Home Đọc Sự tàn ác và Khả năng phục hồi: Quyển Vở Lớn trong bộ ba cuốn sách của Ágota Kristóf

Sự tàn ác và Khả năng phục hồi: Quyển Vở Lớn trong bộ ba cuốn sách của Ágota Kristóf

Cụt Đuôi

11 hours ago

Sau khi học nói và viết bằng tiếng Pháp, Kristóf bắt đầu viết thơ, rồi viết kịch cho đài phát thanh và sân khấu, trước khi cuối cùng bước đến lĩnh vực viết tiểu thuyết. Bộ tiểu thuyết Cặp song sinh kỳ ảo gồm ba cuốn sách Quyển vở lớn, Chứng cứLời nói dối thứ ba của Kristóf đã được xuất bản vào tháng này lần đầu tiên ở Úc và New Zealand bởi nhà xuất bản Text – là một kiệt tác của Kristóf.

Tìm hiểu thêm về sách: Cặp Song Sinh Kỳ Ảo – Ágota Kristóf – Book Hunter Lyceum

 

Bạn có thể chưa biết về Ágota Kristóf (1935-2011) nhưng ở Tokyo, tên của bà được mọi người hét vang trên nền nhạc sôi động. Theo tờ The Japan Times, tiểu thuyết hậu chiến của bà, Quyển vở lớn, đã được xuất bản ở Nhật với tiêu đề “Akudou Nikki” vào năm 1991, đã được mọi người mang bên mình như “bùa hộ mệnh” ở khắp các hộp đêm ở Tokyo vào những năm 1990 và các ngôi sao Manga và người nổi tiếng ca ngợi. Nam diễn viên và cũng là nhà thiết kế game, Singesato Ito, khẳng định rằng Quyển vở lớn là nguồn cảm hứng cho trò chơi Gameboy: Mother 3 đình đám của mình. Tôi tưởng tượng những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết – hai anh em trai sinh đôi tự đánh đòn, nhịn đói và giả điếc và mù để trở nên cứng rắn hơn trước Thế chiến II – là những hiện thân đáng sợ.

Quyển tiểu thuyết này của Kristóf có nhiều điểm chung với truyện cổ tích thần thoại của anh em nhà Grimm. Quyển vở lớn bắt đầu giống như hai anh em Hansel và Gretel. Hai anh em họ bị mẹ bỏ rơi vì mẹ của họ không còn khả năng nuôi chúng nữa, và họ phải tự lo liệu cho mình và người bà (Phù thủy) sống trong một ngôi nhà tồi tàn ở rìa một thị trấn vô danh. Họ không còn đường về. Từ đó, bằng văn xuôi trực tiếp và giản dị câu chuyện mô tả một cuộc sống đầy bạo lực, nghèo đói và đồi trụy không phù hợp với trẻ em, hay nói đúng hơn là những người yếu tim.

———————————————————————————-

Ágota Kristóf sinh ra ở Csikvánd, một ngôi làng ở Hungary, năm 1935. Bà đã chạy trốn khỏi quê nhà vào năm 1956 trong cuộc nổi loạn của Hungary, cùng với chồng và con gái nhỏ của mình. Họ đi bộ nhiều giờ trong bóng tối sợ rằng mình sẽ bị lạc và bị bắt giữ khi vẫn còn trong biên giới Hungary. Thành công vào được nước Áo, bà bắt xe buýt và tàu để đi tiếp đến Thụy Sĩ. Bà có hai cái túi, một túi để đựng tả, quần áo và đồ dùng cho em bé, túi còn lại để đựng những cuốn từ điển. Rất tình cờ, bà đến một thành phố nói tiếng Pháp, đây là nơi mà bà đã viết “Tôi phải đối mặt với một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với tôi.”

