Giới thiệu các mô hình thuộc nền kinh tế chia sẻ, định nghĩa nền kinh tế chia sẻ
Các mô hình nổi bật thuộc nền kinh tế chia sẻ:
- RelayRides: chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên đang bị lãng phí là những chiếc xe ô tô được tư nhân sở hữu. Chủ sở hữu xe có thể cho thuê xe của mình trên nền tảng, thường kiếm trung bình 300 – 500 USD/ tháng, có người kiếm 1000 USD/ tháng. Người thuê xe là lái xe an toàn trong ít nhất 2 năm (không đâm xe, không bị phạt). Người thuê xe sẽ đến gặp người chủ xe để nhận chìa khóa, sau đó trả lại chìa khóa khi thuê xong. Kết thúc quá trình giao dịch người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau. Công ty phục vụ thị trường Mỹ. Số liệu thêm: mỗi chiếc xe thường chỉ được dùng 1 tiếng/ ngày; giá của RelayRides thấp hơn giá của công ty cho thuê xe khoảng 35%. RelayRides đã thực hiện pivot gần đây, trước đó cho thuê xe thông qua thẻ, người thuê sẽ cầm thẻ thành viên để mở xe, rồi dùng xong thì trả xe về đúng chỗ.
- Airbnb: chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phòng không dùng đến. Chủ sở hữu nhà cho thuê nhà mình trên nền tảng, người thuê nhà sẽ lên nền tảng để tìm căn nhà phù hợp. Sau giao dịch người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Airbnb có mặt trên rất nhiều nơi trên thế giới và đã có mặt tại Việt Nam. Công ty được đánh giá khoảng 10 tỉ USD. Một số số liệu khác: Airbnb phục vụ 180.000 khách du lịch tới Brazil dự World Cup. Giá thuê nhà thấp hơn giá thuê phòng khách sạn khoảng 3 lần.
- Uber: công ty taxi cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên là xe đang lãng phí và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng. Chủ sở hữu xe sẽ đăng ký trên nền tảng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe. Người muốn đi xe sẽ lên nền tảng tìm xe gần đó, liên lạc để người lái xe đến nơi và chở mình đi. Sau sử dụng dịch vụ, người lái và người dùng dịch vụ sẽ đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. Uber bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực xe hạng sang, sau đó mở ra các lĩnh vực khác như xe bình dân, xe SUV, vận chuyển… Mức giá thường rẻ hơn các dịch vụ cung cấp bởi công ty truyền thống. Uber được định giá 18,2 tỉ USD. Uber có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2014, kết hợp cả taxi cộng đồng và đi chung xe.
- TaskRabbit: giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Người có công việc cần thực hiện nhưng không đủ khả năng (thiếu thời gian, kĩ năng…) sẽ đưa lên nền tảng, tìm người lao động phù hợp (kĩ năng, mức giá, vị trí). Người lao động tới làm việc, và được thanh toán online. Sau khi kết thúc công việc, người lao động và người thuê sẽ đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. TaskRabbit được đầu tư 38 triệu USD vào 2012. TaskRabbit mới thực hiện pivot. Trước đây người lao động sẽ đấu giá để nhận được công việc. Bây giờ họ chỉ cần đăng kỹ năng, số tiền muốn nhận và chờ được thuê.
- KickStarter: gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án. Người có dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ đăng nội dung dự án của mình lên nền tảng để cộng đồng người dùng KickStarter xem xét cấp vốn. Người cấp vốn có thể thu lại được những sản phẩm như áo phông, phần mềm sử dụng, sản phẩm mẫu… của dự án mà họ cấp vốn, tùy theo mức tiền mà họ bỏ ra để ủng hộ. Công ty đã cấp vốn được khoảng 1 tỉ USD, cho hơn 100.000 dự án.
- Mô hình cho vay trong cộng đồng Peer lending: là mô hình mà trong đó các đối tượng trong cộng đồng cho vay người trong cộng đồng, không thông qua trung gian là ngân hàng. Ví dụ, các làng xã, khu dân phố thành lập quỹ chung dùng để hỗ trợ cho người trong khu gặp việc khẩn cấp.Một ví dụ khác là công ty cung cấp dịch vụ kết nối người cho vay và cần vay tại Anh, được thành lập vào năm 2005 và tới nay đã cho vay ra khoảng 1 tỉ USD. Nền tảng đánh giá người vay thông qua dữ liệu quá khứ và tập hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra mức độ an toàn của khoản vay. Các khoản vay trên nền tảng thường có lãi suất thấp hơn, nhưng người cho vay lại thu được nhiều hơn gửi vào ngân hàng, theo công ty là do chi phí tổ chức của công ty thấp hơn của ngân hàng.
