Home Sống Thử mở rộng nội hàm khái niệm “gia đình” trong cơ cấu xã hội Việt Nam hiện đại

Thử mở rộng nội hàm khái niệm “gia đình” trong cơ cấu xã hội Việt Nam hiện đại

le-nam

Lê Nam

07/07/2020

Theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình có hiệu lực từ tháng 1 năm 2015, khái niệm “gia đình” được định nghĩa như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.” Như vậy, “gia đình” là một khái niệm lấy nền tảng từ hôn nhân mà trong đó các thành viên bị ràng buộc bởi giao kèo hôn nhân (huyết thống cũng là một khía cạnh của quan hệ hôn nhân mà thôi). Đối với các trường hợp con nuôi trong gia đình thì con nuôi vẫn không được nhận các quyền lợi ngang bằng với con đẻ và đương nhiên sự ràng buộc trách nhiệm cũng ít hơn.

Cách hiểu về “gia đình” này phổ biến từ Đông sang Tây trong nhiều thế kỷ vì dù khác nhau về sắc tộc thì con người đều thống nhất với nhau ý thức về huyết thống và sự truyền giống. Mặc dù đã được bổ sung các yếu tố văn minh như quyền và nghĩa vụ trong gia đình, nhưng đây vẫn là một mô hình nguyên thủy tồn tại hiển nhiên, chỉ khác biệt về người nắm quyền trong gia đình là đàn ông hay phụ nữ mà thôi. Tuy nhiên, những biến động và thay đổi về xã hội đang diễn ra chóng mặt, khiến cho nội hàm của khái niệm “gia đình” này đang bị hạn hẹp.

Cách hiểu về “gia đình” mà chúng ta đang sử dụng hiện nay chỉ mang đặc trưng của mô hình gia đình hạt nhân (nuclear family/conjugal family), tức là một gia đình bao gồm bố mẹ và con cái chưa thành hôn. Mô hình này trở thành biểu tượng của ý niệm về gia đình trên đại đa số các hình ảnh tuyên truyền liên quan đến gia đình. Thậm chí mô hình gia đình hạt nhân còn được coi là kiểu mẫu của sự hướng tới hạnh phúc và thành đạt. Tuy nhiên mô hình hoàn hảo này có vấn đề lớn.

Nếu một cặp vợ chồng không thể có con hoặc không thích có con, thế thì họ phải đối mặt với những định kiến rằng dường như họ không phải là một gia đình hoàn hảo. Từ đó, những người khác trong gia tộc gây áp lực lên cặp vợ chồng để cưỡng ép họ phải biến đổi sang mô hình gia đình hạt nhân. Trong khi đó, bản chất quan hệ giữa vợ chồng không con cái sẽ rất khác với quan hệ gia đình kiểu bố mẹ – con cái. Quan hệ thuần túy vợ chồng đề cao khoái lạc, tự do và khám phá hơn, trong khi quan hệ bố mẹ – con cái theo mô hình gia đình hạt nhân lại bị ràng buộc bởi các nhân tố khác như tài sản, sự giáo dục, nòi giống… Không thể lấy tiêu chuẩn của một mô hình để áp đặt lên mô hình khác vốn không cùng tính chất được.

Mô hình hạt nhân theo kiểu truyền thống được đưa lên thành kiểu mẫu cũng đẩy những người theo mô hình đơn thân (Single-parent family) bị rơi vào mặc cảm tự ti. Xã hội không có những dịch vụ phù hợp với các ông bố và bà mẹ đơn thân, và toàn bộ chương trình giáo dục tại nhà trường hay tuyên truyền cũng chỉ nhấn mạnh vào kiểu mẫu bố mẹ – con cái hoàn hảo. Có thể dễ dàng tưởng tượng một đứa trẻ sống với mẹ sẽ có cảm nhận như thế nào khi đọc đề bài tập làm văn là: “Hãy tả một buổi đi du lịch vui vẻ với gia đình em” và nó không được điểm cao chỉ vì không tả cảnh đi chơi cùng bố mẹ bởi bố mẹ đã li dị hoặc người bố không xuất hiện đủ nhiều để hoàn thành đầy đủ vai trò của một người bố. Và cũng dễ dàng khi một ông bố đơn thân đưa con đi chơi tại công viên nhìn thấy tờ poster minh họa cho hạnh phúc bằng hình ảnh người bố và người mẹ cùng ôm đứa con của mình. Khó tránh được các thành viên của mô hình gia đình đơn thân sẽ cảm thấy chạnh lòng khi đối diện với kiểu mẫu gia đình mà xã hội đang coi trọng, trong khi ấy bản thân họ vốn đã có sẵn hạnh phúc rồi, và không có gì đảm bảo rằng họ sẽ hạnh phúc hơn khi cố gắng tái giá để đạt được khuôn mẫu gia đình hạt nhân. Sự đề cao mô hình gia đình hạt nhân như vậy không chỉ khoét sâu vào tổn thương tâm lý của những cá nhân trong mô hình đơn thân mà còn gia tăng thêm định kiến xã hội với cái nhìn phán xét dành cho các ông bố và bà mẹ đơn thân.

