Home Hiểu NOBEL VẬT LÝ 2019: VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ VÀ MỘT NGOẠI HÀNH TINH MỚI

NOBEL VẬT LÝ 2019: VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ VÀ MỘT NGOẠI HÀNH TINH MỚI

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng Nobel Vật lý 2019 “cho những đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của vũ trụ và vị trí của Trái Đất trong vũ trụ” với một nửa cho James Peebles của Đại học Princeton, Hoa Kỳ, “cho những khám phá về lý thuyết trong lĩnh vực vũ trụ học vật lý” và nửa còn lại chia đôi cho Michel Mayor của Đại học Geneva, Thụy Sĩ và Didier Queloz của Đại học Geneva, Thụy Sĩ và Đại học Cambridge, Vương quốc Anh “vì phát hiện ra một ngoại hành tinh (exoplanet) quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời.”

 

Quan điểm mới về vị trí của chúng ta trong vũ trụ

Giải thưởng Nobel Vật lý năm nay tôn vinh những kiến giải mới về cấu trúc và lịch sử của vũ trụ, và khám phá đầu tiên về một ngoại hành tinh quay quanh một ngôi sao kiểu mặt trời bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Những hiểu biết của James Peebles về vũ trụ học vật lý đã làm phong phú toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu này và đặt nền tảng cho sự chuyển đổi vũ trụ học trong năm mươi năm qua, từ phỏng đoán sang khoa học. Khung lý thuyết của ông, được phát triển từ giữa những năm 1960, là cơ sở cho những ý tưởng đương đại của chúng ta về vũ trụ.

Mô hình Vụ nổ lớn (Big Bang) mô tả vũ trụ ngay từ những giây phút đầu tiên, gần 14 tỷ năm trước, khi mọi thứ còn cực kỳ nóng và dày đặc. Kể từ đó, vũ trụ ngày càng mở rộng, trở nên lớn hơn và lạnh hơn. Gần 400.000 năm sau Vụ nổ lớn, vũ trụ trở nên trong suốt và các tia sáng có thể đi xuyên qua không gian. Thậm chí ngày nay, bức xạ cổ xưa này ở xung quanh chúng ta và, được mã hóa trong đó, nhiều bí mật của vũ trụ vẫn còn chưa hé lộ. Sử dụng các công cụ lý thuyết và tính toán của mình, James Peebles đã có thể diễn giải những dấu vết này từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ và khám phá các quá trình vật lý mới.

Kết quả cho chúng ta thấy một vũ trụ trong đó chỉ có năm phần trăm được biết đến, lượng vật chất cấu thành các ngôi sao, hành tinh, cây cối… – và chúng ta. Phần còn lại, 95%, là vật chất tối và năng lượng tối không xác định. Đây là một bí ẩn và thách thức đối với vật lý hiện đại.

Vào tháng 10 năm 1995, Michel Mayor và Didier Queloz đã công bố phát hiện đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, một ngoại hành tinh, quay quanh một ngôi sao kiểu mặt trời trong Dải Ngân hà. Tại đài thiên văn Haute-Provence ở miền Nam nước Pháp, sử dụng các dụng cụ được chế tạo riêng, họ có thể nhìn thấy hành tinh 51 Pegasi b, một quả cầu bằng khí có thể so sánh với ngôi khí sao khổng lồ lớn nhất trong Hệ Mặt trời, Sao Mộc (Jupiter).

Khám phá này đã khởi đầu một cuộc cách mạng trong thiên văn học và hơn 4.000 ngoại hành tinh đã được tìm thấy trong Dải Ngân hà. Những thế giới mới lạ vẫn đang được khám phá, với vô số kích cỡ, hình dạng và quỹ đạo đáng kinh ngạc. Chúng thách thức những định kiến của chúng ta về các hệ hành tinh và đang buộc các nhà khoa học sửa đổi lý thuyết của họ về các quá trình vật lý đằng sau nguồn gốc của các hành tinh. Với nhiều dự án được lên kế hoạch để tìm kiếm các ngoại hành tinh, cuối cùng chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở về việc liệu có hay không sự sống ngoài vũ trụ.