- Bartering giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có những tài sản, máy móc thừa, nhà kho chưa dùng đến, sản phẩm tồn kho… có thể trao đổi với nhau để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời tiết kiệm thời gian do không phải thông qua việc chuyển tiền. Hoặc các doanh nghiệp có những kĩ năng chuyên môn riêng biệt có thể thực hiện training cho một nhóm doanh nghiệp, chia sẻ kĩ năng của mình, nhận về thông tin hữu ích… Thị trường chia sẻ doanh nghiệp với doanh nghiệp có thể còn lớn hơn so với thị trường chia sẻ giữa người dân.
- Car Pooling – đi chung xe: Xuất phát vào năm 1970 khi giá xăng tăng cao, thịnh hành ở Đức vào cuối thế kỉ 20, với đặc điểm của xã hội là những người đi làm phải di chuyển khá xa, cần phải dùng xe ô tô, chi phí xăng rất cao. Vì thế người dân đi chung xe với nhau để tiết kiếm tiền di chuyển. Mô hình phổ biến đến nỗi quốc gia này xây dựng làn đường dành riêng cho các xe chở đông người. Xe chở 1 người không được đi làn đường này.
Cùng với sự xuất hiện của Internet, rất nhiều công ty tận dụng công nghệ này để kết nối người cần đi chung và người có xe nhằm thúc đẩy việc chia sẻ xe hơn nữa.
Định nghĩa nền kinh tế chia sẻ (các tên gọi khác là sharing economy, collaborative economy, the mesh…) là hệ thống kinh tế đề cao chia sẻ và hợp tác hơn tư hữu. Con người thay vì sở hữu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì sẽ tìm những nguồn lực trong cộng đồng. Nền kinh tế chia sẻ đang phát triển vì nó tái phân phối tài nguyên đang không được sử dụng hiệu quả (sản phẩm mua rồi nhưng không dùng, máy móc không được khai thác tối đa thời gian sử dụng) sang chỗ mà nó được dùng hiệu quả hơn. Trong xã hội mà ô tô chỉ được dùng trung bình 1 tiếng 1 ngày (dưới 5% thời gian), 99% đồ gia dụng không được sử dụng lại trong 6 tháng… thì việc tái phân phối này là cần thiết để tiết kiệm tiền của người dùng và tài nguyên của xã hội.
Lịch sử của nền kinh tế chia sẻ:
Trên thực tế, mô hình chia sẻ đã có từ rất lâu: thư viện, thuê xe, CLB, phòng luyện tập, xe ôm, chia sẻ trong làng xã, thị trấn. Tuy nhiên từ giữa thế kỉ 20, việc chia sẻ trở nên đắt đỏ và rắc rối hơn việc sở hữu, do sự bùng nổ của sản xuất hàng loạt (cách mạng công nghiệp).Từ đó xuất hiện chủ nghĩa tiêu dùng: xây dựng trên ý tưởng tin rằng việc tiêu dùng sẽ giúp người dân thấy hạnh phúc, việc tiêu dùng giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Giờ thì xu hướng lại đảo ngược trở lại do việc chia sẻ dần trở nên rẻ hơn.
Nền kinh tế chia sẻ thuộc một xu hướng lớn hơn bắt đầu từ thời Internet: xu hướng đảo ngược chủ nghĩa tiêu dùng. Khi Internet được lan rộng, các trang như eBay và Craigslist giúp kết nối những người có và những người cần một cách hiệu quả hơn. Chia sẻ và tái phân phối tài nguyên bắt đầu rẻ đi so với mua đồ mới và vứt đồ cũ đi. Mọi người không chỉ là người mua mà còn có thể bán thông qua thương mại ngang hàng.
Việc này giúp những thứ được lãng phí do không dùng đến được tận dụng thông qua nền tảng công nghệ. Thông qua nền tảng này con người bắt đầu thay đổi quan hệ với những thứ mình tư hữu, họ nhận ra những thứ có thể được truy cập mà không cần sở hữu, thứ đắt đỏ trong việc duy trì, thứ không thực sự cần thiết, thứ không được dùng thường xuyên… đều nên thuê chứ không nên mua. Điều này thay đổi tâm lý “tư hữu”.
Những công ty Product Service bắt đầu phát triển mô hình tính phí theo sử dụng, thay vì theo sở hữu (ZipCar) từ 10 năm về trước. Bây giờ có hàng trăm công ty chia sẻ tài sản: Airbnb, RelayRides, DogVacay, LiquidSpace… Các công ty này sử dụng công nghệ điện thoại, GPS, 3G, thanh toán Online khiến cho mô hình nền kinh tế chia sẻ hoạt động với hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi ích cho người cung ứng, người có nhu cầu và người trung gian. Đồng thời việc tiết kiệm vốn của công ty (không phải mua ô tô, xây khách sạn) mà sử dụng vốn cộng đồng (xe ô tô của người tham gia, nhà ở của người tham gia) giúp các công ty có thể lan nhanh ra toàn thế giới.
Tóm lại: nền kinh tế chia sẻ là một biểu hiện của việc áp dụng công nghệ nhằm giảm sự lãng phí trong tiêu dùng, hướng tới cộng đồng, thành phố thông minh – tài nguyên được dùng một cách hiệu quả.