Tương tự như vậy với trường hợp bố mẹ mất sớm và anh chị em ruột ở cùng nhau hoặc ở cùng ông bà hay họ hàng sẽ không được coi là một “gia đình” nếu theo định nghĩa truyền thống. Khi các anh chị em ruột mong muốn sống với nhau như một gia đình mà không cần trở thành con nuôi của ai đó thì không được phép khi một trong số đó chưa đủ mười tám tuổi. Nếu không có người nhận nuôi, chúng sẽ được đưa vào trại mồ côi ở cùng với những đứa trẻ có xuất thân phức tạp khác và cũng không được chăm lo một cách đầy đủ giống như khi còn bố mẹ. Như vậy, anh chị em ruột vốn dĩ có thể hình thành một gia đình lại bị biến thành “không gia đình”. Đương nhiên những đứa trẻ có thể chấp nhận được nhận nuôi bởi ai đó hoặc vào trại mồ côi để không phải mưu sinh qua ngày, nhưng đây phải là lựa chọn của những đứa trẻ chứ không phải sự áp đặt của xã hội.

Mô hình hạt nhân tryền thống đặc biệt gặp phải thách thức khi đối mặt với các cặp đôi đồng tính. Khi các cặp đôi đồng tính yêu cầu được hợp thức hóa hôn nhân thì mô hình này gặp phải một nan đề: hôn nhân có thể không phải để truyền giống ư? Những cặp đôi đồng tính thường phải chịu nhiều định kiến trong xã hội sở dĩ vì họ không đảm nhận thiên chức truyền giống và đi kèm với đó là sự chối bỏ trách nhiệm nuôi dưỡng thế hệ sau. Những cặp đôi đồng tính không bị bó buộc vào trách nhiệm thường đạt được khoái lạc nhiều hơn so với các cặp vợ chồng có con cái, thế thì liệu số lượng người chuyển từ mô hình hạt nhân truyền thống sang mối quan hệ đồng tính liệu có gia tăng. Trong một khảo sát về cực khoái và giới tính được thực hiện bởi đại học Chapman, đại học Indiana và học viện Kinsey, 89% nam giới có quan hệ đồng tính đạt được cực khoái trong quan hệ, trong khi đó 88% nam giới quan hệ dị tính đạt được điều này; còn số lượng phụ nữ đồng tính đạt được cực khoái cũng cao hơn đáng kể (86%) so với phụ nữ quan hệ dị tính (65%). (Bản dịch tiếng Việt được đăng tải trên website https://yeudesongaz.com/ )  Những con số này cho thấy rằng nếu các cá nhân mong muốn tìm khoái cảm trong đời sống thay vì gánh vác trách nhiệm duy trì nòi giống ngày càng tăng về số lượng và mạnh dạn hơn để lựa chọn, thế thì mô hình hạt nhân sẽ bị thách thức.

Từ vấn đề mối quan hệ đồng tính, ta có thể đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu những người không có chung huyết thống và mối quan hệ hôn nhân có thể hình thành gia đình được không? Nếu những người độc thân cảm thấy hợp tính nết và về ở chung một nhà để giúp đỡ nhau mà không có quan hệ yêu đương hay hôn nhân thì có hình thành gia đình chăng? Bởi vì, trừ nghĩa vụ hôn nhân và huyết thống thì sự giúp đỡ và tình cảm giành cho nhau trong mối quan hệ của họ hoàn toàn thân thiết như gia đình, vì từ trong thâm tâm họ đã là người một nhà với nhau.

