nam. Rồi sau đó là việc lật đổ chính phủ Allende ở Chile. Sau đó chúng tôi nói về việc Mỹ ủng hộ chiến tranh ở Argentina chống lại người dân ở Argentina. Vì thế chúng tôi muốn chỉ ra rằng việc xâm lược Việt Nam, dù tệ hại đến mức nào, cũng không phải là một sai lầm duy nhất. Nó không nằm ngoài quy phạm. Đó là điều Mỹ đang làm trên toàn cầu.

Tôi đã mời Robert McNamara, cựu bộ trưởng bộ quốc phòng, đến lớp của tôi với vai trò là diễn giả khách mời. McNamara là người xây dựng chiến lược cho trận chiến. McNamara đã nói với các sinh viên của tôi nhiều năm trước rằng 3.8 triệu người Việt đã chết trong chiến tranh, 3.8 triệu. Quả là một còn số cao khủng khiếp, nhưng khi chúng tôi đến Học viện Ngoại giao vào vài ngày trước, một vị đại sứ đã nói rằng số liệu Việt Nam dùng bây giờ là 5 triệu người thiệt mạng. Mọi người đều đang rất tức giận vì những gì đang xảy ra ở Dải Gaza. 24 nghìn người chết ở Gaza, thật kinh khủng, và thế giới cũng sốc về điều này. Nhưng nếu bạn so sánh 24 nghìn với 5 triệu thì chẳng khác nào muối bỏ bể. Vậy nên với nước Mỹ, đó là lý do tại sao tờ London Economists nói rằng Biden đang cố gắng nói rằng đây là trận chiến giữa chế độ chuyên chế và dân chủ. Nhưng với thế giới, nó giống như trận chiến giữa chế độ chuyên chế và đạo đức giả. Bởi vì Mỹ không nên lên án Nga và Ukraine với [những gì đã diễn ra trong] lịch sử Mỹ. Và đó là lý do tại sao các nước khu vực Nam bán cầu không chấp nhận các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Ukraine vì họ nhìn thấy sự đạo đức giả.

 

Book Hunter: Peter, trong cuốn sách của ông, có một chủ đề xuyên suốt đó là chủ nghĩa xuất chúng của Mỹ. Ông có thể giải thích một chút về nó không?

Peter Kuznick: Đó là ý tưởng rằng Mỹ không chỉ khác biệt với tất cả các nước khác mà Mỹ còn tốt hơn tất cả các nước khác. Chúa đã chọn Mỹ để truyền bá sự tự do và dân chủ, các đất nước khác được thúc đẩy bởi lòng tham, hoặc lãnh thổ, hoặc địa chính trị và sức mạnh, nhưng Mỹ hoạt động trên toàn thế giới chỉ để truyền bá sự tự do và dân chủ.

Đó là điều mà người Mỹ học được từ khi họ sinh ra. Nó bắt nguồn từ những người hành hương, khi Thanh giáo lần đầu đặt chân đến Vịnh Massachusetts vào năm 1630. Jonathan Winfripp đã đưa ra một bài giảng trong đó ông ấy nói rằng “chúng ta sẽ giống như một thành phố trên đồi, mọi con mắt của thế giới sẽ đổ dồn vào chúng ta và cuộc thí nghiệm của chúng ta sẽ thay đổi thế giới”. Người Mỹ luôn có quan niệm rằng họ là thành phố trên đồi, Ronald Reagan rất hay dùng từ đấy, “thành phố sáng chói trên ngọn đồi”, tấm gương cho nhân loại. Vì thế nếu mọi người làm theo những gì chúng ta nói thì thế giới sẽ giác ngộ và trở nên tốt hơn.

Trong Thế chiến thứ hai, Mỹ đã đứng ở phe công lý, nhưng kể từ đó, chúng tôi không còn nữa. Và thế giới chúng tôi tạo ra trong sự thống trị của Mỹ hiện giờ có 6 người giàu nhất Trái đất sở hữu nhiều tài sản hơn 4 tỉ người nghèo nhất. Cái thế giới kiểu gì mà 6 người lại có nhiều tài sản hơn 4 tỷ người vậy. Thật là phi lý. Nhưng đó là thế giới mà chúng tôi đã hỗ trợ tạo nên, và là một thế giới mà Mỹ có 800 căn cứ quân sự. Bạn có biết Trung Quốc có bao nhiêu căn cứ không? Một căn cứ chính thức ở Djibouti. Họ có vài hòn đảo mà họ đã quân sự hoá ở khu vực biển Đông, nhưng nó chỉ có một căn cứ thực sự, còn Mỹ thì có tới 800 căn cứ. Số tiền Mỹ đổ vào quân sự nhiều hơn 10 quốc gia đứng sau nó cộng lại. Và trước đây thì Mỹ đổ nhiều tiền hơn toàn thế giới cộng lại.

Nhưng một phần của vấn đề là Mỹ luôn cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất quân sự. Quay lại năm 1961, Tổng thống Eisenhower đã cảnh báo về sự phức tạp của nền công nghiệp quân sự. Ông ấy biết về điều đó bởi ông ấy đã tạo ra nó. Khi Eisenhower trở thành tổng thống năm 1952, Mỹ đã có 1000 vũ khí hạt nhân. Khi Eisenhower rời khỏi vị trí này năm 1961, Mỹ có hơn 22.000 vũ khí hạt nhân. Khi chu trình ngân sách của ông ấy kết thúc, Mỹ có 30.000 vũ khí hạt nhân. Vì thế ông ấy biết ông ấy đang nói gì. Nhưng thế giới bây giờ quá nguy hiểm. Chỉ qua hai năm vừa rồi, nó đã trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều so với hai năm trước. Vì thế mà các bạn, những người trẻ, đây là tương lai của các bạn. Giữa nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, nghèo đói, một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là di cư hàng loạt. Sẽ có khoảng 100 triệu người cần di cư vì hành tinh đang trở nên quá nóng. Điều gì sẽ xảy ra với việc này? Chúng ta đã nhìn thấy khi có 1 triệu hoặc 2 triệu người dân cố gắng chuyển đến Châu Âu từ Bắc Phi vài năm trước đó, nó đã tạo ra phong trào phát xít ở Châu Âu. Nếu điều này là sự ảnh hưởng đến từ 1, 2 triệu người thì điều gì sẽ xảy ra khi 50 hoặc 100 triệu người di cư? Nhiều khu vực ở Ấn Độ sẽ không thể ở được nữa, nhiều khu vực ở Trung Quốc sẽ không thể ở được nữa. Vì thế trong tương lai, chúng ta cần giữ gìn hành tinh này và thay đổi nó trước khi quá muộn.

>Tìm hiểu thêm về Mặt tối của nước Mỹ xuất chúng

 

Book Hunter: Ồ tôi nghĩ rằng nóng lên toàn cầu rất nguy hiểm và ông nghĩ như thế nào việc thế giới có nhận ra vấn đề này không? Tom, ông muốn nói gì?

Tom Wilber: Ồ, tôi không tin thế giới đủ nhận thức về nó. Với câu hỏi của bạn, tôi đang nghĩ theo góc nhìn của quân đội nhiều hơn, về cách mà nó diễn ra, như Peter đã đề cập, hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta đang cố gắng đạt được trong việc khắc phục các tác động của biến đổi khí hậu, và  nguyên nhân góp phần lớn vào lượng khí thải carbon trong quân đội Mỹ là gì. Nó thực sự rất lớn.