Nền kinh tế chia sẻ có các mô hình:
Mạng lưới Product service – cung cấp dịch vụ để thay việc mua sản phẩm: sản phẩm chuyển thành dịch vụ, sở hữu trở thành cho thuê, bán một lần chuyển thành cho thuê theo mức sử dụng.
Chợ tái phân phối nguồn lực: từ nơi nó không được cần sang nơi nó được cần hơn (ebay, Chợ tốt, Craigslist, 99dresses…)
Lối sống hợp tác: nền tảng giúp chia sẻ và trao đổi những tài sản như thời gian, kĩ năng, tiền, kinh nghiệm… (Aribnb, TaskRabbit, SkillShare)
Giới thiệu động lực và tâm lý tạo nên nền kinh tế chia sẻ và khó khăn mà mô hình này gặp phải
Mức dân sống tập trung tại các thành phố tăng, dẫn đến nhiều vấn đề về rác thải, tắc đường, parking space… nhưng cũng tạo cơ hội cho mọi người hợp tác với nhau.
Chủ nghĩa tiêu dùng lan rộng với những hệ lụy tới môi trường, chất lượng sống, chất lượng đô thị, phân biệt giàu nghèo.
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra việc này từ cách đây 10 năm, nhưng đến khi kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, con người mới nhận ra mình tiêu dùng lãng phí và cộng đồng mới bắt đầu đón nhận các doanh nghiệp kinh doanh theo nền kinh tế chia sẻ.
Khái niệm mới về waste: thứ không được sử dụng được gọi là lãng phí. Trong hệ thống tuần hoàn của tự nhiên, thứ được thải ra lại được đối tượng khác sử dụng làm đầu vào, làm giảm Waste rất tốt. Mô hình Vườn – ao – chuồng của Việt Nam, mô hình khí BioGas… là những mô hình mà người VN đã áp dụng từ lâu, học tập việc tuần hoàn của tự nhiên. Trong mô hình sản xuất hiện tại, nhằm phục vụ chủ nghĩa tiêu dùng, người sản xuất chỉ quan tâm tới bán được nhiều hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, không quan tâm tới tái chế rác thải và tuần hoàn tài nguyên.
Trong cuốn sách Story of Stuff, tác giả Annie Leonard trình bảy rõ về điều này, và cũng hướng đến giải pháp bền vững là sản xuất ít đi và sản xuất tại địa phương.
Về Story of Stuff:
Hai Clip dưới đây tóm tắt nội dung cuốn sách này (có Việt Sub).
https://www.youtube.com/watch?v=9GorqroigqM
Clip này nói về mô hình kinh doanh mà con người đã bị che mắt: trong khi chúng ta chỉ tập trung vào tiêu dùng, làm cho mình đẹp hơn trong xã hội thì các khâu khai thác, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, xử lý chất thải đều không bền vững.
Kinh tế tiêu dùng đang lạm dụng 2 chiến lược: chuyển chi phí ra bên ngoài và làm cho hàng hóa lỗi thời nhanh, hỏng nhanh.
Chuyển chi phí sang bên ngoài thông qua việc khai thác tài nguyên giá rẻ ở nước thuộc thế giới thứ 3, sử dụng chất độc, sử dụng nhân công giá rẻ do họ không có trình độ và không có lựa chọn nào khác, sử dụng chiến lược lũng đoạn thị trường phân phối (walmart chiếm thị trường 1 thị trấn nhỏ bằng cách: ban đầu giảm giá để các cửa hàng địa phương đóng cửa, sau đó tăng giá và thu lại lợi nhuận). Các công ty cũng không chịu trách nhiệm về xử lý chất thải. Việc xử lý chất thải làm tăng GDP, nên chính phủ không có động lực để làm giảm chất thải thải ra.
Làm cho hàng hóa lỗi thời nhanh, hỏng nhanh: đồ điện tử được thiết kế để hỏng sau khi hết hạn bảo hành, thời trang thay đổi liên tục để khiến bạn phải mua đồ mới, các phiên bản đồ, phần mềm công nghệ thông tin không hợp với nhau nên thay một thứ là phải thay các thứ còn lại…
Mô hình kinh doanh khiến con người không có lựa chọn và rơi vào vòng xoáy:
Ở Mỹ: vòng làm việc, xem TV, tiêu dùng do sản phẩm hỏng nhanh, lỗi thời nhanh, xấu nhanh, không hợp thời trang, chúng ta thấy không hạnh phúc.
Ở các nước thứ 3: bán tài nguyên, không duy trì được cuộc sống, làm việc độc hại, không có khả năng phát triển, bán tài nguyên.
Các con số khác: rác tiêu dùng là 1 thì rác sản xuất là 70; 99% các sản phẩm được mua bị bỏ đi sau 6 tháng.
https://www.youtube.com/watch?v=cpkRvc-sOKk
Trong một cuộc chơi, không thay đổi mục tiêu thì không thể tạo nên hạnh phúc cho mọi người. Mục tiêu hiện tại là GDP cao, mà chỉ số này tính cả việc tai nạn, sửa đường, khắc phục ô nhiễm….
