Hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu cuộc tấn công tồi tệ của chủ nghĩa bi quan về kinh tế. Người ta thường nói rằng thời đại của tiến bộ kinh tế lớn đặc trưng cho thế kỷ 19 đã đi qua; rằng sự cải thiện nhanh chóng về tiêu chuẩn sống ở Anh chắc chắn sẽ chậm lại; rằng sự đi xuống về kinh tế còn cao hơn sự cải thiện trong thập kỷ tới đây của chúng ta.
Tôi tin chắc đây là một diễn giải rất sai lầm về những gì đang xảy đến với chúng ta. Cái mà chúng ta đang phải chịu, không bắt nguồn từ căn bệnh thấp khớp của tuổi già, mà là từ những cơn đau ngày càng dữ dội của sự thay đổi quá đỗi nhanh chóng, từ sự bối rối trong việc tái thích nghi lại giữa hai thời kỳ kinh tế mới và cũ. Gia tăng hiệu quả kỹ thuật đang diễn ra nhanh hơn so với tốc độ chúng ta có thể giải quyết vấn đề thu hút lao động; việc cải thiện tiêu chuẩn sống hơi nhanh; hệ thống ngân hàng và hệ thống tiền tệ thế giới đã và đang ngăn tỷ lệ lãi xuất sụt giảm nhanh như trạng thái cân bằng đòi hỏi. Và dù vậy, lãng phí và rối loạn phát sinh cũng ảnh hưởng không quá 7.5% thu nhập quốc dân; chúng ta đang phí hoài 1 shilling và 6 xu của 1£, và do đó chỉ còn 18 shilling và 6 xu, trong khi nếu nhạy bén, chúng ta đã có 1£; nhưng, dẫu vậy, trị giá của 18 shilling và 6 xu từ 5 đến 6 năm trước đã tăng dần lên tương đương với 1£. Chúng ta quên mất rằng vào năm 1929, sản lượng đầu ra của các ngành nghề ở Anh đã cao hơn nhiều so với trước, và thặng dư ròng của cán cân quốc tế dùng cho đầu tư nước ngoài, sau khi đã chi trả cho toàn bộ hàng nhập khẩu, cao hơn thặng dư thương mại của các nước khác, cụ thể là cao hơn 50% so với mức thặng dư tương ứng ở Mỹ. Hoặc – nếu như đây lại là vấn đề về những sự so sánh – giả sử chúng ta giảm đi một nửa mức lương, bác bỏ 4/5 khoản nợ quốc gia, và tích trữ thặng dư của cải bằng vàng ròng thay vì cho vay với lãi suất 6% hoặc hơn, có lẽ chúng ta sẽ giống với nước Pháp đầy ngưỡng mộ ở hiện tại. Nhưng đó có phải một sự cải thiện không?
Cuộc suy thoái toàn cầu thường thấy, tình trạng thất nghiệp lớn bất thường trong thế giới đầy sự thiếu thốn, những sai lầm tai hại mà chúng ta mắc phải, làm chúng ta không nhận ra điều gì đang diễn ra phía dưới lớp vỏ – sự diễn giải đúng đắn về xu hướng của mọi thứ. Vì tôi dự đoán rằng cả hai lỗi tương phản của chủ nghĩa bi quan đang gây ồn ào trên toàn thế giới theo thời gian sẽ được chứng minh là sai – sự bi quan của các nhà cách mạng cho rằng mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức chẳng có gì có thể cứu vớt được chúng ta ngoại trừ bạo lực, và sự bi quan của người thủ cựu xem xét sự cân bằng giữa nền kinh tế và cuộc sống xã hội đầy thận trọng đến nỗi chúng ta phải mạo hiểm mà không có thử nghiệm nào.
Tuy nhiên, mục đich của tôi khi viết bài tiểu luận này không phải để kiểm chứng hiện tại và tương lai gần, mà là để bản thân khỏi lúng túng về tầm nhìn ngắn hạn mà nhảy hẳn tới tương lai. Điều hợp lý mà chúng ta có thể mong đợi về mức độ đời sống kinh tế là gì ở một trăm năm sau? Triển vọng kinh tế của thế hệ sau của chúng ta sẽ thế nào?
