Tên sách: Nghệ thuật và Vật lý – Những cái nhìn tương đồng về không gian, thời gian và ánh sáng
Tác giả: Leonard Shlain
NXB Tri Thức – 2012
Số trang: 562 trang
Tiến trình của sách:
Tác giả đưa ra sự tương đồng của Vật lý và Nghệ thuật về mặt Không gian – Thời gian – Ánh sáng. Mỗi khi một nhà khoa học nghi ngờ về thực tại và tìm được cách lập luận hoặc minh chứng cho điều họ suy nghĩ về thực tại, thì nghệ sĩ trước đó nhiều năm đã có nhiều tác phẩm thể hiện ý tưởng về điều đó. Có lẽ vì vậy mà tác giả chủ yếu viết về nghệ thuật thị giác – một loại hình nghệ thuật gần gũi nhất với việc “nhìn” thế giới. Khi cái nhìn về thế giới thay đổi thì cách nghĩ của cả thế giới sẽ thay đổi theo: Từ thần quyền đến tuyến tính, từ tuyến tính đến độc tôn Kito giáo, và từ Kito giáo lại quay lại tuyến tính, và đến bây giờ chúng ta đang bàn với nhau về phi tuyến, và về không gian cong.
Cuốn sách nói về sự tương phản của não phải và não trái, Dionysus và Apollo… lần lượt thay nhau thống trị con người. Nhưng rõ ràng, với việc thay đổi cách nhìn thế giới trước thông qua nghệ thuật như hội họa, âm nhạc và văn chương đã tạo ra tiền đề cho các cuộc cách mạng về tư duy trên thế giới.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Chương 1: Ảo ảnh/ Hiện thực
– Tác giả đưa ra những mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Vậy lý. Hai lĩnh vực này có sự tương đồng đó là cùng khám phá bản chất của hiện thực, cả hai đều coi trọng vẻ đẹp của sự thanh nhã và tính đối xứng. Dấu “=” trong Vật lý là một ẩn dụ cơ bản được nghệ sĩ sử dụng tương đương với các ký hiệu hay biểu tượng thông qua trải nghiệm.
– Những cách tân trong nghệ thuật thị giác là giai đoạn tiền ngôn ngữ của các khái niệm. Từ các hình ảnh mới nảy sinh ra các ý tưởng trừu tượng và con người sử dụng ngôn ngữ để mô tả hình ảnh đó. Vì vậy, tác giả khẳng định nghệ thuật thị giác là loại tư duy nguyên thủy. Điều này tương đồng với sự phát triển của trẻ em.
– Tuy nhiên, việc đẩy cao tư duy trừu tượng làm thui chột khả năng sáng tạo, vì để học một cái gì đó mới lạ, ta cần phải hình dung ra nó trước khi có khái niệm về nó. Con người khi trưởng thành hay ở trong các nền văn minh, đa phần nghĩ về thế giới thông qua các khái niệm mà không qua trải nghiệm hình ảnh. Tuy nhiên, những nghệ sĩ vẫn giữ được khả năng tưởng tượng nguyên sơ này. Vì vậy, nghệ thuật là một hệ thống cảnh báo từ xa có khả năng tiên tri trước sự phát triển của nhân loại: sự chuyển dịch khái niệm, dự cảm về những khám phá khoa học. Và đó chính là sự vĩ đại của nghệ thuật. Khi nghiên cứu Qúa khứ, chúng ta đều thấy rằng Nghệ thuật luôn đi trước khoa học nghiên cứu về thực tại. Ngay cả khi những nghiên cứu đó được thừa nhận thì nghệ sĩ lại tiếp tục sáng tạo ra những hình ảnh hòa hợp với nhận thức mới.
– Một vấn đề đặt ra là “Ta hiểu thế giới bằng cách nào?” Plato cho rằng bản chất thực tại mà chúng ta đang thấy chỉ là những thông tin thứ cấp và gián tiếp. Decartes khẳng định sự khác biệt giữa con mắt bên trong của tưởng tượng và thế giới sự vật bên ngoài. Nhưng đến Kant, ông cho rằng những thứ chúng ta nhận biết về sự vật đều thông qua xử lý của trí não, nên chúng ta không thể nhận biết về “vật tự nó”. Hay nói như Schopenhauer, “Thế giới chỉ là ý niệm của tôi”. Từ đó cho thấy năng lực để chúng ta nắm bắt cái ngoài kia chính là trí tưởng tượng. Chúng ta dựng nên môt thực tại tách biệt, được sáng tạo bởi ý thức tư duy, phi vật thể hóa. Bởi vậy, chân lý chỉ là “sự phù hợp cái vẻ bên ngoài với thực tại” (Alfred North Whitehead). Sự nhất trí của một đám đông ở một giai đoạn lịch sử tạo ra hệ hình tư duy cho thời điểm ấy và quyết định dòng chảy nhận thức của các thế hệ.
– Bốn cột trụ của Thực tại bao gồm: Không gian, Thời gian, Ánh sáng, năng lượng và vật chất. Tuy nhiên, trong sự liên hệ giữa Vật lý và Nghệ thuật, tác giả chỉ khảo sát các vấn đề Không gian – Thời gian – Ánh Sáng và chủ yếu dựa trên nghệ thuật thị giác (loại hình nghệ thuật gần gũi với Vật lý nhất).
Chương 2: Nghệ thuật Cổ điển/ Triết học lý tưởng
– Trong tất cả các nền văn minh cổ trên thế giới, thực tại luôn xoay quanh chuyện “bên trong” và “bên ngoài”, “thực” và “ảo” và họ lý giải bằng thần thoại. Nhưng người Hy Lạp đưa ra phương tiện mới để lý giải: “Lý trí”.
