Thỉnh thoảng chúng ta đưa ra những quyết định mà chúng ta nghĩ rất kỹ lưỡng về chúng, nhưng đa phần chúng ta đưa ra quyết định đơn giản bởi vì chúng ta cảm thấy nên thế. Có thể gọi là linh cảm, trực giác, hay bản năng- điểm chung của chúng đó là chúng ta không biết tại sao chúng ta cảm thấy điều đó, vậy mà cái cảm giác ấy lại thật mạnh mẽ khiến chúng ta hành động theo nó. Câu hỏi đặt ra là, khi nào chúng ta nên lắng nghe trực giác của chúng ta và đưa ra quyết định dựa vào một cái gì đó chúng ta không thể giải thích? Và khi nào chúng ta nên dừng việc suy nghĩ lại?
Hướng tiếp cận đầu tiên đối với câu hỏi này đó là xem xét liệu trực giác theo một nghĩa nào đó có phải là dựa trên lý trí, thậm chí nếu chúng ta không thể đưa ra những lý do tỏ tường cho nó. Có thể đối với một số bản năng chẳng hạn, chúng ta phản ứng lại với môi trường một cái vô ý thức đối với những tác động nhất định tới từ môi trường. Ví dụ, thỉnh thoảng người ta có thể cảm nhận thấy nguy hiểm mà không cần biết chính xác tại sao. Đơn giản họ cảm thấy một cảm giác bất an. Chắc chắn phải có nguyên nhân cho cảm giác này-nhưng những lý do này bị che giấu đi khỏi ý thức.
Đứng từ góc độ tiến hóa, có lý khi nói rằng chúng ta có một cơ chế nơi chúng ta cảm và phản ứng một cách có ý thức tới những kích thích từ môi trường. Sự suy nghĩ có ý thức là một quá trình chậm, đôi khi nặng nề, và chúng ta cần phải có khả năng đưa ra hành động nhanh trong nhiều tình huống, đặc biệt khi chúng ta gặp nguy hiểm. Do đó, mộ số trực giác mà chúng ta có nên được tìm hiểu và lắng nghe bởi vì chúng có cơ sở và đáng tin.
Tất nhiên, đôi khi chúng ta cảm thấy bất an cũng chỉ đơn thuần vì chúng ta đang bị lo lắng, áp lực, hay hoang tưởng. Nếu chỉ vì chúng ta cảm thấy chúng ta đang gặp nguy hiểm, thì điều đó không đủ để nói lên rằng chúng ta đang thực sự gặp nguy hiểm. Nhưng là sao để nhận biết được sự khác biệt đó? Mức độ chắc chắn mà chúng ta cảm thấy có lẽ không phải là một thước đo đang tin cậy. Đơn giản hãy nhìn vào những tay cờ bạc, những kẻ đã mất tất cả chỉ vì họ tin chắc vào việc họ chiến thắng chẳng vì họ dựa vào bất cứ một điều gì khác ngoài cảm giác.
Tuy nhiên, khi quan sát những chuyên gia thì chúng ta thấy trực giác ở một mức độ khác. Một người chuyên phân loại gà con mới nở lâu năm có khả năng nhặt những chú gà con đực ra khỏi đàn gà mà hầu như chẳng cần đắn đo. Tuy nhiên, đối với một người chưa có chút kinh nghiệm gì thì điều này là không tưởng. Chẳng có gì khác nhau một cách rõ ràng giữa gà con đực và gà con mái cả. Điều thú vị là chính những người phân loại gà con cũng không giải thích được tại sao họ lại làm được điều đó, họ đơn thuần biết điều đó. Họ đã phát triển một trực giác cho kỹ năng này.
Nếu như họ không thể giải thích thì làm sao họ có thể dạy lại cho một người khác kỹ năng này? Một điều thú vị nữa đó là, nếu bạn muốn học kỹ năng này, bạn chỉ cần quan sát những người chuyên nghiệp làm điều này cho tới khi bạn cũng làm được. Chỉ cần một chút thời gian và sự tập trung, bạn bắt đầu cảm thấy có sự khác biệt nhưng bạn cũng không thể diễn đạt được điều khác biệt đó là ở đâu. Bạn cũng chỉ biết bằng trực giác mà thôi.