Một giải pháp không thay đổi mục tiêu, không thay đổi cách chơi thì không nên tham gia
Giải pháp tốt cần đạt 4 chữ:
Give people more power – cho người dân thêm lựa chọn, thêm khả năng, quyền lực
Open new ways of happiness – cho người dân cách mới để sống tốt
Account for all cost – Tính toán đến chi phí mà toàn bộ cộng đồng phải bỏ ra.
Lessen the wealth gap – giảm khoảng cách giàu nghèo.
Sharing economy giúp con người tự dựa vào nhau mà sống, có thể tin tưởng vào hệ thống đánh giá peer to peer, có quyền năng đánh giá người khác, mở ra con đường hạnh phúc khi chia sẻ và giảm chạy theo vậy chất, tiêu dùng, tuy nhiên trong nền kinh tế chia sẻ cần tính đến đối tượng nghèo đói trong xã hội. Nếu chưa làm cho đối tượng này sống tốt hơn thì mô hình mới vẫn chưa tốt hơn mô hình cũ.
——
Cùng với sự suy thoái kinh tế, sự phát triển của nền tảng di động, mạng xã hội, thanh toán trên di động, gps chính xác cũng kích thích sự chia sẻ của cộng đồng. Điều này là do con người chuyển lên sống online nhiều thì hợp tác trên mạng cũng nhiều.
Fact:
Sự thoái trào của niềm tin vào doanh nghiệp lớn: doanh nghiệp lớn (Lehman Brother, GM) lại chính là nguyên nhân gây nên khủng hoảng có hệ thống à người dân không tin vào những doanh nghiệp lớn (trong thời gian khủng hoảng). Sự trợ cấp quá nhiều của chính phủ với doanh nghiệp: doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang lộ dần ra gây ra sự thiếu tin tưởng vào các công ty này.
Sự chuyển đổi từ sở hữu sang giá trị sử dụng: chủ nghĩa tiêu dùng bắt đầu giữa thế kỷ 20, khi chính sách chính phủ cổ vũ bằng cách cho vay mua nhà, mua xăng. Middle class hình thành và chi tiêu mạnh tay. Quan niệm đẹp là phải có nhiều thời gian rảnh rỗi (ở trong nhà à trắng) hoặc tắm nắng à da ngăm. Thời gian tập trung vào khoe của, xe to (SUV).
Bắt đầu từ 1978, người Mỹ chuyển xu hướng tiêu dùng dần sang nhanh, tiện, tiết kiệm. Số người có bằng lái từ 17 tuổi bắt đầu giảm từ năm 1998, và tới nay thế hệ trẻ lại muốn chia sẻ xe hơn là sở hữu xe.
Xu hướng khoe của được thay thế bằng xu hướng tham gia với cộng đồng: các ngôi sao đều tham gia các tổ chức cộng đồng, quan điểm của họ bị soi xét…
Xã hội châu Á đón nhận nền kinh tế chia sẻ nhanh hơn, Singapore đã hợp tác với các công ty để đi theo hướng xanh.
Công nghệ giúp cho việc tổ chức tài nguyên dễ dàng hơn: Trước khi có Internet việc bán lại đồ cũ rất khó khăn. Sau đó có Ebay.
Trước khi có Internet, liên lạc để thuê nhà khó khăn. Sau đó có Airbnb.
Trước khi có Smartphone và GPS, gọi taxi rất khó. Sau đó có Uber.
Trước khi có mạng xã hội và cách tư duy mạng xã hội, việc tin tưởng người lạ rất khó khăn. Sau khi có, chúng ta tin vào một người lạ thông qua hồ sơ tài khoản cá nhân của anh ta. Chúng ta tin tưởng hơn vào dịch vụ vì có thể đánh giá anh ta sau đó.
Trước khi có thanh toán online, mô hình chia sẻ không scale do công ty khó có lợi nhuận. Chỉ nhỏ như thư viện, CLB…
Lợi thế của công nghệ đem tới cho mô hình là giảm những khó khăn khi giao dịch, tăng tốc độ trao đổi thông tin, từ đó tăng sự tin tưởng. Feedback có thể giúp cải tiến chất lượng dịch vụ sản phẩm.
