BookHunter: Một vài năm trở lại đây, màu hường đã trở thành một xu hướng thời trang rõ rệt. Các website với tông màu hường là chủ đạo, các trang phục được mặc khi đi chụp ảnh hoặc đi tới những sự kiện quan trọng có màu hường ngày càng nhiều. Đặc biệt, các cửa hàng quần áo nội y, mẹ và bé thì gần như có một luật bất thành văn đó là biển hiệu phải là màu hường. Trước sự xâm lược ồ ạt của màu hường như vậy, chúng tôi không khỏi băn khoăn liệu màu hường có bản chất là gì, và nó có tác động tới não bộ chúng ta như thế nào. Vì lý do đó, BookHunter xin giới thiệu một bài viết tìm hiểu về màu hường để cho độc giả có thể tham khảo và hiểu rõ loại màu này.
Bài viết dưới đây được dịch từ một tác giả có tên là Jason Walcott tại https://walcottfineart.com
***
Các họa sĩ thường quan tâm đến tính trường tồn của các tác phẩm họ tạo ra. Nếu một bức tranh được quyết định trở thành vật gia truyền hoặc – với những họa sĩ may mắn – được treo trong bảo tàng, rõ ràng các tác phẩm phải có khả năng chống chọi lại với thử thách của thời gian. Một trong những vấn đề các họa sĩ phải đối mặt từ thuở sơ khai của lịch sử nghệ thuật đó là tính bền vững của màu trong tranh.
Màu vẽ đầu tiên ở thời đồ đá là màu đất tự nhiên. Vàng và vàng đất đỏ được tạo ra bởi một phần của đất sét tạo thành bởi quá trình tự nhiên. Đây là một trong những màu bền nhất. Chúng ta có thể chứng thực bằng các bức tranh trong các hang động 30.000 năm tuổi có màu sắc vẫn còn đến ngày nay. Những màu đất phổ biến và không đắt tiền vẫn còn nhiều trong bảng màu của các họa sĩ cho tới thế kỉ 18 khi hóa học hiện đại bắt đầu khám phá các màu có thể được tạo thành trong quá trình công nghiệp.
Trong khi các họa sĩ thời Trung Cổ và Phục Hưng đã tạo ra được một số ít màu sắc độ cao như đỏ thẫm và xanh dương, thường rất đắt và làm từ đá quý. Ví dụ màu xanh Ultramarine nguyên bản (xanh biển đậm) đã từng được làm từ đá Lapis Lazuli. Toàn bộ bức tranh được tạo ra quanh một vùng xanh huyền diệu được dành riêng cho ảnh Chúa Jesus hoặc Đức mẹ Mary. Cho tới khi màu đỏ Cadmium xuất hiện, màu đỏ son Trung quốc là tông màu đỏ thẫm duy nhất có sẵn, mặc dù màu này đắt và độc bởi có chứa thủy ngân.
Tới thế kỉ 19, hóa học hiện đại đã tạo ra một loạt các dải màu mới và có độ bão hòa cao. Một số màu, như Cadmium và màu xanh Cobalt, hóa ra rất bền vững và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Tuy nhiên các màu khác đã không còn được các họa sĩ ưa chuộng vì chúng không bền màu. Một thuật ngữ mà các họa sĩ và nhà hóa học hay dùng để mô tả màu sắc đó là tính nhanh phai màu. Một ví dụ đáng chú ý đó là màu đỏ thắm Alizarin sẽ phai dần sang gần như màu trắng chỉ trong vài thập kỉ nếu phơi sáng dưới ánh nắng mặt trời.
Chẳng có gì ngạc nhiên vì màu đỏ Alizarin là màu tím đỏ. Cho tới giữa thế kỉ 20 không một màu tím đỏ bền màu nào được tạo ra. Tại sao điều này lại quan trọng? dưới đây là bức ảnh quang phổ thể hiện các dải màu tạo thành ánh sáng trắng. Bạn sẽ thấy rằng ở chỗ rìa màu xanh, ngay trước khi ra khỏi dải màu mà mắt con người có thể cảm nhận được, nó vừa chạm đến màu tím xanh. Vượt ra ngoài là bước sóng tia cực tím mà mắt chúng ta không thể thấy, sau đó là tia X, tia Gamma. Vượt qua dải màu đỏ của quang phổ là tia hồng ngoại, vi sóng, sóng radio. Nếu bạn nhìn cẩn thận bạn sẽ thấy rằng có một loại màu không có trong quang phổ tự nhiên… đó là màu tím đỏ hay Magenta (màu hường).
Qua quá trình tiến hóa, mắt chúng ta có thể cảm nhận được các bước sóng ánh sáng khác nhau như là các màu khác nhau. Một bước sóng xác định tác động vào võng mạc và tạo ra cảm giác về màu cam. Bước sóng ngắn hơn một chút ta thấy màu vàng. Và ngắn hơn chút nữa ta thấy màu xanh lá… Những bước sóng ánh sáng khác nhau có thể đo đạc bằng các thiết bị khoa học bởi vì chúng tồn tại bên ngoài chúng ta. Tuy nhiên, việc chúng ta có thể thấy màu tím đỏ hay màu hường chỉ hoàn toàn là hình ảnh được tạo thành trong não chúng ta bởi vì không có ánh sáng màu đỏ tím.
Khi chúng ta nhìn một màu hường sáng , hoặc màu hường của thỏi son môi , những màu đó là do não chúng ta phiên giải như là hỗn hợp của ánh sáng xanh dương và ánh sáng đỏ từ hai đầu đối lập nhau của quang phổ. Tôi luôn thấy thú vị với một màu phối gặp phải vấn đề về tính bền màu là màu tím đỏ…một phần của dải quang phổ thực sự không tồn tại.
May mắn cho giới họa sĩ đương đại , có những bước tiến vượt bậc từ những năm 1950 trong việc tạo ra màu tím đỏ không phai… Cuối cùng, màu được biết đến nhiều nhất trong số những màu này là màu Quinacridone bắt đầu từ tím tới màu hường tới màu đỏ và tất cả đều bền màu trong khoảng 500 năm
Lần tới nếu bạn ngưỡng mộ màu sắc của hoa cúc sao nháy (pink cosmos) – có màu hường, hãy nhớ rằng những bông hoa này đang hấp dẫn chúng ta đơn giản bằng cách tác động vào võng mạc và tạo ra cảm nhận về màu sắc trong não chúng ta chứ màu này không hề tồn tại trong quang phổ tự nhiên.
Nguồn: https://walcottfineart.com/blog/72913/wanted-the-fugitive-known-as-%93red-violet%94
Dịch: Nguyễn Vân
(Học viên lớp “Đối mặt với bóng tối”)