Home Soát “Xoay trục” châu Á – Di sản của Obama

“Xoay trục” châu Á – Di sản của Obama

Minh Tân

21/04/2023
xoay-truc-chau-a-di-san-cua-obama

Di sản châu Á của tổng thống không hẳn là tệ hại nhất, nhưng nó cũng chẳng tốt đẹp nhất trong bối cảnh lịch sử hiện đại. – Bài đăng ngày 3 tháng 9 năm 2016

Dịp viếng thăm của Tổng thống Barack Obama đến Trung Quốc và Lào trong khuôn khổ chuyến công du châu Á cuối cùng của mình. Chính quyền sẽ mô tả điều này như một thắng lợi quan trọng, khẳng định rằng Obama là “Tổng thống hướng Thái Bình Dương” đầu tiên của nước Mỹ (thật ra Richard Nixon cũng đã làm điều tương tự vào năm 1969, trong khi William H.Taft, Herbert Hoover, John F.Kennedy và George H.W.Bush cũng dành nhiều quan tâm đến khu vực này). Chính quyền Mỹ cũng sẽ dành nhiều lời khen cho xu thế vốn xuất hiện từ thời chính quyền George W.Bush (như G20, TPP, quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, thay đổi hình thái của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, vv). Sự thật là không phải tất cả những cái gì mới đều “xoay trục”. Mặt khác, những người chỉ trích Obama có thể cũng mắc sai lầm khi cho rằng việc xoay trục là hoàn toàn vô nghĩa. Từ năm 2009, quan hệ đối tác chiến lược của Mỹ với khu vực này đã mở rộng hơn so với giai đoạn 2001-2008. Bất kì đánh giá lịch sử nào về di sản Obama ở châu Á đều nên bắt đầu bằng nhìn nhận có nhiều sự kế thừa và công nhận của lưỡng đảng với chính sách châu Á chứ không phải không có gì.

Phân tích chi tiết hơn về di sản Á châu của Obama làm nổi bật lên một thành tựu, một tính năng phụ, một cơ hội bị đánh mất và một sự thiếu hụt tai hại.

Thành tựu quan trọng của chính quyền Obama là đã thiết lập và duy trì cơ chế kết nối với Đông Nam Á. Từ sau chiến tranh Việt Nam, công tác đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á bị đứt đoạn, họ phải vật lộn với những thách thức nóng bỏng như vấn đề nhân quyền và khủng bố. “Tái cấu trúc” của Obama thực sự diễn ra giữa Tây Nam Á và Đông Nam Á. Ông tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á do ASEAN tổ chức, ông cũng hình thành lên Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ – ASEAN. Cũng từ năm 2009, quan hệ của Mỹ đã ấm lên với từng nước trong khối ASEAN trừ Thái Lan (do nạn đảo chính liên tục ở quốc gia này). Vâng, nhiều điều trở nên khả thi bởi Trung Quốc lo ngại quốc gia đều thân Mỹ, và sự thật là tầm ảnh hưởng của chính sách đã thuyên giảm trong giai đoạn chuyển giao Ngoại trưởng từ bà Hillary Clinton sang ông John Kerry. Tuy nhiên, chính quyền xứng đáng được tán dương khi thiết lập một cơ chế gắn kết dài hạn với khu vực ngày càng chiếm vị trí quan trọng này.