Với rào cản ngôn ngữ này đã tạo ra một khoảng cách đặc biệt trong cú pháp Kristóf sử dụng cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của mình. Câu văn của bà có ngữ pháp cực kỳ đơn giản. Không một từ nào bị lãng phí. Như bà giải thích trong hồi ký của mình “Tôi biết mình sẽ không bao giờ viết tiếng Pháp như những nhà văn Pháp bản địa, nhưng tôi sẽ viết theo khả năng của mình, tốt nhất có thể.”

Con đường gian khổ và đầy quyết tâm đến để học được ngôn ngữ mà bà đã chọn ở một đất nước mà bà không lựa chọn, đã tạo nên một phong cách viết văn cấp tiến. Cách diễn đạt của Kristóf mang đến sự trong lành; sự nghiêm ngặt và lao động không ngừng của bà giống như quy trình chưng cất nào đó. Bà không nghĩ đến việc viết bằng tiếng Hungary. Bà nói rằng tiếng Pháp “đã giết chết tiếng mẹ đẻ của tôi”. Bà không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận ngôn ngữ này. Nhưng, có một trong những dịch giả của bà Nina Bogin viết rằng, hoàn cảnh của bà đã tạo ra một loại văn xuôi đặc biệt: “tiếng Pháp được viết qua lăng kính của ngôn ngữ mẹ đẻ tiếng Hungary của tác giả Kristóf.”

Đọc thêm: Ágotá Kristóf: “Chúng ta không bao giờ có thể diễn đạt chính xác điều chúng ta muốn nói”

Sau khi học nói và viết bằng tiếng Pháp, Kristóf bắt đầu viết thơ, rồi viết kịch cho đài phát thanh và sân khấu, trước khi cuối cùng bước đến lĩnh vực viết tiểu thuyết. Bộ tiểu thuyết Cặp song sinh kỳ ảo gồm ba cuốn sách Quyển vở lớn, Chứng cứLời nói dối thứ ba của Kristóf đã được xuất bản vào tháng này lần đầu tiên ở Úc và New Zealand bởi nhà xuất bản Text – là một kiệt tác của Kristóf. Quyển vở lớn được viết theo giọng văn của danh xưng thứ nhất số nhiều từ góc nhìn của hai anh em sinh đôi: “Chúng tôi đang thực tập bất động trong vườn.” Luôn luôn danh xưng là “chúng tôi”. Cuốn thứ hai, Chứng cứ, được kể theo danh xưng thứ ba và theo chân một cặp song sinh. Và cuốn thứ ba, cuốn cuối cùng giới thiệu một giọng văn mới đầy băn khoăn, hoàn toàn dùng danh xưng cá nhân: “Tôi ở một mình trong xà lim.” Tại sao Kristóf lại viết mỗi cuốn mỗi khác vậy? Có lẽ vì Kristóf có đủ khả năng, các tác phẩm là những bài tập để luyện tính mạch lạc, ngữ pháp, chia động từ. Chúng cũng có thể là một bài tập về sự chia cắt. Giống như bài luyện tập về sự tàn ác trong tác phẩm đầu tiên của Kristof, có lẽ bà tìm thấy trong những bài luyện tập này khả năng phục hồi bền bỉ. Kristof nhẫn tâm chia cắt cặp sinh đôi. Bà thay đổi quá khứ của họ để họ tự mình bước đi. Bà khiến họ trở thành “những lời nói dối”. Có lẽ điều này khiến Kristof dễ dàng bị chia cắt khỏi gia đình của mình, khỏi người anh trai mà bà yêu thương nhất.

