Home Chưa phân loại Màu sắc của Marc Chagall – Ngây dại một cách xa xỉ

Màu sắc của Marc Chagall – Ngây dại một cách xa xỉ

Book Hunter

14/06/2014

Marc Chagall (1887-1985) là một trong những họa sĩ tài ba lổi lạc nhất của thế kỷ 20. Tác phẩm của Marc Chagall hiện diện trong những bảo tàng lớn nghệ thuật của thế giới. Marc Chagal là họa sĩ đầu tiên lúc sinh thời được mời triễn lãm ở bảo tàng Louvre tại Pháp. Ông cũng là một trong những họa sĩ hiếm họi của thế kỷ trước cắt băng khánh thành viện bảo tàng tranh của mình.
Tôi yêu ngất cái màu xanh kỳ diệu hấp dẫn của Chagall nha. Với ông, xanh không chỉ là màu của nỗi nhớ lâu dài, miêng mang về quê nhà và người yêu, mà màu xanh là một phần của linh hồn và con người ông.
Tranh của Marc luôn có một màu xanh dương lộng lẫy như thế. Ba bức trên là series American Windows. Tranh kiếng Chagall làm tại Chicago, 1977.
Một đôi lứa yêu nhau dưới ánh trăng xanh dịu dàng
Màu xanh dóng vai trò chủ đạo ở đây như một bữa tiệc hội hè náo nhiệt, vinh danh cuộc sống tưng bừng với muôn màu rực rỡ khác.
Một triết lý. Bức này có tựa. Thời gian là một dòng sông không bờ bến. Nhìn ra vẫn thấy bến bờ với một cặp tình nhân ôm nhau. Làm suy nghĩ nhiều lắm nha.Thời gian trôi đi vô tận không bến bờ. Tình yêu con người có bến bờ không, hay ngôi làng gia đình nhỏ bé của ông bên kia sông có phải là bến, bờ cho ông mỗi lúc nhớ nhà?
Hình ảnh cá hay chim hay gà với đôi mắt của người, bay lượn lờ trong không
trung
hay nằm một mình như thế này trong tranh của Chagall luôn là đề tài nghiên cứu của hàng đống người. Với Chagall, mọi thứ đều có linh hồn, có ngôn ngữ riêng của nó. Ông lý giải. Mình không biết nên cứ tưởng chỉ có con người mới có linh hồn, tiếng nói. Muốn nghe, muốn hiều tiếng nói của vạn vật khác, phải thật im lặng, mới nghe được. Màu xanh nơi đây gợi cho ta một chiều sâu rất tĩnh, rất khuya. Để ta có thể nghe vang vang tiếng động của muôn loài khác.
Bức này vẽ 1944, hình ông ngoái cổ lại nhìn quá khứ. Cái màu xanh hiền diu quen thuộc bàng bạc chiếm một phần lớnhết 80% bức tranh. Ánh trăng vàng trên bức vẽ góc trái phản chiếu nhè nhẹ,lung linh hết một góc, là tâm điểm hướng người xem phải rục rịch suy nghỉ nha.Trăng thiệt, hay cảnh thiệt. Nếu trăng trên canvas, sao lại lung linh đến tận cùng, phản chiếu màu mè qua hết bờ bên kia của bức tranh. Nếu cảnh thiệt, thì trăng chỉ là giỡn trên canvas thôi. Người đang vẽ tranh, sao không nhìn tranh, mãi nhìn đi đâu trong cái mờ mờ mê mẫn của màu xanh. Người không thiệt, trăng như giởn, cảnh mù mịt trong quá khứ.Nhưng cái tình nhớ nhà thì thiệt nên màu mới ngây ngất như vậy nha.
Chân dung tự họa. Chagall là người Do thái, xuất thân từ một ngôi làng nghèo trong một thị trấn nhỏ bé Vitebsk ở nước Nga. Bức này ông vẽ lúc ở Paris. Bức vẽ họa bàn tay họa sỉ có bảy ngón. Chagall rất dị đoan với số bảy. Ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1887.Theo văn hóa người Do Thái, số bảy rất quan trong. Bảy ngày, bảy năm, bảy tầng mây,nhìn với bảy con mắt hay làm việc với bảy ngón tay. Có nghĩa là làm việc với hết sức lực (và trí óc, tình yêu của mình).
Bức này lúc sau được đánh giá như một bức quan trọng nhất trong sự nghiệp của Chagall.
Cửa sổ phía ngoài nhìn ra khung cảnh đèn đóm, nhộn nhịp của Paris, nhưng bên tay trái thì lờ mờ cảnh khung làng quê nghèo nàn, êm đềm của ông. Trên canvas, Chagall đang vẽ cảnh quê. Trong suốt 80 năm làm nghệ thuật, cảnh quê, ký ức tuổi thơ , song song với cảnh tháp Eiffel, đường phố Paris là một trong những đề tài quan trọng nhứt của Chagall. “Stay who you are no matter what and where”. Chính điều đó đã đưa Chagall trở thành một trong những thiên tài hội họa bậc nhất của nhân loại.
Ký ức xa xưa về ngôi làng nhỏ bé của ông. Cách dùng màu của Chagall vượt qua ranh giới của những qui luật rất chặt chẽ dùng màu của các họa sỉ Pháp thời đó.
