(Giới thiệu sơ bộ về Hồi giáo từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ thứ 13)
Kỷ nguyên Vàng của Islam kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ 13 khi các lãnh tụ Hồi giáo thiết lập đế chế lớn nhất trong lịch sử. Trong suốt thời kỳ này, các nghệ sĩ, kỹ sư, học giả, nhà thơ, triết gia, nhà địa lý và thương nhân của thế giới Hồi giáo đóng góp cho nông nghiệp, nghệ thuật, kinh tế, công nghiệp, luật pháp, văn chương, hàng hải, triết học, khoa học, xã hội học và công nghệ bằng cách bảo tồn các truyền thống cổ xưa kết hợp với những cải tiến của riêng họ.
Thu thập và chuyển ngữ các tác phẩm cổ xưa
Thời đó, thế giới Hồi giáo trở thành trung tâm học thuật lớn nổi tiếng với khoa học, triết học, y học và giáo dục. Ở Baghdad, họ đã thành lập “Ngôi nhà Thông Thái”, nơi các học giả không phân biệt Hồi giáo hay ngoại giáo cùng nỗ lực tập hợp và chuyển dịch tri thức thế giới sang tiếng Ả Rập theo Phong trào Dịch thuật. Nhiều tác phẩm kinh điển cổ xưa dường như đã bị bỏ quên, lại được dịch sang tiếng Ả Rập và sau đó chuyển ngữ sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ba Tư, Do Thái và Latin. Tri thức đều được thu thập từ các nền văn minh Lưỡng Hà, Roma cổ đại, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập, Bắc Phi, Hy Lạp cổ đại và Byzantine. Các quốc gia cạnh tranh với các vương triều Hồi giáo như Fatimids của Ai Cập và Umayyads của Andalus đều là các trung tâm học thuật lớn với hai thành phố là Cairo và Cordoba. Nhưng đế chế Hồi giáo mới là “nền văn minh toàn cầu đích thực” đầu tiên, gạch nối giữa các dân tộc đối lập nhau như “Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông với Bắc Phi, Phi đen, và với người Châu Âu”.
Một trong các phát minh quan trọng của thời kỳ này là giấy, một bí kíp đặc biệt của người Trung Quốc. Nghề làm giấy bắt nguồn từ những tù binh sau Trận chiến Talas (751), và sau đó lan rộng khắp các thành phố Samarkand và Baghdad. Người Ả Rập đã thay thế công nghệ làm bút lông từ vỏ cây dâu của người Trung Quốc thành dùng tinh bột để làm bút viết. Đến năm 900 Sau Công nguyên, đã có hàng trăm các cửa hàng chuyên chép sách và đóng sách ở Baghdad, rồi các thư viện công bắt đầu được thành lập. Từ đây, nghề làm giấy lan sang Morocco và đến Tây Ban Nha rồi đến Châu Âu vào thế kỷ thứ 13.
Phần lớn quá trình học hỏi và phát triển này có thể liên quan đến phép họa đồ. Thậm chí trước sự hiện diện của Hồi giáo, thành phố Mecca đã được biết đến như trung tâm thương mại của Ả Rập. Truyền thống hành hương tới Mecca đã biến nơi này thành trung tâm trao đổi ý tưởng và hàng hóa. Sự ảnh hưởng của các thương nhân Hồi giáo trên lộ trình từ Ả Rập Phi tới Ả Rập Á rất phi thường. Kết quả là, nền văn minh Hồi giáo phát triển và mở rộng trên nền tảng của kinh tế thương mại, trái ngược với Công giáo, Ấn Độ và Trung Quốc cùng xây dựng xã hội của họ dựa trên văn minh nông nghiệp. Các thương nhân vận chuyển hàng hóa và niềm tin của họ tới Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, các vương quốc Tây Phi rồi trở về với các phát minh mới. Các thương nhân đa phần đầu tư tài sản của họ vào ngành dệt may và trồng trọt.
