Home Hiểu Tom Wilber – Tôi đã có lòng trắc ẩn đối với những người Mỹ bám vào huyền thoại anh hùng

Tom Wilber – Tôi đã có lòng trắc ẩn đối với những người Mỹ bám vào huyền thoại anh hùng

le-nam

Lê Nam

24/05/2023

Tháng 4/2021, trong những ngày tháng COVID tại Hà Nội và Việt Nam vẫn còn căng thẳng, Chuck Searcy, một người bạn lâu năm của Book Hunter sau khi biết chúng tôi đã bắt tay vào xuất bản sách, đã kết nối Tom Wilber với Book Hunter để chúng tôi dịch cuốn sách mới ra mắt của ông sang tiếng Việt, cuốn sách có tiêu đề: Dissenting POWs: From Vietnam’s Hoa Lo Prison to America Today (TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN – Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay). Cuốn sách được lấy cảm hứng từ chính người cha của Tom Wilber – Walter Wilber, một phi công bị bắn rơi và bị giam tại Việt Nam từ 1968 – 1973, chỉ được trả tự do sau khi hiệp định Paris được ký kết và chấm dứt sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong thời gian ngồi tù và sau khi được trả tự do, Walter Wilber đã đưa ra nhiều phát ngôn phản chiến, chống lại chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tồn tại hai câu chuyện xoay quanh các tù binh Mỹ tại Việt Nam: câu chuyện về những anh hùng cứng rắn (phổ biến) và câu chuyện về những người yếu đuối và phản hội nước Mỹ (ít người biết). Sau hai năm, cuốn sách của Tom Wilber đã được Book Hunter dịch và phát hành với sự cấp phép của NXB Phụ nữ Việt Nam. Nhân dịp Tom Wilber sang Việt Nam để tham gia chương trình truyền hình của VTV4, Book Hunter đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với ông xoay quanh chủ đề của cuốn sách. 

Sau đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn đã được dịch ra tiếng Việt. 

**************

CÂU HỎI PHỎNG VẤN kèm câu trả lời từ Tom Wilber, đồng tác giả với Jerry Lembcke của cuốn sách

TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN: Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay

 

Book Hunter: Làm thế nào ông có được ý tưởng về cuốn sách Tù binh bất đồng chính kiến?

Tom Wilber: Tôi cần tìm cách ghi lại những hành động mà cha tôi đã thực hiện khi còn là tù binh ở Hà Nội từ 1968 đến 1973 để kêu gọi người Mỹ yêu cầu các nhà lãnh đạo chính phủ của họ gây áp lực lên tổng thống Mỹ Nixon để chấm dứt ngay cuộc xâm lược phi nghĩa và rút lực lượng quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Ở Mỹ, thật khó để tranh luận và thảo luận về việc cha tôi lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam từ trong các trại giam phi công Mỹ bị bắt ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này phần lớn là do sự chấp nhận rộng rãi ở Mỹ đối với câu chuyện về sự ngược đãi và chiến thắng anh hùng cùng với sự ủng hộ vững chắc đối với chính sách của Chính quyền Nixon khiến những người tin vào câu chuyện đó sẽ không tin vào bất kỳ quan điểm nào khác. Nghiên cứu và kinh nghiệm của tôi ủng hộ một quan điểm khác phải đối mặt với rào cản văn hóa lớn này.

Những người không biết gì thì đơn giản hóa hành vi của cha tôi là của một kẻ phản bội, đó là rào cản đối với việc xem xét nội dung những gì ông nói và hoàn cảnh mà ông đưa ra lựa chọn của mình. Đây là dạng ngụy biện công kích cá nhân cổ điển kết hợp với ngụy biện “người rơm”, các kỹ thuật thao túng nhằm tạo ra sự thất vọng lên người bị công kích để đưa người bị công kích ra khỏi cuộc tranh luận, đặt họ vào khu vực của cảm xúc tiêu cực, không đáng để xem xét một cách nghiêm túc.  Tôi muốn nghĩ ra một cách để viết về những khó khăn của cha tôi khi biết rằng tôi sẽ phải bằng cách nào đó vượt qua những loại cảm xúc này.

