Theo thống kê của tôi, trong 31 cõi giới của Vũ trụ quan Phật giáo cũ, 25 cõi là cõi thần linh, thường được cho là đủ điều kiện để được gọi là “thiên đường”. Trong những cõi giới còn lại, thường thì, chỉ có một cái được nhắc đến là “địa ngục”, hay còn gọi là Niraya trong tiếng Pali (tiếng Ấn Độ cổ) hoặc Naraka trong Phạn ngữ. Naraka là một trong sáu cõi giới của Dục giới.
Hiểu một cách ngắn gọn, sáu cõi giới là sự mô tả những dạng thức tồn tại có điều kiện khác nhau mà các giống loài được tái sinh trong đó. Bản chất sự tồn tại của một cá thể được quyết đinh bởi karma (nghiệp). Một vài cõi giới thì thoải mái hơn những nơi còn lại — thiên đường nghe có vẻ thích hơn là địa ngục — nhưng tất cả đều là dukkha (khổ – một khái niệm quan trọng của Phật giáo), tức là tất cả các cõi giới đều chỉ là cõi tạm và bất toàn.
Mặc dù, một vài thầy giảng Pháp có thể cho bạn biết những cảnh giới này là những nơi có thật, tồn tại ở thể lý, nhiều người khác giải thích những cảnh giới này theo nhiều cách khác bên cạnh cách hiểu theo nghĩa đen. Nó có thể đại diện cho sự chuyển giao trạng thái tâm lý của một người hoặc các loaị hình tính cách. Nó có thể được hiểu như những biểu tượng của một kiểu hình thức phóng chiếu thực tại. Bất kể chúng là gì — thiên đường hay địa ngục hay gì khác nữa — không có nơi chốn nào là vĩnh hằng.
Nguồn gốc của Địa ngục
Một kiểu địa ngục hay thế giới ngầm được gọi là Narak hay Naraka cũng được tìm thấy trong Hindu Giáo, Đạo Sikh, và Đạo Jain. Yama, vị thần cai quản địa ngục của Phật Giáo, cũng xuất hiện lần đầu tiên trong kinh Vệ Đà.
Tuy nhiên, trong những văn tự đầu tiên chỉ mô tả Naraka như một nơi tối tăm và u sầu. Khái niệm về nhiều địa ngục vẫn tồn tại trong suốt thiên niên kỷ thứ 1 TCN, Những địa ngục này có những hình thức tra tấn khác nhau, và việc tái sinh vào cõi ngục nào phụ thuộc vào tội lỗi mà người đó đã phạm phải. Trong thời gian đó, nghiệp chướng của tội lỗi được tiêu tán, và người đó có thể rời đi.
Phật giáo của buổi sơ khai cũng có những lời dạy tương tự về các tầng ngục. Điểm khác biệt lớn nhất là kinh văn Phật giáo sơ khai nhấn mạnh vào việc không có ông thần hay trí thông minh siêu việt nào đưa ra phán xét hoặc chỉ định về nơi linh hồn sẽ tới. Karma, được hiểu là một quy luật thuận tự nhiên, sẽ dẫn đến sự tái sinh phù hợp.
“Địa hình”của cõi ngục
Vài văn bản trong Pali Sutta-pitaka có mô tả Naraka của đạo Phật. Ví dụ, Devaduta Sutta (Majjhima Nikaya 130) có đi vào các chi tiết đáng lưu ý. Nó mô tả một chuỗi tra tấn mà trong đó người ta sẽ trải nghiệm kết quả của chính những nghiệp mình gây ra. Đó là thứ khủng khiếp, kẻ sai trái sẽ bị đâm bởi thanh sắt nóng, xẻ bằng rừu và thiêu trong lửa. Anh ta sẽ phải đi qua một rừng gai và sau đó là một rừng kiếm lá. Miệng của anh ta sẽ bị mở ra để đổ kim loại nóng chảy vào. Nhưng anh ta không thể chết chừng nào những karma (nghiệp chướng) anh ta gây ra chưa hết kiệt.
Về sau, mô tả về các cõi ngục được phát triển thêm nhiều chi tiết hơn. Kinh Mahayana (Phật giáo Đại Thừa) đặt tên cho những tầng địa ngục và hàng trăm tầng ngục phụ. Mặc dù vậy, phần lớn trong Kinh Mahayana, người ta nghe về 8 địa ngục lửa hoặc địa ngục nóng và 8 địa ngục lạnh hoặc địa ngục băng.
Địa ngục băng thì ở trên những tầng ngục nóng. Những tầng ngục băng được mô tả những vùng đồng bằng hay núi non bị đóng băng hoang vắng và mọi người phải ở trần ở đó. Những tầng ngục băng là:
- Arbuda (địa ngục đóng băng trong khi da phồng rộp)
- Nirarbuda (địa ngục đóng băng trong khi những vết phồng rộp há miệng)
- Atata (địa ngục run rẩy)
- Hahava (địa ngục run rẩy và rên rỉ)
- Huhuva (địa ngục của tiếng răng va lập cập cộng tiếng rên rỉ)
- Utpala (ở địa ngục này da bị chuyển thành màu xanh giống như bông sen xanh)
- Padma (địa ngục hoa sen nơi da bị nứt nẻ)
- Mahapadma (địa ngục hoa sen lớn nơi cơ thể đông cứng đến mức phân rã ra)
Những địa ngục nóng bao gồm những nơi nấu người trong vạc hoặc lò nướng và những ngôi nhà bằng kim loại trắng nóng bắt nhốt người đó lại kèm theo những con quỷ dùng cọc kim loại nóng để đâm vào. Người sẽ bị cắt thành từng mảnh bằng cưa đang cháy và nghiền nát bằng những búa kim loại nóng khổng lồ. Và ngay khi ai đó bị nấu chín kỹ, thiêu cháy, cắt rời hoặc nghiền nát, người đó sẽ lại sống lại và trải qua tất cả những điều đó một lần nữa. Tên gọi thông dụng cho 8 tầng địa ngục nóng ấy là:
- Samjiva (cõi ngục của những cuộc tấn công lặp đi lặp lại)
- Kalasultra (cõi ngục của những đường kẻ hoặc dây màu đen, là đường chỉ dẫn cho những cái cưa)
- Samghata (cõi ngục sẽ bị nghiền nát bởi những vật nóng và khổng lồ)
- Raurava (cõi ngục của sự la hét khi chạy vòng quanh nền đất đang cháy)
- Maharauvara (cõi ngục la hét khủng khiếp bởi bị thú vật ăn thịt)
- Tapana (cõi ngục nóng như thiêu đốt trong khi bị giáo đâm xuyên qua)
- Pratapana (cõi ngục nóng như thiêu đốt trong khi bị đinh ba đâm xuyên qua)
- Avici (cõi ngục bị nướng trong lò liên tục)
Khi Phật giáo Đại thừa được truyền bá khắp châu Á, địa ngục “truyền thống” đã bị trộn lẫn với các địa ngục của văn hóa dân gian địa phương. Ví dụ, Địa phủ của Trung Quốc là sự kết thành do pha trộn từ nhiều nguồn và được cai quản bởi 10 vị vua Yama.
Xin lưu ý rằng, để nói một cách chính xác Cõi Hung Nô (ma đói) là tách biệt với cõi địa ngục, nhưng bạn sẽ chẳng muốn ở bất kỳ nơi nào trong cả hai nơi hết.
Barbara O’Brien
Nguồn: https://www.learnreligions.com/buddhist-hell-450118
Dịch: Susan – Biên tập: Lê Duy Nam