Home Ngẫm LẠC THÚ – ĐÁNH THỨC PHẨM CHẤT TÂM HỒN – BÀI 1: NHỤC DỤC

LẠC THÚ – ĐÁNH THỨC PHẨM CHẤT TÂM HỒN – BÀI 1: NHỤC DỤC

Các trường phái tu hành đều khước từ lạc thú, các chính trị gia đều sợ lạc thú, và quỷ dữ lợi dụng lạc thú. Tất cả những kẻ đó đều không biết thế nào là lạc thú, chúng đều là những cỗ máy. Cỗ máy không biết đến lạc thú và đã ngăn cản lạc thú, bởi lạc thú đánh thức ý thức của linh hồn, phá tan mọi kế hoạch đưa thế giới trở thành thiên đường hoàn hảo.

Mọi bước tiến triển của linh hồn, theo kinh sách cổ truyền nói, sẽ chỉ là vô nghĩa nếu linh hồn không thức dậy. Linh hồn lúc ấy, như một kẻ ngủ mê và đi theo lời chỉ dẫn, rồi tin rằng lời chỉ dẫn đó chính là linh hồn của mình. Đó là con đường của sự tự sát linh hồn! Muốn linh hồn phát triển, đầu tiên phải đánh thức linh hồn. Và chỉ trong lạc thú, linh hồn mới thức dậy, đập nát tan tành thứ linh hồn giả tạo mà hệ thống máy móc tạo nên.

Lạc thú có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ khác nhau cho thấy sự tăng
trưởng của linh hồn:

Thấp nhất và căn bản nhất, đó là những lạc thú nhục dục. Đừng coi thường các lạc thú nhục dục, nếu không thể tận hưởng nhục dục thì cũng chẳng tận hưởng được điều gì. Xác thịt là thứ giúp chúng ta, bằng năm giác quan, cảm nhận thế giới. Nhưng thế giới này vốn vàng thau lẫn lộn, ngọc quý lẫn trong rác rưởi. Chỉ những cỗ máy không cảm giác mới có thể phá chấp mà chấp nhận rác rưởi hôi thối và bẩn tưởi.

Hãy vứt bỏ toàn bộ suy nghĩ ra khỏi giây phút chạm vào những điều tuyệt đỉnh của thế giới bằng một trong năm giác quan. Đừng coi thường những cái chạm của mình, thông qua cái chạm, thế giới bên trong và thế giới bên ngoài sẽ giao hòa và tái lập. Nếu bạn chạm vào rác rưởi, lập trình năng lượng của rác, giống như một thứ virus gây hại, sẽ phá vỡ từng phần trong linh hồn bạn, đồng nhất linh hồn bạn với thứ giả tạo. Nếu bạn chạm vào những thứ lung linh đẹp đẽ, lập trình năng lượng đó sẽ giống như một phần mềm diệt virus quét sạch sự giả dối.

Khứu giác, hay sự ngửi, là một trong các giác quan đầu tiên cần phải để ý. Cơ thể chúng ta được nuôi sống bằng không khí. Từng phân tử mùi quện lẫn phân tử không khí sẽ liên tục được chúng ta tiếp nhận. Vậy nên đừng hành hạ cái mũi của mình. Nếu có thể, tránh xa mọi mùi hôi thối. Hương thơm là thể hiện cho thứ cấu trúc hoàn hảo của các hợp chất, đánh thức từng nơ-ron thần kinh, tạo cảm giác sảng khoái. Mùi hôi thối thường là thứ cấu trúc hủy diệt, hoặc tấn công chúng ta, hoặc mê hoặc chúng ta. Như vậy, ngay cả thứ hôi thối vẫn có thể khoác trên mình cái vỏ của mùi hương giả tạo. Vậy nên, đừng để sự mê hoặc làm rối trí, hãy lấy sự sảng khoái làm thước đo.

Vị giác cũng là điều tối cần thiết, vì giống như khứu giác, nó liên quan mật thiết đến sinh tồn. Thức ăn ta ăn vào sau đó sẽ chuyển hóa thành dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể. Điều đó có nghĩa là, một phần lập trình của món ăn sẽ được lưu lại và tích hợp trong lập trình năng lượng của mỗi người. Thức ăn được tạo ra bởi người nuôi trồng và người nấu, năng lượng của họ thấm vào thức ăn thông qua mười đầu ngón tay và huyệt đạo ở chính giữa hai bàn tay. Ăn thức ăn, bạn đang ăn một phần năng lượng của người khác truyền vào, trừ phi thức ăn cho chính bạn nấu. Vậy nên, lựa chọn thức ăn phải vô cùng kỹ lưỡng. Vứt hết các lý thuyết về chất bổ đi, hãy ăn thứ khiến bạn ngon miệng và dễ chịu. Nhưng ngon miệng cũng có nhiều đẳng cấp. Thứ thức ăn hạ cấp là thứ hổ lốn trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau, ngẫm ra thì giống nồi cám heo. Thức ăn cao cấp thường thuần nhất, có chất chủ đạo và những nguyên liệu khác chỉ là bổ sung. Bạn muốn ăn cám heo hay muốn ăn đồ cao cấp, đó là lựa chọn của bạn. Nhưng cho dù món ăn cao cấp rồi, mà năng lượng của người nuôi trồng và người nấu làm nhiễm bẩn cũng sẽ gây rắc rối cho chúng ta. Vậy nên, khi ăn hãy bật một bản nhạc tuyệt đỉnh để đẩy lùi lập trình năng lượng đó.