Với các cường quốc khu vực ở Bắc Á, chính quyền đã thực thi một chính sách hiệu quả. Chính quyền Bush tiền nhiệm đã thiết lập mối quan hệ bền vững và tín nhiệm với tất cả cường quốc khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Obama sẽ để lại cho người kế nhiệm một mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh và sự tin tưởng nửa vời của chính quyền Nhật Bản với Hoa Kỳ, dẫu cho có đạt được một số thành quả quan trọng trong hợp tác an ninh với Tokyo cũng như chuyến viếng thăm đến Hiroshima cực kỳ tốt đẹp của ông hồi đầu năm. Các nhân tố ngoại sinh tác động mạnh mẽ đến vấn đề hiện nay của Trung Quốc chắc chắn là: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đối với Bắc Kinh như khởi đầu cho sự đi xuống của nước Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hóa ra lại là một đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với Hồ Cẩm Đào. Nhưng chính quyền lại làm vấn đề thêm phức tạp khi không chỉ ra được bất kỳ lợi ích nào ở châu Á. Năm 2009, tổng thống hướng chú ý về “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở châu Á đồng thời cảnh báo với các đồng minh Mỹ. Tiếp sau đó, vào năm 2011, sau khi Trung Quốc cả gan bắt đầu thể hiện tầm ảnh hưởng ra khu vực, chính quyền gửi thông điệp “tái cấu trúc” đến châu Á khi đưa một lực lượng quân sự mới đến Australia, để răn đe Trung Quốc. Năm 2013, chính quyền Mỹ tiếp tục nắn gân các đồng minh bằng việc vượt qua “lằn ranh đỏ” ở Syria và thông báo ủng bộ “Mô hình quan hệ siêu cường kiểu mới” của Tập Cận Bình – một cơ chế chung của Mỹ và Trung Quốc thoạt nhìn rất giống với cam kết tôn trọng giá trị cốt yếu của Trung Quốc trước đó.

Obama và dàn cố vấn cho rằng hợp tác chống biến đổi khí hậu sẽ giảm thiểu tranh chấp địa – chính trị, chiến lược có liên quan đến việc lựa chọn hình thức ngoại giao và thỏa hiệp để tránh chiến tranh, rủi ro danh tiếng (reputational risk) sẽ là thứ cản trở Trung Quốc. Tất cả các giả thuyết đều bỏ qua vấn đề địa – chính trị căn bản của châu Á. May thay, câu chuyện không dừng lại ở đó, và chính quyền đã bắt đầu ra đối sách với sự lộng quyền ngày càng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, sự ăn khớp hai chiều và thay đổi liên tục của các tọa độ chiến lược đã làm suy yếu trụ cột quan trọng nhất trong chính sách lãnh đạo Hoa Kỳ – khả năng kiểm soát thường xuyên quan hệ giữa các siêu cường.

Cơ hội bị đánh rơi có lẽ ở lĩnh vực thương mại. Tổng thống sẽ nói với những người đồng cấp rằng ông quyết tâm thông qua TPP trong những ngày cuối của nhiệm kỳ, nhưng các thành viên Quốc hội và các cựu đại diện thương mại Hoa Kỳ (gồm ở cả hai đảng) cho rằng việc này cần một chiến lược dài hơi. Thật không may khi các ứng cử viên ở cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ đều không ủng hộ thỏa thuận, ở đây lỗi thuộc về chính quyền khi không phê chuẩn sớm hơn. Obama vận động chống lại tự do giao thương vào năm 2008 rồi sau đó trì hoãn xúc tiến TPP vì các hiệp đoàn không hài lòng, ông sẽ hỗ trợ họ kiểm tra qua thẻ (một sáng kiến tuyệt vời cho các liên kết hóa tự động). Tôi cho rằng bà Clinton cuối cùng cũng sẽ trở lại với TPP nếu bà trúng cử, nhưng việc không thể phê chuẩn ngay lúc này sẽ là một khiếm khuyết lớn trong di sản Obama ở châu Á và gây đau đầu cho nội các sắp tới của bà Clinton vì họ phải kết thân lại với khu vực này.

Bắc Triều Tiên là thiếu sót cực kỳ tai hại. Ở đây bất kỳ một lòng nhân từ nào cũng đều bị kiểm soát. Chẳng có chính quyền nào sau thời Chiến tranh Lạnh thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với Triều Tiên hơn lúc này, phần lớn vì hoàn toàn không thể thương lượng về vấn đề phát triển năng lực hạt nhân với Bình Nhưỡng. Chính quyền Obama nhận thức rằng thỏa hiệp ngoại giao thật vớ vẩn, song họ cũng không đưa ra được phương án khả dĩ nào.