Tôi từng làm hậu cần trong quân đội nên tôi chú ý tới một số điều mà mọi người không chú ý nhiều, nhưng chúng tôi cung cấp nhiên liệu diesel cho vũ khí ở Ukraine. Dầu diesel được chở tới Ukraine bằng máy bay C-17. Ý tôi là, bạn có thể nghĩ đến cách rẻ nhất để vận chuyển xăng dầu, bạn biết đấy, [vận chuyển] số lượng lớn bằng tàu chở dầu, qua các con đường ở Hormuz hoặc nơi nào đó tương tự. Và ý tôi là, tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề, vào thời điểm một gallon dầu diesel được chuyển đến để đổ vào xe tăng hoặc xe bọc thép ở Ukraine, giá nhiên liệu là hơn 600 đô cho mỗi gallon (gần 4 lít). Nhưng điều chúng ta không biết là cũng có một cái giá [khác] phải trả vì có một số điều đang diễn ra trong quân đội Ukraine như một sự tham nhũng nào đó vì một vài người trong số họ đang lái xe Mercedes. Vậy nên, có điều gì đó khác đang xảy ra với toàn bộ cơ hội kinh tế mới này và sự cung cấp nhiên liệu cho quân đội. Đó chỉ là một ví dụ. Nhưng vấn đề là, đang có sự tiêu hao nhiên liệu như thế, và chỗ xảo quyệt của nó giống như bạn lấy chiến tranh vùng vịnh làm ví dụ chẳng hạn, hoặc là cuộc xâm lược Kuwait, những đám khói bốc lên, và tất cả đều được giải phóng trong bầu khí quyển, khi vụ ném bom xảy ra, khi mọi thứ phát nổ và bốc cháy, tất cả sự ô nhiễm đều ở đó.

Mùa đông Hạt nhân có quy mô lớn hơn hàng nghìn lần. Nhưng khi mà người ta thiết kế một quả bom, một vụ nổ, họ không thiết kế nó và nói giờ thứ này có gây hại về mặt sinh thái sau đó không? Trong chất nổ có tất cả sự ô nhiễm. Chúng ta không biết mức độ ô nhiễm của nó như thế nào. Đó mới chỉ là tàn dư của vụ nổ. Vì thế, bạn biết đấy, tôi đang lạc đề sang câu hỏi khác, nhưng từ góc nhìn quân sự, tất cả những hoạt động này chắc chắn không mang lại lợi ích gì cho kế hoạch cứu hành tinh của chúng ta cả. Cho dù nó đang vận hành ở mức độ nào, nhịp độ hoạt động và tất cả nhiên liệu tiêu thụ trong đó, hoặc, bạn thấy đấy, sự thật là mọi sự ô nhiễm khủng khiếp đều diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh.

 

Book Hunter: Tôi nghĩ tất cả vũ khí và công cụ được sử dụng đều được làm bởi các nhà khoa học và kĩ sư. Ông nghĩ gì về các nhà khoa học ngày nay. Họ nghĩ như thế nào về sự nóng lên toàn cầu? Họ có nhận thức về nó không?

Peter Kuznick: Các nhà khoa học đều nhận thức rất rõ về sự nóng lên toàn cầu. Có một sự đồng thuận giữa các nhà khoa học rằng có thể chúng ta đã đang chạm tới giới hạn không thể quay đầu, rằng họ muốn hạn chế sự tăng nhiệt ở mức 1.5 độ C kể từ Cách mạng Công nghiệp đến nay. Nếu nhiệt độ tăng quá 1,5 độ, chúng ta sẽ mất một số khu vực trên thế giới. Chúng sẽ trở nên quá nóng để sống. Hơn nữa, có những quốc đảo đang dưới mực nước biển. Thậm chí chúng ta có thể thấy điều đó ở những nơi như Miami, Florida khi mà một số khu vực của Miami đang chìm xuống từng ngày. Vì vậy chúng ta đang chứng kiến một thảm họa trên toàn cầu.

Các nhà khoa học biết đều đó nhưng lại không xuất hiện những động lực chính trị, ví dụ như với các nhà lãnh đạo chính trị. Những gì đang xảy ra ở Ukraine đang có tác động vô cùng xấu trong việc điều hướng sự quan tâm tới những việc cần phải làm. Thật vô nghĩa khi ta không nhìn vấn đề ấy dưới góc nhìn của nhân loại mà lại nhìn nó từ lợi ích quốc gia cục bộ, và từ quan điểm đó, mọi người đều muốn có được lợi thế nên không có thỏa thuận và không có hành động nghiêm túc nào được thực hiện.

Chúng ta cần một chương trình toàn cầu nghiêm túc do Hoa Kỳ và Trung Quốc dẫn dắt để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, nhưng hiện tại Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa hợp tác nhiều với nhau nên đó là lý do tại sao tôi không biết liệu chúng ta có đạt được kết quả hay không. Tôi cần phải kiểm tra kết quả của cuộc bầu cử, kết quả vẫn chưa có nhưng hậu quả sẽ rất lớn nếu Đảng Dân chủ Tiến Bộ lại thắng ở Đài Loan. Chúng tôi cũng có một cuộc bầu cử rất quan trọng sắp diễn ra ở Mỹ. Năm nay chúng ta có gần 100 cuộc bầu cử quan trọng trên khắp hành tinh và chúng sẽ có tác động to lớn tới tương lai. Tôi thắc mắc những người Việt Nam cảm thấy thế nào về sự thật rằng họ gần như không thể kiểm soát những gì Mỹ, Trung Quốc, Anh và Đức đang làm ở thời điểm hiện tại, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lên người dân Việt Nam nhiều như cách nó ảnh hưởng lên người dân Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Điều này là về hành tinh của chúng ta, nhưng những người chịu trách nhiệm lại không có góc nhìn như thế.

Thật hoang phí khi đổ tiền bạc vào việc giết chóc và vũ khí hạt nhân. Cả chín cường quốc hạt nhân đều đang hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của họ, tức là khiến nó trở nên nguy hiểm và hiệu quả hơn. Mỹ, Trung Quốc, Anh hiện này đều nói về việc tăng quy mô. Năm 1986, chúng ta đã có 70 nghìn vũ khí hạt nhân trên thế giới, hiện giờ chúng ta đã hạn chế chúng còn dưới 14 nghìn nhưng giờ đây, nó lại đang được gia tăng lần đầu tiên. Chúng ta đang đi lệch hướng với tư cách là một loài và điều đó thật đau lòng và nguy hiểm.

 

Khách tham dự: Xin lỗi, tôi có một câu hỏi. Động lực nào cho việc gia tăng vũ khí hạt nhân? Yếu tố thúc đẩy là gì? Họ đang cố gắng đạt được điều gì?

