Home Hiểu PHÁP SƯ, PHÙ THỦY, THIỀN GIẢ – KHÁC NHAU Ở ĐÂU?

PHÁP SƯ, PHÙ THỦY, THIỀN GIẢ – KHÁC NHAU Ở ĐÂU?

Khi viết bài này, hẳn nhiều người tu tập tâm linh sẽ nói rằng tôi có tâm phân biệt, cứ phiên phiến thôi, vì hình thức tu luyện nào cũng là tốt cả. Những hình thức tu luyện không xấu, nhưng nhập nhằng không phân rõ cái nào vào cái nào thì chỉ là cơ hội cho những đồ giả mạo lên ngôi. Mà giả mạo thì chắc chắn là xấu. Thế nên, tôi sẽ cố gắng phân rõ từng khái niệm.

#1. Pháp sư

Wizard: Thế kỷ 14,15, từ “wizard” tương đồng với “philosopher, sage”, có thể gọi là nhà hiền triết. Từ này có gốc từ tiếng Anh cổ là “wys”, có nghĩa là sự thông thái. Như vậy, “wizard” ban đầu là những người nắm giữ sự thông thái và bằng sự hiểu biết để tác động đến thế giới chúng ta đang sống. Theo cách hiểu thông thường, “wizard” thường có thể biết trước tương lai (không rõ là dựa trên phán đoán hay năng lực thần bí). Những nhà hiền triết này ở Á Đông có thể tìm thấy qua các nhân vật quân sư biết tính toán các quy luật như Qủy Cốc Tiên Sinh hay là Gia Cát Lượng. Ở phương Tây, những nhân vật như Merlin hay Faust thường được gọi là “Wizard”. Một nhận thức sai lầm về “Wizard” đó là người ta cho rằng đây là từ để chỉ các phù thủy (witch) có giới tính nam. Trên thực tế, một khái niệm khác để chỉ các “wizard” nữ là “wizardess” vẫn có hàm ý là “nhà hiền triết”, khác hẳn với “witch” (sẽ trình bày ở phần sau). Trong khi đó, từ tương ứng với “witch” là “sorcerer” có nghĩa là thầy phép.

Alchemist: Có nghĩa là “nhà giảm kim ». Giả kim thuật là một bộ môn huyền bí mà trong đó những người tu luyện cố gắng tìm hiểu bí mật của vật chất và thực tại, từ đó có tham vọng có thể biến chì thành vàng. Những người luyện giả kim thuật không những phải giỏi về vật lý, hóa học, chiêm tinh học, y học mà còn phải thông thạo các biện pháp luyện tập cơ thể. « Alchemist » có thể nói là một phân nhánh nhỏ của « wizard ».

Với chức năng chính là hiểu các quy luật chi phối thế giới, các pháp sư có phần nào đó giống các nhà triết học và các nhà khoa học cơ bản. Điểm khác biệt ở chỗ, các nhà triết học và khoa học cơ bản để lại trước tác hoặc các thực nghiệm. Còn các pháp sư, đến nay chỉ được ghi chép lại qua các truyền thuyết đã được tô vẽ. Các pháp sư cần có sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên, có thể tùy vào mảng kiến thức mà họ đeo đuổi như vật lý, hóa học, toán học, thiên văn học, sinh vật học… Những hiểu biết về phong thủy, chiêm tinh, y thuật… cũng thuộc sự hiểu biết của họ.

Ở một khía cạnh nào đó, các phương pháp tu luyện như Yoga, Khí công hay Châm cứu là một phần trong việc luyện tập của các « Wizard ». Bởi các phương pháp luyện tập này dựa trên hiểu biết sự vận hành của cơ thế. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều lĩnh vực khác thuộc phạm vi của wizard, các phương pháp này chưa được khoa học chứng minh dù rằng khoa học cũng không hề phủ nhận.

Khác với phù thủy, các pháp sư không chịu sự chi phối của các năng lực siêu nhiên mà năng lực chính của họ là dựa trên sự hiểu biết về bản chất thực tại cùng với sự luyện tập hợp lý.