Từ những thời đại đầu tiên mà chúng ta có ghi chép sử liệu– quay ngược, ví dụ, khoảng hai nghìn năm trước Công nguyên – tiến về đầu thế kỷ 18, không có sự thay đổi quá lớn lao nào trong tiêu chuẩn sống của những người bình thường sống ở các trung tâm văn minh trên trái đất. Chắc có thăng trầm. Những chuyến ghé thăm của dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh. Những thời kỳ hoàng kim xen vào. Nhưng không có sự thay đổi tiến bộ, mạnh mẽ. Một số thời kỳ có lẽ tốt hơn 50% so với những giai đoạn khác – ở mốc tốt hơn tối đa 100% – trong bốn nghìn năm kết thúc (giả sử) vào năm 1700 SCN.
Tỷ lệ tiến bộ thấp, hay thiếu tiến bộ, chủ yếu do hai nguyên nhân: thiếu những cải tiến quan trọng về kỹ thuật và không có vốn tích lũy.
Việc thiếu thốn các phát minh kỹ thuật quan trọng giữa thời kỳ tiền sử và thời kỳ cận đại thực sự đáng lưu ý. Hầu hết những thứ quan trọng và tồn tại trên thế giới ở buổi đầu của thời kỳ hiện đại đều được mọi người biết đến ở buổi đầu của lịch sử. Ngôn ngữ, lửa, thú nuôi, gia súc gia cầm mà chúng ta có ngày nay, máy xúc, bánh xe, mái chèo, con thuyền, đồ da, vải lanh và vải vóc nói chung, gạch ngói và nồi niêu, vàng và bạc, đồng, thiếc và chì – và sắt được thêm vào danh sách trước công nguyên 1000 năm – ngân hàng, nhà nước, toán học, thiên văn học và tôn giáo xuất hiện. Nhưng không có ghi chép nào về lần đầu tiên con người sở hữu chúng.
Ở một kỷ nguyên nào đó trước buổi đầu lịch sử, có lẽ là một trong những khoảng thời gian thoải mái nhất trước kỷ băng hà, đã từng tồn tại một kỷ nguyên của sự tiến bộ và phát minh giống như thời đại mà chúng ta đang sống. Nhưng trải qua phần lớn lịch sử, không tìm được chút bút tích nào nói về kỷ nguyên đó.
Tôi nghĩ thời kỳ hiện đại được mở ra bằng sự tích lũy tư bản bắt đầu từ thế kỷ 16. Tôi tin rằng – vì những lý do mà tôi không thể phản bác lý lẽ hiện tại rằng – điều này ban đầu là do giá cả tăng, và lợi nhuận là yếu tố tác động, mà lợi nhuận là đến từ số châu báu, vàng bạc mà người Tây Ban Nha mang về từ Tân Thế Giới. Từ thời điểm đó cho đến tận hôm nay, quyền lực của sự tích lũy bằng lãi kép, dường như đang ngủ yên suốt nhiều thế hệ, đã tái sinh và hồi phục lại sức mạnh của nó. Và quyền lực của lãi kép qua 200 năm chính là làm chao đảo trí tưởng tượng.
Để tôi minh họa vấn đề này, con số mà tôi đã tính toán. Giá trị của đầu tư nước ngoài ở Anh ngày nay ước tính khoảng 4,000,000,000£. Điều này giúp chúng ta có thêm 6.5% thu nhập. Một nửa chúng ta sẽ mang về nhà và hưởng thụ, nửa còn lại, cụ thể là 3.25%, chúng ta sẽ tích lũy với lãi suất kép. Cách làm tương tự ngày nay đã diễn ra suốt 250 năm.