Peter Kuznick: Ý tưởng của việc răn đe là nếu kho vũ khí hạt nhân của bạn đủ lớn và có khả năng sống sót sau lần tấn công lần thứ nhất thì bạn sẽ muốn có khả năng phản công. Từ lâu, Trung Quốc đã có chính sách hạn chế tối thiểu với 200 vũ khí hạt nhân và cho rằng như thế là đủ để ngăn chặn bất cứ ai. Nhưng hiện giờ các mâu thuẫn với Mỹ đang trở nên nghiêm trọng, khiến cho họ tin rằng nếu Mỹ tấn công thì họ sẽ không thể chống trả. Vì vậy họ muốn xây dựng khả năng phản công để chống lại cuộc tấn công của Mỹ. Vấn đề của thuyết răn đe đó là nó chỉ hiệu quả đến khi nó dừng lại và không ai còn sống để bảo rằng họ đã sai. Vì vậy chúng ta đang cố gắng ngăn chặn chiến tranh bằng việc chứng minh rằng chúng ta có thể quét sạch lẫn nhau. Nhưng chiến tranh thường diễn ra một cách tình cờ. Khi bạn nhìn vào Thế chiến I, không ai muốn tham gia vào Thế chiến I vì việc ám sát Thái tử Ferdinard, nhưng họ có những đồng minh, vì vậy mới có sự bắt đầu. Nước Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và eo biển Đài Loan và nói “Chúng tôi có thể làm điều đó. Đó là vùng nước quốc tế nhưng chúng tôi đã suýt va chạm nhiều lần với các thuyền lớn của Trung Quốc tại đây”. Chỉ cần một tai nạn như vậy hoặc một tai nạn về Đài Loan hoặc có rất nhiều nơi khác. Putin đã đe dọa chiến tranh hạt nhân lên Ukraine. Điều đó cũng nguy hiểm và điên rồ y như những việc mà Mỹ đang làm. Và nếu như có điều gì xảy đến với Đài Loan và Mỹ không có khả năng đánh bại Trung Quốc, mà rất có thể, thì liệu Mỹ có sử dụng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Hoặc nếu Putin để mất Crimea, chiến lược này của Nga là leo thang để xuống thang, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để tỏ rõ mức độ nghiêm túc của họ, khiến phía bên kia lùi bước, nhưng nếu họ không lùi bước thì sao? Vì vậy những tính toán này và những người chịu trách nhiệm không nên sở hữu khả năng kết thúc sinh mệnh trên hành tinh. Đó là lí do tại sao chúng ta nên loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Khách tham dự: Ông có nghĩ điều đó có khả năng không?

Peter Kuznick: Có thể có. Có thể không. Nhưng các bạn còn trẻ, các bạn phải đấu tranh cho thế giới đó. Bạn biết đấy, Việt Nam hiểu về lịch sử của chiến tranh và chiến tranh khủng khiếp như thế nào. Việt Nam có thể mang lại sự lãnh đạo thực sự. Tôi không kì vọng vào chính phủ của mình. Tôi thấy rằng Biden đảm nhận vị trí Tổng thống với 18 cố vấn cấp cao đến từ Trung tâm An ninh Mỹ Mới. Đó đều là những kẻ hiếu chiến với Trung Quốc. Họ là những người đã đứng sau Chiến lược xoay trục sang Châu Á vào năm 2011. Và bạn thắc mắc tại sao tổng thống Biden lại đi theo chính sách của Trump về Trung Quốc và Nga và những nơi khác. Hãy nhìn vào những cố vấn của ông ấy và bạn sẽ không thấy bất ngờ.

Book Hunter: Cảm ơn Peter.

Peter Kuznick: Tôi có thể bổ sung vài điều không? Vào năm 2022, Mỹ hủy bỏ Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo vì họ muốn phòng thủ bằng tên lửa đạn đạo. Và vì vậy Nga đã đáp trả bằng việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. Năm 2012, Mỹ và Nga kí Hiệp ước Hạn chế Vũ khí ở châu Âu. Nhằm được quốc hội chấp thuận, Biden đã hứa sẽ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. 1 nghìn tỉ đô rót vào kho vũ khí hạt nhân của Mỹ trong suốt 30 năm, hiện giờ nó đã lên tới 2 nghìn tỉ đô. Nhằm đáp trả, vào ngày 1/3/2018, Putin đã thông báo rằng Nga giờ đã có năm vũ khí hạt nhân mới, tất cả chúng đều có thể tránh được phòng thủ đạn đạo của Mỹ.

Từ đó, chúng ta đã loại bỏ hết các hiệp ước. Không chỉ là Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo mà còn Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung. Trump đã loại bỏ Kế hoạch hành động toàn diện chung, Thỏa thuận hạt nhân với Nhật, Trump loại bỏ Hiệp ước Bầu trời Mở, và thứ duy nhất còn sót lại đó là Hiệp ước Hạn chế Vũ khí ở châu Âu. Khi Biden lên đảm nhận, ông ấy đã đổi mới Hiệp ước hạn chế vũ khí ở châu Âu cho năm năm. Hiện tại, Nga và Mỹ đều không tuân thủ theo Hiệp ước hạn chế vũ khí ở châu Âu bởi vì mối quan hệ đang rất căng thẳng ở Ukraine. Vì vậy đã không còn lại bất kì hiệp ước hạt nhân nào giữa Mỹ và Nga nữa. Đó là lí do tại sao chúng ta có cuộc chạy đua vũ trang mới. Và cả chín cường quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và hầu hết họ đều đang mở rộng. Điều đó cực kỳ, cực kỳ nguy hiểm.

 

Khách tham dự: Thật ra tôi có một câu hỏi. Tôi vừa viết ra vì nó có chút phức tạp. Vậy, mọi người biết rằng Mỹ đã nắm giữ sức mạnh toàn diện và vững chắc nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đúng chứ? Điều đó rất hiển nhiên. Và, trong nhiều thế kỷ trước, chúng ta biết về Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Tôi nghĩ rằng đó là bởi vì người Mỹ tin rằng người Xô Viết có thể đe dọa đến sức mạnh và lợi ích của Mỹ. Nhưng sau đó thì không có gì xảy ra cả. Và bây giờ, ông nói về Chiến tranh lạnh thứ hai giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc, sau ba thế kỷ của phát triển nhanh, đang mở rộng sức mạnh ra châu Á và đặc biệt là ở phía Nam. Và Trung Quốc có ước mơ riêng của mình, Giấc mộng Trung Hoa, phải không? Vậy, so sánh Giấc mộng Trung Hoa với Nước Mỹ vĩ đại, ông nghĩ gì về điều đó? Ông nghĩ thế nào về áp lực chính trị, đặc biệt ở Đông Á, nó có thể gây ra, ít nhất, theo tôi là những cuộc chiến ở Biển Đông, ở Đài Loan hoặc một số có thể xảy ra giữa Nam và Bắc Triều Tiên? Điều đó khá phức tạp, ý tôi là, ở Đông Á và Đông Nam Á, vùng Châu Á Thái Bình Dương rất phức tạp. Ông nghĩ thế nào về điều đó? Tôi nghĩ những nước nhỏ như Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên, hoặc nhiều nước khác, chúng tôi có áp lực lớn giữa hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ. Ông nghĩ thế nào?

Peter Kuznick: Theo tôi, bạn biết đó, Trung Quốc đã có xung đột với Việt Nam và Philippines. Và Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa và thắng thế. Và họ đã thắng. Còn Trung Quốc thì đã hứng chịu cái người ta gọi là thế kỷ của sự nhục nhã, bắt đầu từ những Chiến tranh nha phiến, và rồi là sự xâm chiếm từ Nhật Bản và bị tàn sát bởi Nhật Bản và rồi cuộc chiến với Quốc Dân Đảng. Vậy Trung Quốc đã từng là một nước rất nghèo. Nhưng chúng ta đã chứng kiến được sự phát triển phi thường này. Trong một khoảng thời gian dài, chiến thuật của Trung Quốc chính là giấu mình chờ thời. Nhưng gần đầy, Trung Quốc với lịch sử đầy tự hào cũng nghĩ rằng thời của họ đã tới và cho rằng Mỹ là một thế lực đang suy yếu. Vậy, họ đánh giá Mỹ đang ở một thời kỳ suy yếu tương đối. Và khi Trump đảm nhiệm, liên minh của Mỹ với những đồng minh cũ đã trở nên suy yếu. Vậy Trung Quốc đã cho rằng đó là cơ hội của họ và họ đã kết bạn thân thiết với Nga. Nga đã không thành công ở mặt quân sự. Tuy nhiên, Nga lại sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới và những vũ khí hạt nhân của họ rất tốt. Cùng lúc đó, họ dự đoán rằng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế của Mỹ vào năm 2030 hoặc 2033. Vậy Trung Quốc cảm thấy họ đã được trao quyền. Và khi Vương Nghị và Dương Khiết Trì cùng Anthony Blinken và Sullivan gặp mặt ở Anchorage, Alaska vào 1/3/2021, Blinken đã đưa ra bài phát biểu dài 2 phút. đó là những gì họ đáng ra phải làm, nhưng rồi Dương Khiết Trì nói trong 15 phút và nói rằng “Các ông không thể nói chuyện với Trung Quốc từ một vị trí có sức mạnh nữa, hãy nhìn những gì mà các ông đã làm, những cuộc chiến tranh, những thảm họa mà các ông đã tạo nên.” Họ bắt đầu cái mà họ gọi là Ngoại giao Chiến lang, và họ cố gắng trở nên hung dữ, và tôi nghĩ rằng đó là những gì chúng ta đang nhìn thấy ở Biển Đông hiện nay. Và điều đó thật kém may mắn bởi vì nếu bạn nghe Tập Cận Bình, ông ấy nói về ngoại giao đôi bên cùng có lợi. Và đó là một ý tưởng đúng. Nhưng ông ấy không thực hiện nó với Việt Nam, hoặc với Philippines, hoặc với những nước khác trong khu vực. Nên tôi nghĩ rằng, tôi hi vọng người Trung Quốc suy nghĩ lại. Có đủ của cải trong Biển Đông cho Việt Nam, Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc không nên làm theo cách mà Mỹ đã làm, không nên quá hiếu chiến và cố thống trị bởi nó sẽ phản tác dụng. Và những gì họ đang làm ở Biển Đông đang khiến những nước như Việt Nam thân thiết hơn với Mỹ.