 

Những người được nhận giả Nobel năm nay đã thay đổi ý tưởng của chúng ta về vũ trụ. Trong khi những khám phá lý thuyết của James Peebles góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về cách thức vũ trụ phát triển sau Vụ nổ lớn, Michel Mayor và Didier Queloz đã khám phá các vùng lân cận với chúng ta trong vũ trụ nhằm săn lùng các hành tinh chưa biết. Những khám phá của họ đã thay đổi vĩnh viễn quan niệm của chúng ta về thế giới.

James Peebles, sinh năm 1935 tại Winnipeg, Canada. Nhận bằng Tiến sĩ (PhD) năm 1962 tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Giáo sư Albert Einstein về Khoa học tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ.

Michel Mayor, sinh năm 1942 tại Lausanne, Thụy Sĩ. Nhận bằng Tiến sĩ năm 1971 tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Giáo sư tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ.

Didier Queloz, sinh năm 1966. Nhận bằng Tiến sĩ năm 1995 tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Giáo sư tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ và Đại học Cambridge, Vương quốc Anh.

Số tiền thưởng: 9 triệu krona Thụy Điển, với một nửa cho James Peebles và nửa còn lại chia đều cho Michel Mayor và Didier Queloz.

 

Nguồn: ScienceDaily

 

Dịch bởi El Niño

NOBEL HÓA HỌC 2019: PIN LITHIUM-ION

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng Nobel về Hóa học năm 2019 cho John B. Goodenough, của Đại học Texas tại Austin, Hoa Kỳ, M. Stanley Whmitham, của Đại học Binghamton, Đại học Bang New York, Hoa Kỳ, và Akira Yoshino thuộc Tập đoàn Asahi Kasei, Tokyo, Nhật Bản và Đại học Meijo, Nagoya, Nhật Bản "vì sự phát triển viên pin lithium-ion".   Họ đã tạo ra “một thế giới có thể sạc được” Giải

Công cụ – Thao túng hay cộng sinh?

“Thuốc chữa cho quản lý tồi là quản lý nhiều hơn. Thuốc chữa cho nghiên cứu chuyên ngành là nghiên cứu liên ngành tốn kém hơn, cũng như thuốc chữa cho các dòng sông bị ô nhiễm là thêm nhiều chất tẩy rửa không gây ô nhiễm nhưng tốn kém hơn. Việc tổng hợp các kho lưu trữ thông tin, việc tích trữ thêm kiến thức, nỗ lực để áp đảo các vấn đề hiện tại bằng cách cho ra nhiều khoa học hơn cuối

Những căn nguyên tiến bộ của thế kỷ XX

KHÔNG THỂ MUA LẠI ĐƯỢC Có hai công trình hấp dẫn vốn không phải là sự tổng hợp của lịch sử xã hội và công nghệ, mà thay vào đó nó lại nổi lên từ giao điểm của các nghiên cứu cải tiến công nghệ, địa văn hóa, lịch sử kinh tế và môi trường. Tác giả Vaclav Smil công tác tại Khoa Môi trường tại Đại học Manitoba đã viết đến 23 cuốn sách. Hai cuốn trong số đó đang được nhìn nhận là,

Minh Tân

03/09/2021

MỘT VẬT LIỆU CÓ NGUỒN GỐC TỪ THUỐC LÁ CÓ THỂ CHẮC KHỎE NHƯ GỖ HOẶC NHỰA

Các tế bào từ thực vật đã được biến thành một vật liệu tổng hợp sinh học có thể phân hủy tự nhiên sau khi hết thời gian có ích.   Sự phụ thuộc của nhân loại vào nhựa là một vấn đề quan trọng. Vật liệu này có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường kết thúc vòng đời của nó ở nơi tập kết và hoặc trong lò đốt rác. Dù bằng cách nào, đây cũng là một điều không bền vững. Vậy

Một phương pháp phát hiện oxygen mới trên các ngoại hành tinh

Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mới phát hiện oxygen trong khí quyển ở các ngoại hành tinh có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự sống. Một dấu hiệu khả dĩ của sự sống, hay còn gọi là dấu vết sinh học, là sự hiện diện của oxygen trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh. Oxygen được tạo ra bởi sự sống trên Trái đất khi các sinh vật như thực vật, tảo và vi khuẩn lam sử