Đây không phải là di sản châu Á tệ hại hay tốt đẹp nhất trong lịch sử hiện đại. Có nhiều nhân tố cần tạo dựng nhưng cũng có những điều cần sửa chữa. Hiểu được điều đó sẽ có lợi cho chính quyền kế nhiệm.

Nguồn: Foreign Policy

Dịch: Lê Minh Tân

Vũ khí hạt nhân – quân bài chiến lược trong giữ vị trí số 1 thế giới từ sau thế chiến II đến nay

Tóm tắt và trích đoạn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Peter Kuznick và Oliver Stone Lưu ý: Các đoạn có chữ nghiêng là những trích đoạn trực tiếp từ sách. Những đoạn có chữ thường là phần tóm lược các sự kiện quan trọng mà sách cung cấp. Dù rằng những cơ chế hợp tác toàn cầu có thể tạo ra sự ràng buộc để một quốc gia không sử dụng vũ khí hạng năng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, lên

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (2): Tổ hợp công nghiệp quân sự

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Ngay từ khi ở vị trí trung lập trong Thế chiến I, nước Mỹ đã chọn đứng ngoài và buôn vũ khí cho cả hai phe. Nhưng hơn cả thế, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu vũ khí riêng, đặc biệt đầu tư vào vũ khí hóa học. Năm 1918, Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu chiến tranh hóa học và tập trung tại cơ sở Lực lượng

Watchmen – Sự xung đột của các nhận thức thế giới

“Watchmen” (2009) là bộ phim siêu anh hùng xuất sắc nhất trong chùm chủ đề “hot” của truyện tranh và phim ảnh Holywood từ năm 1960 đến nay: siêu anh hùng cứu thế giới. “Watchmen” được chuyển thể từ bộ truyện tranh 12 tập do Alan Moore sáng tác. Bối cảnh xã hội trong “Watchmen” rất đặc biệt bởi vì nó phản ánh thực trạng chính trị của nước Mỹ sau thất bại của chiến tranh Việt Nam.  Nhưng tôi sẽ không bàn về thực

TỔNG THỐNG ĐÃ CÓ THỂ NHÌN THẤY ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ĐANG TỚI: ĐẰNG SAU SỰ THẤT BẠI CỦA TRUMP TRƯỚC COVID-19 – PHẦN 2

Đọc Phần 1 tại đây: https://bookhunter.vn/tong-thong-da-co-the-nhin-thay-duoc-dieu-gi-dang-toi-dang-sau-su-that-bai-cua-trump-truoc-covid-19/ Yếu tố Trung Quốc Những cảnh báo sớm nhất về coronavirus đã bị vướng vào các cuộc tranh chấp chéo mâu thuẫn nội bộ trong chính phủ về vấn đề Trung Quốc. Chính những kẻ hiếu chiến phản đối Trung Quốc đã thúc đẩy sớm nhất cho lệnh cấm du lịch. Nhưng sự thù địch của họ đối với Trung Quốc cũng làm giảm hy vọng về cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn của thế giới, hai
le-nam

Lê Nam

18/04/2020

Tổng thống đã có thể nhìn thấy được điều gì đang tới: Đằng sau sự thất bại của Trump trước COVID-19 – Phần 1

Một cuộc khảo sát cho thấy tổng thống đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch nhưng sự chia rẽ nội bộ, thiếu kế hoạch và tự tin vào bản năng của chính mình đã dẫn đến tình trạng phản ứng chậm trễ. Từ WASHINGTON: “Dù nghĩ theo cách nào thì chuyện này sẽ vẫn tồi tệ”, Tiến sĩ Carter Mecher-  một cố vấn y tế cao cấp của Bộ Cựu Chiến binh Hoa Kỳ đã viết vào đêm 28 tháng 1
le-nam

Lê Nam

17/04/2020