Thính giác là nơi các sóng âm thanh tiếp cận đến chúng ta. Thứ âm thanh chúng ta nghe thấy là va đập của các yếu tố vật lý, ẩn chứa trong đó là năng lượng ở dạng sóng. Âm thanh hoàn hảo là những dạng âm thanh có bước sóng dài, lan tỏa, đánh thức. Âm thanh ấy không ru ngủ chúng ta, không chiều lòng theo cảm xúc của chúng ta, không thôi miên chúng ta. Âm thanh ấy có thể đập phá mọi điều chúng ta tin tưởng, làm lụi tàn mọi toan tính tẹp nhẹp của cõi đời, âm thanh ấy đánh thức những ký ức tiền kiếp và sẽ khiến ta có một sự bừng sáng tự bên trong. Những âm thanh rác rưởi bẻ vụn sự tập trung của tinh thần, lấn át thực tại bằng một thực tại giả mà kẻ tạo ra nó muốn thôi miên đám đông. Loại âm thanh này, nếu được, hãy quét sạch chúng khỏi không gian sống. Nếu không thể quét sạch, hãy giữ tâm thế khó chịu. Khó chịu là lớp áo giáp bền vững để giữ không cho chúng ta tự đánh mất mình trong rác rưởi. Khi thoát khỏi trường âm thanh rác rưởi, chiếc áo đó sẽ tự tan biến và bạn bảo toàn được lập trình của mình.

Thị giác giúp con người thâu tóm thực tại vào não bộ của mình. Nhưng thực tại vốn dĩ nhiều tầng lớp, có cần thiết phải nắm toàn bộ thực tại hay không? Hay đơn giản là vứt bỏ những thứ thực tại rườm rà vào thùng rác. Thực tại của con chim bằng là trời cao mây trắng, không chút bận lòng. Thực tại của con chim sẻ rườm rà những vướng bận của đời thực dưới mặt đất. Hãy chọn lọc cho mình thực tại của con chim bằng. Vì con chim sẻ, có thể vì hạt thóc mà đánh mất chính mình thì linh hồn của nó chẳng tội gì mà không đánh đổi để giữ sự an toàn. Chọn lựa thực tại đơn giản là sự phản lại quy luật tự nhiên mãnh liệt nhất. Sự phản tự nhiên này giúp ta tập trung vào thứ ta cần nhận biết, thay vì hoa mắt bởi điều nhảm nhí. Tất cả những gì hoa hoét, lòe loẹt, pha tạp đều là thứ thôi miên cái nhìn của con chim sẻ. Hãy cẩn thận, đó là cái bẫy để đưa ta vào một thực tại giả dối. Từ cái nhìn đơn giản có thể thâu tóm được phức tạp, nhưng từ cái nhìn phức tạp thì không thể tìm ra điều đơn giản.

Xúc giác lại cần một tiến trình ngược lại so với bốn giác quan trên. Xúc giác thường kém nhạy hơn bốn giác quan còn lại. Da thịt trở thành bộ áo giáp ngăn cách linh hồn và thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, với sự tiếm ngôi của những linh hồn giả tạo, bộ áo giáp này trở thành nhà tù giam giữ linh hồn. Nên xúc giác cần một sự dân chủ không kiểm soát tuyệt đối. Hãy sờ vào bất cứ thứ gì có thể sờ, nhắm mắt và cảm nhận. Nếu là cảm giác dễ chịu, khoan khoái, hãy tiếp tục cảm nhận. Nếu làm cảm giác khó chịu một cách đau đớn, hãy tiếp tục chịu đựng và biến nỗi đau ấy thành sự cảnh tỉnh. Hãy nhớ, đau đớn là cách thức để ta thức tỉnh khỏi sự mê muội. Trong đau đớn về thể xác, mọi sự mê hoặc đều vô nghĩa, mọi lập trình năng lượng giả dối đều tan rã. Vượt qua được cơn đau đớn này, bạn sẽ có một linh hồn mạnh mẽ, chấp nhận nỗi sợ của chính mình nhưng đồng thời cũng ý thức sâu sắc rằng nỗi sợ chỉ là ảo tưởng, và vượt qua nó.

Nhưng đỉnh cao của năm giác quan là chạm vào hư vô. Đỉnh cao của ngửi là không có mùi gì cả. Đỉnh cao của vị là thứ nước lọc tinh khiết mát lạnh. Đỉnh cao của nghe là sự tĩnh lặng vô thanh. Đỉnh cao của nhìn là bóng đen miên viễn không có điểm kết. Đỉnh cao của chạm là vứt bỏ xác thịt để linh hồn đối diện với linh hồn, năng lượng giao hòa cùng năng lượng.

Lạc thú trong cõi nhục dục ấy khiến linh hồn chúng ta có đủ sức mạnh để làm tiêu tán thứ linh hồn giả tạo. Linh hồn của chúng ta là thứ giúp chúng ta dễ dàng kết nối với vạn vật, là thứ sức mạnh hoang sơ khiến chúng ta muốn trùm lấp cả thiên hạ, là thứ mà có thể chứng kiến mọi điều diễn ra trong tâm trí, trên cơ thể và ngoài thế giới.

Hà Thủy Nguyên

LẠC THÚ – ĐÁNH THỨC PHẨM CHẤT LINH HỒN (2): ÂM GIAI CỦA TÂM TRÍ

Thời nay, thẩm mỹ âm nhạc của loài người ngày một tệ hại. Âm nhạc là những chuỗi âm giai năng lượng phức hợp của cảm xúc và suy nghĩ đan xen. Trong cõi tâm trí của con người, cảm xúc và lý trí đối thoại với nhau bằng một loại ngôn ngữ: âm giai năng lượng.Những bản nhạc tuyệt đẹp, những khúc thi ca bay bổng, những áng văn chương mê luyến lòng người… đó là âm giai năng lượng. Khoảnh khắc trầm mình