Home Đọc Sách hay trong nước cung cấp kiến thức về tình hình chính trị thế giới và xu hướng của các cường quốc & các khu vực

Sách hay trong nước cung cấp kiến thức về tình hình chính trị thế giới và xu hướng của các cường quốc & các khu vực

Book Hunter

28/12/2022

Những biến động thế giới do dịch bệnh COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ Trung, cuộc chiến Ukraine vs Nga trong giai đoạn 2020 – 2022 đã liên tục đặt cho chúng ta những câu hỏi lớn về biến động trên thế giới: Thế giới dường như không còn đơn cực nữa, một thế giới đa cực nhiều cơ hội và cũng nhiều xung đột đang mở ra. Liệu thế giới đa cực ấy có dẫn tới chiến tranh thế giới thứ III, và nguy hiểm hơn, là chiến tranh hạt nhân với sự tàn phá khủng khiếp. Trong những năm vừa qua, rất nhiều đơn vị xuất bản trong nước đã và đang liên tục xuất bản các cuốn sách cung cấp các kiến thức và góc nhìn đa chiều về tình hình chính trị thế giới cũng như xu hướng của các cường quốc.

Book Hunter xin được cung cấp danh sách tuyển chọn và phân loại những cuốn sách về chủ đề này đã được xuất bản trong nước. Chúng tôi hi vọng trong tương lai, những tác phẩm trong nhóm chủ đề này sẽ được xuất bản nhiều hơn, từ các góc nhìn mới hơn, để chúng ta có thể hiểu hơn về thế giới.

Sách bàn về trật tự thế giới

Đây là dòng sách được xuất bản nhiều nhất và dành được nhiều mối quan tâm từ các độc giả. Những dòng sách này thường được viết từ các chính trị gia, các ký giả nổi tiếng. Hiện nay tại Việt Nam còn rất ít những cuốn sách bàn về trật tự thế giới được viết bởi các học giả hoặc các nhóm chuyên gia; và cũng rất ít sách được dịch từ ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Điều này cũng hạn chế góc nhìn và dữ liệu thực tế, độ cập nhật… liên quan đến chủ đề vốn rất phức tạp và biến động.

Hiện trên thị trường sách Việt Nam đang có những đầu sách sau:

Bộ sách 2 cuốn Lịch sử chính trị – Francis Fukuyama (Nguyễn Khắc Giang dịch)

Đây là một công trình phê bình chính trị kì vĩ của nhà triết học, nhà chính trị kinh tế Mỹ Francis Fukuyama. Cuốn sách gồm 2 tập: TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ (Từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp), TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ & SUY TÀN CHÍNH TRỊ (Từ Cách mạng Công nghiệp đến toàn cầu hóa”. Bộ sách thực sự có thể giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát về các thể chế chính trị và đưa ra các dẫn chứng sống động trong lịch sử về sự thành công và thất bại của các thể chế, từ đó dẫn đến sự ưu việt hay nghèo nàn lạc hậu của các quốc gia.

 

Bộ sách -Lịch Sử Chính Trị
Sách do NXB Tri Thức & Omega+ xuất bản.

Thế Giới Đương Đại – Richard Nathan Haass (Hoàng Long dịch)

Richard Nathan Haass là một nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách người Mỹ. Cuốn sách “Thế giới đương đại” mở ra cho chúng ta một cái nhìn về quan điểm đối ngoại của chính phủ Mỹ, được đặt trên nền móng nhận thức về các mốc trọng đại trong lịch sử và sự đánh giá về vị thế địa chính trị của các khu vực. Cuốn sách cũng sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về những gì thế giới phải đối mặt và trật tự thế giới mới với những nguy và cơ đang diễn ra.

NXB Dân Trí & Tân Việt Books xuất bản

Trật tự thế giới – Henry Kissinger (Phạm Thái Sơn dịch – Võ Minh Tuấn hiệu đính)

Tư duy về trật tự thế giới do Henry Kissinger định hình vào cuối thế kỷ 20 cho đến nay vẫn còn sức ảnh hưởng lớn. Dù cho chúng ta có thể đồng tình hay bất đồng với định hình của Kissinger thì việc đọc và tìm hiểu cuốn sách này của ông cũng là điều cần thiết với bất cứ ai muốn tìm hiểu về quan hệ thế giới.


