CHƯƠNG 9: KHOA HỌC
Kinh Qur’an nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên và sự hiện diện của phép màu từ Thượng đế trong thế giới vật chất. Ở nhiều nơi, Qur’an là tài liệu tham khảo về tự nhiên cũng như các yếu tố của khoa học và kết nối tất cả với sự sáng tạo của Thượng đế, thậm chí còn khuyến khích nghiên cứu có hệ thống. Kinh Qur’an hướng sự chú ý tới các dấu hiệu từ thế giới tự nhiên và nhấn mạnh “taqdĩr”, hay “tiêu chuẩn”: sự cân bằng giữa những thái cực của chất và lượng trong khi chúng đều không được chú ý đến.
Dựa vào những gì được diễn đạt trong một mô tả của thánh kinh Qur’an, có thể thấy các học giả Islam sớm đã kết luận được trái đất hình tròn. Người châu Âu không chấp nhận điều này cho tới tận thời kỳ Phục Hưng, họ khăng khăng Trái đất có dạng phẳng. Đối với Islam tại Tây Ban Nha, các nhà thiên văn học Islam cũng như Do Thái giáo ủng hộ các tác phẩm của Aristotle và bài xích toàn bộ các học thuyết của Ptolemy. Các nhà thiên văn học Islam đã sửa lại mô hình hành tinh của Ptolemy cho phù hợp với bảng niên lịch của mình, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của các hệ hành tinh khác. Tín đồ Islam cũng đã sử dụng số pi trong tính toán chu vi đường tròn trước khi biết tới hình học Hy Lạp.
Suốt các cuộc chinh phục của mình, người Islam đã giữ gìn được nền móng khoa học của Byzantine và Ba Tư. Jundishapur trở thành trung tâm khoa học của thế giới Islam và các học giả ở đây đã tới Damascus, thủ đô của Umayyad. Khoa học của Islam có ảnh hưởng nhất định tới thế giới trong nhiều thế kỷ và phát triển rực rỡ suốt thời kỳ cầm quyền của Abbasid. Nhiều học giả từ Ấn Độ, đế chế Byzantine và Ba Tư đã tụ họp tại Baghdad để trao đổi, nghiên cứu cùng các học giả Islam. Tất cả các tài liệu học thuật được viết bằng một ngôn ngữ khoa học mới. Mọi thứ đều được dịch sang tiếng Arab trước khi được giới thiệu rộng rãi, điều này tạo ra các thuật ngữ mới và thúc đẩy sáng tạo.
Những bước tiến trong thiên văn học có sự trợ giúp rất lớn của các lữ khách, những người cần hiểu biết về vị trí của các chòm sao và sự chuyển rời của các tinh tú để lập ra một quỹ đạo theo dõi cũng như tính toán thời gian. Mặt trăng cũng ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cư dân Arab, họ phân chia 28 nhóm sao liên tiếp được gọi là “lunar stages” (âm lịch). Dựa vào vị trí của mặt trăng trong các giai đoạn này mà nhận biết mùa trong năm. Người Islam ở Tây Ban Nha dạy người phương Tây về hình cầu của Trái đất cũng như phát kiến có giá trị khác như các bảng niên lịch.
Môn hóa học của người Islam phát triển trong một thế kỷ rưỡi sau khi đạo Islam ra đời. Các tín đồ Islam đã đóng góp đáng kể cho nền toán học như giải thuật của Muhammad ibn Musa cùng sự phát triển của số học, hình học giải đáp, đo lường và bảng lượng giác. Nền khoa học Islam tiến bộ do sự cởi mở học hỏi thành tựu từ các nền văn minh khác, đặc biệt là Ba Tư, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Các nhà lãnh đạo Islam đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động dịch thuật và nền khoa học của họ có ảnh hưởng tới thời kỳ Phục Hưng.
CHƯƠNG 10: Y HỌC
Y học trong thời kỳ đầu của Islam, Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp và Ba Tư đều rất xuất sắc. Các học giả người Hy Lạp định cư tại Jundishapur, trung tâm nghiên cứu học thuật tiên tiến của người Ba Tư, nơi đã đóng góp cho thế giới Arab và Ba Tư các thầy thuốc. Một vài người trong số họ ở cùng thời với Đấng tiên tri Muhammad, thường đưa ra những lời khuyên khôn ngoan liên quan đến bệnh tật, thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe và vệ sinh. Do sự phải triển của nghiên cứu y học trong thế giới Islam, các caliph về sau này đều rất tin tưởng lời khuyên của các thầy thuốc đến từ Jundishapur, như Hunain ibn-Ishãq từ thế kỷ IX sau công nguyên. Hunain đã dịch các tác phẩm tiếng Hy Lạp sang tiếng Arab, viết một trăm tác phẩm về y khoa có sức ảnh hưởng trong thế giới Islam cũng như dạy dỗ các thầy thuốc tương lai.