Mỗi câu văn như đang giáng một đòn đau điếng. Dù những chi tiết khủng khiếp về cuộc chiến được chứng kiến và ghi nhớ bởi cặp sinh đôi theo cách trẻ con của họ nhưng hoàn toàn đúng ngữ pháp. Lối viết trực tiếp diễn ra liên tục. Hai anh em sinh đôi xuất hiện trong mỗi cuốn tiểu thuyết, lúc thì xa nhau, lúc thì bên nhau, câu chuyện của họ cứ thay đổi, vang vọng và tiến triển như một cơn ác mộng lập lại. Thậm chí các nhân vật đó cũng trở nên tức tối. Trong cuốn Chứng cứ, khi một trong hai anh em tự nhận mình là người kia, thì bạn của họ hét lên, “Thôi ngay đi… thôi ngay cái trò này đi! Thật vô nghĩa. Cậu không thấy xấu hổ khi làm thế với tôi sao?” Nhưng không có sự xấu hổ nào, một sự thiếu vắng đến gai cả người trong cuốn tiểu thuyết mà hầu như mọi cuộc gặp gỡ đều bị vấy bẩn bởi sự đồi trụy, chủ nghĩa bài Do Thái hoặc bạo lực được nhà nước chấp thuận. Những câu chuyện liên tục lập lại, những chi tiết mâu thuẫn, các nhân vật đầy bối rối cứ xuất hiện rồi biến mất, khiến bạn phải mò mẫm tìm kiếm thứ gì đó, hay bất kỳ điều gì đó để bám víu. Chiếc phao cứu sinh duy nhất trong tác phẩm là sự giản dị trong văn xuôi của Kristóf: “Bầu trời thật ảm đạm.”

Những nhân vật của Kristóf, không chỉ cặp sinh đôi mà còn có người bán sách, người thủ thư, người bà, vị mục sư và người pha chế ở quầy bar đều tồn tại trong nhiều lần lặp lại. Không có gì khớp nhau, vì ngay từ đầu đã là như vậy; mỗi cuốn sách là một bản nháp, một cuộc đời khác đã sống. Nhưng nếu bạn ngừng cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra – như tôi đã làm sau nhiều năm đọc đi đọc lại – bạn sẽ thích bộ ba tác phẩm này vì bản chất của nó: một bài điếu văn cho tiểu thuyết.

 ———————————————————————————-

Quyển vở lớn – cuốn sổ tay được hai anh em sinh đôi viết, đó là nỗ lực chung – họ cùng làm mọi thứ với nhau – để giữ cho trí óc luôn minh mẫn và ghi lại ngày tháng năm họ sống họ sống ở nhà bà. Họ viết bằng văn xuôi như thế này: “Rừng rất to, suối rất nhỏ. Để vo rừng, phải vượt qua suối.” Không có gì là sai trong mô tả về rừng và suối ở đây, nhưng đó là thời chiến, và khi cặp song sinh – có lẽ khoảng mười một tuổi – kể lại điều gì đó nham hiểm hơn, giọng điệu của họ có một sự lạnh lùng đáng sợ, bệnh hoạn. “Có lần, sâu trong rừng, bên cạnh một hố bom to chúng tôi thấy xác một người lính. Anh ta còn nguyên cả thi thể, chỉ có mắt bị mất vì lũ quạ.”

Cặp song sinh không bao giờ nói ra cảm xúc hay thảo luận về cảm xúc của họ. Đó không phải là vấn đề. Đây không phải là sự thanh lọc, một cách để đối phó với những cảnh tượng đau thương mà họ chứng kiến; viết chỉ đơn giản là một phần trong quá trình học của họ. “Chúng tôi dùng quyển từ điển để học chính tả, xem giải thích, nhưng cũng học cả những từ mới, đồng nghĩa và trái nghĩa.” Họ chỉ muốn tạo ra các đoạn văn đạt đến một chuẩn mực nhất định, và đối với cặp song sinh, thước đo là sự thật. Họ phác thảo phương pháp tỉ mỉ của mình:

Chúng tôi bắt đầu viết. Chúng tôi có hai giờ để xử lí đề tài và hai tờ giấy để tùy ý sử dụng.