Nếu tôi viết về những gì cha tôi đã làm dưới dạng một cuốn tiểu sử – một hình thức có xu hướng tạo ra sự xác tín cho chủ đề – tôi có cảm giác rằng cuốn sách sẽ bị công chúng Mỹ, những người ít hiểu biết về các sự kiện lịch sử ảnh hưởng lên quan điểm của cha tôi, gạt bỏ ngay lập tức và cũng sẽ bác bỏ nỗ lực của tôi trong việc truyền tải các sự kiện lịch sử xoay quanh sự lựa chọn hợp lý của cha tôi trong một cuốn sách.

Sau nhiều năm cân nhắc và thảo luận với các tác giả, với những người khác đã tham gia vào một số khía cạnh của những sự kiện này, và các nhà sử học, tôi đã chọn viết một lịch sử dân tộc học thay vì một cuốn tiểu sử.

Hình thức dân tộc học không tập trung vào hành vi của một cá nhân mà tập trung vào một nhóm người. Trong Tù binh bất đồng chính kiến, nhóm đó là tập hợp 10 cựu tù binh đã đưa ra những hành động hoặc tuyên bố chống lại chính sách xâm lược của Hoa Kỳ khi họ còn là tù nhân, và những người này cũng bị buộc tội hình sự theo luật quân sự khi họ được trả tự do và trở về quê nhà. Mặc dù nhiều tù binh khác bày tỏ sự không đồng tình với chính sách của Hoa Kỳ, nhưng họ chấp nhận bảo vệ khỏi bị buộc tội hình sự bằng cách đồng ý ngừng bày tỏ quan điểm chống đối và rút lui khỏi các hành vi của họ.

Với sự giúp đỡ và cấu trúc cuốn sách Jerry Lembcke đưa ra, tôi đã chọn truyền đạt sự thật về những hành động của cha tôi trong bối cảnh của nhóm này.

Lý do tôi muốn kể câu chuyện này là vì nó phần lớn bị gạt ra khỏi lịch sử chiến tranh của Hoa Kỳ. Tôi muốn khám phá những lý do tại sao nó đã bị bác bỏ khi nó xảy ra và tiếp tục bị bác bỏ tới tận ngày hôm nay bởi một công chúng chưa nghe thấy nó, không có cơ hội để hiểu nó.

Book Hunter: Ông bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam và cuộc chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ khi nào?

Tom Wilber: Tôi bắt đầu nghiên cứu nó vào khoảng năm 1983 khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một sĩ quan hải quân, khoảng mười năm sau khi cha tôi trở về, vì sự hiện diện phổ biến về một lịch sử một chiều đang được kể về trải nghiệm của tù binh Mỹ ở Hà Nội từ năm 1964 đến năm 1973, trong khi tôi bản thân biết về một khía cạnh hoàn toàn khác. Tôi định hướng sự nghiệp và cuộc sống của mình với sự bất hòa này trong tâm trí.

Tôi bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu hơn khi cuộc sống bận rộn của tôi bắt đầu mở ra vào khoảng năm 2010. Vào năm 2014, tôi đã thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam. Tính đến tháng 5 năm 2023, tôi đã thực hiện 41 chuyến đi đến Việt Nam để tìm kiếm  thông tin mới hơn trong mỗi lần.

Book Hunter: Đặc điểm nào của Việt Nam mà ông thích nhất?

Tom Wilber: Tôi ngưỡng mộ những gì tôi thấy, nói chung, ở tất cả các cấp độ văn hóa, là khả năng nhìn về tương lai từ hoàn cảnh hiện tại thay vì đối mặt với quá khứ và chìm đắm trong quá khứ.