– Người Hy Lạp đã hoàn thiện bảng chữ cái của người Phoenicia và bổ sung ngôn ngữ Indo-Aryan để tạo bảng 22 chữ cái bao gồm cả phụ âm-nguyên âm. Sự ra đời của bảng chữ cái làm tăng khả năng xử lý thông tin, đẩy cao tư duy trừu tượng và dần dần ngôn ngữ tách khỏi mối liên hệ với hình ảnh. Bảng chữ cái là biểu hiện đầu tiên của tư duy tuyến tính với chuỗi nhân quả. Thế nhưng, chỉ với hình học phẳng Euclide (300 TCN) thì tư duy tuyến tính mới có nền tảng vững chắc. Trong hình học phẳng, không gian là một khối rỗng không mà ta có thể bố trí các vật thể. Thời gian, theo quan niệm Hy Lạp cổ đại, mang tính tuần hoàn, nhưng họ lại hoang mang khi cái chết xảy đến mà không hề có sự tuần hoàn. Vì thế người Hy Lạp cổ đại, cụ thể là Aristote với phép Tam đoạn luận đã nắn dòng thời gian thành tuyến tính: Qúa khứ – Hiện tại – Tương lai. Nhưng trên thực tế chẳng có đường thẳng nào là hoàn hảo, người ta chỉ thấy đường thẳng duy nhất là đường chân trời. Với quan niệm về Không- thời gian như vậy, họ cho rằng ánh sáng là một dạng vật chất có thể chuyển động từ nơi này sang nơi khác.
– Các họa sĩ Hy Lạp cổ đại từ trước khi có hình học phẳng Euclide đã đưa ra những tiêu chuẩn phối cảnh trong các công trình kiến trúc hoặc điêu khắc để tạo cảm giác mặt phẳng như sau: Các cột ngoài phải dầy hơn các cột phía trong. Và mọi nguyên tắc đối xứng trong hình Tam giác cân(cơ thể người) và kiến trúc cổ điển đưa ra tỉ lệ 5-8 cho tất cả các công trình lý tưởng
Chương 3: Thiêng liêng/ Phàm tục
– Từ năm 400 – 1250, chế độ Chính trị nhà thờ Kyto giáo đã phá hủy nền văn minh Hy Lạp cổ đại và tạo ra dạng tư duy riêng cho thời kỳ này. Kinh Thánh quan niệm không gian chia ra Thiên Đường – Trần gian – Địa Ngục, không gian cố định đã bị cắt khúc và thời gian không có tuyến tính chỉ bắt đầu sau Sáng thế ký (5000 TCN)
– Trong đêm trường Trung Cổ, người ta chống đối tư duy duy lý, khiến cho các nghệ sĩ sáng tác không có nền tảng đành phải tạo ra hình thức mới. Thời kỳ đầu, trên tường các nhà thờ thường dùng các hình ảnh để kể lại Kinh Thánh (hậu quả của việc mù chữ). Tuy nhiên, phần đặc sắc nhất là mái vòm được làm dạng tranh ghép từ các mẩu vuông phản chiếu hòa tan tính vật liệu thành hình ảnh phi vật liệu.
– Các họa sĩ thời kỳ này vô danh nên các tác phẩm thể hiện rõ sự phân mảnh, tuy nhiên vẫn có một dạng biểu tượng chi phối các mảnh của sáng tác, đó là các chủ đề về Chúa Jesus và các thiên thần…
– Kinh Thánh cho rằng Ánh sáng là ngoại chất của linh hồn, có thể làm cầu nối giữa thời gian này và thời gian khác, là phương tiện để linh hồn có thể đi lại trong chiều Không – thời gian khác nhau. Kiến trúc Gothic nổi bật nhất đối lập với Ánh Sáng. Ánh sáng đối lập với vật liệu nặng nề, ảm đạm, nhưng khi các cửa sổ kính màu đặt ở trên cao đã làm tăng ý niệm vật chất là vô nghĩa.
Chương 4: Phối cảnh tính / Trạng thái nghỉ tuyệt đối
– Phát minh máy in của Gutenberg vào năm 1445 đã đẩy cao ưu thế của chữ viết. Việc chữ viết được phổ biến rộng khiến cho tư duy tuyến tính của Euclide và Aristote được tái lập.
– Tuy nhiên, từ thế kỷ 14, Giottto di Bonde đã mở đầu cho lối tư duy này qua các tác phẩm hội họa của mình. Ông là người vẽ được phong cảnh từ một điểm bất động được tổ chức theo một trục thẳng đứng và nằm ngang. Mô tả sự chuyển động của thời gian, ông làm “đóng băng” khoảnh khắc lại. Phối cảnh tĩnh là một tiến bộ kỹ thuật quan trọng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng hải, kiến trúc, quân đội.
– Piero della Francesca là người đã đưa kỹ thuật “bóng” vào nghệ thuật. Ông cho rằng ánh sáng đi theo đường thẳng giống Aristote nên không thể xuyên qua vật chất. Vì thế bóng tối trở thành dấu ấn độc đáo về ánh sáng trong nghệ thuật.
– Đến Leonard di Vinci, ông hoàn thiện hơn lý thuyết về bóng khi thấy rằng bóng của các vậ ở xa không sắc nét như ở gần, các vật ở xa cũng có những đường viền không rõ như những vật cận kề hơn.
– Sự xuất hiện của các danh họa như Giotto, Leonard di Vinci, Michealangelo… là bắt đầu cho kỷ nguyên lấy con người làm thước đo của vạn vật, và kỷ nguyên của “anh hùng đơn độc”.