Hết hai giờ chúng tôi trao đổi những tờ giấy. Chúng tôi chữa những lỗi chính tả của nhau với sự trợ giúp của cuốn từ điển, và viết dưới tờ giấy: “Giỏi” hay “Kém”. Nếu là “Kém”, chúng tôi ném bài luận vào lửa và cố gắng giải quyết cùng đề tài ấy trong bài sau. Nếu là “Giỏi” chúng tôi chép bài luận vào cuốn vở.

Để quyết định “Giỏi” hay “Kém” chúng tôi có một quy tắc rất đơn giản: bài luận phải đúng. Chúng tôi phải miêu tả điều gì có thật, điều gì chúng tôi thấy, điều gì chúng tôi nghe, điều gì chúng tôi làm.

Chẳng hạn, cấm viết “Bà ngoại giống một mụ phù thủy” nhưng chúng tôi được phép viết: “Người ta gọi bà ngoại là mụ phù thủy.”

Chỉ mất một lúc, lật lại cuốn sách một cách vội vã, để nhận ra rằng mỗi câu chuyện, luôn dài khoảng hai trang, là chương đầu của Quyển vở lớn. Mỗi câu chuyện được viết dưới những tiêu đề đơn giản, chẳng hạn như “Đến nhà bà ngoại”; “Trường học”; “Công việc của chúng tôi”. Điều này trở thành lời giải thích hư cấu cho văn bản có sẵn này. Cặp sinh đôi không chỉ kể câu chuyện, họ đang biên tập, sửa đổi, phác thảo và sắp xếp nó. Đối với họ, sự thật trong bài viết của họ tách biệt khỏi tính chủ quan, không bị làm hỏng bởi cảm xúc. Nhưng, trong khi văn xuôi có thể không bị làm hỏng, thì thiết kế của văn bản, sự mạch lạc và thứ tự các sự kiện lại không ngây thơ như vậy. Nó gợi ý một tâm trí văn chương toan tính tiên tiến hơn cả những cặp song sinh thông minh trước tuổi.

Cách mà hai anh em sinh đôi dùng để hiểu điều gì là “tốt” và “xấu” không chỉ áp dụng cho việc viết mà còn cho những gì họ nhìn thấy: Bà ngoại cất giữ tiền và đồ trang sức dưới gầm giường, mối tình giữa một đại úy và một người lính, một cô gái trẻ quan hệ tình dục với một con chó, cảnh làm tình vụng về của những thiếu niên. Những vi phạm này thường bị nhìn thấy ​​qua các vết nứt hoặc lỗ nhìn trộm, hoặc phía sau những cái cây và bụi rậm trong rừng. Một ngày nọ, họ đi theo bà ngoại của mình, “Nấp sau những bụi cây và bia mộ, chúng tôi đến gần hơn, gần hơn… Chúng tôi quan sát bà mà bà không biết.” Khi cặp song sinh đối mặt với bà về những gì bà đã làm, bà phù thủy hét lớn, “Chúng mày luôn luôn theo dõi tao, đồ chó đẻ, chúng mày lại theo dõi tao. Quỷ bắt chúng mày đi!”

Hầu hết, hai anh em sinh đôi luôn tách nhau ra, những kẻ tò mò nhìn xuống, thu thập tài liệu để tống tiền, nhưng khi được mời, chúng tham gia vào các hoạt động đồi trụy. Khi viên đại úy, người sống trên mảnh đất của người bà mời hai anh em họ vào phòng này, nằm sấp trên giường và đưa cho mỗi đứa một chiếc thắt lưng, cặp sinh đôi viết, “chúng tôi biết phải làm gì”. Việc cặp song sinh đồng ý quất roi một viên đại úy để thỏa mãn cơn tình dục của hắn có vẻ ‘xấu’, nhưng theo logic của chúng, điều đó không nằm trong nguyên tắc chúng đề ra. Nếu những gì chúng nhìn thấy hoặc trải nghiệm là ‘đúng’, trung thực, như sự đồi trụy của viên đại úy, thì kẻ phạm tội được tha bổng. Hai anh em không trừng phạt viên đại úy vì ham muốn của ông ta; trên thực tế, chúng thậm chí không chớp mắt.