Vì tôi lần ra những lần đầu tư quốc tế đầu tiên của nước Anh vào châu báu mà Drake đã đánh cắp từ Tây Ban Nha năm 1580. Vào năm đó, anh ta quay trở lại nước Anh và mang theo những chiến lợi phẩm đắt giá từ con tàu Golden Hind. Nữ hoàng Elizabeth là một cổ đông lớn trong tập đoàn đã tài trợ cho cuộc viễn chinh đó. Ngoài cổ phần, bà đã trả hết toàn bộ số nợ nước ngoài của nước Anh, cân bằng ngân sách, và nhận thấy bản thân nắm trong tay 40,000£. Nữ hoàng đầu tư số tiền này vào công ty Levant – một nơi làm ăn rất phát đạt. Ngoài lợi nhuận kiếm được từ công ty Levant, bà cũng thành lập công ty East India; và lợi nhuận có được từ doanh nghiệp lớn này là nền tảng cho đầu tư nước ngoài sau này của Anh. Ngày nay, điều đáng ngạc nhiên là số tiền 40,000£ được tích lũy với lãi suất kép 3% gần bằng với lượng đầu tư nước ngoài thực tế vào nước Anh ở các thời kỳ khác nhau, và con số này ngày nay thực tế lên đến tổng cộng £4,000,000,000 mà tôi đã nêu ra khi nói về đầu tư nước ngoài của chúng ta là gì. Do đó mọi đồng 1£ mà Drake mang về từ nắm 1580 đều trở thành tờ 100,000 £ ở hiện tại. Lãi kép có quyền lực lớn làm sao!
Từ thế kỷ thứ 16, cùng sự phát triển vượt bậc sau thế kỷ 18, đã mở ra một thời kỳ mới của những phát minh khoa học và công nghệ vĩ đại, mà ngay từ đầu thế kỷ 19 đã phát triển nhanh chóng – than, hơi nước, điện, ga, thép, cao su, vải cotton, ngành công nghiệp hóa chất, máy móc tự động hóa và các phương pháp sản xuất đại trà, mạng không dây, in ấn, Newton, Darwin và Einstein, cùng hàng nghìn những thứ khác cũng như những con người quá nổi tiếng và quen thuộc đến mức không thể liệt kê hết.
Kết quả là gì? Bất chấp sự tăng trưởng lớn mạnh về dân số trên thế giới, cần được trang bị nhà ở và máy móc, tiêu chuẩn sống trung bình tại Châu Âu và Mỹ đang được nâng cao, tôi nghĩ, khoảng gấp 4 lần. Mức tăng trưởng vốn trên một quy mô vượt xa gấp trăm lần mức tăng trưởng ở các thời kỳ trước. Và kể từ nay, chúng ta không cần phải kỳ vọng vào sự gia tăng dân số quá lớn.
Thêm vào đó, nếu vốn tăng lên 2% mỗi năm, số lượng thiết bị sản xuất trên thế giới cũng sẽ tăng lên một nửa trong 20 năm tới, và tăng gấp 7.5 lần trong vòng 100 năm. Hãy nghĩ về điều này theo khía cạnh cơ sở vật chất – nhà, vận tải, và các yếu tố giống vậy.
Đồng thời, những tiến bộ công nghệ trong sản xuất và vận tải đã và đang phát triền ở mức tỷ lệ cao hơn nhiều so với trước đó suốt 10 năm qua. Tại các công xưởng ở Mỹ, sản lượng tính trên đầu người vào năm 1925 là 40% cao hơn so với năm 1919. Ở Châu Âu, chúng ta bị ngăn cản bởi những thách thức tạm thời, nhưng dù chắc chắn rằng hiệu quả công nghệ ngày càng tăng với lãi kép hơn 1% mỗi năm. Bằng chứng cho thấy những thay đổi mang tính cách mạng vể công nghệ cho đến nay vẫn chủ yếu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, có thể sớm tấn công ngành nông nghiệp. Chúng ta có thể sống trong khoảng thời gian trước khi diễn ra sự cải thiện tốt về hiệu suất trong ngành công nghiệp thực phẩm cũng như trong khai thác, sản xuất và vận tải. Chỉ một vài năm nữa – ý tôi là trong quãng đời của chúng ta – chúng ta có thể có khả năng thực hiện mọi hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, khai thác mỏ, và sản xuất với ¼ sức lực con người mà chúng ta đã từng sử dụng.
