Home Đọc “Lịch sử Châu Âu” – Một cái nhìn tổng quan

“Lịch sử Châu Âu” – Một cái nhìn tổng quan

Các nhà sử học châu Âu hiện tại đang phải đặt mình ở thế phòng ngự. Chúng ta không những phải đối mặt với khối lượng các bài nghiên cứu khổng lồ trong ngành được viết bằng hơn 24 thứ tiếng, mà còn phải hứng chịu “danh hiệu”: Xã hội Giáo sư Tuyệt chủng. Do đó, việc xuất bản một công trình nghiên cứu đồ sộ gần 1,400 trang bởi một nhà xuất bản uy tín phải được tiếp nhận như một luồng gió mới táo bạo, đặc biệt khi tác giả của công trình này là giáo sư của trường Đại học London, một chuyên gia trong ngành sử học Ba Lan – một ngành có quá ít công trình nghiên cứu với quy mô tương đương.
Lịch sử Châu Âu
Lời mở đầu của Norman Davies được xây dựng dựa trên sự chú trọng về Đông Âu của ông, và qua đó nhấn mạnh các khiếm khuyết của những người đi trước. Theo quan điểm của ông, những người đi trước “quá nghiêm túc”, “lố bịch” và vô cùng “hằn học”, đặc biệt khi họ đề cập đến “Nền văn minh châu Âu”, một danh hiệu mà theo ông, có thể làm lu mờ hay loại bỏ đi các giá trị trong lĩnh vực của ông. Tuy nhiên, sau khi bác bỏ thẳng thừng các quan điểm của William McNeil, Mortimer Adler và toàn bộ khoa lịch sử trường đại học Stanford vì thái độ thờ ơ của họ, ông đưa ra phép so sánh về văn hoá đầy giễu cợt của riêng mình: “Sẽ chẳng có Virgil (*) nào ở Việt Nam hay Aquinas (*) nào ở châu Phi mà nổi tiếng được cả”. Đôi khi, ông còn đề cập đến sự mất cân bằng giữa Đông và Tây Âu: “Sa hoàng Peter và Hoàng hậu Catherine vĩ đại chỉ nhận được ¼ sự chú ý của công chúng so với vua Louis XV.”.
Theo dòng chảy lịch sử châu Âu, giọng văn cuả ông càng trở nên khắc nghiệt hơn. Sinh sống và học tập ở Oxford, có lẽ vì thế mà ông chê bai một nhà sử học Cambrigde – người tuy chỉ ở ngoài cuộc nhưng lại xem thường người Magyar (người Hungary); đồng thời ông cũng lên tiếng chê bai một vị học giả khác – người đã không thể hiện được sự am hiểu tường tận về thuật giả kim. Ông đặc biệt thích phát triển luận điểm của mình bằng cách đối chiếu nó với các thiếu sót của người khác. Vì vậy, thay vì phân tích kiến trúc Gothic hay diễn giải cuộc nổi dậy của Prussia một cách đơn giản, ông dựng nên các hình tượng mà qua đó, các lập luận của ông được làm sáng tỏ. Cụ thể hơn, khi ông từ chối dùng từ “cách mạng” để miêu tả sự các thay đổi của quân đội khi sử dụng bột thuốc súng, ông lập luận rằng “đa phần cái gì bây giờ cũng được gọi là cách mạng”, và đối với luận điểm về chính quyền Rôma, ông cảnh báo chúng ta rằng “có rất nhiều quan điểm sai lệch về vấn đề này”. Tuy nhiên, ông lại khá dễ dãi với bản thân, đặc biệt là trong một tác phẩm về nhà Xuất bản Đại học Oxford. Trong tác phẩm này, giữa các kiệt tác của nửa triệu năm xuất bản, ông đã liệt kê ra các tên tuổi như Robert Burton, Kinh Thánh, Maimonides, Sir William Blackstone, Lewis Carroll và Norman Davies.
Phần văn bản cuối mỗi đoạn là một trong 301 mục riêng: các phụ lục chèn trong văn bản dài từ 1 đoạn văn đến 2 trang giấy. Cùng với 12 kết thúc chương , trong đó cứ khoảng 6 trang lại đề cập một sự kiện cụ thể, như sự kiện chiếm giữ thành Syracuse năm 212 trước Công nguyên, những mục này cho chúng ta cái nhìn sâu hơn vào các chủ đề yêu thích của Davies. Chúng có những tiêu đề rất dễ thương (như “Rufinus” cho các đoạn nói về nhà xuất bản Oxford, như “Cap-Ag” cho các đoạn nói về nông nghiệp thương mại, “Eesti” cho các đoạn nói về các quốc gia nhỏ hiện đại, và “Philibeg” cho các đoạn về xứ sở váy kilt – Scotland) và có khác biệt về nội dung cũng như độ dài: từ một bản liệt kê ngắn gọn về lịch sử Đan Mạch đến một bài viết giải thích chi tiết đầy “hấp dẫn” về tên của các quán trọ ở châu Âu. Những mục này sẽ trở thành một cuốn sách nhỏ, dễ thương nếu như được xuất bản riêng, thay vì được đặt trong công trình này và chỉ khiến nó nặng thêm.
