Home Ngẫm TỪ BAO GIỜ NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI KHÔNG CÒN ĐEO ĐUỔI CÁI ĐẸP?

TỪ BAO GIỜ NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI KHÔNG CÒN ĐEO ĐUỔI CÁI ĐẸP?

Lý tưởng sáng tạo về việc chối bỏ cái đẹp không bắt đầu cùng với chủ nghĩa hiện đại, mà bắt đầu khi nghệ thuật

Minh Hùng

15/08/2019

Lý tưởng sáng tạo về việc chối bỏ cái đẹp không bắt đầu cùng với chủ nghĩa hiện đại, mà bắt đầu khi nghệ thuật đặt niềm tin vào báo chí.

Cái đẹp là ý tưởng nguy hiểm nhất trong nghệ thuật. Nó cũng là ý tưởng nguy hiểm nhất trong cuộc đời nữa. Nó làm khổ sở và gây nhầm lẫn, nó kích động và nghiền nát tâm can. 

Cái đẹp đã được tôn thờ như là thứ giá trị nghệ thuật cao nhất, và cũng bị phỉ báng là thứ cám dỗ tà mị. 

Dù vậy, hiện nay, thế giới nghệ thuật coi nó như thể một trò đùa, một điểm yếu kém, một thứ ý tưởng ngu ngốc lỗi thời. Điều này khiến cho nghệ thuật trở nên không thích hợp, bởi cái đẹp thì ở khắp mọi nơi và ám ảnh tất cả mọi người (bất kể ý tưởng về cái đẹp của bạn là như thế nào).

Có lẽ đây là lý do khiến cho nhiếp ảnh, nghiệp dư hay chuyên nghiệp, trở thành thứ nghệ thuật đích thực trong thời đại của chúng ta. Nhiếp ảnh không chống đối lại cái đẹp. Nhiếp ảnh gia thỏa thuê trong cách làm, thỏa thích trong mong muốn. Tại sao những hình thực nghệ thuật khác hiện nay chẳng ưa làm vậy?

Rõ ràng, đó là kết quả của một quá trình chuyển dịch tinh thần lâu dài bắt đầu với chủ nghĩa hiện đại. Hoặc chính bởi chủ nghĩa hiện đại chăng? 

Những người chống đối nghệ thuật hiện đại đã phàn nàn từ 80 năm trước rằng thứ nghệ thuật mới này thật xấu xí. Họ nghĩ rằng những sự bóp méo biến dạng của Picasso là cả một cuộc tấn công ghê gớm vào cái đẹp cổ điển về hình thể con người vốn được nhìn nhận từ xa xưa bởi người Hy Lạp. 

Nhưng họ đã sai, dĩ nhiên là vậy: Picasso yêu nghệ thuật Hy Lạp hơn cả họ, những bức vẽ và tác phẩm điêu khắc của ông phản hồi mạnh mẽ cái đẹp. Matisse dĩ nhiên cũng vậy. Những người theo chủ nghĩa siêu thực cũng bị ám ảnh bởi cái đẹp (một cái đẹp lạ lùng). Vậy thì từ bao giờ nghệ thuật chính thống thôi không còn thích thú với cái đẹp nữa?

Chắc chắn phải là từ khi nghệ thuật hiện đại bắt đầu đặt niềm tin vào các nhà phê bình hiện đại. 

Bằng việc nói đi nói lại rằng chủ nghĩa hiện đại là “xấu xí”, những con người hiện đại bảo vệ mình bằng cách tranh biện rằng cái đẹp là một giá trị nông cạn của lớp trung lưu, còn nghệ thuật đích thực thì phải là về những ý tưởng, về chính trị, về những điều cao cả. 

Cùng thời điểm đó, từ những năm 1970 – khi Sex Pistols còn trên đỉnh cao – phong trào phản nghệ thuật Dada đã trở thành dòng chủ đạo. Trong thế giới nghệ thuật nghiêm túc hiện nay, tất cả những điều trên làm hình thành nên một niềm tin hoàn toàn sai lầm và tự phụ rằng bản chất của nghệ thuật hiện đại là luôn chối bỏ vẻ đẹp.