Sách do NXB Thế giới & Omega+ xuất bản

>>Đọc thêm:

Vũ khí hạt nhân – quân bài chiến lược trong giữ vị trí số 1 thế giới từ sau thế chiến II đến nay – Book Hunter

Liệu chúng ta có đang đối mặt với chiến tranh hạt nhân? – Book Hunter

Những tù nhân của địa lý – Tim Marshall

Dưới góc nhìn địa chính trị, ký giả người Anh nổi tiếng – Tim Marshall đã đưa ra một loạt các nhận định về động thái và xu hướng của các cường quốc trên thế giới cũng như các khu vực nhạy cảm. Cuốn sách được viết dễ hiểu, dễ tiếp nhận, theo lối văn phong báo chí, với lập luận sắc sảo và gợi mở, dựa trên hiện thực của mỗi cường quốc và các khu vực.

NXB Hội Nhà Văn & Nhã Nam xuất bản

 

>> Đọc thêm:

Sự trở lại của Địa chính trị – Book Hunter

Địa chính trị trong chiến tranh Việt Nam – Book Hunter

Những tác phẩm kinh điển về Địa chính trị – Book Hunter

 

Sự bất cân xứng về sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế – Brantly Womack (Nguyễn Đình Sách dịch, Nguyễn Tuấn Việt hiệu đính)

Cuốn sách được viết bởi chuyên gia chính trị quốc tế & các vấn đề liên quan đến Trung Hoa Brantly Womack. Cuốn sách chứa đựng những nghiên cứu công phu về sự bất cân xứng trong quyền lực và mối quan hệ quốc tế, từ đó gây ảnh hưởng đến cán cân quyền lực trên thế giới, khi mà bên nhỏ hơn chắc chắn sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn do sự chênh lệch về tiềm lực. Womack cho rằng bên mạnh luôn làm những điều được cho là khả thi (hoặc chi phí bỏ ra mang lại hiệu quả) trong khi bên yếu luôn cố gắng xoay sở trong phạm vi có thể chứ không hoàn toàn cam chịu, đồng thời ông lý giải lý do lại sao các bên mạnh hơn không hoàn toàn áp đảo được phe yếu đến từ việc chi phí cho áp đảo luôn lớn hơn lợi ích đạt được.

NXB Sự Thật xuất bản

 

Sách nghiên cứu về các cường quốc & các khu vực

Những sách nghiên cứu và bàn luận về trật tự chính trị thế giới vốn rất ít, mà sách nghiên cứu sâu về xu hướng phát triển và chính sách của các cường quốc càng ít hơn. Tính đến nay, sách nghiên cứu về chính trị Mỹ đang chiếm ưu thế, tiếp đó là sách nghiên cứu về chính trị Trung Quốc (chủ yếu qua góc nhìn của phương Tây), và thiếu trầm trọng những nghiên cứu về Nga, hay các cường quốc châu Âu khác, cũng như các vấn đề liên quan đến ASEAN, Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi… Những bàn luận về trật tự chính trị thế giới sẽ chỉ cho chúng ta cái nhìn tổng quan, nếu thiếu cơ sở từ thực trạng chính trị từ các cường quốc & các khu vực, thì sẽ thành hời hợt và thiếu thực tiễn. Chúng tôi hi vọng rằng trong tương lai, những nghiên cứu chất lượng về tình trạng chính trị và chính sách đối ngoại của các cường quốc & các khu vực sẽ được xuất bản tại Việt Nam.