Tôi xuất hiện rất nhiều trên truyền hình của Trung Quốc, và tôi luôn nói với họ rằng cách tiếp cận của họ đang trái ngược với những gì lẽ ra nên có vì lợi ích của Trung Quốc, nếu Trung Quốc thân thiện hơn và hợp tác hơn với các nước láng giềng của mình, Mỹ sẽ không thể có được chỗ đứng trong khu vực, và rằng Trung Quốc cần suy nghĩ lại về chính sách của mình.

Tôi đã gặp những công chức ở Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington. Tôi cũng gặp Đại sứ của Nga ở Mỹ, Antonov và những người khác nữa. Tôi cố gắng nói chuyện với họ, tôi cố gắng nói với người Nga về việc dừng chiến đấu ở Ukraine. Tôi cố gắng nói với người Trung Quốc về cách tiếp cận khác đối với Biển Đông, và những nước mà tôi đang làm việc cùng. Bởi vì chúng ta cần mọi người suy nghĩ khác đi về hành tinh và về chia sẻ hành tinh và chia sẻ các nguồn lực. Và Trung Quốc, tôi đã rất phê phán cách tiếp cận của Trung Quốc. Tôi mong rằng họ có thể nhìn nhận khác đi. Tôi có thể hiểu một phần tại sao họ nhìn nhận thế giới như vậy, bây giờ họ đang rất mạnh, nhưng tôi mong rằng họ đã học được những bài học khác.

Khách tham dự: Một ý kiến từ tôi và có thể là cả một vài người Việt Nam khác. Tất nhiên chúng tôi biết rằng Trung Quốc là đất nước duy nhất ở Đông Á sở hữu vũ khí hạt nhân, đúng chứ? Vậy đó có thể là một vấn đề lớn mà khiến chúng tôi cân nhắc một vài khủng hoảng. Nhưng liệu Mỹ có thực sự quan tâm. Ý tôi là về chiến dịch xoay trục của Clinton và những tổng thống sau đó của Mỹ. Liệu họ có thực sự hứng thú trong việc đạt được lợi ích hoặc sức ảnh hưởng ở Biển Đông hay không? Hay họ chỉ xuất hiện khi Trung Quốc nói “Bạn không phải là gã khổng lồ”?

Peter Kuznick: Người Mỹ, vào năm 1990, nhà tư tưởng tân bảo thủ hàng đầu, Charles Krauthammer, cho rằng đó là thời khắc đơn cực của Mỹ. Nước Mỹ là cường quốc duy nhất sau khi Xô Viết sụp đổ. Và ông ấy đã nói rằng Mỹ sẽ thống trị thế giới trong 30 hoặc 40 năm tới và không có bất kì đối thủ nào. Vào năm 2002, sau khi Mỹ xâm chiếm Afghanistan, nhưng trước Iraq, Krauthammer đã nói “Tôi đã sai, đây không phải là thời kỳ đơn cực mà đây là một kỷ nguyên đơn cực, và nó sẽ kéo dài mãi mãi, có thể là 100 năm nữa, không ai có thể thách thức Mỹ”. Nhưng khi mọi thức trở nên quá tồn tệ ở Iraq và Afghanistan đến nỗi mà đến năm 2006, ông ấy nói kỷ nguyên đơn cực đã kết thúc. Và thời kỳ đơn cực đang kết thúc, kể cả với Krauthaamer. Vấn đề là các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ muốn thống trị thế giới. Họ muốn tin rằng nước Mỹ là cường quốc duy nhất và họ cam kết không để ai phát triển mà có thể thách thức Mỹ.

Tại sao Mỹ lại quan tâm đến Ukraine như vậy? Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Jimmy Carter, một nhà hoạch định chính sách hàng đầu, đã viết một cuốn sách vào năm 1997 tên là Bàn cờ lớn, và ông ấy nói rằng nếu không có Ukraine, Nga sẽ không bao giờ trở thành một siêu cường Á-Âu. Về cơ bản, nếu chúng ta có thể tách Ukraine khỏi Nga, thì chúng ta có thể luôn khiến Nga yếu đi và trở nên kém hiệu quả, và Mỹ có thể làm điều đó ngay bây giờ thông qua việc xây dựng ở Ukraine. Nhưng Trung Quốc xuất hiện quá nhanh chóng và mạnh mẽ đến nỗi mà, Tập Cận Bình đã buộc tội Mỹ là đàn áp, thống trị, ngăn chặn Trung Quốc. Chiến dịch của Mỹ trong Chiến tranh lạnh với Xô Viết là cái mà chúng tôi gọi là chính sách ngăn chặn, không để nó mở rộng và phát triển. Điều tương tự đang diễn ra với Trung Quốc. Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc. Về Biển Đông, Mỹ coi đây là tuyến thương mại quan trọng cho tất cả mọi người, nhưng lại ở sân sau của Trung Quốc và sân trước của Việt Nam. Nước Mỹ cách xa hàng nghìn dặm nhưng Mỹ coi tất cả mọi thứ xảy ra ở tất cả mọi nơi là một mối đe dọa với Mỹ. Và đáng tiếc thay, bởi bất cứ thời điểm nào, bất cứ ai đó trở nên tiến bộ mà có thể thách thức sự thống trị của Mỹ, Mỹ xem đó là một mối đe dọa. Và đó là lí do họ có căn cứ quân sự ở mọi nơi, đổ quá nhiều vào quân sự để họ có thể can thiệp khắp mọi nơi. Mỹ là nước duy nhất có thể thể hiện sức mạnh của họ ở mọi nơi trên thế giới. Đất liền, biển, vũ trụ, không gian ảo, và ngoài vũ trụ. Ở cả năm địa hạt, Mỹ muốn thống trị và sẵn sàng sử dụng những đồng thuế của chúng tôi để làm điều đó.

Khách tham dự: Với tôi, chúng tôi thực sự nghĩ chúng tôi không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, tất là đều là lợi ích, đặc biệt với nước nhỏ như Việt Nam, vậy làm sao để đối mặt với các khủng hoảng lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Biển Đông rất là phức tạp? Bản thân tôi không biết, nhưng có một điều duy nhất mà tôi biết đó là cố gắng hết sức để phát triển kinh tế, kết bạn với tất cả các nước trên thế giới.