– Cùng lúc ấy, Khoa học Hiện đại ra đời khi người ta bắt đầu có những so sánh kiểu tư biện triết học Hy Lạp. Khi Corpernicus vào thế kỷ 14 khẳng định Trái Đất hình cầu và xoay quanh Mặt trời thì chiều thứ ba của không gian bắt đầu được biết đến. Galileo đưa ra khái niệm “trạng thái nghỉ thuyệt đối” so với những chuyển động khác. Ông khám phá ra định luật con lắc và tìm cách chia nhỏ thời gian, làm tiền đề cho khái niệm vận tốc sử dụng trong vật lý. Cũng trong thời này, khoa vẽ bản đồ phát triển nhờ vào lĩnh vực hàng hải muốn mở rộng khám phá thế giới. Họ cần thống nhất chuẩn mực, trải phẳng kinh độ và vĩ độ, cũng như hợp nhất phút giây trên bản đồ. Vậy là Trái đất hình cầu đã được mô tả bằng một mặt phẳng.
Chương 5: Tiến diện Conic/Qũy đạo Elip
– Các triết gia cổ Hy Lạp như Pythagores hay Plato đều đề cao sự đối xứng với các hình hoàn hảo như hình tròn, hình vuông, hình lập phương… Tuy nhiên họ đã coi thường tiết diện conic, mặc dù trên thực tế quỹ đạo elip phổ biến hơn rất nhiều.
– Giotto là họa sĩ đầu tiên sử dụng tiết diện conic trong phối cảnh với phép chiếu ba chiều. Với phép phối cảnh này, Johannes Kepler (1571-1630) đã tìm ra quỹ đạo của hành tinh có hình elip. Với minh chứng trên, tác giả khẳng định người nghệ sĩ đã đi trước khoa học phân tích về sự vô hạn của không gian, tiết diện Conic và điểm tụ vô hạn.
Chương 6: Nghệ sĩ – Nhà khoa học/ Pháp sư – Nhà Vật lý
– Newton với khám phá về Luật hấp dẫn đã làm giảm quyền lực của Chúa và khép lại thời Phục Hưng. Ông cho rằng ánh sáng tồn tại ở dạng hạt và không thời gian là tuyệt đối bất biến. Thực ra những điều Newton đưa ra thì Leonard Di Vinci đã đề cập đến từ thế kỷ 15.
– Trong khi các nhà khoa học còn đang tranh cãi về bản chất của ánh sáng thì Francesco Grimaldi – một họa sĩ hậu Phục Hưng 1665 đã thấy trong cái bóng bao quanh các vật chắn sáng tồn tại một lớp mỏng các vân giao thoa. Từ đó ta có thể thấy ánh sáng là một dòng năng lượng có thể bao quanh các vật thể. Điều này gợi mở khám phá ánh sáng tồn tại ở dạng sóng trước Huygens đến 13 năm (1678).
Chương 7: Hợp lý/ Phi lý
– Bước vào thế kỷ 18, khoa học thay thế Tôn giáo trong nền Văn minh Châu Âu. Họ tin rằng với lý trí, mọi thứ đều có thể lý giải bằng cơ học. Họ coi con người là một cỗ máy và vũ trụ chỉ bao gồm một chất liệu với nhiều biến thế. Triết học của thời kỳ này cũng dựa trên các lý thuyết duy lý. Độ chính xác trong nghệ thuật được đề cao hơn trực giác và chủ nghĩa Hiện thực nảy sinh. Thậm chí ngay cả những họa sĩ của Chủ nghĩa Lãng mạn cũng tuân theo quy tắc của duy lý.
– Thế nhưng, ngay từ đầu thế kỷ 17, các nhà thơ lại là những người gìn giữ nghệ thuật và trực giác, chống lại logic và khoa học. Jean Jaques Rousseau (1712 -1778) cho rằng trực giác và tình cảm quan trọng hơn lý trí, tuy nhiên ông đã không thành công. Nhà thơ William Blake (1757 – 1827) là người kịch liệt phản đối nền tảng lý trí. Ông là người thường xuyên nhìn thấy thế giới bên kia và cho rằng Khoa học và Duy vật đem đến sự chết của con người. Những bài thơ của Blake có tính tiên tri vĩ đại, thậm chí những khám phá gần đây nhất về vũ trụ toàn ảnh đã minh chứng cho tiên cảm của ông.
Chương 8: Nghệ thuật Hiện đại/ Chiến thắng của Newton
– Việc nhiếp ảnh ra đời tác động lớn đến không – thời gian và ánh sáng vào sau thế kỷ 18. Nhưng những mô tả về phát minh này đã được ghi chép trong những văn bản bị giấu kín của Leonard di Vinci.
– Định đề thứ 5 của Euclide (qua một điểm cho trước chỉ vẽ được một đường thẳng song song với đường thẳng cho trước) đã được chứng minh là không đúng. Điều này phá hủy lý thuyết hình học phẳng. Năm 1854, George Rumann về hình học không gian với phát biểu về tổng các góc trong tam giác lớn hơn 180 độ, không có các đường thẳng song song, và khoảng cách nhất nhất giữa 2 điểm là một đường cong. Ông cho rằng bất cứ người nào bắt đầu một hành trình thì cũng quay về điểm xuất phát.
– Trước đó, Edouard Manet với bức “Bữa trưa trên cỏ” đã phá bỏ luật phối cảnh khi vẽ không đúng tỉ lệ và ánh sáng của bức tranh như đèn chiếu rọi từ phía người vẽ vào sự vật. Trong bức “Những con thuyền”, ông đã xóa nhòe điểm tụ và uốn cong đường chân trời như thách thức với tư duy hình hỏng phẳng và phép phối cảnh.
– Claude Monet đã phóng đại khoảnh khắc hiện tại qua việc chộp bắt ấn tượng của cái “bây giờ” – “tính tức thời” bằng những bức tranh vô hướng và chỉ là sự sắp xếp , pha trộn của các mảng màu. Các hình ảnh lan nhòa vào nhau, xóa bỏ đường viền. Ông cho rằng màu sắc (ánh sáng) phải được nâng lên ngôi vị hàng đầu trong nghệ thuật.