Nước Mỹ chuyện chưa kể – Peter Kuznick & Oliver Stone (Book Hunter dịch – Hà Thủy Nguyên & Lê Duy Nam hiệu đính)

Đây là công trình đồ sộ về lịch sử chính trị & đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 do nhóm tác giả Peter Kuznick & Oliver Stone tổ chức nghiên cứu. Bộ sách đặt ra những nan đề mà một nước Mỹ mong muốn là “siêu anh hùng” gìn giữ trật tự hòa bình của của thế giới phải đối mặt trong lịch sử và những hệ lụy còn kéo dài tới tận ngày nay. Một trong những vấn đề lớn được đặt ra đối với nước Mỹ đương đại, đó là Mỹ sẽ hành xử thế nào với xu hướng thế giới đa cực đang đến gần.

>> Tìm hiểu thêm về sách: Nước Mỹ – chuyện chưa kể – Book Hunter Lyceum

Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào (Phương Mạnh, Minh Tân, Nghĩa Long – Book Hunter xuất bản)

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu về cách Trung Quốc  “thay đổi cuộc chơi” và “xoay chuyển đấu trường”, và thúc đẩy một mô hình mới trong sự phát triển của nền kinh tế chính trị và làm sáng tỏ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Yuen Yuen Ang là Phó giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Michigan. Bà đã thắng giải trong cuộc thi viết luận Next Horizons 2014 về “Tương lai của Hỗ trợ Phát triển” của GDN do quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ và đến năm 2016, tác phẩm “Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào của bà” đã được tạp chí Foreign Affairs vinh danh là một trong “Những cuốn sách hay nhất năm 2017”.

Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin: Kinh tế, Quốc phòng và Chính sách đối ngoại

Cuốn sách cung cấp cái nhìn khái quát về nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin trong hơn hai thập kỷ qua với đa dạng các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước về kinh tế, khoa học, giáo dục, y tế của nền kinh tế – xã hội và đối ngoại với những số liệu phong phú. Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra những mặt tối trong chính sách và hiện thực tại nước Nga. Cuốn sách được viết bởi giáo sư Steven R. Rosefielde, chuyên gia Hệ thống kinh tế so sánh.

NXB Sự Thật xuất bản

Giấc mộng châu Á của Trung Quốc – Tom Miller (Đoàn Duy dịch, Phạm Sỹ Thành hiệu đính)

Cuốn sách được viết bằng một giọng văn hấp dẫn và cung cấp những tư liệu liên quan đến chính sách “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Nhất đới nhất lộ) hay “Con đường Tơ lụa mới” do Tập Cận Bình đề xướng. Trên đất liền, hướng về Tây, “Vành đai” tạo cơ sở hạ tầng đường vận tải và các hành lang công nghiệp mới, nối liền Trung Quốc với Trung Á, Trung Đông & châu Âu. Trên biển, “Con đường Tơ lụa” mở rộng hải cảng và tuyến hàng hải xuyên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Một loạt những định chế tài chính quốc tế mới đã được ngầm sắp đặt bởi bàn tay của Trung Quốc, và đi kèm với đó là những ràng buộc về đối ngoại cũng như chính trị.

Sách không còn trên thị trường

Nghiên cứu chính trị & chính sách đối ngoại của các khu vực

Như đã đề cập ở trên, thị trường sách Việt Nam thiếu vắng những nghiên cứu về tình hình chính trị tại các khu vực, ngay cả nghiên cứu về các nước tại Đông Nam Á. Đa phần cách sách liên quan đến chủ đề này đều là các sách biên soạn mà theo đánh giá của Book Hunter là thiếu nguồn tham khảo và có phần thiên kiến, không đầy đủ. Trong vòng tìm kiếm của mình, chúng tôi chỉ tìm được 1 cuốn sách nghiên cứu duy nhất có thể tham khảo. Chúng tôi hi vọng các bạn đọc có thể giới thiệu và gợi ý thêm để chúng tôi bổ sung vào danh mục tuyển chọn này.

Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI): Lựa chọn nào của Đông Nam Á? (Phạm Sỹ Thành)

Cuốn sách là công trình nghiên cứu của TS Kinh tế Phạm Sỹ Thành, nguyên giám đốc viện VERP. Cuốn sách cung cấp những thông tin quan trọng về chiến lược Vành đai – Con đường cùng với tham vọng kinh tế chính trị của Trung Quốc, cũng như tác động đến Đông Nam Á. Ở một chiều khác, các nước Đông Nam Á cũng xoay sở và thể hiện các thái độ thông qua chính sách phát triển kinh tế của mình. Cuốn sách không dễ đọc bởi yếu tố chuyên môn phức tạp nhưng đặc biệt cần thiết với những ai quan tâm đến mối quan hệ Việt – Trung.

Vành Đai Con Đường: Sáng Kiến Của Trung Quốc Và Hàm Ý Chính Sách Đối Với  Việt Nam by Phạm Sỹ Thành | Goodreads

> Đọc thêm:

Volodymyr vs. Vladimir: hai bức tượng thù địch “nói” điều gì về mâu thuẫn Nga-Ukraine – Book Hunter

Liệu chúng ta có đang đối mặt với chiến tranh hạt nhân? – Book Hunter

Sự trở lại của Địa chính trị – Book Hunter

 

Lưu ý: Danh sách tuyển chọn sẽ được cập nhật thường xuyên.

Book Hunter tuyển chọn

Sự trở lại của Địa chính trị

“Địa chính trị” (tiếng Anh: Geopolitics) không phải là một thuật ngữ mới lạ đối với độc giả hiện nay, đặc biệt là độc giả của thế giới mạng. Nếu ta thử tìm kiếm “Geopolitics” trên google thì sẽ có tới hơn 6 triệu kết quả, và kết quả đối với cụm từ “Địa chính trị” còn nhiều hơn, khoảng 10 triệu kết quả. Mặc dù thuật ngữ “Địa chính trị” được sử dụng một cách tràn lan trên Internet như hiện nay, nhưng ít
le-nam

Lê Nam

19/07/2018

Tại sao năng lượng hạt nhân đang (âm thầm) trở lại mạnh mẽ trên khắp thế giới

Từ California (Mỹ) đến Pháp, Nhật Bản và hơn thế nữa, năng lượng hạt nhân đột nhiên nổi lên dữ dội. Tờ Wall Street Journal gần đây đưa tin Thống đốc bang California (Mỹ) Gavin Newsom đang dẫn đầu nỗ lực kéo dài mười một giờ để thông qua luật nhằm mở rộng huyết mạch cho Diablo Canyon, một nhà máy hạt nhân 2.250 megawatt cung cấp khoảng 8% năng lượng sản xuất tại Golden State. Dưới áp lực của các nhà lập pháp và

Book Hunter

06/01/2023

Giới thiệu cơ sở dữ liệu khảo sát giá trị toàn cầu

Bài viết này giới thiệu về cơ sở dữ liệu của cuộc khảo sát giá trị toàn cầu, nhằm giúp các nhà nghiên cứu và sinh viên hiểu tổng quan về cuộc nghiên cứu và một số cách sử dụng dữ liệu. Đôi nét về cuộc khảo sát giá trị toàn cầu: Cuộc khảo sát giá trị toàn cầu (World Value Survey, viết tắt: WVS) là một dự án nghiên cứu khám phá giá trị, niềm tin, góc nhìn, quan điểm của con người và

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (1): Chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick Chúng ta thường hình dung về nước Mỹ như một quốc gia lý tưởng mà ở đó chính quyền phải tôn trọng các quyền tự do dân sự. Không ít người quan tâm tới tình hình thế giới đều đặt kỳ vọng rằng tổng thống Mỹ, chính quyền Mỹ sẽ mang lại tự do, dân chủ không phải chỉ cho người dân Mỹ mà còn cho cả thế giới. Niềm

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (2): Tổ hợp công nghiệp quân sự

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Ngay từ khi ở vị trí trung lập trong Thế chiến I, nước Mỹ đã chọn đứng ngoài và buôn vũ khí cho cả hai phe. Nhưng hơn cả thế, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu vũ khí riêng, đặc biệt đầu tư vào vũ khí hóa học. Năm 1918, Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu chiến tranh hóa học và tập trung tại cơ sở Lực lượng