Hiện tại những thay đổi chóng mặt này đang làm tổn thương chúng ta và đang mang đến những vấn đề khó cần giải quyết. Những quốc gia đang phải chịu đựng không phải là những nước tiên phong cho quá trình phát triển. Chúng ta đang phải mắc phải một căn bệnh mới mà có thể một số độc giả chưa từng nghe đến tên, nhưng họ sẽ được nghe nói đến nhiều trong những năm tới – cụ thể, thất nghiệp bởi công nghệ. Cụm từ này có nghĩa là tình trạng thất nghiệp do phát hiện của chúng ta về các phương tiện tiết kiệm việc sử dụng lao động nhanh chóng hơn tốc độ mà chúng ta có thể tìm ra những cách sử dụng lao động mới.
Nhưng đây chỉ là một cụm từ tạm thời để nói về sự điều chỉnh sai lệch. Tất cả đều nói lên rằng trong dài hạn con người đang và sẽ giải quyết vấn đề kinh tế của họ. Tôi dự đoán rằng tiêu chuẩn sống ở các nước tiến bộ trong 100 năm tới sẽ cao lên gấp 4 đến 8 lần tiêu chuẩn sống hiện tại. Không có gì đáng ngạc nhiên ngay cả trong điều kiện hiểu biết hiện tại của chúng ta. Cân nhắc về một bức tranh phát triển xa hơn nữa sẽ không phải là điều ngớ ngẩn.
II
Bàn về luận điểm này, chúng ta hãy nghĩ rằng tính bình quân ở 100 năm sau, tất cả chúng ta đều sống trong một nền kinh tế tốt hơn gấp 8 lần so với hiện tại. Chắc chắn là không có gì khiến chúng ta ngỡ ngàng cả.
Hiện nay đúng là nhu cầu của con người dường như là vô kể. Tuy nhiên chúng được chia thành hai nhóm –nhu cầu tuyệt đối theo nghĩa chúng ta có thể cảm nhận được dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, nhóm thứ hai là nhu cầu tương đối theo nghĩa chúng ta chỉ có thể cảm nhận khi việc thỏa mãn chúng nâng chúng ta lên cao, khiến chúng ta cảm thấy vượt trội hơn so với những người xung quanh. Nhóm nhu cầu thứ hai, thỏa mãn những khao khát to lớn, thực chất có thể không có điểm dừng; cấp độ càng cao, nhu cầu càng lớn. Nhưng đánh giá này không đúng đối với nhóm nhu cầu tuyệt đối – một điểm sớm đạt được, và càng sớm đạt được hơn nếu tất cả chúng ta đều nhận thức được, khi những nhu cầu này được thỏa mãn theo nghĩa chúng ta thích dành nhiều năng lượng hơn cho những mục đích phi kinh tế.
Giờ bàn về kết luận của tôi, bạn sẽ cảm thấy ngày càng ngỡ ngàng về trí tưởng tượng khi bạn nghĩ lâu hơn về nó, tôi nghĩ vậy.
Tôi rút ra kết luận, giả sử không có những cuộc chiến lớn và không có sự gia tăng dân số đáng kể nào, thì vấn đề kinh tế có thể được giải quyết, hoặc ít nhất trong khả năng xử lý vấn đề, trong vòng 100 năm. Điều này có nghĩa là vấn đề kinh tế không phỉa là một vấn đề muôn thuở của con người nếu chúng ta nhận diện được tương lai.
