Home Uncategorized Tự do học thuật

Tự do học thuật

Tự do học thuật không phải một khái niệm mà là một giá trị cần khẳng định để tạo dựng một nền tri thức cởi

Tự do học thuật không phải một khái niệm mà là một giá trị cần khẳng định để tạo dựng một nền tri thức cởi mở, khách quan và hệ thống. Thúc đẩy tự do học thuật là một trong những hoạt động quan trọng của Book Hunter với tôn chỉ như sau: “Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết để bảo vệ quyền được nói ra điều đó của bạn”
551779_484944164890366_920063053_n
Trong các hoạt động thúc đẩy Tự do học thuật, Book Hunter nhấn mạnh những điểm sau:
– Tạo kênh truyền thông xã hội dành cho các học giả thông qua website Book Hunter và các buổi Idea Hunting.
– Tạo dựng một cộng đồng độc giả thông minh, có nhận thức và trình độ cao, có khả năng thẩm định các tác phẩm học thuật và sáng tạo.
– Cộng đồng độc giả này sẽ lên tiếng bảo vệ những trường hợp bất công trong giới học thuật và góp phần giải quyết các mâu thuẫn của các giới học giả, giới trí thức.
– Khuyến khích tự do thông tin trong vấn đề tư liệu để tạo ra hệ thống thông tin tuần hoàn giữa giới học giả, giới trí thức và công chúng.
Giới trí thức có vai trò như những nhà phản biện xã hội, cố vấn cho chính phủ và lên tiếng khi chính phủ làm sai. Nhưng giới trí thức cũng cần bị kiểm soát bởi chính công chúng để tránh trường hợp các trí thức kéo bè kết cánh thâu tóm giới học thuật Việt Nam. Vậy nên, với sự tăng trưởng nhận thức của công chúng thì tự do học thuật là một nhu cầu thiết yếu, không phải chỉ dừng ở góc độ các tác giả được quyền lên tiếng, mà còn cả những người đọc được quyền lên tiếng.
Mời đọc thêm: Tự do học thuật – Nền tảng vững chắc để Việt Nam trỗi dậy

Những kiểu bao biện phi lý cho sự tráo trở của Phan Huyền Thư

Nhiều ngày nay báo chí xôn xao nghi án Phan Huyền Thư đạo thơ, và bài thơ ấy nằm trong tập thơ được trao giải của Hội nhà văn Hà Nội. Báo chí đã lên tiếng nhiều ném đá Phan Huyền Thư và dồn ép cô ta phải nói lời xin lỗi. Thiết nghĩ, sự việc đến đó có thể chấm dứt. Nhưng nếu đọc thư xin lỗi của Phan Huyền Thư trên Tiền Phong và các lời bênh vực, biện bạch của cô ta

Nghĩa vụ thiêng của dịch thuật: duy trì sự bất tử của tri thức

Trong tiếng Anh thế kỷ 15, dịch thuật – translation – mang một ý nghĩa thiêng liêng khác: sự di dời thánh thể hoặc thánh tích của một vị thánh đến một nơi khác. Các học giả Anh trước và trong giai đoạn Phục Hưng đã coi dịch thuật từ tiếng Pháp và Latin sang tiếng Anh như một nghĩa vụ thiêng mà thông qua đó họ tác động thay đổi tới tư duy chính trị, hệ thống ngôn ngữ và tri thức xã hội.

Suy giảm khả năng cảm thụ văn chương, có đáng lo?

Một thực tế không thể chối cãi, số lượng đọc văn chương ở Việt Nam hiện nay ngày một ít đi. Văn chương thậm chí còn không được xếp vào loại hình văn hóa “xa xỉ”. Hiện trạng này có thực sự là một vấn đề đáng lo ngại? Có phải chỉ đáng lo ngại với những nhà văn, nhà thơ? Hay vấn đề cần phải đặt ra ở bình diện xã hội? Đương nhiên, nếu vấn đề cảm thụ văn chương được đặt ra,

Tô Lông

17/10/2016

TÍNH CÁCH TÔN NGHIÊM VÀ TINH TÚY CỦA ĐỌC SÁCH

Nói đến sự tôn nghiêm, tức là muốn khuyên các bạn nên “gây chung quanh những lúc đọc sách của ta một không khí trang nghiêm và trầm lặng thường bao bọc những cuộc hoà nhạc hay những buổi lễ cao quý”. Nên tránh cái cảnh vừa đọc, vừa ăn, vừa nói chuyện, hoặc đọc thoáng qua một trang, thì ngừng lại để trả lời với máy điện thoại, hoặc cầm sách mà trí nghĩ đâu đâu… rồi lại bỏ dở vì có người bạn

Book Hunter

21/09/2019

Lì xì sách thay tiền, một xu hướng mới đã và đang hình thành

Năm 2022 đã đến, đánh dấu năm thứ ba kể từ khi Book Hunter bắt đầu nảy sinh ý định kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen mừng tuổi, từ lì xì tiền sang lì xì sách. Lúc đó, trên cộng đồng mạng đã rất nhiều người đã và đang thực hiện truyền thống mới này từ lâu rồi. Đó thực sự là một điều đáng để vui mừng. Ở đâu đó, vẫn có những người mạnh dạn, dám thay đổi thói quen. Xã

Book Hunter

23/01/2019