Ví dụ về người phân loại gà cho thấy hai điều: (1) trực giác của một chuyên gia với những kinh nghiệm thực tế luôn tốt hơn những trực giác thông thường, (2) hoàn toàn có khả năng rèn luyện trực giác của bạn theo một cách phớt lờ đi phần lý trí của trí óc bạn. Điều này thực sự rất thú vị, nhưng nó không đủ để giúp chúng ta trả lời câu hỏi liệu những trực giác thông thường có đáng tin hay không.
Một vài người rất nghi hoặc trực giác và khi phải đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc đời, họ thường cẩn thận xem xét mọi khía cạnh, và rồi chỉ đưa ra quyết định sau khi xem xét cẩn thận. Vậy tại sao chúng ta lại nên đặt số phận của mình vào những cảm giác bí hiểm khó tin? Tất nhiên một trường hợp mà ta thường đong đếm lý do để đưa ra quyết định đó là khi đứng trước việc chọn vợ hoặc chồng. Phần lớn mọi người thường dựa vào cảm giác của mình ngay cả khi họ cần nhiều thời gian để đưa ra quyết định đó.
Nhưng hãy bỏ qua ví dụ này, vì rõ ràng tình yêu là vấn để của trái tim, không phải là của khối óc. Vậy đối với những quyết định ít cảm xúc hơn thì sao? Ví dụ như chúng ta nên đầu tư tiền vào đâu? Liệu chúng ta có nên tin vào trực giác, hay đối với trường hợp này chúng ta cần phải nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định?
Mới nhìn có vẻ là chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư. Nhưng liệu bạn có tin rằng những người dựa vào trực giác thường đưa ra những quyết định tốt hơn những người cố gắng đưa những quyết định sau khi đã suy tính và tìm kiếm thông tin kỹ lưỡng. Lý do cho điều này đó là khi chúng ta bị chìm ngập trong thông tin và chúng trở nên chẳng gì khác ngoài nhiễu làm mờ nhạt đi sự minh mẫn của chúng ta. Do đó chúng ta cần một cách khác đi tắt qua tất cả những thông tin đó và đó chính là trực giác.
Trong cuốn sách Gut Feelings: The Intelligence of the Unconscious (2008) Gerd Gigerenzer đã đưa ra nhiều ví dụ và luận điểm để chứng minh cho điều này.
Khi xây dựng một hệ thống dự đoán tương lai, chúng ta gặp phải vấn đề đó là sự bất định. Thế giới chúng ta đang sống bản chất là một sự hỗn loạn. Khi chúng ta nhìn vạn vật ở tầm vĩ mô, có vẻ như chúng cố định và chắc chắn theo một cách nào đó. Nhưng khi chúng ta bắt đầu nhìn chúng ở tầm vi mô, mọi thứ bắt đầu trở nên ngẫu nhiên. Ở mức hạt cơ bản, chúng ta không thể sử dụng các quy luật xác định để mô tả các đối tượng hay các trạng thái của chúng. Sự chắc chắn bị thay thế bởi các mô hình xác suất. Thế giới của chúng ta không bao giờ có thể được dự đoán một cách chính xác 100%. Nó chỉ đúng trong thế giới lý tưởng. Ví dụ, trong thực tế không hề có các vật thể tương ứng với các hình thù toán học như đường thẳng, điểm, vòng tròn, vô cùng…vân vân. Vậy mà chúng ta lại dùng những định nghĩa trừu tượng này để mô tả thế giới. Cho nên chúng ta có thể nói chẳng có gì là hoàn hảo và mọi thứ đều có thể xảy ra. Và tất cả những dữ liệu ta có, chúng ta không thể phân biệt được đâu là dữ liệu có ích và đâu là dữ liệu vô ích, do đó hệ thống phỏng đoán phức tạp của chúng ta có thể làm việc kém hơn cả một hệ thống đơn giản. Và đó đó, đôi khi những luật lệ phỏng đoán đơn giản lại là phương án tốt nhất.
Làm cách nào mà chúng ta có thể biết được khi nào chúng ta nên tin vào trực giác ? Liệu có một cách nào khác để phân biệt trực giác đáng tin với những cảm giác điên rồ hay thiên vị ? Và trực giác của các chuyên gia thì có điểm gì đặc biệt ? Liệu chúng về bản chất có khác biệt với những trực giác thông thường ? Liệu chúng ta có nên tin tưởng vào trực giác của các chuyên gia khi họ không đưa ra được lời giải thích cho nó ? Trực giác đóng vai trò gì vào quá trình đưa ra quyết định ? Và làm thế nào để chúng ta có thể có được trực giác tốt hơn?
Lê Duy Nam (dịch và tổng hợp)