Cô quản gia trẻ tuổi, khuôn mặt tươi tắn – người cũng lạm dụng tình dục cặp song sinh bằng cách “rửa” cơ thể họ bằng miệng – tuy nhiên, không được tha thứ. Hai anh em nhìn thấy cô ta đưa một miếng bánh mì cho dân làng Do Thái, khi họ bị trục xuất đến các trại, nhưng giật lại, rồi cười. Thật dối trá, tàn nhẫn, một cử chỉ trống rỗng. Đây là kiểu hành vi mà anh em họ không thể chịu đựng được. Hai anh em sinh đôi thường làm gì với những bài viết tệ? Họ ném chúng vào lửa. Bằng cách nào đó, đạn dược đã tìm được đường vào lò sưởi của người quản gia, và khuôn mặt của cô ta bị thổi bay.

Đọc thêm: “Quyển vở lớn” của Ágota Kristóf đánh thức nỗi mê đắm với lạnh lùng và tàn nhẫn trong tôi

Chứng cứ lại là một câu chuyện khác. Hai anh em sinh đôi, những nhân vật không thể tách rời nhau và không phân biệt được ai với ai trong Quyển vở lớn, nay bị chia cắt hoàn toàn. Dòng đầu tiên viết rằng, “Khi trở về nhà bà, Lucas nằm xuống bên cổng vườn dưới bóng râm của những bụi cây.” Khi chúng ta gặp Lucas, cậu bé đang sống một mình trong sự bẩn thỉu của chính mình. Cậu bé đã không chăm sóc cây cối hay động vật của mình trong nhiều tuần. Cậu bé nôn mửa trong vườn. Cậu ngồi trên băng ghế bên ngoài nhà bà. Khi cậu mở mắt ra, một cô bé xuất hiện đang đu đưa trên cành cây anh đào trong vườn của cậu. Cô bé chuyển lời nhắn từ mẹ mình: Lucas cần đến thăm vị linh mục, người đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân. Lucas hỏi cô bé, tên là Agnes, rằng cô bé có bao giờ buồn không. “Không,” cô bé nói, “vì sẽ có một điều luôn bù đắp cho một điều khác”. Lucas ôm cô bé trong vòng tay và siết trong lòng mình, họ nghe nhạc, và cậu bé bóp chặt chân nhỏ của cô bé, cho đến khi cô bé khóc và chạy đi.

Cuối cùng, Lucas cũng có tên. Kristóf thích chơi đùa với tên. Sau này chúng ta mới phát hiện ra, người anh em sinh đôi của Lucas tên là Claus. Tên của họ là một phép đảo chữ. Lucas cũng có một cái tên thứ hai, trong làng, cậu được gọi là “thằng ngốc”, một nhân vật mà cậu bé thể hiện đến mức chính cậu ghi chữ ngốc là nghề nghiệp của mình trên thẻ căn cước. Nhưng Claus đâu rồi, người anh em sinh đôi kia đâu rồi?

Luôn có một điều bù đắp cho một điều khác, và ngay từ đầu trong tác phẩm Chứng cứ, Lucas đã có một gia đình nhỏ. Cậu nhìn thấy một người phụ nữ trẻ đang khóc trên cây cầu – cây cầu mà cặp sinh đôi đã xây dựng trong Quyển vở lớn – bên dòng sông băng giá. Cô ta không thể tự mình dìm chết đứa con của mình. Lucas đề nghị dìm chết đứa bé, trấn an người phụ nữ bằng cách nói rằng “Tôi đã dìm chết chuột, mèo, chó con rồi.” Cô ta từ chối và cậu đưa cả hai vào nhà. Một lần nữa, có ba người ở nhà bà. Lucas, Yasmin và Matthias, một đứa trẻ tàn tật sinh ra từ mối tình giữa Yasmin và cha cô. Khi Matthias lớn hơn, Lucas nói với nó rằng,

“Anh thấy anh của anh khắp nơi. Trong phòng anh. Trong vườn. Đi bộ bên anh trên đường phố. Anh ấy nói với anh.”