– Paul Cezanne trong tác phẩm của mình đã đưa ra một cách tân về ánh sáng: Ánh sáng không chiếu thẳng theo dạng tia, chòm mà là tản mát với nguồn và hướng không rõ ràng. Ta thấy rõ điều này trong bức “Đỉnh Sainte Victoire”. Ngoài ra ông phá bỏ việc chỉ có một điểm phối cảnh duy nhất mà cho rằng bức tranh có thể có nhiều điểm phối cảnh khác nhau.
– Với những ví dụ trên, ta có thể thấy rằng khi người ta nhìn không gian theo cách phi Euclide thì cũng sẽ bắt đầu suy ngẫm về nó theo cách mới.
Chương 9: Einstein/ Không gian, thời gian và ánh sáng
– Năm 1905, Einstein công bố nghiên cứu về thuyết tương đối hẹp của Galileo và đưa ra quan điểm: không gian, thời gian là tương đối, chỉ có ánh sáng là không thay đổi tốc độ. Thời gian mang tính tương đối và phụ thuộc vào vận tốc của người chuyển động. Khi chuyển động với vận tốc tang dần thì sẽ đem Qúa khứ và Tương lai xích lại gần nhau. Các vật thể trong không – thời gian sẽ biến dạng khi con người chuyển động đạt tới vận tốc ánh sáng. Điều này hoàn toàn đối lập với Euclide vốn cho rằng vật không bao giờ bị biến dạng nếu không có trọng lực tác động.
– Einstein đã đạp bỏ trạng thái nghỉ tuyệt đối và ánh sáng không phải chỉ làm nền mà còn được đặt cao hơn không – thời gian, phá vỡ kiểu tư duy nhân quả mà Zeno đã từng lập luận chống lại. (Ở thời Hy Lạp cổ đại, lập luận về Achilles và con rùa bị coi là ngụy biện). Einstein cho rằng thực tại mà ta thấy chỉ là một mảnh nhỏ của viên kim cương.
– Điều này đã làm thay đổi quan điểm về màu sắc.Trước đó, người ta tin rằng màu sắc là thuộc tính thâm căn của sự vật. Màu sắc chỉ mang tính tương đối, không chỉ liên quan đến cấu tạo của vật thể mà còn phụ thuộc vào vận tốc và hướng chuyển động so với người quan sát.
– Ngoài ra thuyết tương đối hẹp đạp bỏ khái niệm thiêng liêng cho rằng thế giới bên ngoài là một thực tại khách quann và không thể bị con người tác động. Học thuyết khẳng định tính chủ quan của con người, và con người có thể ảnh hưởng tới thế giới khách quan. Những nghiên cứu đó đều được thấy trong tranh của trường phái ấn tượng như Manet, Monet, Cezanne… và họ đã đi trước Einstein cả trăm năm.
Chương 10: Nghệ thuật hồn nhiên/ Thời gian phi tuyến
– Jean Piaget ở đầu thế kỷ 20 – một nhà nghiên cứu tâm lý học trẻ em đã chứng minh rằng: trẻ em dưới một năm tuổi không nhìn thấy sự bền vững của vật thể, chúng thuôn thấy sự thay đổi hình dạng của vật. Kèm với điều đó, trẻ không hề có nhận thức về thời gian. Chỉ khi lớn lên, đứa trẻ mới nhận thức về không gian và thời gian theo hướng tách biệt nhau. Trẻ thơ làm nhòe ranh giới tư duy và hành động, không gian trong và ngoài, giữa hành động tự nguyện và tính nhân quả; tất cả dẫn đến việc trẻ thường tin rằng tập trung năng lực tinh thần cho một mục đích, khát vọng thì có thể tác động lên hiện thực khách quan. Điều này rất gần với người dân của các nền văn minh trước thế kỷ 6 TCN. Nhờ vậy, các đặc tính của trẻ là trí tưởng tượng, vui vẻ, niềm thôi thúc sáng tạo nghệ thuật
– Tranh của Henri Rousseau thể hiện sự bóp méo hình theo cách vẽ của trẻ con, tạo sự vui tươi, khác hoàn toàn với các bức tranh trước đó với gam màu trầm.
– Cùng thời điểm này, văn học cũng xuất hiện những câu hỏi lớn về bản chất thực tại và thể hiện qua cách nhìn thế giới của trẻ thơ. Đáng chú ý là tác phẩm “Alice in wonderland”. Trong tác phẩm, tác giả Lewis Caroll để Alice phình to và thu nhỏ bất thường, một biểu hiện của sự bóp méo không thời gian. Và lời thoại của nữ hoàng Đỏ đã phá vỡ tính nhân quả: “Bây giờ, tại đây, nhà ngươi sẽ thấy: nhà ngươi phải cắm đầu cắm cổ chạy hết sức, để ở y nguyên một chỗ”.
Chương 11: Nghệ thuật nguyên thủy / Không gian phi Euclide
– Các bộ lạc nguyên sơ không coi trọng việc con người phải phù hợp với hiện thực bằng việc phải tạo ra hiện thực. Điều này đối lập với quan điểm của Plato và Aristote vốn cho rằng con người có bản năng bắt chước thiên nhiên.
– Cũng giống như trẻ con, những bộ lạc nguyên thủy không đo đạc thời gian và không để ý đến thời gian.
– Nghệ thuật của người nguyên thủy thể hiện những hình dạng bị bóp dài ra, đường cong được chuộng hơn đường thẳng, thiếu phối cảnh và không có bóng của vật thể. Cách nhìn này còn đúng bản chất của sự vật hơn nhiều so với văn minh châu Âu.