Nhận ra rằng thời điểm hiện tại chứa đựng cả quá khứ và tương lai, bạn sẵn sàng buông bỏ và hành động ngay hôm nay theo cách tạo nền tảng tốt để từ đó tiến lên phía trước. Kết quả của điều đó là ít than phiền hơn và hiểu biết nhiều hơn những gì tôi tìm thấy trong nền văn hóa của mình. Tôi cũng ngưỡng mộ những gì tôi thấy như một sự đánh giá cao về chủ quyền của nền văn hóa lịch sử độc lập và tự do này. Ở cấp độ cá nhân, tôi đã trải nghiệm sự chấp nhận và tình bạn với không chỉ những người mà tôi biết rõ, mà còn cả lòng tốt trong những cuộc gặp gỡ hàng ngày với những người Việt Nam mà tôi chỉ có thể tiếp xúc một lần. Thật là một dân tộc kiên cường và tích cực!

Đây là một minh họa về khả năng phục hồi và tính tích cực. Trong số nhiều cuộc nói chuyện ở bảo tàng nhà tù Hỏa Lò bàn về đề tài lịch sử, tôi lặng đi khi cuộc nói chuyện chuyển sang khía cạnh “tù binh anh hùng”. Cảm nhận được tâm trạng của tôi lúc đó, một nhân viên đã chuyển cho tôi một mảnh giấy. Nó được viết bằng tiếng Việt, chỉ một dòng: “Tất cả đã kết thúc.” Việc một người Việt Nam viết cho tôi dòng chữ đó là một trong những bài học mạnh mẽ nhất trong cuộc đời tôi.

Book Hunter: Mục đích của ông khi viết Tù binh bất đồng chính kiến là gì?

Tom Wilber: Đồng tác giả của tôi và tôi muốn giúp độc giả hiểu rằng “câu chuyện anh hùng” được kể ở Mỹ không phản ánh được rằng nhiều tù binh chiến tranh đã không đồng ý với cuộc chiến tranh của Mỹ vào thời điểm đó, và để thiết lập lại những lịch sử đối lập đã bị xóa khỏi lịch sử.

Tác giả Tom Wilber đứng chụp cùng anh Lê Duy Nam, admin Book Hunter vào mùa xuân 2023 trước cửa nhà tù Hỏa Lò

Book Hunter: Khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, ông cảm thấy thế nào?

Tom Wilber: Quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã bị trễ hạn quá lâu…mất hơn hai thập kỷ để bình thường hóa quan hệ và hơn một phần tư thế kỷ để bình thường hóa quan hệ thương mại.

Mặc dù tôi rất vui vì điều đó đã xảy ra, nhưng tôi đã thất vọng vì nước Mỹ đã mất nhiều thời gian như vậy. Hoa Kỳ không chỉ thua trong cuộc chiến, mà Hoa Kỳ còn đánh mất cơ hội tham gia vào những năm cực kỳ quan trọng của công cuộc xây dựng lại, khôi phục và hòa giải, cũng như hợp tác trong giai đoạn đầu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Vậy là nước Mỹ đã thất bại hai lần – thua một cuộc chiến và mất một cơ hội. Nhưng như tôi đã học được ở Việt Nam, chúng ta có thể tiến lên một cách tích cực.

Book Hunter: Ông nghĩ lý do của chiến tranh là gì? Chúng ta có thể tránh chúng không?

Tom Wilber: Theo tôi, chiến tranh phát triển từ sự sợ hãi và ảo tưởng, tham lam và thù hận, và trong trường hợp của Hoa Kỳ đó là việc sở hữu khả năng lớn về vũ khí tấn công kết hợp với năng lực đàm phán ngay thẳng không tương xứng.  Chúng ta đang đầu tư quá mức trên toàn cầu không phải vào các hệ thống phòng thủ cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh của người dân mà vào năng lực vũ khí tấn công đe dọa chủ quyền và an ninh của các nước khác. Hoa Kỳ từ lâu đã nổi bật với đầu tư quá mức vào hành vi tấn công. Thật dễ dàng để bắt đầu bạo lực chiến tranh với khả năng to lớn như vậy, nhưng thật khó ngăn chặn chiến tranh nếu không có năng lực ngoại giao ở mức phát triển tương xứng, khiến chiến tranh dễ bắt đầu nhưng khó kết thúc. Hậu quả thật khủng khiếp và đáng xấu hổ.