Peter Kuznick: Điều đó rất thông minh. Đó là lí do tại sao tôi đã lên truyền hình Việt Nam 2 ngày trước. Tôi đã góp mặt trong chương trình của Lina (Lina Phạm) và tôi đã nói rằng Việt Nam nên cẩn thận để không bị kéo vào chiến lược của Mỹ chống lại Trung Quốc. Việt Nam nên giữ thái độ trung lập, làm bạn với cả đôi bên và lợi dụng điều đó để đạt được lợi ích cho Việt Nam.

Tôi muốn thấy Ukraine trở nên trung lập. Điều đó không nhất thiết phải là gia nhập NATO. Sẽ tốt nếu họ muốn tham gia Liên minh Châu Âu, điều đó sao cả. Họ sẽ có những mối quan hệ về kinh tế nhưng không nên là theo khối nào cả, ở Trung Quốc và Việt Nam, không ai cả. Khi tôi nhìn ngay trong ví dụ ở Bahrain, Bahrain là nước duy nhất ở Ả rập ủng hộ chiến dịch của Mỹ tại Biển Đỏ. Điều đó rất nguy hiểm và giờ Mỹ đã đánh bom Yemen và lực lượng Houthis hai lần. Bạn biết đấy, Hezbollah và Lebanon có thể tham chiến, chúng ta đã có những cuộc tấn công từ các đội quân ở Syria và Iraq. Vì vậy, không chỉ Hamas, cả khu vực có thể nổ tung. Và đó là điều mọi người nên lo sợ về một cuộc chiến mở rộng, một chiến tranh khu vực. Và liệu Trung Quốc có tham gia? Liệu Nga có tham gia? Liệu Iran có tham gia? Theo tôi, Iran là một phe lớn. Và họ có năm lực lượng dân quân ở trong khu vực. Nếu những người Israel nghĩ rằng những gì xảy ra ở ngày 7 tháng Mười là tồi tệ thì điều đó chả là gì nếu so sánh với cuộc chiến tranh khu vực có thể xảy ra, bởi vì tất cả các nước đang có vũ khí hết sức tân tiến. Đó không phải 67 hay 73. Nó có thể là hơn thế nữa, mang sức tàn phá hơn đến tất cả.

 

Khách tham dự: Tôi có một câu hỏi. Chúng tôi là sinh viên. Chúng tôi hiện đang học ở Khoa Quốc tế học ở Trường Đại học Hà Nội. Và thực ra, sáng nay, chúng tôi có học về Nghiên cứu Châu Á. Giáo viên của chúng tôi có đưa một câu hỏi về liệu sẽ có một thế kỷ Châu Á? Và hầu hết các bạn đều thảo luận và cho rằng điều đó có thể. Nhưng với tôi, tôi nghĩ là không, bởi nếu chúng ta coi Trung Quốc là một đại diện từ Châu Á để cạnh tranh với Mỹ, về công nghệ và sức mạnh quân sự, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để cạnh tranh. Nhưng rồi giáo viên của chúng tôi cho rằng nếu chúng ta muốn trả lời câu hỏi, chúng ta phải cân nhắc rằng nước đó có cả sức mạnh và ý chí để giành vị trí thứ nhất, vị trí siêu cường quốc độc nhất. Vậy ông có thể cho chúng tôi biết ý kiến của ông về liệu sẽ có Thế kỉ Châu Á hay không?

Tom Wilber: Chà, tôi đã theo dõi Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài trong cuộc sống công việc của mình và trong một phần của sự nghiệp của mình, tôi đã dành rất nhiều thời gian làm việc với Trung Quốc, bắt đầu vào đầu năm 2003, tôi đã chứng kiến rất nhiều, ví dụ tăng trưởng của GDP tăng 8 lần qua các năm, và chứng kiến tất cả đã có những sự lên xuống nhưng cũng chứng kiến sự mở rộng to lớn của nền kinh tế và sự bành chướng đồ sộ của những gì họ đang làm với cơ sở vật chất của họ. Tôi đã bay qua các sân bay và đi bằng những đường sắt cao tốc khắp Trung Quốc và trở về nhà và thấy rằng, ôi trời đất, cơ sở hạ tầng đã trở nên tệ hại thế nào ở Mỹ và những sân bay thật tồi tệ và tôi còn không thể lên tàu ở đâu nữa. Nhưng có một cuốn sách giáo khoa rất ngắn mới được phát hành năm vừa rồi ở Mỹ gọi và Chiến tranh lạnh mới của Washington. Và có một chương sách miêu tả những gì đã xảy ra suốt thời gian qua từ lúc Mỹ trở thành siêu cường duy nhất hoặc từ lúc Mỹ đã có được khoảnh khắc ngắn ngủi này dưới dạng thế giới đơn cực, rằng Mỹ đã gia tăng quy mô lớn lên chi tiêu quốc phòng. Và nền kinh tế đã phát triển, nhưng đồng thời bằng những phương pháp phi truyền thống, mà nếu ta áp dụng một loạt các phương pháp phi truyền thống với cả Trung Quốc và Mỹ, ta sẽ thấy Trung Quốc đã đánh bại Mỹ trên các lĩnh vực quy mô như thế nào. Vậy còn lại ở gì của Mỹ, tất nhiên GDP, đó là một thước đo. Nhưng có hàng loạt các tiêu chuẩn khác, và ta nhìn vào khả năng sản xuất ở trong nước Mỹ. Tất cả mọi thứ đang được đưa ra ngoài nước Mỹ và Trung Quốc đã mở rộng lên tất cả thước đo của sự giàu có. Nền kinh tế của họ đang bền vững hơn chúng tôi rất nhiều và bởi vì thứ duy nhất chúng tôi đang phát triển đó là tổ hợp công nghiệp quân sự lớn này. Và điều quan ngại đó là điều chúng tôi thật sự… Có một sự suy thoái ngầm to lớn ở Mỹ. Tôi nhớ rằng khi đi học mình đã nghĩ bao giờ thì Trung Quốc đứng vị trí thứ hai trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, và tạp chí The Economist cho rằng vào năm 2050, chúng ta sẽ thấy Trung Quốc sẽ bắt kịp và trở thành nền kinh tế vĩ đại nhất trên thế giới. Hiện tại thì điều đó đang xảy đến rất nhanh. Vì vậy tôi luôn băn khoăn rằng sẽ có sự thay đổi nào khi Trung Quốc đạt đến giai đoạn đó. Khi ta bắt đầu trao đổi hàng hóa và sử dụng tiền nhân dân tệ thay vì đồng đô la và điều đó cũng đang chuẩn bị xảy đến với những sự tài trợ của Trung Quốc lên rất nhiều thứ từ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Điều duy nhất tôi có thể thấy được là đó sẽ là một thời điểm tỉnh ngộ cho Mỹ khi người Mỹ nhận ra mình không còn là số một.

 

Khách tham dự: Bác nghĩ thế nào về việc chúng ta đang sống trong một nền công nghiệp tri thức, đúng chứ? Nó ít liên quan đến sức mạnh sản xuất mà nhiều hơn về sức mạnh công nghệ. Và Mỹ hiện tại vẫn đang thu hút nhiều tài năng và công nghệ.

Tom Wilber: Vậy những tài năng đó đến từ đâu? Có bao nhiêu tài năng đã lớn lên tại Mỹ thông qua hệ thống trường học và hệ thống hàn lâm mà không ở trạng thái tốt so với lượng tài năng mà Mỹ nhập khẩu suốt thời gian qua? Tôi nghĩ đã có rất nhiều công trình tiến bộ trong nền kinh tế tri thức đang xảy ra ngoài Mỹ.