“Anh ấy nói gì?”

“Rằng anh ấy đang sống trong nỗi cô đơn khủng khiếp.”

Nỗi cô đơn trở lại xuyên suốt cuốn sách. Một người song sinh luôn tìm kiếm người kia, cảm thấy anh ta như một thây ma. Trước khi Yasmin và Matthias đến, vị linh mục đã chẩn đoán Lucas mắc “Một căn bệnh của linh hồn. Do lứa tuổi nhạy cảm của con và có lẽ do con cô đơn quá mức”. Không rõ liệu Lucas có cảm thấy sự cô đơn của mình một cách sâu sắc như vậy hay không vì cậu bé biết cảm giác hòa làm một với một người khác là như thế nào, nếu sự tách biệt đó đối với cậu bé giống như mất đi hình ảnh phản chiếu của chính mình, hoặc nếu cậu ta luôn cô đơn. Giống như cặp sinh đôi trong Quyển vở lớn, Lucas giữ những bộ xương được đánh bóng của mẹ và chị gái cùng cha khác mẹ của mình, những người đã thiệt mạng do một quả bom lạc, trên gác xép (Kristóf không ngại sử dụng phép ẩn dụ nặng nề). Phần khó khăn là giữ những bộ xương – là người đã chết, người đã biến mất – và những người trong tưởng tượng đứng thẳng lên.

———————————————————————————-

Nó trở thành một câu hỏi về sự tồn tại. Khi rất nhiều người trong dân làng là góa phụ, góa chồng, trẻ mồ côi, một người chết có thể thực tế hơn người sống không? Victor, người bán sách nói với Lucas,

Lucas ạ, tôi tin rằng mỗi con người được sinh ra là để viết một quyển sách, chứ không vì lí do gì khác. Một quyển sách thiên tài hay tầm thường, không quan trọng, nhưng người nào không viết gì là thất bại, anh ta chỉ đi qua cuộc đời mà không để lại dấu vết gì… Còn bản thân cậu, Lucas ạ, cậu đang viết một quyển sách. Về ai, về cái gì, tôi không biết. Nhưng cậu viết. Từ lúc còn bé cậu đã không bao giờ ngừng mua giấy, bút chì và vở.

Kristóf viết về giấy như thể nó là bánh mì. Trong mỗi cuốn sách của mình, một nhân vật nói về giấy theo nghĩa cần và tiêu thụ nó. Hiệu sách làng là trung tâm của mọi tiểu thuyết trong bộ ba tác phẩm. Nó khá nghèo nàn; văn học không bị kiểm duyệt thì cũng khan hiếm. Thay vào đó, nó hoạt động như một cửa hàng văn phòng phẩm. Sau khi cha của Kristóf bị nhà nước giam giữ, cô bị tách khỏi gia đình và được gửi đến một trường nội trú, nơi có rất ít sách để đọc. Ở đó, cô viết, “để chịu đựng nỗi đau của sự chia ly, chỉ còn một giải pháp duy nhất: viết.”

Có một thư viện công cộng ở thị trấn nơi Lucas sống. Nó không được nhắc đến trong Quyển vở lớn, nhưng Lucas đã tìm thấy nó, mặc dù tên của các con phố liên tục bị thay đổi do chế độ nhà nước. Ở đó, cậu đã gặp một góa phụ, Clara, người có mái tóc chuyển sang màu xám vì sốc khi chồng chị bị nhà nước xử tử. Chị là thủ thư được giao nhiệm vụ “sắp xếp nơi này có trật tự”. Chị có nhiệm vụ buồn là phải tiêu hủy tất cả các cuốn sách theo một chỉ mục do nhà nước cung cấp. Nghĩa là hầu như mọi cuốn sách. Khi chị tìm thấy một cuốn sách mà chị không nỡ tiêu hủy, chị lén mang nó về nhà và giấu nó trong một bao than ở tầng hầm của mình. Cuối cùng, chị đã có rất nhiều than.