Trong thời đại Abbasid, tất cả các học giả đều đạt được một vài sự hiểu biết nhất định về y khoa và nhiều người đã trở thành nhà bác học. Bầu không khí này thích hợp cho nghiên cứu học thuật cùng với đó các học giả đều rất được kính trọng. Đầu thế kỷ IX sau công nghuyện, Baghdad có 860 thầy thuốc được cấp phép hành nghề cùng với rất nhiều bệnh viện và trường học. al-Rãrĩ, al-Majũsĩ và Ibn Sĩnã là ba vị thầy thuốc vĩ đại, tác giả của những tài liệu chính yếu, đồng thời cũng là các triết gia có tiếng tăm vang dội suốt giai đoạn quan trọng trong lịch sử y học Islam. Tác phẩm của al-Rãzĩ đánh dấu sự cẩn trọng người Ba Tư, đóng góp đáng kể nhất của ông là phân biệt sự khác nhau giữa bện đậu mùa và bệnh sởi. Ông có trên 200 cuốn sách, một nửa trong số đó về y khoa, bao gồm một bản luận thuyết 10 tập về y thuật của Hy Lạp.
Abũ Alĩ al-Husayn ibn Sĩnã (Avicenna) người được giới học giả Islam đánh giá cao và cũng là một triết gia ưu tú thời Trung Cổ. Y học Islam đạt tới đỉnh cao thành tựu với các tác phẩm cũng như tài năng của ông trong lĩnh vực này. Sự nổi tiếng của Ibn Sĩnã có được nhờ vào kiệt tác 5 tập al-Qãnũn fĩ al-Tibb (The Canon of Medicine), được phương Tây biết với cái tựa The Canon.
Trong những thế kỷ đầu của Islam Tây Ban Nha, các học giả tới Baghdad, Cairo, Damscus và Iran với tham vọng trở thành các thầy thuốc để tìm kiếm kiến thức và kinh nghiệm tại các trường đại học cũng như các bệnh viện. Sau đó, các tín đồ Islam Tây Ban Nha đã thành lập các trường đại học với những trung tâm y học và triết học của riêng mình, thúc đẩy chuyên môn thành thạo của người Islam lưu chuyển đến châu Âu vào thế kỷ XII sau công nguyên. Học giả Islam nổi tiếng nhất Andalusian là Ibn Rushd hay Averroes. Ông không chỉ có ảnh hưởng tới triết học phương Tây mà còn là một thẩm phán, thầy thuốc xuất sắc và cũng là tác giả của một bộ bách khoa toàn thư về y học. Edward Browne viết rằng tín đồ Islam Arab lẫn ngoài Arab đều có những đóng góp to lớn nhất cho nội dung của học thuyết khoa học liên quan đến lĩnh vực hóa học và y khoa mà họ kế thừa được từ người Hy Lạp. Như một kết quả, người Islam xem xét hóa học và thực vật học có ích cho việc chữa bệnh hơn là các nguyên tắc rời rạc. Hiểu biết về y khoa và dược khoa phổ biến rộng rãi trong thế giới Islam nhờ vào chuyến du hành của các học giả tới các ngôi trường y khoa đặc biệt để học tập với những bậc thầy trong lĩnh vực nàY.
Người Islam được ghi nhận nhờ các bệnh viện của mình cũng như là người đầu tiên phát minh ra loại hình bệnh viên có hiệu quả mà thế giới biết tới ngày nay. Ngoài phát minh dược khoa, văn minh Islam sáng tạo các thuật ngữ và đưa vào sử dụng trong nền y khoa của người Châu Âu, như các phương pháp bào chế thuốc. Y học của người Islam có ảnh hưởng rộng lớn và vươn xa, luận thuyết kiến thức của họ trong thời Trung Cổ đều khá triệt đề và toàn diện.