– Tư tưởng quay về với nguyên thủy ta có thể thấy rõ trong bức “Chiếc bè của Medusa” (Theodore Gericault): Một toán thủy thủ ở trên bè, khi những người da trắng đã buông xuôi đợi chết thì những người da đen vẫn đầy sức sống để tìm cách thoát chết. Sau đó là tác phẩm “Người dụ rắn” Henri Rousseau sử dụng nhiều bút pháp của người nguyên thủy. Ngay cả Paoblo Picasso – họa sĩ vĩ đại của trường phái lập thể cũng bị ảnh hưởng trong việc sáng tác bức “các cô nàng ở Avignon”. Sự quay về với nguyên thủy này cùng một giai đoạn với Einstein và Minkowski phát biểu về “continuum” (vật vĩnh cửu)
Chương 12: Phương đông/ phương tây
– Sự xâm lược thuộc địa và buôn bán tạo sự giao lưu với văn minh châu Á, và nền văn minh này gây ảnh hưởng đén Manet, Monet, Degas, Gauguin và Van Gogh.
– Không gian trong quan niệm của châu Á là không gian rỗng.(Bức “cảnh sương mù” của Kano Tangu). Các nhà khoa học thế kỷ 20 đã tìm ra các hạt vật chất trong thực tế lại được tách xuất ra từ một trường trống rỗng bằng các thăng giáng lượng tử. 70 năm trước thuyết tương đối của Einstein, Hokusai không những gợi ra bản chất tương hỗ giữa không + thời gian mà còn bác bỏ quyền tối cao của địa điểm quan sát qua bức tranh vẽ 36 góc nhìn khác nhau về núi Phú Sĩ.
– Các họa sĩ Trung Hoa cho rằng người vẽ, người xem đều ở trong phong cảnh chứ không phải ngắm nhìn nó từ bên ngoài. Người Trung Quốc coi việc bắt chước thiên nhiên là một trò trẻ con. Họ coi nghệ thuật là một phương tiện để suy tư.
– Thời gian của người phương Đông là một dòng sông và nhận thức như một người đàn ông đứng bên bờ sông, mặt xuôi về hạ lưu dòng chảy. Tương lai tiến đến anh ta từ phía sau và trở thành hiện tại đúng vào thời khắc nó đi ngang qua chỗ anh ta. Khi anh ta hiểu được hiện tại thì nó thành quá khứ ngay trước mắt.
– Khái niệm các chu kỳ ở Aztec và quan niệm thần bí Hindu quy thời gian về chỉ là một cái “bây giờ vĩnh viễn”. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng thời gian chỉ là ảo tưởng, thời gian không hề diễn tiến, mà chỉ có cái “bây giờ vĩnh viễn” là đích thực. Điều này phải chăng rất tương đồng với “trạng thái nghỉ tuyệt đối” trong lý thuyết của Einstein?
– Cách vẽ của người phương đông là trạng thái liên tục nhập đồng, không có thời gian để tính toán hay chỉnh sửa. Ngoài ra, các họa sĩ không đưa vào tranh ánh sáng mà chủ yếu là tông đen trắng hoặc các màu mờ nhạt, cũng như không hề vẽ bóng. Việc không nhấn mạnh màu sắc khiến người xem không thể nào đoán định được thời gian.
Chương 14: Trường phái dã thú/ Ánh sáng
– Cùng thời điểm, 3 trường phái khác nhau đã cùng có sự tương đồng với thuyết Einstein: Dã thú với nhấn mạnh màu sắc, độc tôn ánh sáng; Lập thể với biến thể mới về thời gian từ hình học phẳng Euclide; Vị lai nhấn mạnh đến thời gian bằng cách nới rộng hiện tại để lấn vào quá khư và tương lai.
– Bức tranh của Matisse với các kích thích về màu sắc vào các giác quan mở đầu cho trường phái Dã thú. Trước đó, tranh đề cao đường nét với gam màu nhẹ. Người xưa cho rằng những người nhạy cảm với màu sắc hơn đường nét là người chịu ảnh hưởng của Dionyeus và không thể tin cậy được. Người ta thường có quy định trong màu sắc trang phục là để tiết chế cảm xúc và tác động lên nhận thức. Màu sắc là thứ không thể mô tả được bằng não trái, vì người ta thường có các tiêu chuẩn về màu xanh lá cây khác nhau. Màu sắc vừa là sự thật, vừa phụ thuộc vào cảm xúc.
– Sau giai đoạn của Chủ nghĩa ấn tượng, màu sắc đã được giải phóng, trở nên nhẹ nhõm và tươi tắn hơn mà tranh của Van Gogh là đỉnh cao của màu sắc và ánh sáng.
– Quan niệm cũ cho rằng màu của sự nguyên thủy là màu đỏ, màu của sự tiết chế là xanh. (Đỏ là của lửa, xanh là của băng) Màu xanh thể hiện cho sự quý tộc. Thế nhưng, khoa học chỉ ra rằng màu đỏ không phải màu nóng nhất, mà màu lam còn nóng hơn (phần lam trong ngọn lửa) và thứ ánh sáng đen (tia cực tím) là nóng nhất. Tìm hiểu về vũ trụ, ta thấy những ngôi sao màu trắng xanh là những ngôi sao trẻ đang rực cháy. Trong khi những ngôi sảo đỏ đang lụi tàn dần. Trong vật lý hiện đại, đỏ là màu của dãn nở và khoảng cách, còn xanh lam là màu của hút gần, đâm va và co lại. Việc thiên hà chỉ dịch về phía đỏ của quang phổ đã chỉ ra rằng vũ trụ đang nở ra. Thế nên thực ra lại là màu xanh là màu của lửa, còn màu đỏ là màu của băng.
– Trong bức tranh “Vũ điệu” của Henri Matisse đã biểu đạt được ý tưởng của ngành vật lý hạt nhân: Bản thân sự sống dựa trên nguyên tử Carbon, nguyên tử mà orbital ngoài cùng có 4 electron mang điện tích âm quay vòng quanh một hạt nhân mang điện tích dương. 4 electron luôn tìm đến 4 electron khác để kéo chúng vào cuộc, bắt đầu quá trình liên kết mạch khớp với nhau của sự sống. Điều này tương đồng với bức tranh vẽ 5 vũ nữ trên nền xanh cô ban nắm tay nhau nhảy múa. Trong đó có 2 cô rời tay nhau ra như chào gọi thêm.