Người ta nói cách xài màu của Chagall” too extravagantly naive”. Ngây dại một cách xa xỉ? Đó là thứ mà không phải họa sĩ nào cũng có thể làm được. Vì không phải ai cũng có thể giữ lại cái chất ngây thơ, trong sáng như cách nhìn đời, nhìn hình lộn ngược, bay tung tung trong không trung(một cách xa xỉ )như ông.Xài màu không vẽ mà chơi. Nhìn màu này ra hóa ra màu khác. Nếu có ai hỏi. Sao lại vẽ màu xanh cho cái này. Cái này phải màu đỏ chứ. Thì Chagall cứ ngang ngang lè phè trả lời. Tranh của tôi. Tôi thích xài màu nào thì tôi xài chứ.
Chagall dùng màu không phải chỉ để vẽ hình, mà còn như thể vẽ lại một giấc mơ, một bài thơ, một bài hát, một câu chuyện thần thoại, theo một cách rất riêng của ông. Nên màu sắc và hình đụng nhau chan chát, phát ra tiếng động và gơi mở nhất nhiều điều khác. Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên hết thảy kết hợp miêu tả hình ảnh và tình cảm con người trong một bức vẽ để tạo nên những hình ảnh liêu trai, hư hư thật thật, mờ mờ ảo ảo mà sau này người ta gọi đó là trường phái Surrealism .
Bức phía trên là một khung cảnh quen thuộc lập đi lập lại trong tranh Chagall. Với 3 bậc thang lên cái quán bán hàng xén của mẹ ông, cảnh làng, ánh trăng non và hình ảnh của những câu chuyện cổ tích xa xưa .
Một đề tài nổi tiếng khác của Chagall là Bella, người vợ đầu tiên của ông. Tình yêu với Bella luôn là niềm cảm hứng bất tận trong tranh của ông.Ông kể. Lần đầu gặp nàng, ông đã biết Bella sẽ là vợ mình.
Bella lúc còn là hôn thê của Chagall trong đôi găng màu đen.
Dáng Bella lồng lộng giữa trời, phía dưới là ngôi làng của ông.
Vẽ trong lúc hai người giận nhau. Chagall được biết tới với hình ảnh nữa bò nữa người. Ông thường tự cho mình là một con bò ngu dốt. Bức này vẽhình một cái đầu một người đàn bà lộn ngược nhổ nước miếng vô mắt con bò.
Bức này là một chân dung tự họa khác của Chagall, vẽ tại Paris năm 1914. Họa sĩ vẽ mình như một người có hai khuôn mặt, một hướng ngó về Paris, một phía kia ngong ngóng nhớ về Nga và Bella. Hình ảnh hai người đàn ông và đàn bà đối đầu là Chagall và Bella không thể ở cạnh nhau.Chuyến xe lửa ngược đầu như thể ông không trở về nhà được.Con mèo con là cách người Nga âu yếm gọi người yêu.Người đàn ông nhảy dù xuống Paris là Chagall. Chiếc dù luôn luôn là một hình ảnh tượng trưng cho sự may mắn và thành công trong tranh của ông.
Paris, tháp Eiffel , bò, gà , Chagall và Bella trong ánh trăng lờ mờ phía sau.
Chagall và
Bella cưới nhau 1915. Hình ảnh đám cưới, cô dâu chú rể cũng là một đề tài hầu như bất tận cho tới mãi mãi sau này.Tôi mê cái màu xanh của ông. Nhưng cái màu trắng trên áo cô dâu trong tranh của ông lúc nào cũng làm tôi nghẹt thở. Trắng sửng sờ.
Xanh và trắng.
Ngày sinh nhật.
Chagall có tài bẻ cong hình như vậy nha. Hay cứ chặt người ,đầu ra từng khúc trong tranh. Làm cho tranh của ông cứ mờ mờ ,ảo ảo, nữa thật nữa giỡn.
Chagall và Bella bay trên bầu trời Vitebsk
Bức này giựt mình nha. Làm liên tưởng tới một số tranh của Bùi Xuân Phái.
Ngày Bella sinh con gái Ida.
Chagall vẽ bức này nè.1917.Chagall tay cầm ly rượu, sung sướng hạnh phúc tót trên vai vợ, phía trên cùng là hình một thiên thần nhỏ.
Cha, mẹ ,ngôi nhà tuổi thơ ông đội trên đầu, với Bella và Ida
Năm 1941, ông với Bella và Ida được mời sang Mỹ lánh nạn WWII.
Năm 1945, chiến tranh kết thúc nhưng Bella ngã bịnh và mất vào tháng chín. Chagall bỏ vẽ hết gần một năm vì đau buồn. Sau đó, ông yêu một người khác,Virgina. Virginia theo Chagall về Paris.Mối tình Chagall -Virginia kéo dài trong bảy năm.
Bức này vẽ từ 1923 tới 1947-8 mới xong. Diễn tả khuôn mặt Chagall dính liền với Bella, chiếc đồng hồ thời gian kế bên, chính giữa là cô dâu mới Virginia. Người đàn ông Chagall nhỏ bé phía sau cong người tặng một bó hoa mới cho cô dâu,ngay trước bậc tam cấp quen thuộc của mẹ.Một chiếc găng tay đen của Bella nằm chỏng chơ phía dưới kế bên bản vẽ của Chagall. Màu đen năng nề của chiếc găng làm màu áo trắng của Virgina ngay giữa bức tranh như lùi hẳn vào phía sau cùng với cảnh làng Vitebsk trong quá khứ . Không còn là trung tâm thu hút của toàn bức tranh.