CHƯƠNG 11: VĂN HỌC ARAB
Văn học và nghệ thuật vẫn là hai dấu ấn bất biến xuyên suốt văn minh Islam. Sự sáng tạo của người Islam đã nâng tầm chúng thành những thành tựu của nhân loại, kể cả tại các quốc gia không mà Islam không phải là quốc giáo. Nền tảng của văn học Islam nằm ở ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ. Mỗi nền văn hóa đều có sự khác biệt trong thể thức, các phép ẩn dụ, biểu tượng và motif, điều này đặc biệt đúng với văn hóa Islam. Văn học Islam phản ánh nét riêng của Islam cùng với những đặc trưng khác biệt: kiến thức từ thánh kinh Qur’an và tôn giáo, bên cạnh đó văn học truyền thống thời tiền Islam như thơ, văn hùng biện, các mẩu truyện cũng như các chủ đề mang tính bộ lạc thường kết hợp các sự kiện lịch sử với các truyền thuyết cùng cuộc sống của những nhân vật lịch sử nổi bật. Nhà sử học vĩ đại Ibn Khaldũn đã ghi nhận tác phẩm Book of Songs của Abũ Al-Faraj như sau “bao gồm tất cả thành tựu xuất sắc mà người Arab đạt được trong quá khứ ở mọi thể loại thơ ca, lịch sử, âm nhạc,..”
Những người giữa vai trò chủ đạo trong các truyện kể thần thoại thời kỳ tiền Islam là các vị vua cũng như các anh hùng dân tộc. Truyện kể của dân du mục được thể hiện dưới dạng thơ, do đó ca hát để tôn vinh những người hùng của sa mạc đã trở thành một truyền thống. Người Arab rất quan tâm đến thi ca và nhất là Mu’ allaqãt (The Seven Odes). Rất nhiều người Arab cho tới nay vẫn ghi chép và học thuộc cả tập thơ. Về sau nay, do ảnh hưởng của văn học Islam, thánh kinh Qur’an không còn ngăn cản các nhà thơ theo đuổi những kỹ năng, kể cả trong suốt cuộc đời của Đấng tiên tri. Tuy nhiên, bốn vị Caliph đầu tiên lại thể hiện sự quan tâm đặc biệt hơn cả đến với thơ của Đấng tiên tri, họ tỏ ra ưa thích các tác phẩm là gốc rễ của “những giá trị cao quý” và chuẩn mực đạo đức của Islam hơn. Triều đại Umayyad tiên phong cho sự sáng vượt trội hơn trong thi ca cũng như sự linh hoạt của ngôn ngữ, bao gồm cả ghazal, một hình thức thơ tình mới mẻ lúc bấy giờ. Thơ tình thời kỳ tiền Islam được sáng tác trở lại sau khi Islam xuất hiện, trở thành một phần của âm nhạc và các bài hát dưới thời Umayyad tại Makkah cũng như Madinah. Thơ tình trở lên đa nghĩa hơn là trực tiếp hướng tới một chủ đề.
Sáng tác văn xuôi phát triển mặc dù văn hùng biện vẫn chủ yếu diễn đạt các ý nghĩa vùng miền cơ bản ở những nơi mà sự đọc chỉ vừa mới được phổ biến. Những thần thoại cổ xưa được lưu truyền dẫu cho phần lớn các tác phẩm ghi chép giai đoạn đầu đều là lịch sử. Chuyện kể về các cuộc chiến tranh Islam là dạng bài tường thuật phổ biến nhất, thường thì những câu chuyện này đều có sự thêm thắt. Tác phẩm văn xuôi nổi bật nhất của thời đại là tiểu sử Đấng tiên tri Muhammad chắp bút bởi Ibn Ishãq, được viết dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người biết tới Đấng tiên tri từ những thông tin được người thân hoặc bạn hữu của Ngài lưu truyền lại cho hậu thế. Phương pháp xâu chuỗi các tài liệu có căn cứ đáng tin cậy rồi dẫn dắt ngược trở lại thời đại của Đấng tiên tri cũng đã được sử dụng để biên soạn Hadith, hay còn gọi là Sunnah, “Con đường của Đấng tiên tri,” tác phẩm có tầm quan trọng, chỉ xếp sau thánh kinh Qur’an, trong việc định hướng cho các tín đồ Islam.
Phần lớn thể loại văn xuôi, như sử thi anh hùng, được viết trong 500 năm của triều đại Abbasid và được phát triển phức tạp hơn về văn hóa lẫn phổ biến ra thế giới nhờ vào nhà nước. Thể loại này đã thách thức vị trí thống trị của thơ ca. Văn học Arab-Islam thời Umayyad và triều đại Abbasid có sự khác nhau nhất định. Ở thời Abbasid, đặc biệt là nửa đầu, có một sự khác biệt rất lớn trong văn học, triết học, khoa học và nghệ thuật. Văn xuôi chiếm vị thế độc tôn, mặc dù thơ vẫn được coi trọng và được nghiên cứu nhiều hơn cũng như có liên hệ rộng rãi với các nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa Ba Tư.
