Home Đọc Những cuốn sách cho bạn thấy bản chất của chính trị

Những cuốn sách cho bạn thấy bản chất của chính trị

Bề mặt xã hội có nhiều thay đổi trong hàng ngàn năm lịch sử, thế nhưng những thay đổi này chỉ là các biểu hiện bên ngoài. Bản chất của con người không có quá nhiều thay đổi, bởi thế bản chất của nền chính trị (ngành quản trị xã hội con người) cũng không có nhiều thay đổi. Mặc dù rất nhiều lý tưởng chính trị được đề xuất, rất nhiều cuộc cách mạng được diễn ra, rất nhiều thay đổi về đời sống xã hội nhưng đặc tính của các mối quan hệ chính trị chưa bao giờ lỗi thời. Do đó trong list sách này các bạn sẽ thấy đa số là những cuốn được viết từ rất lâu đời và đã trở thành kinh điển.
#1. Chính trị luận – Aristotle
“Chính trị luận” của Aristotle là cuốn khảo lược về chính trị nền tảng của nền chính trị phương Tây. Những triết gia chính trị hay các nhà nghiên cứu chính trị sau này đều dựa trên các vấn đề được đề cập trong “Chính trị luận” để lập thuyết. “Chính trị luận” đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, tuy nhiên bản dịch có nhiều khái niệm được sử dụng không chính xác với đặc tính của thời đại mà Aristotle viết. Mặc dù vậy, các bạn vẫn có thể đọc một bản tóm tắt “Chính trị luận” để nắm sơ lược về cuốn sách.

Link tóm tắt: https://bookhunter.vn/chinh-tri-luan-cua-aristoltle-va-su-phe-phan-cac-mo-hinh-xa-hoi/

#2. Hàn Phi Tử – Hàn Phi
“Hàn Phi Tử” là tập hợp những bài luận về cách cai trị quốc gia của Hàn Phi. Những bài luận này là nền tảng của phái Pháp gia ở Trung Quốc và cũng là mẫu mực cho cách tư duy về chính trị của người Trung Quốc từ thời Tần – Hán đến nay. Sách “Hàn Phi Tử” đã được dịch ra tiếng Việt từ rất lâu nhưng dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn của độc giả và của những nhà làm chính trị ở Việt Nam.

Link đọc Online: https://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvn2nnn2n31n343tq83a3q3m3237nvn

#3. Quân vương – Niccolò Machiavelli
“Quân vương” được đánh giá là tác phẩm khoa học chính trị thực tiễn đầu tiên của chính trị phương Tây. Mặc dù nhiều học giả lên án “Quân vương” về khía cạnh đạo đức của tác phẩm nhưng tác phẩm vẫn cho những người làm chính trị một cái nhìn rất thực tiễn, không thể chối bỏ. “Quân vương” có ảnh hưởng lớn đế các tác giả nghiên cứu về tâm lý chính trị từ thế kỷ 19 đến nay.

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/quan-vuong/

#4. Tâm lý học đám đông – Gustav Lebon
“Tâm lý học đám đông” của Gustav Lebon lúc nào cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả, cho dù họ có tìm hiểu về chính trị hay không. “Tâm lý học đám đông” lý giải cho chúng ta thấy các biểu hiện của đám đông trong dòng lịch sử để đi đến kết luận rằng đám đông không có một đóng góp nào cho văn minh nhân loại ngoài sự hủy diệt.

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/tam-li-hoc-dam-dong/

#5. Xã hội diễn cảnh – Guy Debord
“Xã hội diễn cảnh” là một tác phẩm hiện đại khá thú vị nhưng khó đọc bởi các khái niệm phức tạp. Tác phẩm cho thấy mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội thông qua tương tác giữa các thế giới quan. Cuốn sách được viết bằng một giọng hóm hỉnh và thông minh. Tác phẩm được chính phủ Pháp công nhận là “bảo vật quốc gia” và đã bỏ một số tiền rất lớn để sở hữu bản quyền tác phẩm.

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/xa-hoi-dien-canh/

Cáo Hà Thành

Chính trị và tiếng Anh

BookHunter: Sự xuống cấp của tiếng Anh đã được George Orwell chỉ ra trong bài tiểu luận ông viết năm 1946. Sau 60 năm, những điều ông cảnh báo vẫn còn hiện diện, ở mức độ nào thì chưa rõ, trong các văn bản tiếng Anh. Theo George Orwell, chính trị có một mối liên quan mật thiết tới ngôn ngữ, và sự xuống cấp về ngôn ngữ chính là kẽ hở cho chính trị hạ cấp lên ngôi. Chúng tôi xin dịch trọn bộ

Những cuốn sách kinh điển về tâm lý chính trị

Tâm lý học chính trị có thể nói là một môn khoa học khá mới mẻ, ít được các nhà tư tưởng thời cổ đại của phương Tây chú ý. Tuy nhiên, kể từ sau cách mạng công nghiệp, đặc biệt là sau cuộc cách mạng Pháp với những hệ quả nặng nề mang tính chính trị và tâm lý, các nhà tư tưởng phương Tây đã bắt đầu thực sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về lĩnh vực này. Hiện nay, tâm lý
le-nam

Lê Nam

01/10/2017

TÂM LÝ CHÍNH TRỊ – Chủ đề nghiên cứu quan trọng của thời đại mới

Mặc dù “tâm lý chính trị” không phải là một thuật ngữ mới mẻ gì, tuy nhiên vẫn không có ít bạn đọc vẫn chưa có một hiểu biết đủ chính xác về lĩnh vực này. Nhiều độc giả dễ dàng hiểu “tâm lý chính trị” là những chiêu trò tâm lý được một người hoặc một phe cánh sử dụng nhằm đạt được thêm quyền lực chính trị. Nếu hiểu “tâm lý chính trị” theo nghĩa này thì các bạn đang bị nhầm lẫn
le-nam

Lê Nam

06/11/2017

“Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh” – Vài điều suy nghĩ

“Hầu hết người ta là kẻ khác” « Tư tưởng của họ là quan niệm của kẻ khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, đam mê của họ là sự trích dẫn lại từ kẻ khác » Oscar Wilde Đó là những câu Amartya Sen sử dụng để mở đầu cuốn sách « Căn tính và bạo lực – Huyễn tưởng về số mệnh ». Điều này có nghĩa là cá nhân của mỗi chúng ta đều bị định nghĩa bởi người khác, bị một số mệnh

Chat với AI (3): “Nhân chi sơ tính bản ác” và Leviathan của Thomas Hobbes

Tiếp theo chuỗi Chat với AI, Book Hunter thực hiện một cuộc hỏi đáp kỳ thú về thế giới quan của Thomas Hobbes nhân dịp ra mắt tác phẩm triết học kinh điển của ông: Leviathan. Mặc dù ChatGPT không thể thay thế được việc tự đọc và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Thomas Hobbes, nhưng độc giả có thể nắm được một số ý tưởng chính và vai trò của ông thông qua hỏi đáp với ChatGPT. Book Hunter: Bạn có biết

Book Hunter

02/09/2023