Bằng giọng văn sinh động và đầy quả quyết, Norman Davies đã cho chúng ta thấy một câu chuyện cổ rõ ràng về chính trị và quân sự cùng với một vài chuyến du ngoạn đến các chủ đề về xã hội, văn hóa. Tuy vậy, với quy mô tác phẩm lớn như vậy, sự tồn tại của nhiều điểm nhấn kì lạ và sức thuyết phục không đồng đều trong lập luận là khó tránh khỏi. Mặc dù tính nhạc trong tác phẩm rất tốt, nhưng tính minh họa lại không hấp dẫn. Việc dồn 72 hình minh họa nhỏ xíu và không rõ ràng vào hai phần kéo dài 16 trang giấy, với chú thích bị tách ra và xếp vào phụ lục cách đó hàng trăm trang khiến chúng nhìn không hề liên quan đến nhau, mặc dù chúng không được in ở mặt sau (Giotto) hay bị chú thích sai (El Greco). Phần về Kiến trúc Hy Lạp chỉ được gói gọn trong một đoạn văn (và không có hình), trong khi nội dung phần về tình dục thời Hy Lạp lại được đề cập hẳn một trang giấy (mặc dù ông tỏ ra miệt thị “các nhà học giả tân thời”). Đối với một nhà sử học luôn đứng về những người hay bị gièm pha và lãng quên, thì Davies lại đồng thuận nhiệt tình với các định kiến mô tả người Viking như là “những kẻ giết người”, song lại không đề cập đến khả năng thẩm mỹ của họ. Và chúng ta chỉ được nghe kể rằng Albrecht Altdorfer là họa sĩ vẽ phong cảnh, đền thờ Pazzi và kiến trúc của nó rất được ngưỡng mộ chứ không phải là nó trông như thế nào, và các bậc thầy người Hà Lan, cụ thể là Rembrandt, lại hơn hẳn những đồng nghiệp nói tiếng Hà Lan như Rubens và Van Dyck. Với mối tương tác càng ngày càng lớn giữa các nhà sử học và sử học nghệ thuật, việc tận dụng nghệ thuật như cánh cửa dẫn lối đến văn hóa và xã hội như hiện này thì đây chính là điểm yếu khiến cho cuốn sách kém thức thời và hấp dẫn.
Việc quá áp đặt lối suy nghĩ của bản thân ông Davies và bỏ qua các chi tiết quan trọng đã khiến cho tác phẩm thiếu tính thuyết phục và tính toàn diện. Cụ thể hơn, môn giải phẫu học không hề được nhắc đến trong cuộc cách mạng khoa học. William Harvey không được đề cập trong cuốn sách (ngay cả hoạt động lập pháp của vua Henry II cũng vậy); thế nhưng một vị hồng y ở thế kỉ 11 có tên Humbert de Moyenmoutier và nhà cải cách của cuộc Cải cách Duy linh – Hans Denck, lại có mặt trong cuốn sách. Một chuỗi phụ lục kì quặc (bao gồm cả “sự lựa chọn” các cuộc chiến từ năm 1648-1789) cung cấp cho độc giả thông tin về các tài liệu tham khảo yêu thích của Davies, mặc dù độc giả có thể lấy làm lạ khi “các tiết mục biểu diễn tiêu chuẩn của Nhà hát lớn” lại bao gồm bản “I Lombardi” của Verdi nhưng lại vắng mặt bản “Don Carlo”. Và cũng thật là khó hiểu khi sự phản đối kịch liệt cuộc đánh bom ở Dresden (được đặt cùng bối cảnh với cuộc thảm sát người dân vô tội của Luftwaffe , và sự chênh lệch này càng được tăng thêm, trong hơn 500 trang tiếp sau, do Norman đã đề cập phớt qua và lạnh nhạt về Guerniaca ) lại bị xếp vào thế kỉ thứ 14 một cách không thuyết phục; và các thể loại bản đồ lại được in ra theo cách rất khó hiểu – hướng tây được đặt trên cùng trên bản đồ (dù không phải là bản đồ của Hà Lan, thói quen thể hiện đất nước Hà Lan của người dân là như vậy); hay việc ông Davies đơn độc chỉ ra rằng một trong các nhà sử học của Hà Lan, Simon Schama, là người Do Thái một cách rất phi lý. Những phần sau của tác phẩm là một chuỗi những điều ngộ nghĩnh: mô tả (sai lầm) Max Bruch là người Do Thái; đánh đồng sự tàn bạo của tiểu đoàn quân Đức trong trại tập trung Do Thái, Otwock vào năm 1942 với vai trò của người Do Thái trong lực lượng an ninh Cộng sản ở Ba Lan thời hậu chiến ngang bằng nhau; thảo luận lệch hướng về việc cho vay nặng lãi; mô