———————————————————————————-

Trong tác phẩm Lời nói dối thứ ba, chúng ta gặp một nhân vật mới, người mà xuất hiện sau khi Lucas bị tấn công, dường như quá tàn nhẫn không thể tưởng. Cậu ấy không hề cần sự an ủi sau những cú đánh của hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên. “Tất cả những điều này là lời nói dối… Tôi biết rất rõ rằng tôi đã ở một mình trong thị trấn này, với bà, rằng ngay cả khi tôi chỉ tưởng tượng rằng có hai chúng tôi, tôi và anh trai tôi, để chịu đựng sự cô đơn không thể chịu nổi này.’ Một người đàn ông tên là Klaus viết những dòng này từ trong tù.

Kristóf trình bày cho chúng ta một loạt các lần nhật thực: Lucas đơn độc che khuất cặp song sinh; Klaus xuất hiện để che khuất Lucas, biến cặp sinh đôi thành một lời nói dối. Bộ ba tác phẩm ly kỳ, nhưng sự hồi hộp chỉ là ngẫu nhiên. Kristóf liên tục quay lại với hai anh em họ vì họ ở lại với cô. Họ không để Kristóf yên, vì vậy bà tiếp tục viết lại chúng. Lo lắng về số phận của cặp sinh đôi giống như tạo ra một bản thiết kế cho một sự hủy hoại. Khi còn nhỏ, Kristóf kể rằng, “Tôi thích kể chuyện. Những câu chuyện do chính tôi sáng tạo ra.” Ngồi trên đùi Bà ngoại, Kristóf nói, “Cháu bắt đầu bằng một câu, bất kỳ câu nào, và phần còn lại sẽ theo sau. Các nhân vật xuất hiện, chết đi hoặc biến mất… Sẽ không có hồi kết cho những câu chuyện mà cháu lắp bắp kể khi gối đầu lên bà đâu nhé.”

Một trong những nhân vật đẹp nhất của Kristof là một người mất ngủ ngồi bên cửa sổ suốt đêm và hỏi mọi người đi qua về giờ giấc. Anh ta là một người đàn ông chỉ biết thời gian, giờ thức dậy, sự cô đơn; một người góa vợ do vợ bị chế độ sát hại. Một đêm nọ, anh ta nói với Lucas, “Cuộc sống là như vậy. Mọi thứ đều diễn ra theo thời gian.” Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào năm 1999, Kristof đã được hỏi về người mất ngủ. Nhưng anh ta không hoàn toàn là một tác phẩm hư cấu, cô biết một người phụ nữ như vậy ở đời thực, người không thể ngủ và sẽ ngồi trên ban công của mình và hỏi “Mấy giờ rồi? Mấy giờ rồi?” Đôi khi sự thật là hư cấu. Nhưng, như Lucas kể trong tác phẩm Chứng cứ, “Không có cuốn sách nào, dù buồn đến đâu, có thể buồn như cuộc sống.”

Tin rằng bộ ba tác phẩm nắm giữ câu trả lời, hoặc rằng kết thúc của bất kỳ tiểu thuyết nào là dứt khoát, là bỏ lỡ trọng điểm, và niềm vui của những tác phẩm hư cấu của Kristóf. Tác giả chỉ viết để giải trí một chút thôi.