Chương 14: Lập thể/ Không gian
– Đây là trường phái hội họa có ý tưởng lắp ghép các mảnh của mặt phẳng với nhau để tạo ra không gian đa chiều. Không – thời gian giống như hình phản chiếu trên mặt hồ gợn sóng.
– Baraque, Picasso, Kadinsky đều nén nhiều chiều không gian trên một mặt phẳng và vì thế tác phẩm sẽ có nhiều điểm nhìn khác nhau. Tranh lập thể không có khái niệm về thời gian, vì chỉ nhấn mạnh sự đông cứng thời gian. Vì thế, bức tranh không có độ sâu và phá bỏ luật cận viễn trong tranh cổ điển.
Chương 15: Vị lai/ Thời gian
– Ra đời ở Italy với người kích động là Fillipo Tommasco Marinetti, ông cho rằng xã hội mang nợ quá khứ quá nhiều và phải phá bỏ quá khứ của văn minh phương tây.
– Trường phái này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng, nhưng đi xa hơn bằng cách đặt các khoảnh khắc chồng lên nhau. Nổi tiếng nhất là bức “động lực học của con chó bị xích” (Giacombo Balla) và “Khỏa thân đi xuống cầu thang” (Duchamp)
Chương 16: Trường phái siêu thực/ Bóp méo theo thuyết tương đối
– Khi thuyết tương đối rộng của Einstein vẫn còn quá khó hiểu với giới tinh hoa thì hội họa cũng đi vào các trường phái không thể hiểu được. Thế nhưng, sự ra đời của lý thuyết về vô thức của Freud dùng để lý giải các lớp ngụy trang trong con người nói chung và hội họa nói riêng đã đưa ra “trạng thái mơ”, thì chúng ta đã có thể lý giải: Họa sĩ là người chuyển các giấc mơ lên tranh.
– Sự bóp méo hình trong tranh Salvadore Dali, thời gian bị chặn đứng của Magritte, “Trời và nước” của Escher đều minh họa cho thuyết tương đối của mình.
Chương 17: Nghệ thuật trừu tượng/ Vật lý không hình ảnh
– Nghệ thuật trừu tượng bắt đầu với Kadinski 1910, nhưng chỉ phát triển với Jackson Pollock với bức “Đen và trắng”, thể hiện going gian giăng mắc trong một ma trận.
– Quan niệm hình nó về không thời gian của Minkowski cho rằng không thời gian như 2 hình chóp chạm đỉnh của 2 khối được quy định bởi ánh sáng. Người ở trong vùng ánh sáng không nhận thức được vùng bóng tối. Ý tưởng này ta có thể thấy trong tác phẩm “Cột tháp vỡ” của Newman.
Chương 18: Biến cố/ Sự kiện
– Trường phái hậu thể hiện trừu tượng đưa ra tính đồng thời của không thời gian hiện tại, và chúng ta bước vào thời kỳ trình diễn bằng cách kết hợp nhiều yếu tố.
– Họa sĩ lừng danh: Jasper Johns (“0 đến 9”), Andy Warhol ghép các nhãn hiệu thương mại thành tác phẩm hay ông còn quay các chuyển động chậm của bầu trời, vạt nắng…
Chương 19: Âm nhạc/ Hội họa/ Vật lý
– Nếu nghệ thuật tạo hình là sự thám hiểm không gian thì âm nhạc là thám hiểm thời gian. Con người có một cao độ hoàn hảo được mã hóa trong chuỗi DNA. Vì thế, con người là một phần của bản giao hưởng.
– Người Hy Lạp coi trọng âm nhạc. Họ cho rằng âm nhạc có thể làm điên đảo tâm trí như Sirene làm điên đảo các thủy thủ khi cất lên tiếng hát. Pytharore phát hiện ra rằng khi chia dây đàn ra các số nguyên, ông đã tạo ra một nửa số nốt trong một quãng tám, và từ đó âm nhạc lý trí bắt đầu.
– Thời trung cổ, các chỉ huy dàn đồng ca đã cắt nhỏ giai điệu tuyến tính thành nhiều phân đoạn và sắp xếp lại, tạo thành hình thức diễn xướng, vượt lên khỏi khúc thức. Sau đó, phức điệu ra đời bao gồm các giai điệu trùng khít lên nhau. Thế kỷ 14, ký âm ra đời để ghi lại các phức điệu trùng khít, tạo thính giác 2 chiều (chiều cao và chiều ngang) Việc chuẩn hóa ký âm và sự ra đời của máy in khiến âm nhạc có thể in và lưu truyền được, làm chức năng sáng tác và biểu diễn tách biệt hẳn. Tính cá nhân dần hình thành. Thế rồi hợp âm ra đời thể hiện độ sâu (nhấn nhả) của bản nhạc. Vậy là một không gian ba chiều trong âm nhạc đã hình thành và người ta không cần lời trong âm nhạc, tương đương với việc trong cách bức tranh bắt đầu bỏ dần chữ viết kèm để có được sự độc lập.
– Tổ chức của cả vật lý, hội họa và âm nhạc đều dựa trên một giao cắt giữa phương thẳng đứng với phương nằm ngang. Khi phép phối cảnh ra đời thì các nhạc sĩ cũng vạch ra tạo độ của phép ký âm: sử dụng các dòng cao độ ngang và khuông nhịp đứng trong khi các nhà khoa học dùng đồ thị hàm số.
– Do các nhà soạn nhạc ngày càng tạo ra âm nhạc phức tạp nên âm nhạc càng rời rạc. Lúc này, “basso contiuo” (hòa âm giọng trầm) chạy suốt bản đệm bằng nhạc cụ phím, thường kèm với ca sĩ đã cứu nguy cho âm nhạc. Chính nhóm “camerata” lần đầu tiên đưa ra phương thức này và đề cao tính cá nhân (giọng hát). Vở nhạc kịch đầu tiên được trình diễn của Jacopo Peri có tên Daphne đã mở ra thời kỳ mới cho âm nhạc. Tính cá nhân cũng gắn với sự ra đời của đàn phím Claivier piano: nhạc cụ hoàn thiện nhất phục vụ cho một người chơi mà vẫn có thể phối hợp với dàn nhạc.