Trong tất cả các tác phẩm thuộc giai đoạn đầu của văn chương này, câu chuyện tổng hợp Ngàn lẻ một đêm là phổ biến và nổi tiếng nhất. Nhiều câu chuyện được dịch từ tiếng Ba Tư, kết hợp với các chuyện kể của dân du mục và dân ca Arab, thường để làm răn dạy các tín đồ Islam. Qúa trình này tác động tới kết cấu chuyện kể và tầng nghĩa hàm minh của chúng.
Sự yêu thích ngày càng nhiều đối dành cho thể loại văn xuôi dẫn đến sự ra đời của loại hình mới được gọi là maqãmãt, một thể loại kịch có tới hai cách hiểu và nhiều nghĩa hàm minh. Vở Maqãmãt của Ahmad al-Hamadhãnĩ kể từ khi xuất hiện đã được coi là báu vật thứ hai của ngôn ngữ Arab, sau thánh kinh Qur’an. Dưới triều đại Abbasid, thơ ca phong phú với nội dung đa dạng, kỹ thuật và phong cách đa dạng hơn trước đó.
CHƯƠNG 12: VĂN HỌC BA TƯ
Iran có đóng góp lớn nhất cho nền văn minh và văn hóa của Islam bên ngoài Arab. Nhiều học giả thuộc dòng dõi người Iran đã được ghi chép trong lịch sử văn minh Arab bởi họ viết bằng tiếng Arab. Sau khi ngôn ngữ Ba Tư được hồi sinh, nền văn học được ra đời và sớm đạt được những giá trị riêng lẫn sự nổi tiếng. Kỷ nguyên vàng của văn học Ba Tư là một trong những gia đoạn đáng nhớ nhất của lịch sử Iran cũng như văn hóa Islam. Các tác phẩm thơ nổi tiếng, như Rũmĩ, Sa’dĩ và Hãfiz đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác và được những tác giả phương Tây lỗi lạc đón nhận.
Mặc dù cả tiếng Arab và tiếng Farsi (tiếng Ba Tư hiện đại) đều là những ngôn ngữ giàu đẹp, tuy nhiên nếu như tiếng Arab phổ biến hơn trong giao tiếp vào thời kỷ khởi nguyên của Islam, thì trái lại Farsi lại được sử dụng rộng rãi để ghi chép văn học, bao gồm sử thi, thể loại đã trở thành một phần của văn học Islam. Sự phát triển của Islam đã thay đổi ngôn ngữ Ba Tư, bảng chữ cái Pahlavi được thế chỗ bằng ký tự Arab và được thêm thắt các âm phụ âm. Tiếng Arab và kinh Qur’an đã làm giàu kho từ vựng của người Ba Tư. Các tín đồ Islam, đặc biệt ở thời Abbasid, đã mượn và đóng góp thêm cho văn hóa Iran.
Trong khi người Iran dịch các tác phẩm từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Arab, người Arab lại tặng cho họ một phần kho từ vựng của mình, đức tin Islam và các thể thơ. Qasĩdah của người Arab là một thể thơ nổi bật sớm xuất hiện trong cộng đồng người Iran, dùng để tán tụng và họ cũng đã tạo ra dạng thể thức lời riêng từ thể loại ghazal. Thể thức thơ thứ ba được người Iran sáng tạo ra là rubã’iyyah hay thơ tứ ngôn, nổi tiếng nhờ các tác phẩm dịch thuật tiếng Anh của Umar al-Khayyãm. Mặc dù giới hạn trong bốn dòng nhưng nó vẫn được nhiều nhà thơ Iran lựa chọn. Mathnavi là một loạt các cặp câu có vần với nhau, một số tác phẩm thuộc thể loại này có dụng lượng đến hàng ngàn dòng, giống như tác phẩm Mathanavi của Rũmĩ.
Thể loại văn xuôi của văn học Ba Tư sớm phát triển trong việc dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Arab. Farsi đã chứng minh cho giá trị lớn lao của ngôn ngữ thi ca, do đó chiếm được ưu thế trong kỷ nguyên vàng của văn học Ba Tư cùng với một nhà thơ thành công kéo dài suốt 500 năm. Sự trọng vọng dành cho họ vẫn tồn tại cho tới ngày nay tại Iran. Những nhà thơ Iran trứ danh thế giới có Firdausi, người sáng tác Shahnama với trên dưới 60.000 cặp câu và được xem như bộ sử thi nổi bật nhất của Ba Tư. Vì ông bác bỏ ngôn ngữ Arab nên tác phẩm của ông là tác phẩm đầu tiên được viết gần như hoàn toàn bằng ngôn ngữ Farsi.