—–
Kinh tế chia sẻ có thể được điều phối bởi chính quyền thành phố (chia sẻ xe đạp ở Amsterdam + các thành phố các ở châu Âu), doanh nghiệp lớn (BMW, Daimler), Startup (Uber, ZipCar, RelayRides, Airbnb…), tự cộng đồng, tự nguyện (như ở Việt Nam: hệ thống xe ôm, nhà trọ sinh viên, kinh doanh hộ gia đình…)
Kinh tế chia sẻ không có xu hướng chững lại khi nền kinh tế phục hồi, cho thấy nó có hiệu quả nhất định trong giải quyết các vấn đề xã hội, và đã đạt được số người tham gia đủ lớn để tạo ra giá trị bền vững cho người dân (số người đăng ký làm taxi cho Uber cao, số người đăng phòng cao…)
Giới thiệu về khó khăn đối với các đối tượng tham gia nền kinh tế chia sẻ
- Khó khăn tới từ doanh nghiệp truyền thống: doanh nghiệp truyền thống như Taxi, khách sạn cho rằng các doanh nghiệp theo nền kinh tế chia sẻ không đảm bảo rằng dịch vụ của họ đạt tiêu chuẩn. Ví dụ phòng trọ, tài xế không phải đi qua những kiểm duyệt. Họ cho rằng điều này khiến cho giá sản phẩm rẻ đi. Đây là cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ: Các tài xế Taxi cho rằng Uber có thể khiến mình mất việc và đi biểu tình tại London, Paris…; Bạo động tấn công taxi Uber tại Seattle.
- Khó khăn tới từ chính quyền: Chính quyền đưa ra những quy định cấm đoán, cản trở đối với sharing economy, lập luận tương tự như doanh nghiệp. Việc này có thể đến từ tư tưởng bảo thủ có nguyên tắc, hoặc do lợi ích nhóm, hoặc do mối sợ về việc làm sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ: Seattle bắt Uber và Lyft chỉ có dưới 150 xe (từ 3/2014, và 6/2014 thì Uber và Lyft đã thoát); Chicago cấp xe không phải taxi sử dụng GPS để tính tiền.
- Khó khăn trong thanh toán: Ví dụ, người lao động TaskRabbit (trước khi Pivot) có đến 50% thu nhập được trả ngoài nền tảng, sau khi thỏa thuận với người thuê để không trả qua nền tảng nữa mà trả bằng tiền mặt.
- Khó khăn trong cần bằng cung cầu: Ví dụ TaskRabbit có số người đi làm vượt trội so với số người thuê làm việc tại một số nơi mà tỉ lệ thất nghiệp cao (New York), dẫn đến cạnh tranh và người làm việc phải chấp nhận tiền lương thấp. Uber gặp phải tình trạng số người lái xe quá ít so với nhu cầu, nhất là tại các thành phố phát triển như San Francisco.
- Khó khăn tới từ niềm tin người dùng: người dùng chưa quen với việc tin tưởng người khác qua nền tảng, dẫn đến các doanh nghiệp phải để mức bảo hiểm cao (1 triệu USD).
- Khó khăn với tiếp cận công nghệ: người dùng các nước đang phát triển không có hệ thống công nghệ tốt như: định vị xe ô tô, Internet, location điện thoại chuẩn… Doanh thu của Uber chỉ đến tập trung từ 4 thành phố lớn ở Mỹ, mặc dù nó có mặt tại 42 quốc gia.
- Nền kinh tế chia sẻ chưa tới được với đối tượng nghèo trong xã hội: mặc dù các startup đảm bảo tạo việc làm nhưng hóa ra những người trong tầng lớp nghèo, thiếu tool thì cũng rất khó cạnh tranh được. Những công việc tạo ra vẫn không cần bằng cấp à những sinh viên có bằng cũng như không, phải đi làm việc chất lượng thấp. Đối tượng tham gia nền kinh tế chia sẻ thường có thứ gì có thể chia sẻ, nên vẫn chỉ giới hạn ở đối tượng middle class, thu nhập 50 – 100k USD/ năm. Các đối tượng khác có tham gia nhưng số lượng ít hơn.
Ở Việt Nam
Chúng ta vừa có tính cộng đồng vừa muốn tiêu dùng nhiều hơn. Sau thời bong bóng kinh tế do nhận được rất nhiều vốn từ nước ngoài (từ 2000 – 2005) thì chúng ta có rất nhiều tài sản lãng phí như biệt thự, ô tô, đồ xa xỉ…
Người Việt Nam trong làng xã sống đoàn kết, chia sẻ với nhau nhiều của cải, chung tay thực hiện nhiều công việc (đặc điểm nước nông nghiệp lúa nước, khác biệt so với các nước Anh, Mỹ…). Trong xã hội vẫn có hình ảnh chia sẻ điều thuốc, xe ôm, xây nhà cho thuê. Những quán ăn do tư nhân mở ra cũng là nguồn cung tiềm năng cho nền kinh tế chia sẻ. Vào thời nhà Trần, Lý, người dân lạ mặt có thể ở nhờ nhà nhau.
Người Việt Nam tin tưởng vào người khác trong cộng đồng: họ có thể ăn ở các cửa hàng ăn không có đăng ký kinh doanh và không có kiểm định chất lượng thực phẩm. Chúng ta cũng cảm thấy thoải mái khi mượn đồ dùng của người khác, đi thuê truyện về, ăn chung trong mâm cơm, mua đồ cũ… Tất cả những điểm trên cho thấy người Việt sẽ đón nhận mô hình kinh tế chia sẻ khá dễ dàng.