tả nhận dạng liên tục người Do Thái trong thời hiện đại; và những ngộ nhận về nguồn gốc của trại tập trung người Do Thái và việc đọc kinh Torah. Hơn thế nữa, một loạt ngày tháng, địa danh (đa phần đều không có bản đồ để định vị) và chuỗi các bài liệt kê gần như đánh đố độc giả. Sinh viên sẽ thấy tác phẩm này mang nặng tính cá nhân và hết sức khó hiểu, đồng thời mục lục lại thiếu sót khá nhiều, trong khi độc giả phải “cày” qua những phần cực kì buồn tẻ, như là tên và năm sinh, năm mất của 6 người cùng thời (mà hầu hết đã bị lãng quên) của Weber và Schubert, hay (cũng trong cùng một trang) tên và năm sinh, mất của 5 đại thần của vua Louis XVI.
Tuy nhiên, nếu như không phải vì một lỗi sai vô cùng cơ bản khiến cuốn sách không thể trở thành công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh về lịch sử, độc giả vẫn có thể coi cuốn sách này là lời giới thiệu mới lạ, sống động về lịch sử Âu châu, cùng với các quan điểm đáng kể, các chú thích hợp lý và các bài khái quát xuất sắc về những chủ đề như cuộc Thập tự chinh và khối liên minh kinh tế Hanseatic. Dấu hiệu sai sót đầu tiên là việc nhà sử học Bronowski có mặt trong trang 2, dưới tên Joseph, chứ không phải Jacob. Lật qua vài trang tiếp theo, mặc dù tướng Sherman và các cá nhân khác đều đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, tác giả lại khẳng định rằng Mỹ “chưa từng trải qua bất kì cuộc chiến nào trên lãnh thổ của mình”. Sai sót tiếp nối sai sót: sự kiện nghị định giả mạo Donation of Constantine bị Hannibal và học giả thời phục hưng Lorenzo Valla lật tẩy lại bị liệt sai thế kỉ; St. Jerome, vốn dĩ là người Dalmatia, đột nhiên xuất thân từ Rhineland; lời đầu tiên về Moscow trong bản ghi chép lịch sử lại đưa ra 2 mốc thời gian khác nhau; khởi đầu của cuộc nổi dậy của Hà Lan đưa ra 3 mốc thời gian khác biệt; tác phẩm của Copernicus bị hiểu sai; Catherine de’ Medici trở thành Marie (một bà hoàng hoàn toàn khác); Lutheran Saxony lại theo đạo Calvin; có đến 3 lỗi sai trong 2 dòng viết về Hoàng hậu Christina; thác nước Trevi “di chuyển” đến Piazza Navona và trở thành tác phẩm của Bernini; sai lầm khi đề cập Cromwell là người đưa ra quyết định hành quyết vua Charles I; và chỉ trong 1 câu, các tác phẩm nổi tiếng nhất của hai nhà lý luận chính trị Jean Bodin và Thomas Hobbes đều bị gán cho ngày tháng công bố không chính xác. Việc tác giả không tra cứu kĩ thông tin dẫn đến sai sót rất nhiều trong cuốn sách, cụ thể là trung bình mỗi trang ít nhiều đều có lỗi sai. Tệ hơn nữa, tôi đã đếm được 7 thời gian sự kiện không chính xác chỉ trong 11 câu, và ngay sau đó, khi quan sát gần ⅔ cuốn sách, tôi nhận ra một điều: sẽ rất vô ích nếu tôi tiếp tục đọc hay giới thiệu tác phẩm này như một tài liệu tham khảo cho một người nào đó khác.
Phong cách viết sống động và chú tâm đến các chi tiết nổi bật là các tố chất tốt của một tiểu thuyết gia, nhưng để trở thành một sử gia, anh PHẢI CHÚ TÂM ĐẶT SỰ THẬT LÊN HÀNG ĐẦU, cũng như tôn trọng những kiến thức không dễ gì thu thập được. Thật khó hiểu nổi tại sao một học giả cao cấp và một nhà báo lớn có thể phớt lờ: sự thật hiển nhiên. Đối với tôi, thật không hề dễ chịu chút nào khi phải mô tả một cuốn sách với các tính từ như: cẩu thả, phiến diện, dễ thương, không công bằng hay khó hiểu. Tuy nhiên, những đặc điểm trên có thể được kết hợp để tạo thành một tổng thể đặc biệt và vô cùng thú vị. Tuy nhiên,một tác phẩm như vậy sẽ khó có độ tin cậy cao. Mặc dù một ít sai sót thì có thể hiểu được, nhưng nhiều sai sót tích tụ lại sẽ gây cản trở khả năng lĩnh hội kiến thức của độc giả. Tóm lại, công sức nghiên cứu và tổng hợp to lớn ấy đã bị lãng phí.
Theodore K. Rabb, New York Times
Dịch bởi Bụt Valerie, Phía Trước