Peter Kuznick: Nước Mỹ từng thu hút nhân tài trên khắp thế giới. Nhưng Mỹ không còn thân thiện nữa. Mọi người trên thế giới thấy những khẩu súng ở Mỹ, những cuộc thảm sát hàng loạt ở Mỹ. Nó không an toàn nữa. Có một khả năng thực tế là Donald Trump sẽ tái đắc cử. Ông ấy rất phản đối người nước ngoài, người nhập cư, đặc biệt với người Hồi giáo. Chúng tôi có một thành phần theo chủ nghĩa bản địa ở Hoa Kỳ thật xấu xí và không được chào đón. Ví dụ, tất cả học sinh Trung Quốc từng ở Mỹ, họ không cảm thấy được chào đón ở hiện tại nữa.

Tôi rất muốn thấy nhiều học sinh Việt Nam hơn nữa. Một trong những nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ yêu thích nhất của tôi, Uyên, đến từ Vịnh Hạ Long, đáng ra sẽ tham gia chuyến đi của chúng tôi, nhưng cô ấy lại bị ốm. Giờ cô ấy đang dạy tại Trường Đại học Nam Alaska. Cô ấy rất tuyệt vời. Cô ấy đã viết một luận văn tiến sĩ về ngoại giao của người Việt Nam trong chiến tranh. Một học bổng rất quan trọng.

Tôi không thấy Mỹ còn là điểm đến thu hút nhân tài trên thế giới như nó đã từng nữa. Điều đó thật tệ vì hệ thống đại học của Mỹ từng rất tuyệt vời nhưng đã có một cuộc tấn công lên giáo dục và trí tuệ ở Mỹ hàng thập kỉ nay. Thế nên Mỹ không còn như xưa nữa.

Tôi rất muốn thấy viễn cảnh Mỹ và Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức, Brazil hợp tác cùng nhau và khiến hành tinh này trở nên tốt hơn. Đó là những gì mà chúng ta nên làm. Đôi khi tôi tham gia các cuộc phỏng vấn, tôi nói chúng ta cần một cuộc họp thượng đỉnh. Chúng ta cần những nhà lãnh đạo từ khắp các nước tụ họp lại và ngồi xuống, tìm ra những gì cần làm với hành tinh này để cứu nó. Hiện tại đang không có sự lãnh đạo nào theo những hướng đó nhưng hi vọng đó là phương hướng mà chúng ta đang chuẩn bị đi, bằng không, hành tinh này sẽ bị diệt vong. Ta biết những nghiên cứu của UN về khí hậu rất là nghiêm trọng.

 

Khách tham dự: Tôi có hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất, Ấn Độ đang cố gắng trở thành siêu cường về kinh tế trong 20 năm tới, ông có thấy điều đó khả thi không? Và câu hỏi thứ hai là nhiều người nghĩ kinh tế Trung Quốc đang là mớ hỗn độn, nó đang bị hư hỏng, khủng hoảng, có rất nhiều sáng kiến quốc tế của Trung Quốc không thành công cho lắm ở hiện tại. Vậy trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tập trung hơn vào kinh tế trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn thay vì phát động chiến tranh. Ông nghĩ gì về điều đó?

Peter Kuznick: Chà, về câu hỏi thứ nhất, tôi đã từng thực hiện ba chuyến diễn thuyết khắp Ấn Độ trong hai năm trước COVID. Bạn đã từng đến Ấn Độ chưa? Tôi nghĩ đó là một quốc gia rất thú vị. Đó là một quốc gia trẻ như Việt Nam. Nạn nghèo đói tràn ngập ở đó. Nếu bạn đi đến một khu dân cư của tầng lớp trung lưu, thì chỉ cần đi qua một dãy nhà, sẽ thấy những người sống trên đường. Vẫn còn rất nhiều hệ thống ống nước trong nhà và trong nhiều khía cạnh, nó rất lạc hậu nhưng lại rất năng động. Dân số của họ giờ đã lớn hơn Trung Quốc. Tôi thấy Ấn Độ đang có tiềm năng rất to lắm. Tôi không thích những chính sách của Modi. Tôi không thích chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông ấy. Vì vậy tôi không thấy hứng thú lắm với chính phủ của Modi nhưng tôi nghĩ Ấn Độ có một tiềm năng phát triển to lớn và có rất nhiều nước đang cố để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nếu không tách khỏi hoàn toàn thì ít nhất là nới lỏng bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Vì vậy có một số ngành sản xuất đã di chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ, một vài đang di chuyển sang Việt Nam. Tôi thấy Ấn Độ đang có tiềm năng to lớn.

Trung Quốc có những vấn đề, dân số đang trở nên già đi, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại rất nhiều, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ đang thách thức sự thay thế đối với đồng đô la, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tiền tệ quốc tế, đã dành hàng nghìn tỷ đô lên những dự án phát triển, nhưng có rất nhiều nước đã nợ quá nhiều và không có khả năng trả lại, thế nên điều đó cũng chậm lại. Nhưng rồi cũng có các nước trong BRICS, đầu tiên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Những bây giờ đã là sáu nước, bao gồm Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang chuẩn bị tham gia. Và điều điều đó đe dọa sự thay thế cho hệ thống quốc tế dựa trên đồng đô la. Vì vậy tôi nghĩ mọi người đang bắt đầu tìm kiếm những sự thay thế. Đúng là Trung Quốc có những vấn đề, như bạn đề cập, nhưng tôi nghĩ tiềm năng cho sự phát triển vẫn lớn ở Trung Quốc hơn là ở Mỹ, mặc dù nó phục hồi không được tốt cho lắm sau COVID và có rất nhiều chính sách mang tính phòng vệ. Tôi nghĩ Trung Quốc đã học được từ những sai lầm ấy.

Và Tập Cận Bình, một trong những vấn đề của tôi đó là những nhà lãnh đạo này nghĩ họ nắm quyền lực mãi mãi, vì vậy Tập Cận Bình nghĩ Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu thiếu ông ấy, Putin muốn nắm quyền lực mãi mãi, và Biden không được ưa chuộng, cả những nhà dân chủ, họ không muốn thấy Biden đảm nhiệm nữa, nhưng ông ấy đang bám víu lấy quyền lực và Netanyahu chắc chắc sẽ không từ bỏ quyền lực ở đó. Bạn thấy vấn đề này ở khắp mọi nơi. Chúng ta cần một sự lãnh đạo mới và tư duy mới ngay bây giờ. Nếu có một vài nước, Trung Quốc có vẻ như sẽ không có tư duy mới nhưng tôi nghĩ họ sẽ đứng yên, bạn biết đấy, chúng ta nói về Thế kỷ Thái Bình Dương, Thế kỷ Châu Á, rõ ràng sự tăng trưởng kinh tế và sự năng động đã bị già hóa, nhưng chúng ta sẽ thấy nhiều sự tăng trưởng ở Châu Phi. Tôi nghĩ rằng châu Phi cũng đang có tiềm năng to lớn. Họ chỉ đang bắt đầu phát triển. Trung Quốc đang làm việc với châu Phi tốt hơn so với Mỹ làm, Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế tốt hơn nhiều với hầu hết nước ở châu Phi. Và họ đang là đối tác thương mại hàng đầu không chỉ với Việt Nam mà với mọi quốc gia ở châu Á hiện nay. Vì vậy tôi nghĩ sắp tới trung tâm sẽ dịch chuyển từ Mỹ và châu Âu sang châu Á và châu Phi. Nhưng tôi không muốn thấy Mỹ và Châu Âu bị loại trừ. Tôi muốn thấy họ đóng vai trò tích cực trong việc phát triển một nền kinh tế xanh toàn cầu, vì Mỹ vẫn đang có sức mạnh khủng khiếp về kinh tế mà đáng nhẽ ra nên được dùng cho điều tốt đẹp hơn là cho việc phá hủy.