Thế cho nên, những phòng trưng bày thì đầy những tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc mà thiếu vắng vẻ đẹp. Chúng ta nhìn ngắm tác phẩm, rồi tìm đến nhìn những bức ảnh đẹp, những thước phim hay, nhũng quyển tạp chí – thứ nghệ thuật đích thực của thời đại chúng ta.

 

Tác giả: Jonathan Jones

Bài gốc: https://www.theguardian.com/artanddesign/jonathanjonesblog/2012/may/02/modern-art-reluctant-embrace-beauty

Minh Hùng dịch. 

Bài đã đăng trên Ipick.vn

Xem

9 bộ phim siêu anh hùng hay nhất đầu thế kỷ XXI

Cùng với sự phát triển của những vụ trụ điện ảnh DC, Marvel, giờ đây, siêu anh hùng hiện diện khắp nơi trong đời sống của chúng ta. Dưới đây, Book Hunter xin giới thiệu đến các bạn 9 bộ phim siêu anh hùng hay nhất thế kỷ XXI. Không chỉ sở hữu những pha hành động đẹp mắt, âm thanh sống động, các bộ phim dưới đây đều là những bộ phim đan cài hợp lý những vấn đề chính trị, xã hội, tâm

Thư Sinh

11/10/2019
Xem

COMIC – CÓ GÌ NGOÀI SIÊU ANH HÙNG?

Nhắc đến “comic”, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các bộ truyện tranh siêu anh hùng của Mỹ, DC, Marvel và các bộ phim bom tấn chuyển thể trong suốt 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, comic không chỉ có siêu anh hùng, cũng như siêu anh hùng, dù cực kỳ nổi bật và được đông đảo công chúng đón nhận, nhưng cũng không phải là tất cả của comic. Vậy, trong suốt lịch sử phát triển của mình, comic có những gì?

Thư Sinh

18/11/2019

Sự suy tàn của cái đẹp

Có một thứ được gọi là lý tưởng. Lý tưởng thường hoàn hảo, đẹp đẽ và dường như không thể chạm tới. Lý tưởng không thể chạm tới sở dĩ bởi nó không được biểu hiện bằng vật chất. Người nghệ sĩ luôn tìm cách tạo ra từ vật chất hiện hữu những tạo tác hoàn hảo nhưng dường như bất lực. Như một kẻ điên, người nghệ sĩ vung búa đập tan mọi tạo tác hiện hữu. À không, nghệ sĩ điên thật! Chỉ
Xem

Điện ảnh & những góc nhìn thực tại (2): Montage Xô Viết, Ấn tượng, Siêu thực, Tân hiện thực và sự đa dạng thể loại

Xem phần (1) tại đây: Điện ảnh & những góc nhìn thực tại (1): Điện ảnh, thị hiếu và lịch sử phản ánh thực tại qua màn ảnh Hiện thực như là sự sắp đặt trong phim Montage Xô Viết (1924-1932) Sau Cách mạng tháng 10 Nga 1917, cuộc nội chiến 1918-1922, chiến tranh Nga – Ba Lan (1919-1921), đến năm 1922, Liên bang Xô Viết được thành lập. Năm 1922, Lenin tuyên bố: “Trong tất cả các nghệ thuật, điện ảnh là nghệ thuật

Thư Sinh

08/01/2019

CHỈ DẪN CHO BẠN TỚI ĐỊA NGỤC

Theo thống kê của tôi, trong 31 cõi giới của Vũ trụ quan Phật giáo cũ, 25 cõi là cõi thần linh, thường được cho là đủ điều kiện để được gọi là “thiên đường”. Trong những cõi giới còn lại, thường thì, chỉ có một cái được nhắc đến là “địa ngục”, hay còn gọi là Niraya trong tiếng Pali (tiếng Ấn Độ cổ) hoặc Naraka trong Phạn ngữ. Naraka là một trong sáu cõi giới của Dục giới. Hiểu một cách ngắn gọn,