Thơ của các Sufi cũng phát triển và đạt tới đỉnh cao trong thời gian này. Rũmĩ được xem là tác giả Islam vĩ đại nhất. Ông còn được biết đến như “Thủ lĩnh tối cao” điển hình cho dòng ẩn tu Islam. Ông ca tụng vẻ đẹp của tình yêu, những điều kỳ diệu của cuộc sống và được xưng tụng là Moulana hay Tôn sư. Mặc dù sống trong thời đại mà người Mông Cổ xâm lược và phát hủy mọi thứ, nhưng Rũmĩ vẫn bảo lưu được một cách đáng kể bản chất cốt yếu trong nền văn minh của ông bằng việc nghiên cứu Qur’an, Islam, những thầy dạy của mình và ngao du. Sa’dĩ, người cũng được coi trọng và xưng tụng là nhà thơ Ba Tư giỏi nhất. Các bài viết của ông mang nhiều ngụ ý về đạo đức lẫn luân lý, chúng thường được nhắc đến trong văn chương cũng như thi ca. Hãfiz, một vị tôn sư vĩ đại khác, sáng tác trong thế kỷ XIV sau công nguyên, nổi tiếng là cây bút viết ghazal tuyệt vời nhất mọi thời đại. Giữa rất nhiều các nhà thơ Iran, thơ của ông ứng dụng khéo léo nhiều nghệ thuật viết.
Cuối thế kỷ XV sau công nguyên, ngôn ngữ Ba Tư và văn học được truyền tới Ấn Độ, chi phối ngôn ngữ cũng như văn học của các tín đồ Islam tại đây. Điều này dẫn tới việc sáng tạo ra một ngôn ngữ tiếng Ấn mới được gọi là Urdu, thứ tiếng được truyền tới từ Indo-Aryan (Sanskrit). Những người Muhal đã tạo ra nền văn minh và văn hóa giàu đẹp của riêng mình với hai loại ngôn ngữ này, để rồi chi phối ngược lại nền văn học Ba Tư. Tiếng Ba Tư và văn học của nó đã có những đóng góp quý giá chưa từng có cho văn học nghệ thuật truyền thống của Islam.
CHƯƠNG 13: NGHỆ THUẬT
Hai công trình kiến trúc tại Tây Ban Nha mang đậm nét nghệ thuật Islam là nhà thờ lớn Cordoba và Alhambra ở Granada. Những tòa nhà này đều có không gian mở, sáng sủa, nhiều màu sắc, tráng lệ và giàu có với kiểu trang trí uốn lượn, thư pháp cùng thiết kế hình học. Kinh Qur’an có nhiều đoạn nhấn mạnh vào vẻ đẹp, do đó các tín đồ Islam nắm bắt được vẻ đẹp mà Thượng đế ban cho họ và tô điểm cho các kinh sách về Qur’an cũng như những nhà nguyện, tạo lên nhiều thiết kế thị giác độc nhất của Islam. Trong thế giới Islam ngày nay, có thể nhìn thấy các thiết kế và trang trí xa hoa, thư pháp đẹp đẽ, những tranh minh họa sách, tiểu họa cũng như minh họa các bản thảo viết tay. Đường cong arabeques cùng thiết kế hình học hình thành lên sự khác biệt cho mỹ học Islam.
Các tín đồ Islam làm việc bằng tay từ nhiều thế kỷ trước khi Islam xuất hiện, đặc biệt là tạo ra những tấm thảm, thứ vẫn tồn tại cho tới ngày nay với sự phát triển về chất liệu lẫn sản phẩm. Phía trong các nhà nguyện từ lâu đã được phủ bằng thảm và những người du cư dùng chúng trong các chuyến đi của mình như một món đồ gia dụng di động. Thảm cầu nguyện được dùng phố biến trong thế giới Islam. Thời điểm khởi nguyên của phong trào Phục hưng châu Âu, những tấm thảm là sản phẩm Islam được mong chờ nhất. Chúng được chào đón nhờ vào các thiết kế sang trọng đi kèm với tác phẩm của những họa sĩ hàng đầu tại Châu Âu.
Ở thời đại của nghề làm gốm và thủy tinh, người Islam đã tái tạo được kỹ thuật mạ thiếc, cái mà khi được giới thiệu sang Châu Âu đã trở thành một công nghệ nổi bật của gốm phương Tây. Người Islam còn sử dụng thêm các kiểu mạ kim loại để tạo ra lớp nước bóng và nhiều màu sắc cho đồ gốm. Kỹ thuật tạo nước bóng của họ được du nhập vào châu Âu qua Tây Ban Nha và Ý. Nước Ý đã đem đồ gốm mạ và đĩa gốm của người Islam tới trang trí trong các nhà thờ của mình trong vòng ba thế kỷ. Thế giới Islam gần như là nền văn minh duy nhất trong thời kỳ Trung Cổ sản xuất được thủy tin và các sản phẩm nghệ thuật có chất lượng cáo từ thủy tinh. Loại vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong trang trí. Một công nghệ khác, công nghệ tráng men có vàng hoặc không.