Người Việt Nam trước đổi mới chia sẻ nhà ở, chia sẻ những tài sản rất quý giá như chiếc xe đạp cho người trong làng khi họ có việc. Tuy nhiên do tiếp xúc với chủ nghĩa tiêu dùng, việc tư hữu đã được đẩy mạnh lên, đồng thời nét đẹp chia sẻ trong cộng đồng đang bị mai một.
Theo nghiên cứu của Nielsen tại Việt Nam và một số nước đông nam á, người việt nam sẵn sàng sử dụng sản phẩm chia sẻ và sẵn sàng chia sẻ, nhất là đồ điện tử, sau đó là bài học, xe ô tô, xe máy, nhà ở.
Survey cho thấy 75% người Việt Nam nói họ thích sử dụng hàng hóa chia sẻ. Số liệu này là 85% tại Philippines, 84% tại Thái Lan, 74% tại Malaysia, 67% tại Singapore. Con số trung bình toàn cầu là 66%.
Đồ điện tử là thứ được người dùng Việt Nam ưa thích chia sẻ nhất. 42% nói họ sẽ cho thuê thiết bị điện tử để lấy tiền.
Khi tiếp cận với nền kinh tế chia sẻ, người dân Việt Nam còn dè dặt vì sợ chất lượng dịch vụ không đảm bảo, sợ mất tài sản… Đây là biển hiện thường thấy đối với bất cứ cộng đồng nào khi tiếp xúc với mô hình kinh doanh mới. Vì vậy Startup theo kinh tế chia sẻ ở Việt Nam sẽ cần tập trung vào chất lượng dịch vụ, giá trị cho người tham gia nhằm dần dần xóa tan những mối nghi ngại trong suy nghĩ của người dân.
Hiện tại khả năng sử dụng công nghệ Smartphone, Internet, mạng xã hội chưa cao, việc quen sử dụng tiền giấy chính là những rào cản cho nền kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên tăng trưởng về smartphone, mức độ phổ cập wifi, internet đang rất cao, nhiều startup, công ty công nghệ lớn, các ngân hàng bắt đầu tấn công thị trường thanh toán online, thanh toán qua di động ở Việt Nam, nên chỉ trong tương lai gần các rào cản này sẽ được hạ xuống.
Việt Nam có thể phát triển về tối ưu hóa thông tin (review nhà trọ, review quán ăn, chia sẻ cách chữa bệnh…), hàng đổi hàng giữa doanh nghiệp, chia sẻ kĩ năng (doanh nghiệp training cho nhau, người dùng mở khóa học nhỏ), mạng lưới freelancer, chia sẻ những hàng hóa có giá trị nhỏ (chia sẻ quần áo trẻ em, chia sẻ sách…).
Chia sẻ xe khó phát triển do giá xe đắt và quãng đường ngắn, phức tạp.
Doanh nghiệp và người dân làm ăn vẫn chưa bị ràng buộc nhiều nên có hiện tượng chộp giật, làm một lần. Nhà nước đang nỗ lực để quản lý thị trường, chất lượng sản phẩm… nhưng mô hình quản lý tập trung, kiểm tra định kì thể hiện hạn chế là chi phí cao, không thường xuyên, xuất hiện hành vi tiêu cực, hối lộ nhân viên kiểm định để có thể độc quyền, bán sản phẩm chất lượng thấp với giá cao. Trong khi đó, mô hình kiểm soát phi tập trung thông qua đánh giá chéo có ưu điểm là chi phí thấp, có thể thực hiện thường xuyên hơn. Cần hệ thống quản lý chất lượng theo peer to peer.
Giới thiệu ảnh hưởng của nền kinh tế chia sẻ, và dự đoán xu hướng tương lai.
Ở đây có nhiều quan điểm nhưng theo tôi ảnh hưởng phải là thứ gắn liền với core của doanh nghiệp, đang tác động tới người tham gia và xã hội rồi chứ không phải là thứ trong tương lai mới có.
Ảnh hưởng của Sharing economy
Tới người dùng: Tin tưởng vào cộng đồng, vào social network, social rating. New kind of trust à government is for? à gov pay less attention to brand, more to people
Sharing Economy tạo điều kiện cho người trong cộng đồng giao dịch với nhau. Các giao dịch thành công giúp tạo ra quan hệ giữa người với người, tạo nên sự tin tưởng vào dịch vụ do người không chuyên cung cấp.
Hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo niềm tin của doanh nghiệp thay thế dần cho hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo niềm tin của chính phủ. Người tiêu dùng tin vào sản phẩm vì credit trên social media chứ không phải vì credit do nhà nước cấp. Vì hệ thống tập trung tỏ ra tốn kém hơn hệ thống quản lý phi tập trung, thông qua review chéo nhau.
Hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo niềm tin trên social network và social rating cũng là thứ rất mới mẻ và đang được hình thành do sự phổ biến dần của startup kinh tế chia sẻ, hướng collaborative economy.
