Home Đọc Những tác phẩm kinh điển về Địa chính trị

Những tác phẩm kinh điển về Địa chính trị

le-nam

Lê Nam

21/05/2018

Địa chính trị (tiếng AnhGeopolitics) là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.1
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thám hiểm và hàng hải ở thế kỷ 15,16 và môn Địa lý học được chính thức đưa vào giảng dạy ở thế kỷ 18, đặc biệt là tại Berlin và London, cộng với sự đầy đủ và chi tiết của bản đồ thế giới đã giúp cho các học giả quan tâm tới sự ảnh hưởng của địa lý tới cục diện chính trị toàn cầu đưa ra nhiều lý thuyết Địa chính trị vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Các tác giả Địa chính trị kinh điển có thể kể tới: Friedrich Ratzel, Rudolf Kjellen, Halford Mackinder, Alfred Thayer Mahan, Karl Haushofer và Nicholas J. Spykman. Trong bài viết này, tôi sẽ liệt kê và tóm lược ý chính trong một số tác phẩm được xếp vào hàng ngũ kinh điển về Địa chính trị. Danh sách sẽ được liệt kê theo trình tự thời gian xuất bản.
#1: The Influence of Sea Power upon History, 1660-1783 (Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783) – Alfred Thayer Mahan, 1890
Alfred Thayer Mahan là một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ và ông tập trung vào tầm quan trọng của sức mạnh biển, coi nó là một nhân tố chủ yếu trong Địa chính trị. Ông cho rằng kiểm soát được biển cả sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho buôn bán. Sáu yếu tố cấu thành sức mạnh biển được Mahan tổng hợp lại bao gồm: (1) vị trí địa lý, (2) hình thái vật lý, (3) kích thước lãnh thổ, (4) dân số, (5) đặc điểm dân tộc, (6) lãnh đạo chính trị và chính sách. Ông cho rằng chỉ có Anh và Mỹ mới có đủ yếu tố để trở thành cường quốc trên biển và ông cũng là người đầu tiên gợi ý xây dựng kênh đào Panama để nối hai bờ đại dương của nước Mỹ để tăng cường giao thương và củng cố an ninh.2

Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/anh-huong-cua-suc-manh-tren-bien-doi-voi-lich-su-1660-1783/ 

#2: Der Lebensraum: eine biogeographische Studie (Không gian sinh tồn: một nghiên cứu sinh địa lý học) – Friedrich Ratzel, 1901
Friedrich Ratzel là một nhà địa lý người Đức và là một nhà động vật học, vẫn được biết với danh hiệu “cha đẻ của địa lý hiện đại”. Ông đã đóng góp vào Địa chính trị bằng sự mở rộng về cạnh khía sinh học của địa lý. Ông cho rằng các nhà nước là một thực thể sống và tăng trưởng liên tục. Tác phẩm “Der Lebensraum” được ông viết năm 1901 đã lấy cảm hứng từ học thuyết tiến hoá của Darwin và áp dụng học thuyết này cho nhà nước.3

Link đọc sách: https://archive.org/details/bub_gb_xyY-AQAAMAAJ

#3: The Geographical Pivot of History (Cột trụ Địa lý của Lịch sử) – Sir Halford Mackinder, 1904
Mackinder là một nhà địa lý, học giả, chính trị gia người Anh và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Reading và Giám đốc của Trường Kinh tế học London. Ông được xem là cha đẻ của cả Địa chính trị và Địa chiến lược (một ngành học nằm bên trong Địa chính trị chuyên biệt về chính sách ngoại giao bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố địa lý như thế nào). Tác phẩm The Geographical Pivot of History được Mackinder trình lên Hiệp hội Địa lý học Hoàng gia (Royal Geographical Society) vào năm 1904, trong đó ông tập trung trình bày lý thuyết “vùng đất trung tâm” (heartland). Lý thuyết này chỉ ra rằng lịch sử chính trị là một cuộc tranh đấu không ngừng giữa các quyền lực đất liền và biển cả với chiến thắng cuối cùng thuộc về sức mạnh lục địa bao gồm lục địa Á-Âu và châu Phi (chiếm 7/8 dân số và 2/3 diện tích đất liền của toàn thế giới).4

Link đọc sách: https://archive.org/stream/1904HEARTLANDTHEORYHALFORDMACKINDER/1904%20HEARTLAND%20THEORY%20HALFORD%20MACKINDER_djvu.txt

#4: Der Staat als Lebensform (Nhà nước như một thực thể sống) – Rudolf Kjellen, 1917
Rudolf Kjellen là một nhà khoa học chính trị và chính trị gia Thuỵ Điển, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “geopolitics” vào năm 1899. Tác phẩm quan trọng nhất của Kjellen là tác phẩm Der Staat als Lebensform, xuất bản năm 1917, đưa ra năm khái niệm quan trọng giúp định hình Địa chính trị Đức: (1) Reich, một khái niệm về lãnh thổ bao gồm “không gian sinh sống” và hình thái quân sự chiến lược; (2) Volk, một khái niệm mang tính sắc tộc của nhà nước; (3) Haushalt, một lời kêu gọi cho chính sách tự cung tự cấp nhằm phản kháng lại sự thăng trầm của thị trường thế giới; (4) Gesellschaft, một hình thái quan hệ xã hội có nền tảng bởi động lực cá nhân và có suy xét lý tính, ít chú trọng vào các mối quan hệ truyền thống như gia đình, họ hàng hay tôn giáo; (5) Regierung, một hình thái chính phủ có hệ thống hành chính và quân đội làm nhiệm vụ hài hoà và điều phối sự hợp tác giữa người dân với nhau.5