 

Book Hunter: Cảm ơn. Hai ông có thể cho biết nếu có một lời khuyên ông dành người trẻ ở Việt Nam, đó sẽ là gì? Ví dụ nếu ông trở lại tuổi 20, ông sẽ hành động khác đi như thế nào?

Tom Wilber: Tôi đã định nói là chúng tôi cách 20 tuổi bao xa. Tôi đang cách 50 năm từ 20 tuổi. Vậy nếu tôi ở những năm của tuổi 20, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ mô tả nó từ góc độ của những khán giả ở đây, tôi nghĩ 20 tuổi ở Việt Nam có thể có một tập hợp các cơ hội tương tự. Để nói về làm sao để đối mặt với vấn đề và làm sao để xác định được vấn đề, điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến trên cơ sở cá nhân đó là cứ đi tiếp, tiếp tục phấn đấu hướng tới những điều này. Chúng ta đều cần tập trung vào những điều này và ở mức độ mà chúng ta có thể làm để xoay chuyển mọi thứ theo hướng đúng, chẳng hạn như về khí hậu, chúng ta cần bắt đầu thực hành nó. Nó là điều đúng đắn, đó là những gì mà bạn nên thực hành. Theo tôi, mọi sự thay đổi đều đến từ hành động của mỗi người. Nếu ta muốn có hòa bình trên thế giới thì nó bắt đầu với sự thực hành của bản thân với hòa bình và cách mà bạn đối xử với mọi người hàng ngày. Tôi nghĩ, từ trải nghiệm của mình tại Việt Nam, tôi nghĩ bạn đã hiểu rõ phần đó từ những gì mà tôi thấy và cách mà mọi người đang đối xử với nhau, nhưng điều mà tôi không biết đó là làm thế nào bạn có thể thực hiện những cơ hội lớn hơn và theo đuổi những vấn đề lớn hơn. Và tôi nghĩ, ở một phạm vi nào đó, như khi ông nói về tập hợp các quốc gia với nhau, có thể nên có cuộc gặp thượng đỉnh của người dân, bằng cách nào đó nên tập hợp một cuộc họp thượng đỉnh nhân dân để bắt đầu đề cập đến những vấn đề này. Và có cách nào chúng ta có thể bắt đầu thứ gì đó tương tự. Có rất nhiều tổ chức đang được diễn ra giữa những thế hệ trẻ cố gắng để đối mặt với những vấn đề này. Và ở mức độ mà mọi người có thể bắt đầu chia sẻ những thông tin và giáo dục lẫn nhau và phát triển những liên minh lỏng, tôi nghĩ ít nhất nó sẽ di chuyển theo đúng hướng. Tôi nghĩ ông có lẽ đưa ra câu trả lời tốt hơn và sâu sắc hơn.

Peter Kuznick: Đó là một câu trả lời rất hay. Tôi thích nó. Tôi ước mình đã nghĩ ra câu trả lời ấy. Chà. Tôi có thể nói gì cho người 20 tuổi ở Việt Nam? Bạn biết đấy, mọi thứ đều có thể. Không gì có thể ngăn bạn thực hiện những điều tốt với cuộc sống của mình. Tôi cảm thấy rất ấn tượng và được khích lệ khi ở trong căn nhà này bởi vì có sách ở khắp mọi nơi, và tôi thích được bao quanh bởi những cuốn sách. Và tôi thích cách mà Nam đang hiến dâng bản thân cho đời sống tâm trí và học tập, và nếu bạn nhìn vào niềm hứng thú của cậu ấy, cậu ấy hứng thú với mọi chủ đề. Và cậu ấy đang cố mang đến điều đó cho người Việt bằng cách xuất bản những cuốn sách như của chúng tôi dù có thể sẽ khó tiếp cận nhiều độc giả. Nên tôi sẽ chỉ nói là hãy học tập với sự tích cực, tiếp cận nó như nó là thế giới của bạn, nó là hành tinh của bạn, nó là thời đại của bạn. Ta đang có những nhà lãnh đạo mà phần lớn không đại diện cho những gì cần được đại diện. Và bạn biết đấy, tiếp cận nó với thật nhiều tình yêu thương, kiên nhẫn và thấu hiểu, và cũng từ lịch sử của Việt Nam, lịch sử từng bị xâm chiếm bởi hết nước này đến nước khác và sống sót, chiến thắng và đánh bại Pháp, Mỹ, Trung Quốc, có bao nhiêu nước có thể làm được điều đó? Các bạn có một lịch sử rất đặc biệt và góc nhìn đặc biệt nhưng bạn cũng hiểu được sự ghê rợn của chiến tranh. Và các bạn có tiếng nói và thẩm quyền mà hầu hết mọi người không có. Vì vậy đừng nghĩ bản thân đến từ một quốc gia nhỏ bé và tương đối yếu. Hãy nghĩ bản thân như một tiếng nói cho nhân loại. Ví dụ, tôi nghĩ tiếng nói quan trọng nhất trên thế giới hiện tại, không bàn về sức ảnh hưởng nhưng về thông điệp thì đó là Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Nếu bạn đọc những bài phát biểu của ông, chúng rất có tầm nhìn và mạnh mẽ. Và ông ấy đến từ một nước tương đối nhỏ và yếu, tuy nhiên, ông ấy có thông điệp và ông ấy là người đang đấu tranh cho hành tinh ngay lúc này. Các bạn đều có thể trong vị trí ấy, nhưng bạn cần có một nền giáo dục tốt, bạn cần học và hiểu lịch sử, hiểu tiềm năng của con người và hiểu rằng thế giới có thể và nên là nơi tốt hơn chính nó bây giờ. Không có lý do nào mà chúng ta lại tạo một thế giới hỗn loạn như thế này. Nó không nên là như thế. Và đừng chấp nhận nó.

Book Hunter: Cảm ơn Peter và Tom

Peter Kuznick: Cảm ơn Nam vì làm việc này. Điều này thật tuyệt vời.

 

Khách tham dự: Tôi có thể đưa một lời gợi ý chứ? Với tôi, vấn đề về vũ khí hạt nhân khá mới mẻ. Nhờ ông, tôi biết đến nó lần đầu tiên. Vì vậy tôi nghĩ không có nhiều người trên thế giới biết về nguy hiểm cận kề của nó như ông. Vậy ông có thể nào viết một cuốn sách cho những người bình thường, mà có những cụm từ dễ hiểu để những người bình thường như tôi có thể hiểu được vấn đề.

Peter Kuznick: Cảm ơn, đó là lí do tại sao Oliver Stone và tôi thực hiện Nước Mỹ Chuyện Chưa Kể và tại sao chúng tôi thực hiện phim tài liệu, vì cuốn sách khá là học thuật nhưng phim tài liệu là dành cho người bình thường, và 100 triệu người và hơn thế nữa trên thế giới đã xem chúng. Bởi vì nó chiếu ở mọi nơi, trừ Trung Quốc. Và tôi không chắc rằng nó cũng chiếu ở Việt Nam hay không nhưng chúng ta nên làm điều ấy, vì đây là nỗ lực của tôi, đặc biệt về những vấn đề hạt nhân, để giáo dục mọi người trên thế giới theo cách mà họ có thể hiểu.