Chính phủ cần thay đổi hệ thống quản lý chất lượng kết hợp việc khảo sát tập trung và việc đánh giá từ cộng đồng. Điều này yêu cầu áp dụng công nghệ big data à khá phức tạp, một số chính phủ sẽ thấy việc này khó khăn và muốn giữ cách quản lý cũ à ban cách quản lý mới. Vì niềm tin người tiêu dùng dịch chuyển từ hệ thống tập trung sang phi tập trung thì quyền lực cũng bị phi tập trung.
Người dùng tái định nghĩa về waste: là thứ không được sử dụng (idea trong story of stuff nhưng bây giờ mới được introduce). Người dùng nhận ra những thứ đang bị lãng phí trong nhà mình và tìm cách tạo giá trị sử dụng cho nó, vì việc này dần trở nên dễ dàng hơn.
Tới người lao động: Thành entrepreneurs. Khai thác của cải của mình. Tự sản xuất (decentralized). Người lao động có thêm cơ hội làm việc, là khai thác của cải và khả năng của mình, không cần qua tuyển dụng. Nhưng họ lại phải cạnh tranh kiểu mới, đó là kiểu trên social media. Họ phải trở nên năng động hơn, làm được nhiều việc hơn (trở thành entrepreneur). Họ phải biết xây dựng mối quan hệ.
Việc người lao động tự gọi mình là entrepreneur, công việc không cố định, không theo hợp đồng dài hạn sẽ rất khó cho các chính sách của chính phủ để yêu cầu họ đóng thuế hoặc bảo vệ quyền lợi của họ. Hệ thống quản lý theo Job không hợp lý đối với những người này, mà phải chuyển sang quản lý theo task. Làm task này thì sẽ được quyền lợi này, và phải đảm bảo những điều này… Đây là thách thức đối với việc quản lý, chính phủ có thể tính đến việc cấm nếu không quản lý được.
Việc cung cấp dịch vụ mà không đăng ký với nhà nước, chỉ đăng ký với một nền tảng hoặc tự cung cấp (kiểu xe ôm ở VN), việc chia sẻ trong cộng đồng mà không sử dụng tiền tệ (hàng đổi hàng, trao đổi sản phẩm thay vì dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp…) yêu cầu một kiểu quản lý nền kinh tế mới, không theo kiểu hóa đơn truyền thống để đóng thuế. Điều này khiến nhà nước cần áp dụng thêm công nghệ để quản lý, và gây ra nguy cơ bị cấm nếu nhà nước không quản lý được. Tuy nhiên Uber, Airbnb… là những doanh nghiệp tiên phong cung cấp dữ liệu và hợp tác với chính quyền để giúp họ quản lý, thu thuế thu nhập.
Tới cộng đồng: đoàn kết và tự phục vụ. Nền kinh tế chia sẻ cung cấp công cụ kết nối cộng đồng một cách dễ dàng và tiện lợi. Cộng đồng tin tưởng nhau hơn và tự phục vụ. Ví dụ như CrowdFunding, Peer-to-peer lending. Điều này show cho cộng đồng thấy họ có thể trở nên bền vững nếu đoàn kết hơn và hợp tác đúng cách. Dẫn đến việc có thêm lựa chọn ngoài việc thuộc vào các nguồn lực nhập khẩu. Nếu tự phục vụ mà chi phí thấp hơn thì sẽ tự phục vụ.
Ví dụ về tính cộng đồng đang trở lại: survey 90.000 người cho thấy Sharing economy startup được định vị community, sharing, helping và substainable. Việc RelayRides chuyển đổi mô hình và tạo được cải thiện về chất lượng dịch vụ (từ mô hình mà người cho thuê xe và thuê xe không gặp nhau sang mô hình gặp nhau để trao chìa khóa cho nhau) cho thấy kết nối cộng đồng là một core value và core asset đối với Sharing economy startup.
Tới doanh nghiệp: Ủng hộ chia sẻ hơn, trở thành social company, sự hợp tác tạo nên ecosystem. Công ty trở nên Social, nghĩa là co-creation với người dùng nhiều hơn, chú trọng phát triển bền vững thay vì cố gắng bán sản phẩm. Ví dụ như các mạng lưới chia sẻ dịch vụ sản phẩm của các công ty lớn (Daimler, BMW có mạng lưới cho thuê ô tô rất tiện lợi, thuê ở mọi nơi, trả xe ở mọi nơi trong thành phố).
Khái niêm Social company sinh ra khi cộng đồng chịu tác động của mạng xã hội. Nhưng nền kinh tế chia sẻ cũng truyền cảm hứng cho các công ty, cho thấy việc trở nên social rất có lợi.
Sản phẩm: nền kinh tế chia sẻ giới thiệu chức năng chia sẻ cho người khác đối với sản phẩm. Các sản phẩm tạo ra không còn bị tiêu dùng một mình nữa. Đây là cơ hội để các sản phẩm giá thành cao hơn nhưng khả năng sử dụng cao và tiết kiệm được triển khai. Ví dụ như mạng lưới xe điện của Singapore.