_________
CHÚ THÍCH:
* Virgil: (tên đầy đủ: Publius Vergilius Maro) (15/10/ 70 TCN – 21/ 9/19 TCN) – nhà thơ lớn của La Mã cổ đại, người sáng tạo ra thể loại thơ sử thi, tác giả của Bucolics, Georgics, Aeneid (Bucolica, Georgica, Eneide) – những thiên sử thi ca tụng nguồn gốc huyền thoại của dân tộc La Mã.
* Aquinas (tên đầy đủ: Thomas Aquinas) (1225-1274) là một tu sỹ, linh mục dòng Đa Minh người Ý và là một nhà thần học và triết học có nhiều ảnh hưởng trong truyền thống chủ nghĩa kinh viện mà trong lĩnh vực này ông cũng được gọi là “Doctor Angelicus” và “Doctor communis”

Về tác giả H. E. Marshall và cuốn “Nước Pháp qua các thời đại – Từ Gaul đến vinh quang”

Là một tác giả người Anh hoạt động trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, trong suốt sự nghiệp sáng tạo của mình, H. E. Marshall đã mang kiến thức lịch sử đến gần hơn với độc giả phổ thông, đặc biệt là những bạn đọc nhỏ tuổi, thông qua nhiều tác phẩm best-seller, trong đó có cuốn A History of France (Nước Pháp qua các thời đại). Với văn phong giản dị, lối kể chuyện hấp dẫn, cách trình bày mạch

Kỳ lân – Sinh vật của tình yêu

Con kỳ lân xinh đẹp, đơn độc và dữ dội vẫn khêu gợi trí tưởng tượng của con người trong nhiều thế kỷ qua. Sinh vật với chiếc sừng hình xoắn độc nhất hiện ra trong các truyền thuyết ở khắp nơi tại châu Âu, và vùng Cận Đông; thậm chí nó xuất hiện cả ở phương đông như Trung Hoa, ở đó nó được gọi là lân. Lân được xem là linh thú của trời, xuất hiện khi có một bậc hiền nhân ra