Home Học Cuộc Cách mạng giáo dục đến từ mỗi chúng ta

Cuộc Cách mạng giáo dục đến từ mỗi chúng ta

Bạn đang trông chờ một cuộc Cách mạng thay đổi nền giáo dục? Bạn nghĩ rằng cuộc Cách mạng này sẽ đến từ những nhà nghiên cứu giáo dục hay đến từ các phong trào đấu tranh? Cuộc Cách mạng thay đổi nền giáo dục chỉ đến từ chính bạn: Khi bạn nói không với hệ thống giáo dục đang ngày một thối nát… Khi bạn sẵn sàng đương đầu với cuộc sống mà không cần sự thừa nhận của xã hội… Khi bạn dũng cảm lựa chọn cho mình một con đường tự chủ và độc lập trong nhận thức…

Tại nơi chúng ta đang sống, không phải trở thành một người có nghề nghiệp là điều đáng quý trọng, mà là cuộc chạy đua vào cổng trường đại học. Đó là một nghịch lý mà chúng ta ai cũng nhận ra, nhưng chẳng mấy ai dám khước từ tấm bằng vô nghĩa ấy. Bạn tin không? Bạn có thể trở thành một chuyên gia tư vấn Luật mà không cần phải học Đại học Luật. Bạn có thể chế tạo ra một bộ máy mà không cần phải là sinh viên Bách Khoa. Bạn có thể trở thành một nhà báo mà không cần phải học khoa Báo chí… Tất cả những điều đó đến từ quá trình lựa chọn và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Con đường đại học không làm nên phẩm giá, không làm nên vị thế xã hội, không giúp bạn kiếm sống dễ dàng hơn. Bạn sẽ lãng phí 5 năm cuộc đời cho một sai lầm. Thế là quá nhiều! Trong 5 năm ấy, bạn có đủ thời gian để trở thành một đầu bếp hay một thợ may lành nghề, thậm chí là một doanh nhân thành công. Nghề nấu nướng và chuyên gia hóa sinh, có gì khác nhau về đẳng cấp? Nghề thợ may và nghề nghiên cứu mỹ thuật, có gì khác nhau về đẳng cấp?

Các bạn chọn con đường đại học vì tất cả mọi người xung quanh bạn đều ngưỡng vọng nó. Các bạn đang đua đòi vào một căn nhà chật hẹp và gò bó bởi các quy tắc. Nếu muốn trở thành một nhà lý thuyết, các bạn có thể vào đại học và chìm đắm trong sách vở và tri thức. Nhưng những bạn trẻ đã và đang lao đầu vào cổng trường kia, bao nhiêu người yêu sách và quý trọng tri thức nhân loại? Trường đại học là nơi đào tạo ra những con người gìn giữ tri thức ngàn đời, không phải nơi đào tạo ra những kẻ nương nhờ vào bằng cấp để kiếm sống. Bạn dám đánh đổi cả cuộc đời mình để gìn giữ tri thức hay đánh đổi nhân phẩm của mình để quy đổi tri thức ra tiền? Tôi không có ý nói công việc gìn giữ tri thức cao quý hơn một đầu bếp, tôi muốn nói rằng, nếu bạn lựa chọn điều gì, hãy có trách nhiệm với điều ấy.

Chúng ta đã quên đi mục đích của việc học: Học để thành nghề và học để thành người. Lựa chọn theo đám đông ngu ngốc, theo các chuẩn mực xã hội, học để lấy điểm gạo, các bạn vừa không thành nghề mà cũng chẳng thành người. Các bạn trở thành những con gà béo tốt nuôi một hệ thống lừa dối kiếm chác dựa trên sự a dua của các bạn. Đừng trở thành con gà béo, các bạn là con người, các bạn có Internet và cơ hội tiếp cận kiến thức với số lượng lớn chưa từng có trong lịch sử, vậy các bạn có thể nói “Không” với cổng trường Đại học nếu thấy nó không cần thiết cho cuộc đời của bạn.

Thay vì oán trách và trông chờ, các bạn có thể lựa chọn cho mình một con đường phù hợp với sở thích, đam mê và hoàn cảnh. Hãy dành nhiều thời gian cho con đường ấy, tìm thày giỏi hướng dẫn, mày mò đọc thêm kiến thức mở rộng từ Internet, kết giao bạn bè trong lĩnh vực đó để trao đổi và học hỏi.  Cho dù bạn có học đại học hay học nghề, bạn vẫn không thể không tự học. Vì tự học chính là biểu hiện rõ nét nhất, quyết liệt nhất con đường mà bạn chọn. Tự học, chính là cuộc Cách mạng giáo dục thật sự!

Cuộc Cách mạng Tự học sẽ khiến cho những hệ thống đối xử với bạn như con gà ngày một suy yếu và rạn nứt. Cuộc Cách mạng này sẽ giúp nảy sinh ra rất nhiều ngành nghề mới lạ đến từ nhu cầu thiết yếu thật sự của cuộc sống. Cuộc Cách mạng Tự học là cuộc Cách mạng của kiến tạo, khi mỗi người đều nhận thức được rằng điều quan trọng nhất của một con người trong phận vị xã hội đó là kiến tạo ra giá trị mới chứ không phải đạp bỏ các giá trị cũ.

