Home Chuyên đề tháng Cái chết của đại học?

Cái chết của đại học?

le-nam

Lê Nam

20/09/2015
Book Hunter: Các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Việt Nam hiện nay đang ngày một xuống dốc: Chất lượng đầu vào thấp, ngân sách đầu tư không nhiều, chất lượng giảng viên ngày càng suy giảm. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra khắp thế giới. Dưới đây là một bài viết phân tích rõ thực trạng này ở các trường Đại học trên thế giới.

Terry Eagleton

Đại học đã trở thành nô bộc của chính quyền. Vấn đề không chỉ dừng lại ở học phí mà còn nhiều hơn thế.
Có phải các môn khoc học nhân văn sắp biến mất khỏi các trường đại học của chúng ta? Câu hỏi này thật điên rồ. Hỏi như vậy chẳng khác nào hỏi có phải rượu sắp biến mất khỏi các quán ba, hay sự kiêu ngạo biến mất khỏi Hollywood. Đơn giản bởi một quán bar thì không thể thiếu rượu, cho nên một trường đại học không thể thiếu các môn khoc học nhân văn. Nếu lịch sử, triết học hay các môn học tương tự biến mất, chúng ta sẽ chỉ còn lại những trung tâm đào tạo kỹ nghệ hay các viện nghiên cứu phục vụ cho các tập đoàn lớn mà thôi. Nhưng đó chắc chắn không phải là đại học ở cái nghĩa cổ điển, và thật giả dối nếu chúng ta gọi chúng là đại học.
Tuy nhiên, cũng không thể có một trường đại học với đúng và đủ nghĩa của nó khi các môn khoa học nhân văn tồn tại tách biệt khỏi các môn học khác. Để thay đổi, chúng ta cần đánh giá lại giá trị của các môn học. Đàn ông chuẩn học luật và kỹ sư, trong khi những ý tưởng và các giá trị nọ kia chỉ dành cho đám trẻ trâu mà thôi . Thật nực cười! Các môn khoa học nhân văn nên đóng vai trò nòng cốt tại bất cứ một trường đại học nào. Nghiên cứu lịch sử hay triết học, song hành cùng với một vài hiểu biết về nghệ thuật và văn học, là điều cần thiết cho các luật sư và kỹ sư cũng như cho tất cả những ai học về các ngành nghệ thuật. Nếu như tại Hoa Kỳ các môn khoa học nhân văn không bị đe doạ nghiêm trọng bởi vì, trong số nhiều nguyên nhân khác, chúng được xem như một phần tất yếu trong giáo dục cao cấp.
Khi chúng mới xuất hiện với hình dáng như hiện nay vào khoảng thời điểm chuyển giao sang thế kỷ 18, những môn học nhân văn đóng một vai trò quan trọng về xã hội. Nó được sinh ra nhằm củng cố và bảo vệ những giá trị mà phần đông người lao động nghèo không thể có thời gian để hiểu. Các môn khoa học nhân văn hiện đại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp gần như sinh ra cùng một lúc. Để duy trì một tập các giá trị và ý tưởng, bạn cần có, trong số nhiều thứ khác, các học viện được biết tới như đại học tách rời ít nhiều khỏi đời sống thường nhật. Tính xa xôi này có nghĩa rằng các môn khoa học nhân văn có thể bị đánh giá không hiệu quả. Nhưng điều này cũng cho phép các môn khoa học nhân văn thực hiện những phản biện lên tri thức truyền thống.
Theo dòng thời gian, như cuối những năm 1960 và trong những tuần vừa qua ở Vương quốc Anh, phản biện đó có thể dẫn tới biểu tình, thách thức cách chúng ta hiện đang sống với cách chúng ta nên sống ra sao.
Điều chúng ta chứng kiến trong thời kỳ của mình đó là cái chết của đại học ở cương vị trung tâm phản biện. Kể từ khi Margaret Thatcher lên nắm quyền, vai trò của học thuật đó là trở thành tay sai cho chính quyền, chứ không phải phản biện lại nó trên các mặt công bằng, truyền thống, tưởng tượng, đời sống, tự do suy nghĩ hay tự do kiến tạo tương lai. Chúng ta không thể thay đổi điều này chỉ đơn giản bằng cách tăng ngân sách nhà nước cho các môn khoa học nhân văn. Chúng ta sẽ thay đổi nó bằng cách kiên định với lập trường rằng việc tư duy phản biện về các giá trị và nền tảng nhân văn nên giữ trung tâm của tất cả mọi thứ có ở trong trường đại học.
Xét cho cùng, các môn khoa học nhân văn chỉ được bảo vệ bằng cách nhấn mạnh trọng tâm vào việc không thể thiếu chúng như thế nào ; và điều này có nghĩa rằng nhấn mạnh vào vai trò trọng yếu của chúng trong toàn bộ vấn đề nghiên cứu học thuật, chứ không nên đưa ra lập luận, như trong một số lập luận nghèo nàn, rằng chúng không phải là những môn học tốn kém về trang thiết bị.
Bằng cách nào chúng ta có thể đạt được điều này trong thực tế? Trên phương diện tài chính, điều này là không thể. Các chính phủ hiện có chủ trương cắt giảm các môn khoa học nhân văn, chứ không phải khuếch trương chúng.
Liệu đầu tư không nhiều vào giáo dục có ý nghĩa rằng chúng ta bị tụt lại sau các đối thủ kinh tế hay không? Nhưng sẽ chẳng có đại học nếu thiếu đi các câu hỏi nhân văn, điều đó có nghĩa rằng về bản chất đại học và tư bản cao cấp không thể song hành cùng nhau.
Nguồn: The Guardian