Có câu châm ngôn đó là “khi công cụ duy nhất của bạn là một cái búa thì mọi thứ đều là đinh”. Với công cụ chính là vũ khí tấn công quy mô lớn do một xã hội đầy sợ hãi nắm giữ, mọi hiểu lầm đều có thể được coi là mối đe dọa phải được giải quyết bằng công cụ quyền lực tấn công chính này. Điều đó khiến tôi tự hỏi, nếu đầu tư nhiều hơn vào xã hội dân sự và ngoại giao, đồng thời cắt giảm đáng kể đầu tư vào vũ khí chiến tranh tấn công, liệu chúng ta có thể tránh được chiến tranh không? Các công cụ khác trong hộp công cụ của chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta phản ứng và nhận thức của chúng ta về phần còn lại của thế giới.

Book Hunter: Nếu ông có thể nói điều gì đó với những người lính nói chung, ông sẽ nói gì?

Tom Wilber: Tôi muốn nói với những người lính một cách tổng quát rằng các bạn có một nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ chủ quyền của đất nước mình, phù hợp với các nguyên tắc trung thực cao cả mà các bạn trung thành. Tuy nhiên, nếu quốc gia của bạn hành động theo cách mang tính chất đế quốc và thích gây hấn, hoặc vi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, hoặc cấp trên trực tiếp của bạn ra lệnh cho bạn làm điều gì đó bất hợp pháp, thì bạn phải sẵn sàng kiểm tra lại việc tuân thủ của mình nếu được lệnh tham gia vào hành vi sai trái.

Book Hunter: Ông mong đợi gì từ Tù binh bất đồng chính kiến trong việc xây dựng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?

Tom Wilber: Tôi không kỳ vọng nhiều vào văn hóa Hoa Kỳ vì nó khó chấp nhận thách thức từ cuốn sách Tù binh bất đồng chính kiến đối với câu chuyện mà người Mỹ đã quen được kể, rằng những người tù binh anh hùng đã tiến hành một số phương pháp chiến đấu bên trong những bức tường nhà tù và giành chiến thắng trước những kẻ bắt giữ họ là người Việt Nam. Quan điểm của tôi là họ bám vào câu chuyện được thêu dệt này bởi vì nó là một câu chuyện cho thấy Hoa Kỳ “chiến thắng” một điều gì đó, trong mắt họ.

Câu chuyện “chưa kể” khác này nhìn cuộc chiến tương tự theo cách khác từ bên trong những bức tường của nhà tù Hỏa Lò: một số tù binh, những người bất đồng chính kiến bị buộc tội khi họ trở về, và những tù binh chống lại chính sách chiến tranh nhưng đã chọn im lặng cũng đều tồn tại. Nếu độc giả Hoa Kỳ có thể nhìn và hiểu những quan điểm khác này, có lẽ họ cũng có thể thấy rằng việc bám vào nó chỉ ngăn cản việc hàn gắn tình cảm ở một nước Mỹ đang gặp khó khăn, đó là rào cản để nhận ra đầy đủ lợi ích của mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với sự chào đón nồng nhiệt từ Việt Nam.

Hãy bỏ qua việc Nam bị “coi là nạn nhân” của Việt Nam và cùng nhau tiến lên! Một số Tù binh có thể thấy đó là chìa khóa cho tương lai.

Book Hunter: Đâu là phần khó khăn nhất trong quá trình viết Tù binh bất đồng chính kiến?