Bạn có thể hỏi vì sao điều này lại đáng ngạc nhiên đến vậy? Nó gây bất ngờ vì – nếu, thay vì hướng đến tương lai, chúng ta nên nhìn về quá khứ – chúng ta nhận thấy rằng vấn đề kinh tế, cuộc đấu tranh để tồn tại luôn là cuộc chiến đấu chính cho đến nay, vấn đề cực kỳ cấp bách của con người – không chỉ là vấn đề của con người, mà còn là vấn đề của mọi sinh vật từ thuở sơ khai ở những hình dạng nguyên thủy nhất.
Vì vậy chúng ta đã tiến hóa một cách rõ ràng nhờ tự nhiên – với tất cả mọi động lực và bản năng sâu thẳm nhất của mình – nhằm mục đích giải quyết vấn đề kinh tế. Nếu vấn đề kinh tế được giải quyết, nhân loại sẽ bị tước đi mục đích vốn có.
Đây sẽ là một lợi ích chứ? Nếu ai đó hoàn toàn tin vào giá trị thực của cuộc sống, thì triển vọng ít nhất sẽ mở ra khả năng thu được lợi ích. Nhưng tôi nghĩ với nỗi khiếp đảm về sự tái điều chỉnh các thói quen và bản năng của một người bình thường, đã thấm nhuần vào anh ta qua vô vàn thế hệ, điều mà anh ta có thể được yêu cầu từ bỏ trong một vài thập kỷ.
Để sử dụng ngôn ngữ ngày nay – có phải chúng ta không mong muốn một “sự suy nhược” nói chung? Chúng ta vốn đã có đôi chút trải nghiệp về cái mà ý tôi là – một kiểu suy nhược phổ biến với những người vợ thuộc tầng lớp trung lưu tại Anh và Mỹ, những người phụ nữ bất hạnh, nhiều người trong số họ, những người bị vô vàn công việc và nhiệm vụ truyền thống sa thải – những người không hề vui thích, khi bị tước đi sự thôi thúc của nhu cầu kinh tế, để phải nấu nướng, dọn dẹp và khâu vá, song hoàn toàn không thể tìm được bất kỳ việc gì thú vị hơn.
Với những người đổ mồ hôi vì kiếm sống hàng ngày, thời gian thư giãn là nỗi mong mỏi ngọt ngào – cho đến khi họ đạt được.
Một nữ giúp việc già đã viết văn bia cho chính bà như sau:
Đừng thương tiếc tôi, hỡi những người bạn, đừng bao giờ khóc vì tôi,
Vì tôi sẽ không phải làm gì nữa.
Đây là thiên đường của bà ấy. Giống những người khác cũng mong chờ thú vui, bà ấy nhận thức được bài thơ đó hay đến nhường nào khi dành thời gian lắng nghe –một cặp câu khác xuất hiện trong bài:
Bằng những bài thánh ca và âm nhạc ngọt ngào mà thiên đường đang reo vang,
Nhưng tôi chẳng cần gì phải ca hát.
Nhưng bài hát chỉ dành cho những ai phải làm việc bằng ca hát rằng cuộc sống này sẽ ổn – và rất ít người trong chúng ta có thể hát!
Do đó đây là lần đầu tiên kể từ khi con người xuất hiện mà chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề thật và vĩnh cữu – làm cách nào để sử dụng sự tự do của mình khỏi những mối lo kinh tế, làm sao để có được thì giờ thư giãn để sống một cách sáng suốt và dễ chịu và tốt đẹp, điều mà khoa học và lợi ích kép sẽ dành được cho chúng ta.
Những người kiếm tiền có chủ đích đầy hăng hái có thể dẫn chúng ta vào vòng xoáy của sự sung túc về kinh tế. Nhưng sẽ là những người khác, những người đầy sức sống, và trau dồi để trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn, trở thành nghệ thuật của cuộc sống và không bán mình vì phương tiện cuộc sống, mới là những người có thể hưởng thụ sự sung túc khi nó đến.