Những nghệ nhân Islam lành nghề say mê với sự tinh xảo của các bức tiểu họa, như cách mà người Ba Tư, Mughal và Turkish thể hiện. Chi tiết của chúng cho thấy sự thanh nhã, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, các bức tiểu họa còn ghi lại những nghệ thuật khác của Islam như kiến trúc, thư pháp, vườn, thảm và quần áo. Sự giàu có được khắc họa phần nhiều với những gam màu sáng, vàng và đá quý.
Âm nhạc tồn tại từ thời khởi nguyên của Islam và đều chiếm ưu thế ở các vùng lãnh thổ của tôn giáo này, kể cả ở quê hương Hijaz. Tín đồ Islam chấp nhận “nghệ thuật của âm thanh” cũng như Đấng tiên tri đã đặc biệt chú ý tới việc kể lại kinh Qur’an. Thứ “âm nhạc” được truyền tới sớm nhất cho những vị Caliph đầu tiên là nguyên âm. Các bài ngâm, phần lớn đều là tức hứng, làm nổi bật giọng nói một cách đơn lẻ mà không cần tới từ ngữ. Âm nhạc của những vùng đất riêng rẽ cũng như của các tín đồ Islam đã không bị pha trộn một cách hỗn tạp bởi người Islam không can thiệp vào phong tục tại những vùng đất mà mình chinh phục. Điều này được minh chứng rõ ràng nhất thông qua các khúc ca, giai điệu và nhạc cụ bản xứ.
Thư pháp Arab, cũng giống như kiến trúc, là một loại hình nghệ thuật quan trọng của thế giới Islam. Các bản sao ban đầu của Qur’an được ghi chép bằng loại chữ viết xiên lệch và việc ghi chép này phát triển ở Makkah cũng như Madinah trong kỷ nguyên đầu tiên của Islam, đã mở đầu đưa thư pháp thành một bộ môn nghệ thuật. Nhiều loại chữ viết được dùng để truyền bá cũng như trang trí trong các tòa nhà. Allah cũng là hình tượng được hướng tới nhiều nhất. Sự tài giỏi của các nghệ sĩ Islam, đặc biệt trong những năm đầu của lịch sử Islam, những người tiên phong, cũng được phản ánh mạnh mẽ thông qua sự phát triển hình học thiết kế được nhìn thấy trong đường cong arabesque. Đền thờ Islam chứa toàn bộ các hình thức nghệ thuật khác, nhất là thư pháp và đường cong arabesque. Nghệ thuật kiến trúc của Islam và xứng dáng được ghi nhận. Đền thờ của Đấng tiên tri tại Madinah là nguyên mẫu cho tất cả các công trình thờ phụng của Islam với mái vòm và tháp giáo đường.
CHƯƠNG 14:
ĐẾ CHẾ OTTOMAN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO VĂN MINH ISLAM
Người Turkish (Thổ Nhĩ Kỳ), đặc biệt là cư dân Ottoman, để lại dấu ấn của mình trong quá trình hình thành và phát triển của văn minh Islam ở giai đoạn sau này, nhất là trong nghệ thuật và kiến trúc, những lĩnh vực mà phong cách Ottoman có chịu tác động qua lại với văn minh Byzantine cũng như thời kỳ Phục Hưng tại châu Âu. Tín đồ người Turkish tại các tiểu vương quốc Arab đã mang đến rất nhiều nét đặc trưng lẫn cách tân cho kiến trúc Islam, tạo lên một loại tháp độc đáo khác với những tháp giáo đường hình chữ nhật trước đó. Sự kết hợp của mái vòng với những khoảng không hình khối lập phương đồ sộ là một sự đổi mới. Ở quên nhà vùng Trung Á của mình, người Turk sống trong những chiếc lều có hình vòm, điều này đã tác động tới phong cách kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Turkish. Trong thời kỳ của Seljuk, mái vòng thường được nhấn mạnh như là một nét đặc trưng trong kiến trúc nhằm tạo ra sự thống nhất về mặt thị giác, liên kết giáo đường với cảnh quan xung quanh. Sự pha trộn của nghệ thuật tạo ra sức sống lẫn sự sáng tạo độc nhất của Ottoman. Mặc dù ngôn ngữ chính là thiết Turkish, nhưng cũng làm phong phú, phức tạp thêm có hình thức truyện thơ của bằng tiếng Ba Tư và Arab cũng như kho từ vựng.