#2. Phù thủy

“Socerer” vào thế kỷ 15 được hiểu là “bậc thầy của các linh hồn tội lỗi”. Nó có gốc từ tiếng Latin là “sortarius” nghĩa là “người truyền đạt số mệnh”. Ở các tôn giáo thờ thần cổ tại Hy Lạp và La Mã, mỗi ngôi đền luôn có một người có năng lực liên lạc với các vị thần để nhận các lời phán truyền. Ở Ai Cập, người ta gọi họ là các vị tư tế. Những thày pháp này có thể liên lạc với thế giới âm. Ở Á Đông như Trung Quốc hay Việt Nam, nhiều thày pháp còn sử dụng năng lực để điều khiển âm binh tác động đến cõi dương.

“Witch” có gốc từ tiếng Anh cổ là “wicce”, một cách để gọi các nữ phù thủy hay các thày pháp nữ, có nguồn gốc sâu xa hơn là từ tiếng Bắc Âu cổ. Các phù thủy nữ này được cho rằng thường đàm phán với quỷ dữ hoặc các linh hồn tội lỗi để thực thi hoạt động siêu nhiên. Do sự tương đồng về cách phát âm giữa “witch” và “wizard” mà hai từ này thường bị hiểu lầm là cách nói dành cho 2 giới tính của những người thực hiện thuật phủ thủy.

Dù là “Socerer” hay “Witch” thì bản chất của phù thủy vẫn là có được năng lực nhờ vào đàm phán với các thế lực siêu nhiên. Họ cần phải thường xuyên giữ mối liên hệ với các năng lực siêu nhiên ấy bằng cách sử dụng các biểu tượng, vẽ bùa, các bài hát – thơ hoặc câu chú, thực hiện các nghi lễ triệu tập… Đương nhiên, các năng lực siêu nhiên này có phải là quỷ dữ như ở thời Trung Cổ hay không thì còn phải xét.

Các phù thủy dù là nam hay nữ do luôn phải mượn lực từ các thế lực khác, thế nên họ thường sống thành cộng đồng với niềm tin chung, biểu tượng chung và các nghi lễ chung. Nếu một phù thủy muốn tách khỏi các cộng đồng hoặc không giữ các thói quen khi ở trong cộng đồng, năng lực của họ sẽ bị suy giảm.

#3. Thiền giả (Meditator)

Từ “Meditate” có nghĩa là chiêm nghiệm. Người hành Thiền hay còn gọi là Thiền giả bản chất là người bước vào những khám phá trong tâm trí mình để hiểu sự vận hành của các suy nghĩ, học cách điều khiển suy nghĩ và xa hơn thế, giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của các suy nghĩ. Người ta cho rằng ở thời cổ, chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc mới hành Thiền. Đây là một quan niệm sai lầm. Các nhà hiền triết Hy Lạp, Ai Cập cũng hành thiền. Thậm chí các bậc thầy Sufi của Islam cũng hành thiền theo cách của riêng họ.

Hiện nay, người hành Thiền đang bị nhầm lẫn khá nhiều với các phép tu phù thủy. Xu hướng này lan rộng từ sau phong trào New Age. Những cộng đồng phù thủy ở phương Tây đã kết hợp với phương pháp Thiền của Châu Á để gia tăng sự tập trung. Ngoài ra, sự lên ngôi của Mật Tông – một hình thức phù thủy bản địa kết hợp với Phật giáo đã lan rộng khắp thế giới cũng khiến cho sự nhập nhằng này trở nên phức tạp hơn. Hãy quan sát Mật Tông, tất cả các biện pháp quán tưởng, tụng chú, triệu tập năng lượng từ các vị Phật và bồ tát, đều rất giống với phù thủy. Những cách thức này dễ gây ảo giác cho người Thiền. Nguy hại hơn, chúng ràng buộc người Thiền vào các hệ thống siêu nhiên mà người Thiền thường xuyên kết nối.