Xã hội đang biến đổi liên tục với những nhu cầu đa dạng vượt ra ngoài sự duy trì nòi giống và trách nhiệm chăm lo cho thế hệ sau. Nếu mô hình gia đình hạt nhân là mô hình hướng tới tương lai thì các mô hình gia đình khác chưa được thừa nhận là mô hình coi trọng hiện tại và hiện tại cũng đáng để quan tâm giống như tương lai vậy. Vậy thì xem xét gỡ bỏ những định kiến mà chúng ta đang có để hướng tới một cái nhìn cởi mở và bao dung hơn về chọn lựa gia đình của mỗi cá nhân là trách nhiệm của những nhà nghiên cứu xã hội và các nhà hoạch định chính sách để đảm bảo chỉ số hạnh phúc của mỗi người dân.

Lê Duy Nam

Bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An

18 bản đồ giải thích về căng thẳng trên Biển Đông

1. Bản đồ hành chính: Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm trên 20 quốc gia, trải rộng từ phía Bắc, bắt đầu từ nước Nga đến phía Nam, tới Australia và New Zealand, phía Tây từ Ấn Độ, đến phía Đông, Papua New Guinea. 2. Dân số châu Á: Châu Á là một khu vực năng động và bùng nổ, với dân số 4,3 tỉ dân – chiếm 60% dân số toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất

Tại sao người ta kể chuyện ma vào Giáng sinh?

Chuyện ma Giáng sinh là một truyền thống tồn tại xa xưa hơn nhiều so với “A Christmas Carol” Ebenezer Scrooge không phải là nhân vật hư cấu đầu tiên nhìn thấy ma vào dịp Giáng sinh. Truyền thống về những câu chuyện ma ngày lễ đã có từ xưa hơn rất nhiều, có lẽ xa hơn cả chính lễ Giáng sinh. Khi đêm dài ra và năm sắp hết, việc mọi người cảm thấy nên tụ tập với nhau một cách bản năng là

Cụt Đuôi

20/12/2022

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 3 NĂM 2022: ANNE TÓC ĐỎ LÀNG AVONLEA, DỊCH BỆNH ATLANTIS, CON GÁI CỦA CHIM PHƯỢNG HOÀNG…

Sách văn học trong nước trong tháng 3 về mặt số lượng cũng năng nổ, sôi động không kém cạnh sách sách học thuật và sách phổ thông. Đa phần những câu chuyện trong tháng này đều xoay quanh sự thiện - ác của con người. Cùng với đó là câu chuyện vượt lên số phận của một người phụ nữ gốc Việt, kể về những điều không phải quá hi hữu nhưng không phải ai cũng làm được. Mời các bạn cùng thường thức: 1.

Trần Cúc

03/04/2022

Trà Việt: chấp nhận như biến thể của trà Tàu hay kiến tạo bản sắc riêng?

Đời sống trà Việt cũng phong phú như đời sống văn hóa của Việt Nam vậy. Là một quốc gia đa tộc (hơn 54 tộc người, và vẫn có những tộc người chưa được ghi nhận chính thức) sống chung với nhau trên dải đất nhỏ hẹp kéo dài ven biển Đông, văn hóa Việt Nam là một tổ hợp vô cùng phức tạp không dễ gì để coi một nét văn hóa nào đó được gọi là đặc trưng. Một lịch sử giao tranh

New York – Nước và đô thị (4): Xử lý nước và vấn đề rò rỉ

Hệ thống xử lý nước Dù nước cấp đến New York được cho là trong sạch nhờ vào khu vực nguồn là vùng nông thôn, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần phải xử lý. Nhiều hóa chất đã được hòa thêm vào nước trên đường dẫn để đảm bảo chất lượng đồng nhất của nước ở đầu ra: chất nhôm và các hóa chất khác để tạo thành “floe” – các hạt dính giúp hút bụi bẩn và kéo chìm xuống đáy

Minh Hùng

23/10/2019