Việc cho thuê chứ không mua đứt cũng tạo điều kiện cho công ty cập nhật sản phẩm. Ví dụ như BMW và Daimler sử dụng nền tảng cho thuê xe của mình để triển khai các công nghệ mới như tìm chỗ đỗ xe, booking….
Giới thiệu tương lai nền kinh tế chia sẻ
Truyền thông nói rằng các công ty có thể trở thành Google tiếp theo. Công ty sẽ lật đổ mô hình tư hữu. Công ty sản xuất ô tô sẽ bị suy giảm. Công ty taxi bị loại khỏi thị trường… Công ty nói người dùng đang kiếm được rất nhiều tiền, và đang tạo ra thế hệ lao động mới kiểu entrepreneurship,…
Có bên lo ngại nền kinh tế chia sẻ khiến chất lượng dịch vụ không được đảm bảo và làm tăng thất nghiệp do cạnh tranh không lành mạnh.
Xuất phát từ động lực thúc đẩy, khó khăn, hành vi doanh nghiệp, các động lực phát sinh, suy ra tương lai nền kinh tế chia sẻ nằm trong khoảng sau:
Tương lai 1: thế giới trở thành siêu efficient. Ô tô được chia sẻ, nhà được chia sẻ. Bạn không cần phải mua xe ô tô và nhiều tài sản vì việc này không efficient. Bạn có thể ra đường và vào một chiếc xe ven đường, lái đi rồi khi đi làm về lại dùng chiếc xe khác. Bạn sở hữu và chăm sóc nhà của mình, nhưng thỉnh thoảng lại tiếp những vị khách lạ đến chơi thông qua nền tảng cho thuê nhà. Bạn chia sẻ cuốn sách với cộng đồng, chia sẻ máy giặt, máy rửa bát… Thi thoảng bạn giúp đỡ hàng xóm và account xã hội của bạn được cộng điểm, bạn đi siêu thị hộ hàng xóm, được cộng điểm… Bạn thậm chí có thể mua sắm bằng số credit của mình.
Sản phẩm sẽ thay đổi. Do cộng đồng đầu tư, sản phẩm cao cấp hơn, liên tục cải tiến (máy lọc nước, máy giặt…)
Các concept về ăn uống cũng thay đổi.
Tương lai này được thúc đẩy bởi công ty, các chính phủ và tính gắn kết cộng đồng, cùng với công nghệ mạng xã hội, thanh toán online.
Nói chung tương lai rất giống phim In time (thời gian của cuộc sống chính là vốn, thu nhập là thêm thời gian, chi tiêu là giảm thời gian…). Hoạt động tiêu dùng tăng nhưng sharing economy không phải là thứ khiến con người biết đủ và dừng tiêu dùng. Họ vẫn tìm đến cuộc sống đầy đủ
Tương lai 2: Nền kinh tế chia sẻ bị lãng quên trên thế giới, chỉ tập trung tại một số thành phố. Những khó khăn với chính quyền, khó khăn về tiếp cận rào cản công nghệ là không thể vượt qua. Khi kinh tế phục hồi, mọi người lại có thu nhập, và quay trở lại việc tiêu dùng nhiều. Mọi thứ trở nên rẻ đi, hoặc hấp dẫn hơn, các tập đoàn lớn lại thực hiện các chiến lược truyền thông để kích thích việc tiêu dùng.
Các vấn đề khi tăng trưởng của TaskRabbit, Uber, Airbnb khiến cho lòng tin giảm và người lao động không kiếm được nhiều tiền à khi có việc làm họ trở lại làm việc như bình thường.
Dẫn chứng: mọi thứ sản xuất rẻ đi, quyền lực của tập đoàn lớn, rào cản đón nhận của nhiều nơi.
Tương lai 3: Nền kinh tế chia sẻ trở thành nền kinh tế cũ trong cái tên mới hay ho. Do chính phủ quy định chặt chẽ, do bị buộc phải tăng trưởng thật nhanh và để đi trước đối thủ cạnh tranh, Uber, Airbnb, TaskRabbit đều tăng ràng buộc với người tham gia cung cấp dịch vụ, khiến cho rào cản ra nhập tăng, rào cản để thoát cũng tăng, những người cung cấp dịch vụ trở thành nhân viên không chính thức nhưng cũng không có lựa chọn nào khác.
Dẫn chứng: TaskRabbit, Airbnb, Uber … đều có thể ràng buộc người dân để bắt họ làm việc. Uber đã làm việc đó: người đăng ký phải lái xe cho Uber trong 3 năm thì mới được hưởng ưu đãi khi mua xe.
Xin chia sẻ một chút bản chất của xe ôm, nhà trọ không phải thuộc sharing economy, nó là một ngành dịch vụ…
Good.
Tks bạn nhé.
Mình thích đội FTU