– Cuối thế kỷ 18, vai trò của nhạc sĩ chỉ huy được đề cao. Chỉ huy không chơi nhạc cụ nhưng lại có vai trò chủ đạo khi các nhạc cụ đều hướng về chỉ huy.
– Đầu thế kỷ 20, âm nhạc bị rơi vào thời kỳ hỗn loạn của vật lý và nghệ thuật. Arnold Schoenberg hòa tấu bộ dây 6 người với bản “Đêm biến hình” (1905) đã mở đầu cho âm nhạc phi điệu thức. Phi điệu thức là không có âm điệu, sự nghịch âm trở thành hòa âm. Phi điệu thức đã được Beethoveen thử nghiệm bằng các biến âm, Wagner biến âm từ âm điệu này sang âm điệu khác, De Bussy bắt đầu sáng tác Chủ nghĩa ấn tượng vào những năm 1880, Richard Straus tích hợp nhiều âm điệu một lúc giống trường phái lập thể. Từ đó, Schoenberg tạo ra sự bình đẳng cho các quãng âm và âm điệu, đặt ra quy tắc cho phi âm điệu sao cho không âm nào được coi là ưu ái hơn âm nào, bởi vì từng nốt đều được vang lên trước khi nốt khác được chơi tiếp. Năm 1913, vở “Lễ đăng quang mùa xuân” của Stravinsky tạo ra một cuộc ẩu đả hỗn loạn trong thính giả vì đã phá vỡ ý niệm về thời gian tuyệt đế, để âm nhạc trôi theo nhịp.
– Sự ra đời của Jazz Dixieland ở cùng thời kỳ này đã phá vỡ giai điệu thành các tầng tách biệt, rất gần với hội họa Lập thể.
– Vật lý khám phá ra rằng âm thanh không phải là được tạo nên bằng các phân tử dao động mà là một quá trình nóng sáng. Từ âm nhạc đến ánh sáng, đó là khởi nguồn của máy phát thanh. Và khi máy phát thanh ra đời, chúng ta có thể lưu trữ và truyền âm nhạc đi khắp vũ trụ.
Chương 20: Hình thức văn chương/ Công thức Vật lý
– Từ thế kỷ 7 – 4 TCN, nghệ thuật ngôn từ cùng với hội họa, điêu khắc, kiến trúc nở rộ, nhưng đều dựa trên huyền thoại và truyền thuyết. Nhưng sau khi Homer viết các câu chuyện dựa trên lịch sử thì người ta đã được phép “ngờ vực chân lý” bằng cách “bịa”.
– Thời kỳ Trung cổ với sự tàn phá sách vở, nhiều tác phẩm lớn bị hủy, nhưng người Hồi giáo lại bảo vệ được nền tảng của nền văn minh phương tây. Văn chương trung cổ vì thế không có nền tảng, và cũng giống như tranh, được sáng tác thoe kiểu phân mảnh.
– Tác phẩm “10 ngày” (Giavanni Boccacio) là nguyên mẫu tiểu thuyết đầu tiên có cốt truyện, cùng thời với Giotto và phép phối cảnh tĩnh, tạo nên nền tảng của tư duy logic.
– Thế nhưng ngay sau đó, một loạt các tác phẩm “Qúy bà Bovar” của Flaubert, truyện trinh thám Edgar Allan Poe, “Tội ác và trừng phạt” của Dostoyevsky, “Cỗ máy thời gian” của H.G Wells và Jules Verne, James Joyce… lần lượt nói đến trực tiếp hoặc thể hiện qua bút pháp về sự bóp méo không – thời gian.
Chương 21: Qủa táo của Newton/ Qủa táo của Cezanne
– Lý thuyết của Einstein đã đạp đổ lý thuyết của Newton, nhưng trước đó hội họa đã ô tả các vật ở trạng thái không trọng lực, vô hướng và lơ lửng trong không thời gian.
– Bức tranh phi lí của Cezanne về quả táo nằm trên mặt phẳng nghiêng lại không hề bị rơi đã đánh bại quả táo của Newton.
Chương 22 Không gian – thời gian/ Khối lượng – năng lượng
– Newton cho rằng khối lượng và năng lượng là những cái được định vị và thực hiện trong không thời gian. Định luật bảo toàn năng lượng và khối lượng của ông đã bảo vệ cho lý thuyết này.
– Einstein cho rằng không – thời gian và khối lượng- năng lượng đồng nhất với nhau trong phương trình E=mc2. Chúng ta thường không cho rằng trọng lượng của một quả táo sẽ phụ thuộc vào không thời gian tồn tại của nó, mà thực ra nó đã uốn cong thời gian sát xung quanh nó. Khối lượng của vật đã nén không gian ở bề mặt vật đang xét khiến thời gian nở ra trong vùng gần khối lượng. Đó là nguyên nhân khiến người ở ngoài vũ trụ trẻ lâu hơn trên mặt đất.
– Khối lượng ảnh hưởng đến màu sắc, ánh sáng khi ở gần một vật sẽ dịch chuyển đến vạch màu lam. Einstein đưa ra kết luận: lực hấp dẫn có vẻ như là gia tốc trong không thời gian cong, tương tác với tương đương khối lượng – năng lượng trong 4 chiều và ánh sáng sẽ uốn cong khi chúng đi gần vật thể có khối lượng lớn.
Chương 23: Các dạng thức phi trọng lượng/ Các lực hấp dẫn
– Các tác phẩm của Manet, Degas luôn ở trong tình trạng vô trọng lượng, còn Marc Chagall thì vẽ những người đang bay… Tất cả đều thể hiện sự thoát khỏi lực hấp dẫn, hay khẳng định luật hấp dẫn là một ảo giác.
