Khi cuốn sách “Câu chuyện vô hình & Đảo” của Hamvas Béla được dịch bởi dịch giả Nguyễn Hồng Nhung và NXB Tri Thức ấn hành tại Việt Nam, các độc giả đã phải “rợn tóc gáy” vì những gì triết gia người Hungary này viết. Những điều ông viết chạm vào nỗi cô đơn, sự kiêu ngạo và ước mong nổi loạn thầm kín của Titan bên trong mỗi con người… đồng thời lại khiến người đọc rơi vào trạng thái mênh mang vô tận của tồn tại.
Cuốn sách “Một giọt từ sự đọa đày” là cuốn sách thứ hai của ông mới được xuất bản ở Việt Nam, là tập hợp những tiểu luận của ông. Tất cả những tiểu luận này không nói về sự nổi dậy của những Titan nữa, mà để chúng ta ở trong những nghịch lý của kẻ cô đơn giữa cộng đồng và giữa tồn tại. Đồng thời, với góc nhìn của kẻ cô đơn ấy, cộng đồng và tồn tại cũng là những nghịch lý.
Cuốn sách bao gồm các bài tiểu luận sau:
“Arlequin – anh hề”
Tác phẩm cuộc đời
Cuốn sách của nhà vua cô đơn
Ghi chép buổi sáng
Tâm lý học của việc ngắt hoa
Thiền định trên núi lúc hoàng hôn hay là siêu hình học của hành động người
Xã hội học của sự cô đơn
Viết về Jourdain
Cái gương
Hyperion Hungary
Viết về cuộc Cách mạng 1956 ở Hungary
Sự sống và đời sống
Ba nguồn
Người thày của đời sống
Văn hóa cổ và văn hóa thời hiện đại
Lý thuyết và nguyên lý
Chứng thực sau cùng của những dằn vặt thời đại
Một giọt từ sự đọa đày
Tranh Mặc họa Trung Quốc
Giải phẫu sự u sầu
Đạo đức thẳng thừng và lương tâm cắn rứt
Nhưng cho dù nghịch lý, Hamvas Béla vẫn hướng tới những điều thiêng liêng, cao cả, hướng tới sự siêu việt: “… với chúng ta, chúng ta cần nâng bản thân mình lên cao hơn. Siêu nhân, siêu việt như Nietzsche nói. Hiện thực của tác phẩm cuộc đời là sự siêu thực. Cái là đời sống, tạm thời và phi dáng hình. Cần phải sống tận cùng số phận, hoàn tất, khóa lại, cần phải cao hơn đời sống một bước, như đền thờ Parthenon”
Gửi Chị Hà Thủy Nguyên và các Admin của BH.
Tôi có đến nghe buổi giới thiệu sách của Hamvas Bela tại 53 Nguyễn Du ngày 27/6, tiếc là thời gian eo hẹp mà có quá nhiều câu hỏi nên tôi chưa kịp hỏi. Giờ tôi xin phép đăng câu hỏi lên BHClub (theo như lời gợi ý của người điều phối buổi hội thảo).
1. Buổi hội thảo tôi có nghe thấy chi tiết chị Nguyên nói (và cả một số khách mời nhắc lại) là năm 1960 là mốc chuyển dịch từ KỶ NGUYÊN SONG NGƯ sang KỶ NGUYÊN BẢO BÌNH. CÂU HỎI LÀ: TẠI SAO LẠI LẤY MỐC LÀ NĂM 1960 MÀ KO PHẢI LÀ NĂM KHÁC?
2. Bằng chứng chứng minh chúng ta đang ở thời kỳ chuyển giao từ KỶ NGUYÊN SONG NGƯ sang KỶ NGUYÊN BẢO BÌNH là gì?
Xin cảm ơn chị HÀ THỦY NGUYÊN và các Admin BHclub trước.
Buikien Thứ nhất là mình và các diễn giả không “nói”, mà chỉ nhắc lại một xu hướng mà nhiều học giả, các nhà tâm linh, các nhà chiêm tinh nhắc đến. Sự phân định kỷ nguyên này là do điểm xuân phân. Cách đây 2000 năm, khi điểm xuân phân nằm ở chòm Song Ngư thì loài người bước vào Kỷ nguyên Song Ngư. Năm 1960, sự dịch chuyển của điểm xuân phân bắt đầu chạy sang chòm Bảo Bình. Và vì thế chúng ta bước vào Kỷ nguyên Bảo Bình.
Các đặc trưng của Kỷ nguyên Bảo Bình rất khó để nói trước là tốt hay xấu, nhưng dự đoán là con người sẽ cá nhân hơn. Bạn có thể đọc thêm cuốn sách, hoặc đọc bài review này của mình để biết thêm chi tiết https://bookhunter.vn/idea-hunting-review-cau-chuyen-vo-hinh-su-troi-day-cua-con-nguoi-ca-nhan/