Tự chọn lựa và chịu trách nhiệm về  con đường cho mình, bỏ qua mọi định kiến và thang bậc xã hội, đó là bước đi liều mạng nhưng cần thiết trong lúc này. Đó là con đường tự cứu mình. Sẽ mất mười đến hai mươi năm đê thật sự có thay đổi tích cực trong nền giáo dục nếu Bộ giáo dục thay đổi đúng đắn từ bây giờ, chúng ta không có nhiều thời gian đến thế. Bạn có thể mất nhiều thời gian để oán thán, hoặc đứng dậy, quay lưng với nền giáo dục để sống cuộc đời của chính mình chứ không phải cuộc đời của ai đó vẽ ra cho bạn.

Một người không tham gia vào cuộc chạy đua ấy, cuộc đời người ấy sẽ bị cô lập. Một trăm người từ chối cuộc đua, số lượng này sẽ có cơ hội được nhân rộng. Một nghìn người có thể tự quyết định lựa chọn con đường riêng cho mình mà không cần bằng cấp, các giá trị vật chất sẽ được kiến tạo một cách hiệu quả hơn. Một trăm nghìn người, một triệu người… Bộ giáo dục sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa, nhiều nền tảng xã hội khác như tuyên truyền chính trị, kinh tế, nội vụ… sẽ dần dần bị phá hủy.

Một trật tự mới sẽ được hình thành, khi mà mỗi chúng ta đều là con người có ích và tự chủ, khi mà giá trị kiến tạo được đánh giá cao hơn giá trị bằng cấp, thang bậc xã hội không còn phân biệt giữa các nghề nghiệp với nhau, khi trường đại học không còn là cái chuồng gà mà trở lại làm những thánh đường của tri thức.

Hà Thủy Nguyên

PS: Tôi bỏ đại học từ năm thứ 3, không phải vì tôi học sai ngành, mà vì tôi thấy cả tôi và trường đại học đều không thể chịu đựng được nhau. Cho đến nay, tôi vẫn là công việc tôi đeo đuổi, bằng cấp chẳng đóng bất cứ một giá trị gì trong sự nghiệp của bản thân tôi. Và tôi tin, các bạn nếu dám lựa chọn và dám chịu trách nhiệm thì cổng trường đại học không phải con đường duy nhất!

Krishnamurti và câu chuyện mới về giáo dục

Bài viết này đơn thuần giống như một ghi chép riêng của người viết về quan điểm giáo dục của J. Krishnamurti trong lúc dịch cuốn “Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập”. Trước khi dịch tập sách này, người viết chưa từng đọc qua cuốn sách nào của ông. Điều duy nhất mà người viết biết về tác giả là ông không nhận mình là triết gia, chính trị gia hay bậc thầy tâm linh như cách người ta vẫn tôn

Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Cách đây 10 năm, người ta đã xôn xao nhau về những người Việt Nam học Harvard. Ở cái thành phố Hà Nội bé tí nơi tôi sống, ai đó học Harvard sẽ lập tức nổi tiếng, lập tức được đồn đại như là thiên tài vậy. 10 năm sau, nỗi ám ảnh về Harvard ngày càng tăng, và đặc biệt ảnh hưởng đến những bạn trẻ cũng như những gia đình thời thượng mong muốn được nước mình có thể “sánh vai” với Âu

Tô Lông

14/12/2016

Krishnamurti bàn về giáo dục: “Một khi bạn bắt đầu học thì không có kết thúc cho việc học”

Bạn biết đấy, bạn sống ở một trong những thung lũng đẹp nhất mà tôi từng thấy. Có một bầu không khí đặc biệt tại đây. Bạn có chú ý không, đặc biệt là vào các buổi tối và sớm tinh mơ, một sự tĩnh tại thấm sâu vào thung lũng? Tôi tin quanh đây có những ngọn đồi xa xưa mà con người chưa hủy hoại chúng, và bất cứ nơi nào bạn đi qua, ở thành phố hay đâu đó khác, con người

Một nền giáo dục không trường lớp đang dần hình thành

Nhiều người có thể cho rằng những khóa học mở trực tuyến là cách tốt nhất để chúng ta mở mang, học tập với sự hỗ trợ của Internet; nhưng thực sự thì công nghệ có thể biến cuộc sống hàng ngày của chúng ta thành những trải nghiệm học tập. Bạn có thể thấy những điều sau rất quen thuộc: Bạn và những người bạn của mình đang tranh cãi về một thông tin bé xíu hoặc một sự kiện lịch sử nào đó,

Krishnamurti bàn về giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

Mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, dù còn trên ghế nhà trường hay đã rời khỏi chốn ấy, chúng ta đều không khỏi băn khoăn về ý nghĩa của giáo dục. Tại sao chúng ta phải cần phải được “giáo dục”, tại sao chúng ta phải tuân thủ một loạt các định chế do nhà trường tạo ra. Tất cả những cải cách giáo dục dường như không thay đổi được gì nhiều tình thế của chúng ta, chúng có thể có