Thiền cũng bị nhầm lẫn nhiều với các biện pháp luyện tập của pháp sư như Khí công, Yoga…v…v… Tuy nhiên, người tập Thiền có thể kết hợp với các biện pháp này để tăng thêm sức khỏe. Có điều, cần phải xác định rõ ràng rằng sự phát triển của các quyền năng xuất hiện trong quá trình luyện tập như khả năng nhìn cõi âm, cảm nhận năng lượng, linh giác phát triển…v…v… không nói lên sự tăng tiến của quá trình luyện Thiền mà chỉ là kết quả của quá trình luyện tập các biện pháp như Yoga hay Khí công mà thôi.

Tôi tóm lược một vài định nghĩa như vậy để các bạn có thể hình dung rõ ràng về con đường mình chọn lựa để tu luyện, đồng thời cũng hiểu hơn về thông điệp truyền thông mà các nhóm tâm linh thường xuyên rao giảng. Tôi cho rằng, khả năng phân biệt là cần thiết với những người muốn đi xa trên con đường tâm linh, bởi lẽ, trên con đường đó cạm bẫy và ảo giác giăng khắp nơi và tâm trí chúng ta thì rất dễ bị lừa bởi lời ngon tiếng ngọt.

Hà Thủy Nguyên

Từ thờ cúng nữ thần đến tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ nữ thần không phải là một hiện tượng độc đáo trong đời sống tâm linh của người Việt, trái lại, rất phổ biến trên toàn thế giới. Tượng thờ nữ thần cổ xưa nhất được tìm thấy của người Cro-Magnon tại Hohle Fels có niên đại khoảng 35.000 năm với bộ ngực, bụng và âm hộ phóng đại. (1) Ở thời kỳ đồ đá, nữ thần giữ vai trò tối cao – đấng Sáng Thế, Nuôi Dưỡng và Hủy Diệt và luôn

Những hiểu biết sâu sắc về Suryanamaskar (chuỗi chào mặt trời) từ nguồn gốc đến ứng dụng đối với sức khỏe

Tóm tắt Ngày nay, Suryanamaskar (chuỗi chào mặt trời) được coi là một phần của các thực hành theo truyền thống yoga, mặc dù chuỗi động tác này không được coi là asana (các tư thế yoga) cũng không phải là một phần của Yoga truyền thống. Thực hành Suryanamaskar trước khi bắt đầu các hoạt động thường ngày sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người tập và mang lại một ngày hoàn toàn tràn đầy năng lượng. Bắt nguồn từ Raja[1] (quốc vương) của Aundh[2] – người đầu tiên đề xướng suryanamaskar, sau

Hệ thống thờ cúng thần trong văn hóa Việt Nam

I – Khái niệm “Thần” trong văn hóa người Việt “Thần” là một khái niệm rất khó định nghĩa cho dù ở bất cứ nền văn hóa nào. Một cách mơ hồ, ta có thể hiểu “thần” như một lực lượng siêu nhiên ở bên ngoài đời sống hiện hữu của con người nhưng vẫn có thể tác động đến số phận của mỗi cá nhân. Con người một các tự nhiên, đã sớm ý thức được cái chết của mình và sợ hãi tới

TỬ THƯ – CUỐN SÁCH VỀ CÁI CHẾT CỦA AI CẬP

Định nghĩa Tử Thư Ai Cập là tập hợp các thần chú giúp đỡ những linh hồn đã qua đời định hướng cuộc sống sau cái chết. Chính các học giả phương Tây đã đặt cái tựa đề nổi tiếng cho tài liệu này; tựa đề thực sự của nó có lẽ nên được dịch là “Cuốn sách về Giải thoát trong Ánh sáng” hoặc “Thần chú về Giải thoát trong Ánh sáng” và có một cách dịch dễ hơn sang tiếng Anh có thể

Thần quỷ ở Hà Nội (1): Phân vùng (Ghi chép ngắn)

Hà Nội là một mảnh đất chứa nhiều bí ẩn, với nhiều tục thờ cúng thần quỷ xa xưa đã được Nho giáo hóa hoặc Phật giáo hóa. Tôi luôn muốn tìm hiểu một cách tổng thể về các thần và quỷ được thờ ở Hà Nội, cũng muốn qua đó hiểu hơn về các sắc dân đã an cư và lập nghiệp tại đây. Đây là những ghi chép của tôi, có thể có những phần suy luận chưa có đủ căn cứ. Đây