Nhưng tôi nghĩ, không có đất nước nào và không có ai có thể trông đợi vào kỷ nguyên đầy vui thú và sung túc mà không có nỗi sợ. Đã từ lâu chúng ta đều được dạy là phải phấn đấu và không hưởng thụ. Đây là một vấn đề đáng sợ đối với người thường, không có tài năng đặc biệt, để nắm giữ bản thân, đặc biệt là nếu như anh ta không còn gốc rễ với đất đai hay phong tục hoặc những quy ước được ưa chuộng của một xã hội truyền thống. Để đánh giá từ hành vi và những thành tựu của tầng lớp khá giả ngày nay sống ở một phần tư thế giới, triển vọng trông rất ảm đạm! Có thể nói, đây là những tấm lá chắn của chúng ta – những người sẽ tìm ra miền đất hứa cho những người còn lại trong chúng ta mà dựng trại cho họ tại đó. Vì hầu hết bọn họ đều thất bại thảm hại, nên có vẻ đối với tôi, họ tuy có thu nhập độc lập nhưng không có liên kết hay trách nhiệm hoặc ràng buộc nào – để giải quyết vấn đề liên quan đến họ.
Tôi chắc chắn rằng với một chút kinh nghiệm, chúng ta sẽ sử dụng sự hào phóng của thiên nhiên theo cách hoàn toàn khác với cách mà người giàu sử dụng ngày nay, và sẽ phác họa cho bản thân chúng ta một kế hoạch sống khác với họ.
Nhiều năm trôi qua, tình trạng già yếu trong con người chúng ta trở nên mạnh mẽ đến mức mọi người cần phải làm việc gì đó nếu muốn hạnh phúc. Chúng ta sẽ làm nhiều việc cho bản thân hơn bình thường với những người giàu có hiện nay, và chỉ vui vẻ khi nhận những nhiệm vụ và trách nhiệm nhỏ theo thói quen hằng ngày. Nhưng hơn thế, chúng ta sẽ cố gắng phết bơ mỏng lên bánh mì – để khiến cho công việc cần được làm được chia sẻ rộng nhất có thể. Ca làm việc 3 giờ hay ca làm việc 1 tuần 15 giờ có thể trì hoãn vấn đề trong một khoảng thời gian. Vì công việc 3 giờ mỗi ngày khá đủ để thỏa mãn tình trạng già yếu trong hầu hết chúng ta.
Có những thay đổi ở lĩnh vực, phạm vi khác theo cách mà chúng ta mong đợi. Khi sự tích lũy của cải không còn quan trọng trong xã hội thượng lưu, sẽ có những thay đổi lớn trong quy tắc đạo đức. Chúng ta sẽ có thể giải thoát bản thân khỏi những nguyên tắc đạo đức giả đã gây ác mộng cho chúng ta suốt 200 năm, mà bằng cách nào đó chúng ta đã tâng bốc những tính cách đáng ghét của con người lên vị trí cao nhất của phẩm chất. Chúng ta sẽ có đủ khả năng để dám đánh giá động cơ kiếm tiền với giá trị đúng nghĩa của nó. Yêu tiền coi nó như vật sở hữu – khác với yêu tiền theo cách coi nó là phương tiện để hưởng thụ và tạo dựng thực tại cuộc sống – sẽ được thừa nhận bản chất, căn bệnh đáng sợ, một trong những xu hướng nửa tội phạm, nửa bệnh hoạn mà ai đó phải rùng mình bàn giao cho các chuyên gia tâm thần. Tất cả các phong tục xã hội và tập quán kinh tế, ảnh hưởng đến sự phân bổ của cải cũng như các mức thưởng, phạt kinh tế, mà ngày nay chúng ta đã duy trì bằng mọi giá, vì chúng có cực kỳ hữu ích trong việc thúc đẩy tích lũy vốn, dù bản thân chúng có thể gây khó chịu và bất công, cuối cùng chúng ta sẽ thoải mái loại bỏ chúng.