Tôi không biết bức này Chagall làm đám ma cho Bella hay đám cưới cho Virgina. Nhưng tôi biết tình yêu của ông cho Bella dữ dội, mạnh mẽ đế thế nào.

Nguồn:  Blog Lún Ghẻ

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (1) : Định nghĩa và các chức năng của Pháp quyền

Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền Lê Duy Nam chuyển ngữ Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law Thảo luận giữa các nhà lý thuyết về pháp quyền bị chia rẽ bởi bất đồng xoay quanh định nghĩa của từ pháp quyền, các nguyên tố hoặc những yêu cầu của nó, lợi ích mà nó mang lại cũng như những giới hạn, liệu nó có phải là điều tốt phổ quát, và những câu hỏi phức hợp
le-nam

Lê Nam

06/07/2014
Xem

Dấu ấn Nhật Bản trong Trường phái Ấn tượng phương Tây

Trường phái Ấn tượng được biết đến rộng rãi như là trào lưu đầu tiên của nghệ thuật hiện đại, và nó vẫn là một trong những hình thức nghệ thuật phổ biến, thịnh hành nhất cho đến ngày nay. Phần nhiều những thể loại có tính đột phá thường mang chất nguyên bản đặc biệt, nhưng những người – Ấn tượng, cũng như hầu hết các nghệ sĩ, lại tìm thấy nguồn cảm hứng từ hình thức nghệ thuật khác, mà cụ thể ở

Minh Hùng

05/07/2019

Luận giải Đạo Đức Kinh (1): Vô trọng biết sâu, Hữu trọng biết rộng

Tôi đã từng đọc nhiều bản dịch và luận giải Đạo Đức Kinh, và tôi thấy thương thay cho Lão Tử. Lão Tử đưa ra một luận thuyết ngắn gọn chưa từng có trong lịch sử triết học của nhân loại bởi ông tự thấy càng nói càng sai, ấy thế mà những người dịch Đạo Đức Kinh sang tiếng Việt và cố gắng luận giải ông lại dùng nhiều lời đến vậy để đưa luận thuyết của ông vào lối lập luận vòng quanh

Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi

Tôi đã kể những câu chuyện Sufi trong nhiều bài viết, một vài câu chuyện có nhân vật chính là Nasrudin, một gã khở luôn cố gắng để thông minh hơn cả những người khôn ngoan, và hành động của gã có thể làm độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hôm nay tôi muốn đặt những câu chuyện ấy sang một bên và thử viết một chút về chủ đề này. Bách khoa thư định nghĩa về Sufi là một

Minh Hùng

11/09/2019

Câu chuyện Tự học (1): ẢO TƯỞNG VỀ HỌC THỨ MÌNH THÍCH

Năm 2016, khi ngồi bàn cùng với một người bạn về việc xây dựng khóa học hướng dẫn các bạn trẻ tự học, người bạn ấy đã đề xuất rằng nên giúp các bạn trẻ tìm ra được rằng mình thực sự thích học cái gì. Hồi đó, tôi khá lăn tăn về việc này. Bản thân tôi không dám chắc rằng mình có thích học văn hay không, thế nhưng tôi đã đeo đuổi con đường này và nếu không có văn chương có