———————————————————————————-

Ở Thụy Sĩ, vào những năm cuối đời, Kristóf là một tác giả đã xuất bản sách và từng được trao giải thưởng. Một ngày nọ, một người bạn muốn kể cho Kristóf nghe về một chương trình truyền hình hấp dẫn mà cô ấy đã xem về những người phụ nữ làm việc cả ngày trong một nhà máy và chăm sóc con cái vào buổi tối. Người bạn đó nói tiếp, “Và họ thậm chí còn không biết tiếng Pháp.” Kristóf nói với người bạn rằng đó là những gì bà ấy từng làm, đó là cuộc sống của bà. Kristóf viết:

Bạn của tôi buồn bực. Cô ấy không thể kể cho tôi nghe câu chuyện tuyệt vời về những phụ nữ ngoại quốc mà cô ấy đã thấy trên ti vi. Cô ấy đã quên mất quá khứ của tôi đến nỗi cô ấy không hình dung nổi tôi từng cùng tầng lớp với những người phụ nữ đó, những người mà không biết nói tiếng của đất nước này, người mà làm việc trong các công xưởng và tối về còn phải chăm sóc các con của mình.

Ágota Kristóf không bao giờ tìm được đường về nhà sau khi rời Hungary. Con cái bà là người Thụy Sĩ, anh em trai bà là người Hungary, nhưng bà không bao giờ có thể ngồi yên trong cả hai danh tính. Sau khi viết cuốn tiểu thuyết thứ tư của mình, Yesterday (1995), một cuốn sách tự truyện lỏng lẻo hiện đã hết bản in bằng tiếng Anh, và cuốn hồi ký mỏng của bà, The Illiterate (2004), bà viết ít hơn một chút, chỉ một số văn bản ngắn hơn chưa được dịch sang tiếng Anh, và trong những năm trước khi mất, bà đã mất đi động lực để viết. Bà không thể bắt tay vào làm. Bà luôn cô đơn, một người mù chữ và một người lưu vong. Trên giá sách của mình ở Thụy Sĩ, bà tự hào trưng bày các bản sao tiểu thuyết của riêng mình ở các phiên bản nước ngoài. Bằng chứng cho thấy tác phẩm của bà có thể được đọc hiểu ở các quốc gia khác, bằng các ngôn ngữ khác. “Cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu tôi không rời khỏi đất nước của mình? Khó khăn hơn, nghèo hơn, tôi nghĩ vậy, nhưng cũng bớt cô đơn hơn, bớt tan vỡ hơn. Hạnh phúc, có lẽ là vậy.”

 

Hồng Linh dịch từ Sydney Review of Books

“Quyển Vở Lớn” của Ágotá Kristóf đánh thức nỗi mê đắm với lạnh lùng và tàn nhẫn trong tôi

Một cuốn sách giúp tôi khám phá ước muốn thực sự của bản thân muốn trở thành kiểu người như thế nào: Quyển Vở Lớn, tập đầu tiên trong bộ ba tác phẩm Cặp Song Sinh Kỳ Ảo của Ágota Kristóf, cùng với Chứng Cứ và Lời Nói Dối Thứ Ba. Khi lần đầu nghe thấy cái tên Ágota Kristóf, tôi chắc mẩm đó là cách phát âm sai tên Agatha Christie theo lối Đông Âu; nhưng tôi sớm phát hiện ra rằng Ágota chẳng

Book Hunter

25/11/2024

Ágota Kristóf : “Chúng ta không bao giờ có thể diễn đạt chính xác điều chúng ta muốn nói”

Ágota Kristóf sống ở Thụy Sĩ và viết văn bằng tiếng Pháp. Bà rời Hungary vào năm 1956 cùng chồng và con gái và xây dựng cuộc sống ở Neuchâtel. Ban đầu bà làm việc cho một xưởng sản xuất đồng hồ, tại đây bà đã học được ngôn ngữ ở đất nước mà bà chọn đến sống. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà là “La grand cahier” (Quyển vở lớn) được xuất bản năm 1987 và nhanh chóng trở nên thành công. Tiếp