Tất nhiên, sẽ vẫn có nhiều người mang khát khao mãnh liệt, chưa thỏa mãn, những người theo đuổi sự giàu có một cách mù quáng – trừ khi họ tìm ra sự thay thế hợp lý khác. Những người còn lại trong chúng ta sẽ không có nghĩa vụ cổ vũ và khuyến khích họ nữa. Vì giờ đây chúng ta sẽ thăm dò một cách hiếu kỳ thay vì ở mức an toàn hiện tại về đặc tính thực sự của “mục đích” mà Tạo hóa đã ban cho hầu hết chúng ta. Vì “mục đích” có nghĩa là chúng ta quan tâm đến kết quả của hành động của chúng ta ở tương lai xa hơn chất lượng kết quả hay ảnh hưởng của nó đến môi trường sống. Một người “có mục đích” luôn cố giữ vững bất biến hão huyền và giả tạo trong hành động của mình bằng cách đẩy mạnh sự quan tâm đến chúng vào tương lai. Anh ta không yêu con mèo của mình, mà là yêu những con mèo con do nó sinh ra; thực ra, cũng chẳng phải là mèo con, mà chỉ là những con mèo con của mèo con, và cứ như vậy cho đến hết thế hệ mèo. Đối với anh ta, mứt không phải là mứt trừ phi trong trường hợp mứt cho ngày mai và không bao giờ là mứt của ngày hôm nay. Bởi bằng cách đẩy mứt tiến về tương lai, anh ta cố gắng đảm bảo cho hành động hâm nóng mứt là mãi mãi.
Tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện về một vị giáo sư trong Sylvie and Bruno
“Chỉ có người thợ mới có hóa đơn thôi, thưa ngài”, một giọng nói thanh lịch cất lên bên ngoài cửa.
“Ồ, ta sẽ sớm chốt giao dịch với anh ta”, vị giáo sư nói với đứa trẻ, “nếu con chờ ta một chút. Năm nay, giá bao nhiêu vậy, chàng trai?”. Người thợ bước vào khi ông ta đang hỏi.
“Ngài thấy đó, số năm đã gấp đôi lên nhiều rồi”, người thợ trả lời, hơi cộc cằn, “và tôi nghĩ tôi cần tiền ngay bây giờ, tổng 2000 pounds”.
“Ồ, không có gì to tát” vị giáo sư bất giác lên tiếng, sờ trong ví ông ta, như thể lúc nào ông ấy cũng mang theo số tiền đó bên mình. “Nhưng cậu không muốn đợi thêm 1 năm nữa và nhân số lên 4000 pounds hay sao? Hãy nghĩ xem cậu sẽ trở nên giàu có đến mức nào? Cậu có thể trở thành vua nếu cậu muốn!”
“Tôi không biết sẽ thế nào khi trở thành vua”, người thợ trả lời với nét mặt đầy suy ngẫm. Nghe có vẻ là một số tiền rất lớn! Tôi nghĩ tôi sẽ đợi tiếp.”
“Đương nhiên cậu sẽ làm vậy”, vị giáo sư nói. Cậu thật nhạy bén. Chúc ngày mới tốt lành, chàng trai của tôi.”
“Ba sẽ trả cho chú ấy 4000 pounds chứ? Sylvie hỏi khi cánh cửa đóng lại.
“Không bao giờ, con ạ”, vị giáo sư trả lời dứt khoát. “Anh ta sẽ tiếp tục gấp đôi số thời gian cho đến khi anh ta qua đời”, hãy xem xem. “Việc đợi thêm 1 năm nữa để nhận gấp đôi số tiền luôn tỏ ra đáng giá”.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà cuộc đua mang tới sự hứa hẹn bất tử vào trung tâm và bản chất của các tôn giáo nhiều nhất cũng giúp đỡ nguyên tắc lợi ích kép nhiều nhất và đặc biệt là yêu thích thể chế con người có tính mục đích rõ nhất này (tức là tôn giáo).