Bên cạnh các thương nhân, các nhà truyền giáo Sufi cũng đóng một vai trò lớn trong việc truyền bá Hồi giáo, bằng cách rao giảng các thông điệp của họ tới khắp nơi trên thế giới. Chủ yếu là ở Ba Tư, Lưỡng Hà cổ đại, Trung Á và Bắc Phi. Dù vậy, bí giáo này cũng có ảnh hưởng quan trọng tới các khu vực ở Đông Phi, Anatolia Cổ đại (Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Luân lý học Hồi giáo
Nhiều triết gia Hồi giáo đã tham gia các đàm luận về nhân văn, duy lý và khoa học để tìm kiếm tri thức, ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Một tập hợp văn bản Hồi giáo về tình yêu, thơ ca, lịch sử và học thuyết triết học chỉ ra rằng Hồi giáo trung cổ được cho rằng đã mở ra ý tưởng nhân văn về chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa tự do.
Tự do tôn giáo, mặc dù xã hội vẫn bị giới hạn bởi các giá trị Hồi giáo, đã góp phần tạo ra mạng lưới đa văn hóa thu hút những học giả người Hồi giáo, Công giáo và Do Thái giáo, từ đó tạo ra thời kỳ vĩ đại nhất của triết học thời Trung cổ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 13. Lý do khác dẫn đến sự thăng hoa của thế giới Hồi giáo trong suốt thời kỳ này chính là nhờ thúc đẩy tự do ngôn luận, như đã được ghi lại bởi al-Hashimi (chú của Caliph al-Ma’min) trong bức thư gửi một trong số những người chống đối tôn giáo mà ông cố cải hóa: “Cứ tranh luận theo ý ông muốn và nói bất cứ điều gì ông thích và phát ngôn thoải mái những suy nghĩ của mình. Giờ đây ông an toàn và thoải mái nói tất cả những gì ông muốn đề xuất với thẩm phán, người sẽ không phán xét thiên vị và chỉ dựa vào sự thật cũng như thoát khỏi sự lôi kéo của cám dỗ, rồi thẩm phát sẽ là hiện thân cho Lý Trí mà bằng cách nào đó Thượng Đế khiến chúng ta có trách nhiệm với mọi phần thưởng và sự trừng phạt. Tại đây, tôi đã thỏa thuận một cách công bằng với ông và mang đến cho ông sự an toàn, và tôi sẵn sàng chấp nhận bất cứ quyết định nào Lý Trí ủng hộ tôi hoặc chống lại tôi. Vì “Không có sự ép buộc trong tôn giáo” (Kinh Qur’an 2:256) và tôi mới chỉ mời ông chấp nhận niềm tin một cách tự nguyện hay nhận ra sự xấu xa trong niềm tin hiện tại của ông. Bình yên luôn ở bên ông cùng với lời chúc phúc của Chúa!”
Những hiệp định bảo vệ môi trường cổ xưa cũng được viết bằng tiếng Ả Rập bởi al-Kindi, al-Razi, Ibn Al-Jazzar, al-Tamimi, al-Masihi, Avicenna, Ali ibn Ridwan, Abd-el-latif và Ibn al-Nafis. Tác phẩm của họ bao gồm các chủ đề liên quan đến sự ô nhiễm như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất đai, và yếu kém trong việc xử lý chất thải rắn của đô thị. Cordoba, al-Andalus cũng có những thùng rác đầu tiên và những cơ sở xử lý rác thải.
Các tổ chức xã hội và học thuật
Một số tổ chức khoa học và giáo dục trước đây không chưa từng được biết đến trong thế giới cổ đại đều nảy sinh từ thế giới Hồi giáo, với những ví dụ đáng chú ý như: bệnh viện công (thay thế cho các đền thờ dùng để chữa bệnh và cứu tế) và bệnh viện tâm thần, thư viện công và thư viện cho mượn, trường đại học cấp bằng chứng nhận, và đài quan sát thiên văn như một viện nghiên cứu thay thế cho các trạm quan sát cá nhân. Các trường đại học đầu tiên cấp chứng chỉ cử nhân chính là các đại học bệnh viên Bimaristan của thế giới Islam trung cổ, nơi các chứng chỉ y khoa được cấp cho sinh viên ngành y đủ điều kiện thực hành bác sĩ y khoa từ thế kỷ 9.