Đế chế Ottoman rất quan tâm tới các nhà thờ bởi vai trò quan trọng của chúng đối với đất nước và xã hôi. Sự sụp đổ của Constantinople vào năm 1453 trước công nguyên đánh dấu ảnh hưởng mạnh mẽ của Byzantine lên nghệ thuật và kiến trúc Ottoman. Sức ảnh hưởng này kéo dài từ thời Sultan Mehmet II và Sulayman, cũng như trước khi những công trình thể hiện lòng mộ đạo và thế tục xuất hiện, như nhà thờ Hagia Sophia mà Ottoman đã kết thừa từ đế chế Byzantine chẳng hạn. Sau cuộc chinh phục, nhà thở trở thành nhà thờ của đế quốc và là nguồn cảm hứng cho các kiến trúc sư của Ottoman. Kế hoạch tập trung bảo tồn mái vòm xuất hiện ở Ý và đế chế Ottoman, do đó mà tập trung khôi phục được di sản kiến trúc La Mã –Byzantine.
Quyền lực của đế chế Ottoman trải dài trên ba lục địa cho tới tận thế kỷ XIX. Họ cũng là những người đầu tiên làm rõ tầm quan trọng của tự do thương mại và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Các thợ vẽ bản đồ và nhà văn Ottoman sử dụng những nguồn giống các thợ vẽ bản đồ thời kỳ Phục Hưng, như các tác phẩm kinh điển cổ xưa chẳng hạn, đặc biệt là tác phẩm Geography của Ptolemy.
Với vô vàn sự kính trọng, đế chế Ottoman là kẻ thừa kế mang dòng máu Islam của các đế chế cổ vùng Địa Trung Hải thuộc Byzantine và La Mã, vì vậy mà người Ottoman tự xem mình như những người tiếp nối truyền thống của cả La Mã lẫn Islam. Tương tự, dưới triều caliph Abbasid, Ottoman ảnh hưởng trên toàn thế giới và là có sự pha trộn của nhiều nền văn hóa. Chế độ tự trị (millet) chia cắt đế chế thành các cộng đồng bán tự trị được liên kết dựa vào đức tin tôn giáo. Đức tin đầy bao dung và cảm tính của người Ottoman được phản ánh trong kiến trúc, các nhà thờ và trường đại học. Những đặc biệt ràng buộc giữa họ với Islam cho tới hiện giờ cũng như sự ưa thích và bảo trợ cho nghệ thuật đã có ảnh hưởng rất rộng.
Người Ottoman còn được thừa hưởng cả một nền chính trị có sự pha trộn từ nhiều nhóm khác biệt, như Islam chẳng hạn. Sultan, hình mẫu mô phỏng theo khái niệm bề người nắm giữ quyền lực được thấy trong lịch sử Islam và Turco-Persian ,có chức năng cơ bản là bảo vệ thần dân của ông ta khỏi sự lạm dụng quyền lực của chính phủ, ví dụ như trong vấn đề thuế hóa và tham nhũng. Như một kết quả, sự rộng rãi của người Ottoman được thể hiện qua việc họ chào dón những ngườn nhập cư như cộng đồng người Do Thái từ Tây Ban Nha sang sinh sống ở Istanbul. Sự hòa hợp văn hóa này cũng là nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng hai chiều giữa Ottoman với thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu, thông qua tri thức và nghệ thuật.
CHƯƠNG 15:
ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM ĐỐI VỚI THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Người châu Âu, những người muốn phá hủy Islam và thế giới của nó nhất, cũng là những người hưởng lợi nhiều nhất từ các thành tựu của nền văn minh này, nhất là trong lĩnh vực khoa học và y học. Hơn thế nữa, người Mông Cổ, những kẻ từng tàn phá Islam cũng như trợ giúp các đoàn quân Thập Tự làm điều đó, lại tiếp tục cải đạo sang Islam và mở rộng nền văn mính trong nhiều thế kỷ. Họ cũng sáng lập ra vương triều Mughalo ở Ấn Độ, một quốc gia Islam khác bên cạnh Safavid ở Iran và Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ để cùng gìn giữ nền văn minh Islam cho tới khi thực dân châu Âu tràn tới.