Chương 24: Khối lượng điêu khắc/ Không-thời gian bị uốn cong.
– Nghệ thuật đương đại phát triển mạnh ý tưởng thoát khỏi lực hấp dẫn với các cấu trúc điêu khắc kì dị. Tác phẩm “Merzbau” làm từ rác đã biểu hiện cấu trúc bên trong lấp dần đầy. Năm 1932 với “Bẫy tôm hù”, Calder đã tách tượng ra khỏi bệ đỡ. Năm 1960s, Robert Smithson lắp ghép những hòn đá thành dấu hiệu độc đáo của thiên hà, gán kết quả đất với sao trời, diễn tả về lực hấp dẫn xoắn cuộn không thể cưỡng được cáo vì sao.
– Nghệ thuật và vật lý đã mở đường cho khám phá bản chất của luật hấp dẫn và giải thích bí ẩn về thực tại.
Chương 25: Tôi/Chúng ta
– Làm thế nào mà nghệ sĩ tại tiên cảm được. Tác giả đưa ra giả định “zeitgecst”, một nhiễu động nào đó không xác định trong không khí đã ngưng tụ gây ra thay đổi đồng loạt.
– Khái niệm “cái tôi” kết thúc ở lớp da của chúng ta, và khi ra khỏi môi trường dó thì “không phải tôi”. Chính “cái tôi” này dẫn đến quan niệm rằng trí tuệ là một thứ riêng rẽ.
– Tác giả dùng thuyết tiến hóa, khoa họ não bộ và thần học. Qua nghiên cứu về cách đàn kiến hình thành, giao tiếp, phân bổ và lụi tàn, tác giả khẳng định rằng có một thứ gọi là “trí tuệ vũ trụ” mà nghệ sĩ có đủ trực giác nhạy cảm để có thể liên hệ.
Chương 26: Phải/Trái
– Tác giả đưa ra cấu tạo 2 bán cầu não: trái/ phải. Não trái phục vụ ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ảm giác về những con số và chuỗi hành động. Não phải phục vụ nhận biết hình ảnh tổng thể, ẩn dụ, thưởng thức âm nhạc tốt.
– Con người là loài tiến hóa cao nhất với một bộ não kép hoàn hảo
Chương 27: Không gian – Thời gian
– Sự tiến hóa của muôn loài không phải chỉ ở mặt vật chất mà còn ở nhận biết. Càng ở mức độ cấu tạo hoàn thiện hơn, loài vật nhận biết về không thời gian chuẩn xác hơn.
Chương 28: Dionysus/ Apollo
– Hai hình mẫu tư duy của não trái (Apollo) và não phải (Dionysus), sự đối kháng của nghiêm nghị và phóng túng, trực giác và lý trí, mà cụ thể nhất là thể hiện qua âm nhạc: classic và jazz.
Chương 29: Nghệ thuật/ Vật lý
– Trong thần thoại Hy Lạp có vị thữ thần “Techne” vừa liên quan đến“Technique” vừa gắn với nghệ thuật là động từ “tikein” (sáng tạo), nàng là cảm hứng cho cả khoa học lẫn nghệ thuật.
– Đến gần đây các nhà khoa học đã chỉ ra trí óc có thể không phải ở dạng vật chất và nằm ngoài phạm vi của khoa học. Nghệ thuật mang tính cách mạng luôn tiên báo các sự việc xuất hiện vượt tầm thời đại.
– Năm 1974, Lawrence Weizkrantz, một bác xi nhãn khoa đã tìm ra: khả năng “thấu thị mù”. Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy được những thứ mà Vật lý không thể thay thế.
ĐÁNH GIÁ VỀ CUỐN SÁCH “NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ”
– Cuốn sách đã điểm xuyết một tiến trình tương tác chạy dọc suốt chiều dài lịch sử văn minh phương Tây của hai lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học. Leonard Shlain đã làm được điều Leonard di Vinci tâm niệm: “Để có một tư duy hoàn hảo, cần phải rèn luyện khoa học của nghệ thuật và nghệ thuật của khoa học. Học cách để nhận biết và thấy rằng mọi thứ đều có sự nối kết với nhau”
– Mặc dù trước tuyết tương đối rộng của Einstein, các họa sĩ đã tiên cảm được nhiều điều và đi trước khoa học, nhưng sau đó, khoa học phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều và đã bỏ rơi nghệ thuật. Nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật thị giác chỉ còn là sự mô phỏng của các học thuyết khoa học mới. Dường như Leonard Shlein vì quá yêu nghệ thuật đã không thể chấp nhận thực tế này.
– Tác giả đưa ra khái niệm “trí tuệ vũ trụ” để lý giải cho sự tương đồng trong cách khám phá thế giới của nghệ thuật và tương đồng, nhưng đây là một điều “bất khả tri” ở thời điểm ông viết quyển sách. Mới đây, những khám phá về sự toàn ảnh của vũ trụ và bộ não, người ta đã có thể lý giải phần nào về sự kết nối giữa cá nhân và vũ trụ vô biên.
Giả tưởng : Nếu đánh thức tất cả các nơron thần kinh hoạt động một cách mạnh mẽ. Con người có khả năng di chuyển tự do trong không gian tốt hơn giờ nhiều, công thức đúng phải là E=(m+n)c2, trong đó m là khối lượng có giới hạn, nhưng n là trường tương tác được tạo ra do các hoạt động của hệ nơron thần kinh , với không gian xung quanh. n có thể rất nhỏ không đáng kể nhưng cũng có thể rất lớn ( gần như vô hạn). Khi con người có khả năng kết nối với càng nhiều sinh mệnh khác thì n càng lớn. Và khi có thể kết nối với tất cả các sinh mệnh sống thì người đó chính là thần thánh. (TM7)