Link đọc sách: https://archive.org/details/derstaatalsleben00kjeluoft

#5: Geopolitik des Pazifischen Ozeans (Địa chính trị của Thái Bình Dương) – Karl Haushofer, 1924
Karl Haushofer là một người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Địa chính trị tại Đức nói riêng và trên thế giới (Ý, Nhật) nói chung. Ông đã thành lập nhiều viện nghiên cứu và tạp chí địa chính trị để phổ biến các lý thuyết Địa chính trị của Ratzel, Mackinder, Rudolf Kjellen đến với độc giả. Tuy nhiên vì bị nghi ngờ có dính líu tới Hitler nên ông đã bị xử tử vào năm 1946 cùng vợ mình. Ông cho rằng trung tâm địa chính trị của thế giới sẽ chuyển tới khu vực Thái Bình Dương và các sự kiện diễn ra trong thế kỷ 21 có vẻ như đã chứng minh tính đúng đắn của lời tiên đoán này.6

Link đọc sách: https://archive.org/details/GeopolitikDesPazifischenOzeanBeiKarlHaushofer

#6: The Geography of the Peace (Địa lý của Hoà bình) – Nicholas Spykman, 1944
Nicholas Spykman là một nhà khoa học chính trị của Hoa Kỳ, là một trong những cha đẻ của trường phái duy thực cổ điển (classical realism) trong chính sách ngoại giao. Các tác phẩm của ông về Địa chính trị và Địa chiến lược đã khiến ông được biết tới với danh hiệu “cha đẻ của chính sách ngăn chặn”. Trong tác phẩm The Geography of the Peace, Spykman đã sử dụng nền tảng không gian cơ bản của lý thuyết Heartland mà Mackinder đã khởi xướng và đưa vào một số thay đổi, trong đó đáng chú ý là xác định vùng đất ông gọi là Rimland.

Spykman phát biểu rằng “Ai kiểm soát Rimland thì kiểm soát Âu-Á; Ai kiểm soát Âu-Á thì kiểm soát số phận của toàn thế giới”.7  
Nguồn tham khảo:
(1): https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B
(2): https://en.wikipedia.org/wiki/Alfred_Thayer_Mahan
(3): https://en.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Ratzel
(4): https://en.wikipedia.org/wiki/The_Geographical_Pivot_of_History
(5): https://en.wikipedia.org/wiki/Rudolf_Kjell%C3%A9n
(6): https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/1942-07-01/haushofer-and-pacific
(7): https://en.wikipedia.org/wiki/Nicholas_J._Spykman
Lê Duy Nam
 

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (3): Những thành tố cơ bản trong việc thiết lập nền tảng pháp quyền và hạn chế

Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền Lê Duy Nam chuyển ngữ Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law Chia sẻ định hướng rộng rãi trong xã hội – giữa các công dân với quan chức nhà nước – rằng Luật pháp thực sự thống trị và nên thống trị. Để pháp quyền được tồn tại, mọi người cần tin tưởng vào nó và tuân thủ nó. Họ cần xem đó như là một bộ phận tồn tại
le-nam

Lê Nam

23/04/2017

Sự trở lại của Địa chính trị

“Địa chính trị” (tiếng Anh: Geopolitics) không phải là một thuật ngữ mới lạ đối với độc giả hiện nay, đặc biệt là độc giả của thế giới mạng. Nếu ta thử tìm kiếm “Geopolitics” trên google thì sẽ có tới hơn 6 triệu kết quả, và kết quả đối với cụm từ “Địa chính trị” còn nhiều hơn, khoảng 10 triệu kết quả. Mặc dù thuật ngữ “Địa chính trị” được sử dụng một cách tràn lan trên Internet như hiện nay, nhưng ít
le-nam

Lê Nam

19/07/2018

“Cộng hòa” của Plato là một cơn ác mộng toàn trị, chứ không phải là utopia (xã hội lý tưởng)

Xã hội lý tưởng (utopia) đầu tiên của văn học cho thấy chúng ta đã đi được bao xa. Các ý quan trọng trong bài Cộng hòa của Plato là cuốn tiểu thuyết xã hội lý tưởng đầu tiên, hoàn chỉnh với một thành phố lý tưởng: Kallipolis. Khuynh hướng toàn trị của Kallipolis đã khiến nhiều nhà tư tưởng chỉ trích tầm nhìn về xã hội lý tưởng của Plato. Cuốn Cộng hòa của Plato chứa đựng những ý tưởng mà nhiều độc giả

Book Hunter

30/12/2022

“Chính trị luận” của Aristotle và sự phê phán các mô hình xã hội

I – Góc nhìn chính trị của Aristotle “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm kinh điển mang tính chất đột phá trong lịch sử triết học và chính trị học không phải ở mức độ liệt kê quy mô mà ở tầm nhìn. Trước Aristotle, chính trị chỉ đơn thuần được xem như mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị trong một quốc gia. Thậm chí với Plato, người thầy của Aristotle, chính trị vẫn là một thứ

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (2): Những lợi ích chính của pháp quyền

Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền Lê Duy Nam chuyển ngữ Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law Những lợi ích chính của pháp quyền và các vấn đề liên quan đến mỗi lợi ích 1. Cải thiện Độ chắc chắn, Khả năng đoán trước, và Sự an toàn trên hai vũ đài: Giữa công dân và chính quyền (theo chiều dọc) và giữa công dân với nhau (theo chiều ngang). Với sự lưu tâm tới
le-nam

Lê Nam

23/04/2017