Do đó tôi nhận thấy chúng ta có thể tự do trở lại với một số những nguyên tắc chắc chắn nhất của tôn giáo và phẩm chất truyền thống – rằng hám lợi là một thói xấu, rằng hành động cho vay nặng lãi là sai trái, yêu tiền là đáng ghét, rằng những người thực sự bước vào con đường của phẩm hạnh và sự khôn ngoan thường ít khi nghĩ cho ngày mai. Một lần nữa chúng ta sẽ cân nhắc mục đích lên trên tiền bạc và sẽ thích điều tốt hơn là điều hữu ích. Chúng ta sẽ bày tỏ sự kính trọng với những người có thể dạy chúng ta tận dụng giờ giấc và ngày một cách khéo léo và hợp lý, những người thú vị có thể tìm thấy niềm vui trong mọi việc, hoa huệ tây ngoài đồng mọc lên thế nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ.(*)
(*) Nguyên câu: Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; – Matthew 6:28
Nhưng hãy cẩn thận! Thời điểm cho tất thảy những điều này chưa đến. Vì ít nhất trong 100 năm tới, chúng ta phải tự lừa dối bản thân và mọi người rằng công bằng là xấu xa và xấu xa là sự công bằng, vì sự xấu xa có ích còn công bằng thì không. Hám lợi và cho vay nặng lãi và đề phòng vẫn là những vị thần của chúng ta thêm một thời gian nữa. Vì chỉ có chúng mới có thể đưa chúng ta ra khỏi đường hầm của nhu cầu kinh tế để đến với ánh sáng.
Do đó, tôi mong đợi ngày nào đó không quá xa sẽ có những thay đổi tốt nhất xảy ra ở môi trường sống vật chất của con người. Nhưng tất nhiên là những thay đổi đó sẽ diễn ra dần dần, chứ không phải như một thảm họa. Thực tế thì nó đã bắt đầu diễn ra. Sự vụ sẽ trở nên đơn giản khi nhóm người đã giải quyết được vấn đề cơm ăn áo mặc ngày càng lớn hơn. Sự khác biệt quan trọng sẽ được nhận ra khi điều kiện trở nên tổng quát đến mức bản chất trách nhiệm của mỗi chúng ta với người hàng xóm được thay đổi. Vì vẫn hợp lý khi người khác vẫn phải lo bài toán kinh tế trong khi chúng ta đã thoát ra khỏi bài toán đó (và chúng ta sẽ bắt đầu biết lo cho họ).
Nhịp độ để chúng ta đạt tới điểm đến của sự thỏa mãn kinh tế được kiểm soát bởi 4 yếu tố – sức mạnh kiểm soát dân số của chúng ta, sự quyết tâm ngăn chặn chiến tranh và bất đồng dân sự, sự sẵn lòng giao phó cho khoa học phương hướng của những vấn đề là mối quan tâm đúng đắn của khoa học, và tỷ lệ tích lũy được cố dịnh bởi đường biên giữa sản xuất và tiêu thụ; và cái cuối cùng là dễ dàng được thực hiện nhất nếu đã có ba yếu tố ban đầu.
Trong khi đó, sẽ không có nguy hại nào xảy ra khi chúng ta có những chuẩn bị nhẹ nhàng cho số phận của mình, khuyến khích và thử nghiệm các nghệ thuật sống cũng như những hoạt động có mục đích.
Nhưng, quan trọng là đừng để chúng ta đánh giá cao tầm quan trọng của vấn đề kinh tế, hay hy sinh cho những nhu cầu cần thiết khác vì nó, những vấn đề khác có ý nghĩa lớn hơn và lâu dài hơn. Đây nên là vấn đề của các chuyên gia – giống như nha sĩ. Nếu nhà kinh tế có thể trở thành người khiêm tốn, có năng lực giống như nha sĩ, thì rất tốt!
Tác giả: John Maynard Keynes
Dịch: Thanh Huyền
*Bài viết nằm trong Chuyên đề Điện tử Book Huntersố 16 – Tháng 9/2021 với chủ đề Kinh tế mới. Để tìm hiểu thêm về chuyên đề điện tử, nơi Book Hunter lưu lại những tìm tòi và suy niệm của mình theo chuyên đề hàng tháng, mời bạn nhấn vào đây.