Tự do và bình đẳng trong tiếp cận tri thức – Vấn đề chủ chốt để cải thiện nền học thuật

Tự do trí tuệ và Tự do học thuật là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng một chiến lược nhân tài của quốc gia, nhưng nếu tri thức không được tiếp cận một cách tự do và bình đẳng thì những khái niệm vừa được nêu ra chỉ là những ngôn từ sáo rỗng. Trong cả tự do trí tuệ hay tự do học thuật đều bao hàm ba kiểu quyền lợi: quyền tiếp cận, quyền lựa chọn và quyền biểu đạt.

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #3: Sự truyền thụ tri thức mang tính hệ thống

Tiếp theo của series bài Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách cung cấp các nghiên cứu và phương pháp giáo dục khi việc học được hệ thống hóa. Đây là những cuốn sách đã được xuất bản tại Việt Nam và được Book Hunter đưa tới sự kiện TƯƠNG GIAO #1: NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ vào 9/9/2023.  Do sự hình thành cấu trúc xã hội và

Book Hunter

06/11/2023

Trường lớp cho thời đại công nghiệp, giáo dục không trường lớp cho tương lai

Kerry McDonald: Nghiên cứu viên giáo dục của FEE kiêm tác giả cuốn sách Unschooled: Raising Curious, Well-Educated Children Outside the Conventional Classroom. Kerry có bằng cử nhân kinh tế Cao đẳng Bowdoin và bằng thạc sĩ giáo dục Đại học Harvard. Cô sống ở Cambridge, Massachusetts cùng chồng và bốn đứa con. ------------------- Mô hình giáo dục bắt buộc của chúng ta hiện nay được xây dựng trong buổi đầu Thời đại công nghiệp. Khi các nhà máy thay thế công việc đồng áng
le-ai

Lê Ái

06/08/2019

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI “CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG”

Ngày 27 tháng 7, chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể (GDPTTT) vừa được Ban chỉ đạo đổi mới chương trình Sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua. Tuy nhiên, chương trình GDPTTT này cũng giống như rất nhiều các lần cải cách khác của Bộ giáo dục, chỉ đưa ra những thay đổi “có cũng như không”, hay nói một cách khác là vô dụng. Về mục tiêu “5 phẩm chất, 10 năng lực” Một bộ mục tiêu “chia hết cho 5” đã
le-nam

Lê Nam

20/09/2017

Chúng ta không cần một cuộc Cải cách giáo dục rầm rộ

Chúng ta cảm giác bị thiếu hụt, chúng ta thấy mình không phát triển, chúng ta hoang mang khi nhìn thấy những sinh viên tự tin và chuyên nghiệp của các nước phương Tây và chúng ta vội vàng đổ lỗi cho nền giáo dục. Hệ thống giáo dục còn rất nhiều sai lầm, điều đó không thể phủ nhận, nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến chúng ta tụt hậu, kém cỏi như ngày nay. Đổ lỗi tai ngoại cảnh, tại tình hình