Và Nam dự định sẽ xuất bản một cuốn sách nữa của tôi và nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Cuốn này [Nước Mỹ chuyện chưa kể] khá nặng, bạn khó có thể nâng nó lên. Cuốn kia sẽ không nặng như thế này, nó sẽ rất nhẹ. Vì vậy, nó đơn giản hơn và nó sẽ cung cấp rất nhiều thông tin, và rẻ hơn. Vì vậy tôi mong chờ các bạn sẽ đọc nó. Sau đó, chúng ta có thể làm những sự kiện trên Zoom. Tôi thực hiện những buổi diễn thuyết ở Zoom trên khắp thế giới. Tôi thích đi vòng quanh thế giới và gặp những người trẻ trên khắp thế giới. Và người bạn đồng hành của tôi, Oliver Stone, muốn quay lại Việt Nam, nên sau khi cuốn sách của chúng tôi được phát hành, mong rằng chúng tôi có thể làm được điều đó.

 

Khách tham dự: Tôi có thể hỏi một câu không? Tôi nghĩ rằng nó khá buồn cười. Khi tôi học ở ngành quan hệ quốc tế, đó là ngành học của tôi ở đại học, và khi tôi tìm hiểu và phân tích vấn đề nào đó liên quan đến sự kiện trên thế giới, giáo viên và người giảng dạy cho tôi luôn nói rằng “Ta cần tập trung vào những lý thuyết như chủ nghĩa hiện thức, chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa tự do để bàn luận và đánh giá mọi thứ chính xác.” Vì vậy tôi luôn luôn băn khoăn và hoang mang rằng liệu nó có thực tế và hiệu quả cho tôi trong việc bàn luận hay đánh giá một vài sự kiện trên thế giới – ví dụ như việc Nga xâm chiếm Ukraine. Và tôi cũng luôn cảm thấy hoang mang vì điều đó. Giáo viên nói rằng ta cần hiểu vấn đề ban đầu dựa trên một vài lý thuyết từ một số nhân vật như Karl Marx, Engel hoặc vân vân để phân tích nó. Vậy ông có nghĩ nó có khả thi hay hiệu quả cho tôi và các học sinh khác dựa trên những lý thuyết để bàn luận về những sự kiện như thế này không?

Peter Kuznick: Nước Mỹ, từ rất lâu, các nhà tri thức, bị ảnh hưởng rất nhiều từ lý thuyết của Pháp, đặc biệt Chủ nghĩa Hậu hiện đại và những lý thuyết khác. Tôi không nghĩ rằng nó có ích. Tôi lớn lên và đã học rất nhiều về Chủ nghĩa Mác. Cái tôi thích không phải là cách diễn đạt nghiêm khắc mà là tinh thần của Chủ nghĩa Mác, Marx của thời kỳ đầu, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, các bản thảo kinh tế và triết học, hệ tư tưởng của Đức, không phải Marx thời kỳ sau của thuyết giá trị thặng dư và “Tư bản”.

Tôi nghĩ nó có giới hạn ngoài cái tinh thần của nó. Bạn không cần học quá nhiều lý thuyết để hiểu hoặc trân trọng những điều đang xảy ra. Tôi nghĩ rằng bạn nên tin đôi mắt và trái tim của mình, bạn hãy nhìn thế giới và nghĩ xem thế giới có thể khác như thế nào. Nếu bạn thiết kế lại nó, bạn là Chúa và bạn sẽ bắt đầu lại từ đầu, bạn sẽ tạo nên một thế giới như thế nào? Một trong những thứ mà tôi nghĩ cái chúng ta đang thiếu là tinh thần utopia. Ví dụ ở Mỹ, mọi người muốn cải thiện mọi thứ, nhưng họ có một tầm nhìn rất hạn hẹp. Tôi nghĩ rằng thế giới hiện tại, nó có thể khác đi. Tôi nghĩ nó có thể hoàn toàn khác biệt. Mọi người có thể hiểu nhau theo nhiều cách khác nhau và chúng ta có thể chia sẻ nguồn lực và kế hoạch theo cách khác so với việc chúng ta làm. Vì vậy tôi nghĩ các bạn phải ước mơ, nhưng tôi không nghĩ bạn cần nhiều lý thuyết để làm việc ấy. Tôi nghĩ điều đó trong tâm trí của bạn để xem thế giới chúng ta tạo nên sẽ như thế nào nếu có thể được bắt đầu lại và đến từ lập trường nhân đạo.

Hiện tại chúng ta có những nền kinh tế dựa trên việc bóc lột lẫn nhau. Chủ nghĩa tư bản dựa trên lòng tham. Tôi không thích một hệ thống mà tối đa hóa lòng tham nhằm tạo nên sự giàu cho cho mọi người dựa trên chi phí của người khác. Tôi thích ý tưởng của đôi bên cùng có lợi. Tôi muốn thấy nó được áp dụng thực tế.

Tôi rất ấn tượng với khả năng tiếng Anh của mọi người.

Book Hunter: Cảm ơn ông.

 

Trà My và Nguyên Phương dịch

 

Tom Wilber – Tôi đã có lòng trắc ẩn đối với những người Mỹ bám vào huyền thoại anh hùng

Tháng 4/2021, trong những ngày tháng COVID tại Hà Nội và Việt Nam vẫn còn căng thẳng, Chuck Searcy, một người bạn lâu năm của Book Hunter sau khi biết chúng tôi đã bắt tay vào xuất bản sách, đã kết nối Tom Wilber với Book Hunter để chúng tôi dịch cuốn sách mới ra mắt của ông sang tiếng Việt, cuốn sách có tiêu đề: Dissenting POWs: From Vietnam’s Hoa Lo Prison to America Today (TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN – Từ Nhà
le-nam

Lê Nam

24/05/2023

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (3): Truyền thông đại chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick Bài 1: https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Bài 2 https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-2-to-hop-cong-nghiep-quan-su/ Để đảm bảo cho chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng luôn ngự trị trong lòng người dân, và hợp lý hóa tất cả các cuộc chiến mà nước Mỹ thực hiện ở các quốc gia khác, cũng như duy trì vòng tiêu dùng bất tận phục vụ các tập đoàn, truyền thông đại chúng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hủy diệt

Watchmen – Sự xung đột của các nhận thức thế giới

“Watchmen” (2009) là bộ phim siêu anh hùng xuất sắc nhất trong chùm chủ đề “hot” của truyện tranh và phim ảnh Holywood từ năm 1960 đến nay: siêu anh hùng cứu thế giới. “Watchmen” được chuyển thể từ bộ truyện tranh 12 tập do Alan Moore sáng tác. Bối cảnh xã hội trong “Watchmen” rất đặc biệt bởi vì nó phản ánh thực trạng chính trị của nước Mỹ sau thất bại của chiến tranh Việt Nam.  Nhưng tôi sẽ không bàn về thực

Bhagavad Gita của J. Robert Oppenheimer: Một trường hợp diễn giải sai kinh văn

Ý tưởng cơ bản trong câu trả lời mà Krishna đưa ra cho Arjuna là thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ tương xứng với địa vị của mình, mà không nghĩ đến kết quả, người ta đang đến nơi cứu rỗi. John McKenzie, Hindu Ethics (1922)[1] MỘT TRONG NHỮNG trích dẫn được nhấn mạnh nhiều nhất và ít được giải thích nhất trong lịch sử thời đại nguyên tử chính là điều mà J. Robert Oppenheimer khẳng định đã nghĩ khi chứng kiến

Địa chính trị trong chiến tranh Việt Nam

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi những đoàn lính của miền Bắc Việt Nam chiếm giữ Sài Gòn, những chiếc máy bay trực thăng cũng đang đưa những người Mỹ cuối cùng trở về nước từ nóc tòa nhà đại sứ quán của họ – một thất bại không thể quên được của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á với hơn 58.000 lính Mỹ hi sinh. Trong khoảng thời gian từ 1963 tới 1975, James Burnham thường dành chuyên
le-nam

Lê Nam

22/04/2016