Tom Wilber: Đối với tôi, phần khó khăn là tách các cảm xúc của tôi ra khỏi nhiệm vụ ghi lại một lịch sử trái ngược với quan điểm được chấp nhận của Hoa Kỳ, khi cá nhân tôi biết các khía cạnh được ghi chép lại của lịch sử là không phải như vậy. Việc tìm kiếm đồng tác giả Jerry Lembcke, người hiểu rõ xu hướng huyền thoại hóa của văn hóa Hoa Kỳ để hiểu về một lịch sử rắc rối mà họ không muốn đối mặt hoặc chấp nhận, đã giúp tôi tìm ra một khuôn khổ mà tôi không cần phải đưa ra cảm xúc cá nhân của mình và có thể tập trung nhiều hơn vào các phát hiện và nghiên cứu.

Tôi vẫn thường xuyên xúc động. Tôi đã nhận ra một lợi ích cá nhân to lớn thông qua công việc này. Tôi đã phát triển sự đồng cảm lớn hơn để nhận ra tác động đáng lo ngại của sự than phiền trong văn hóa Mỹ, để có lòng trắc ẩn đối với những người Mỹ bám vào huyền thoại anh hùng này như một cách để tìm kiếm sự an ủi cho một lịch sử đầy rắc rối, để hiểu được nguồn gốc của sự ảo tưởng và cống hiến công việc của tôi trong sự trắc ẩn đối với họ.

Book Hunter: Cảm ơn ông và chúc ông mạnh khỏe và vững tin vào công việc của mình.  

Book Hunter thực hiện

Địa chính trị trong chiến tranh Việt Nam

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi những đoàn lính của miền Bắc Việt Nam chiếm giữ Sài Gòn, những chiếc máy bay trực thăng cũng đang đưa những người Mỹ cuối cùng trở về nước từ nóc tòa nhà đại sứ quán của họ – một thất bại không thể quên được của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á với hơn 58.000 lính Mỹ hi sinh. Trong khoảng thời gian từ 1963 tới 1975, James Burnham thường dành chuyên
le-nam

Lê Nam

22/04/2016

Hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta – Giao lưu với Peter Kuznick và Tom Wilber

Vào ngày 13/1/2024, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của hai người bạn viễn phương đến từ Hoa Kỳ của Book Hunter, nhà sử học, đồng tác giả "Nước Mỹ chuyện chưa kể" Peter Kuznick và nhà nghiên cứu, đồng tác giả "Tù binh bất đồng chính kiến" Tom Wilber, chúng tôi đã mời hai ông đến Trung tâm Book Hunter làm diễn giả cho một cuộc chia sẻ về chủ đề Viễn cảnh hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta. Trong

Hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam của người dân Mỹ (phần 2): Diễn biến phong trào

Diễn biến hoạt động xã hội chống chiến tranh Việt Nam của người dân Mỹ Tổ chức theo New Left thành lập và phát triển trước giai đoạn phản chiến (Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Trước 1964, hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam diễn ra nhỏ lẻ, với sự tham gia của các tổ chức có mục tiêu hòa bình như War Resisters League (WRL), Committee

Hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam của người dân Mỹ (phần 1): Những tiền đề cơ bản

Vì sao quan tâm tới phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam Là người Việt, chúng ta đã biết ít nhiều về cuộc chiến của người dân Việt Nam chống lại quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Mỹ ủng hộ đằng sau. Tuy nhiên ít người còn nhớ việc người dân Mỹ trong giai đoạn này cũng đã đấu tranh phản đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Bài viết này nhằm giúp chúng ta biết thêm một

Trịnh Công Sơn – ai cũng quen mà ai cũng lạ

Tôi vốn dự định chọn Phạm Duy như nhạc sĩ đầu tiên của Âm nhạc phản chiến trước 1975, nhưng rồi cứ lần lữa trì hoãn, bởi Phạm Duy quá ư phức tạp để tiếp cận, dẫu rằng tôi đã có một kho tài liệu về ông. Và thế là tôi bỏ lơ chùm bài viết đã nhiều năm. Chỉ đến khi đi xem bộ phim gây tranh cãi “Em và Trịnh”, nghĩ về những chuyện nực cười trên báo chí, về những câu tán