Xã hội Islam có ảnh hưởng mạnh tới khoa học, y học, triết học và văn học châu Âu. Y học thực hành của châu Âu dựa khá nhiều vào y học Islam và sử dụng kiến thức của người Do Thái lẫn các bác sĩ Islam. Nền y học phương Tây trong nhiều thế kỷ là sự tiếp nối của y học Islam, dẫu cho người ta đã phủ nhận kiến thức y học có nguồn gốc từ thế giới Islam. Y học Islam đã được ngầm thừa nhận trong văn học trong cộng đồng nói tiếng Anh nhờ vào Chaucer và Shakespeare.
Kiến thức của người Islam du nhập vào phương Tây thông qua các trung tâm học thuật tại Tây Ban Nha và Ý, những ý tưởng manh nha trong suốt thời kỳ diễn ra các cuộc Thập Tự Chinh và qua các tài liệu dịch thuật. Một số nhân vật có uy tín đã chỉ ra rằng châu Âu tiếp cận được với triết học Hy Lạp nhờ vào văn minh Islam. Các bài bình luận của những học giả Islam đóng vai trò then chốt và họ đã đi xa hơn nữa trong việc suy luận dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa triết học và y học. Cho tới tận thời kỳ Phục Hưng và Cải Cách, tiếng Arab hầu như là ngôn ngữ dịch thuật rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
Phần cốt yếu trong tri thức Islam thâm nhập vào châu Âu qua Islam Tây Ban Nha, nơi mà trong nhiều thế kỷ đã gần giống như một quốc gia Islam ở Trung Đông. Nhiều người không phải tín đồ Islam cũng đã chấp nhận những cái tên Islam, trang phục và phong tục cũng như sử dụng tiêng Arab cả ở nơi công cộng lẫn trong đời sống riêng tư. Sinh viên Islam, Do Thái và Cơ Đốc giáo , bao gồm cả Charlemage, đã du học ở các trường đại học Islam ở Tây Ban Nha.
Vào thế kỷ XII sau công nguyên, năm trăm năm sau khi nguyên rực rỡ của Islam, các bản dịch từ tiếng Arab sang Latin bắt đầu xuất hiện, bao gồm các tác phẩm văn học phổ biến nhưng phần lớn vẫn thuộc các lĩnh vực khoa học, y học và triết học. Trước khi khép lại thế kỷ XIII sau công nguyên, nền khoa học và triết học Arab đã được truyền tới châu Âu. Tiếp đó, các tín đồ Cơ Đốc giáo châu Âu đã miễn cưỡng công nhận nền học thuật Islam và có khuynh hướng quy nguồn gốc về cho người Hy Lạp.
Triết gia Al-Fãrãbĩ’s đã giúp phương Tây tìm tòi kiến thức, người Islam, Do Thái và cả các tín đồ Cơ Đốc giáo đều nghiên cứu các tác phẩm của ông để hiểu được những điều phức tạp của triết học. Al-Fãrãbĩ’s có ảnh hưởng đáng kể đến phương Tây thông qua những đóng góp từ góc độ Islam của ông cho Cơ Đốc giáo. Các tác phẩm dựa vào kinh Qur’an của ông tác động tới cả Albertus và Thomas Aquinas, chúng cũng giúp dung hòa triết học Aristotle và Islam với giáo lý Cơ Đốc.
Văn học là lĩnh vực chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn minh Islam. Suốt thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng, văn học Arab nằm ngoài sự chi phối của Cơ Đốc. Trong một ngàn năm đầu tiên, bằng nền văn học Arab, Islam đã thể hiện sự độc nhất của mình với châu Âu. Thế nhưng sự bóp méo của phương Tây về điều Islam truyền dạy đã xuyên suốt từ các cuộc Thập Tự Chinh và cả về sau này. Cơ Đốc giáo đã thất bại khi cố gắng lôi kéo người Mông Cổ trở thành đồng minh nhằ tiêu diệt thế giới Islam và xóa sổ tôn giáo này trong Thập Tự Chinh. Mặc dù tất cả các nền văn minh, bao gồm cả nền văn minh phương Tây, đểu hưởng lợi từ các thành tựu của văn minh Islam và sự ảnh hưởng to lớn của văn hóa Islam đối với các nước Cơ Đốc giáo.
Từ những nguyên nhân này, sự chuyển ngữ từ tiếng Arab sang các ngôn ngữ châu Âu, cũng như nền học thuật lớn lao mà người phương Tây có được từ người Islam, dù là sự mở rộng hay là trung gian giữa Hy Lạp cổ đại và khoa học phương Đông, thì đều là những đóng góp quan trọng cho thời kỳ Phục Hưng lẫn sự phát triển của văn minh phương Tây hiện đại.
Người dịch: Leica Green
Nguồn bài: Academia