Sách Guinness Kỷ lục thế giới công nhận Trường đại học Al Karaouin ở Fez, Morocco là trường đại học cấp bằng cổ xưa nhất trên thế giới được thành lập vào năm 859 sau Công nguyên. Trường đại học Al-Azhar, được lập ở Cairo, Ai Cập năm 975 CE, cung cấp nhiều cấp học khác nhau bao gồm cả sau đại học. Nguồn gốc của học vị tiến sĩ cũng xuất phát từ ijazat attadris wa ‘I-ifttd (“chứng chỉ cấp phép dạy học và tư vấn hợp pháp”) tại Madrasahs Trung cổ dậy luật Hồi giáo.
Thư viện Tripoli được kể rằng có 3 tỉ quyển sách trước khi bị quân Thập tự chinh phá hủy. Số lượng các tác phẩm tiếng Ả Rập về toán học còn vượt quá các tác phẩm Hi Lạp và Latin, mặc dù chỉ một phần nhỏ các tác phẩm khoa học bằng tiếng Ả Rập được nghiên cứu ở thời hiện đại.
“Kết quả của các hoạt động học thuật Ả Rập được phản ánh trong một khối lượng khổng lồ các tác phẩm (hàng trăm nghìn) và các bản viết tay (không ít hơn 5 triệu bản) còn lưu lại đến nay.”
Một số đặc tính riêng của thư biện hiện đại cũng đã xuất hiện ở thế giới Hồi giáo, nơi các thư viện không chỉ thu thập các văn bản giống các thư viện cổ, mà còn như một thư viện công và thư viện cho mượn sách, một trung tâm giáo dục và lan tỏa khoa học và ý tưởng, một nơi để gặp gỡ và thảo luận, và thỉnh thoảng là chỗ trú chân cho các học giả hay chỗ ở cho học sinh. Khái niệm về danh mục thưc viện cũng xuất hiện ở các thư viện Hồi giáo Trung cổ, nơi những quyển sách được sắp xếp theo các thể loại và danh mục chuyên biệt.
Luật pháp Hồi giáo công nhận các quỹ và quỹ từ thiện (Waqf), các trung tâm môi giới và chuyển tiền.
Điểm đặc sắc của Kỷ nguyên vàng Islam là các các nhà bác học, những người được biết đến với cách gọi “Hakeems”, mỗi người trong số họ đều đóng góp ở cả các lĩnh vực tôn giáo và học thuật thế tục, có thể sánh với “Con người Phục Hưng” sau này như Leonardo da Vinci trong thời Phục Hưng ở Châu Âu. Trong suốt Kỷ nguyên vàng Islam, các nhà bác học với kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực phổ biến hơn các học giả chuyên sâu trong lĩnh vực bất kỳ.
Các nhà bác học Hồi giáo Trung cổ đáng chú ý bao gồm al-Biruni, al-Jahiz, al-Kindi, Ibn Sina, al-Idrisi, Ibn Bajjah, Ibn Zuhr, Ibn Tufail, Ibn Rushd, al-Suyuti, Jābir ibn Hayyān, Abbas Ibn Firnas, Ibn al-Haytham, Ibn al-Nafis, Ibn Khaldun, al-Khwarizmi, al-Masudi, al-Muqaddasi, and Nasīr al-Dīn al-Tūsī.
Các phương pháp khoa học được sử dụng trong thế giới Hồi giáo, nơi có những tiến bộ vượt bậc trong phương pháp học, đặc biệt phải kể đến các tác phẩm của Ibn al-Haytham ở thế kỷ 11, người được coi là tiên phong của vật lý thực nghiệm. Những người khác sử dụng phương pháp thí nghiệm và định lượng của ông để phân biệt cách tính toán giữa các học thuyết khoa học như một cải tiến trong phương pháp khoa học. Ibn al-Haytham đã viết cuốn sách “Quang học”, trong đó ông định hình lại lĩnh vực quang học, bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng hình ảnh xuất hiện bởi vì tia sáng đi qua mắt và phát minh ra phòng tối để thể hiện bản chất vật lý của tia sáng.
Ibn al-Haytham cũng được miêu tả là “nhà khoa học đầu tiên” nhờ vào các phương pháp khoa học của ông và các tác phẩm tiên phong trong tâm lý học tri giác hình ảnh được coi là tiền thân cho ngành psychophysics và vật lý thực nghiệm dù cho vẫn còn nhiều tranh cãi.
Còn tiếp.
Người dịch: Tô Lông