Home Soát Gặp gỡ chuyên gia quảng cáo đã truyền cảm hứng cho tuyên truyền chống dân số ngày nay

Gặp gỡ chuyên gia quảng cáo đã truyền cảm hứng cho tuyên truyền chống dân số ngày nay

Book Hunter

05/01/2023
gap-go-chuyen-gia-quang-cao-da-truyen-cam-hung-cho-tuyen-truyen-chong-dan-so-ngay-nay-hugh-moore

Hugh Moore, một chuyên gia quảng cáo và là người sáng lập Công ty Dixie Cup, đã dành phần lớn cuộc đời để dùng tài năng của mình cho một mục tiêu khác thường: giảm số lượng người.

Các biển quảng cáo đã bắt đầu xuất hiện khắp Portland với một thông điệp mang tính cá nhân đáng ngạc nhiên: ngừng sinh con. Mặc dù đây bản chất là một ý tưởng tồi, nhưng tôi sẽ thảo luận sau, một câu hỏi thú vị cần đặt ra là, quan điểm này đến từ đâu?

Tôi không hứng thú với việc đào sâu lịch sử của tổ chức nào đó đứng sau chiến dịch này. Thay vào đó, một câu hỏi thú vị hơn là quan điểm này ở Mỹ bắt nguồn từ đâu và khi nào?

Để hiểu nguồn gốc của phong trào ghét người này, chúng ta cần gặp chuyên gia quảng cáo, người đã sử dụng tài sản và chuyên môn của mình cho mục đích chính là giảm số lượng người: Hugh Moore (1887–1972).

Hugh Moore bắt đầu chiến dịch của mình

Mặc dù không phải mọi con đường đều dẫn đến Moore, nhưng một phần đáng kể các hoạt động chống dân số đều có liên quan đến ông. Người ta biết đến Moore nhiều nhất là việc ông thành lập Công ty Dixie Cup, nhưng danh tiếng của ông đã được củng cố bởi nhiều năm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo.

Moore đã làm việc với tư cách là cố vấn quảng cáo cho nhiều ấn phẩm khác nhau, bao gồm The Reform ở Kansas City và sau đó là The Packer, nơi ông được thăng chức làm giám đốc quảng cáo khi đang học năm thứ hai tại Harvard. Moore rời công việc kinh doanh quảng cáo để điều hành công ty Dixie Cup, nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ hứng thú với ngành quảng cáo. Trên thực tế, ông đã chuyển nó sang một chỗ khác: tuyên truyền chống dân số.

Moore được truyền cảm hứng từ cuốn sách Eoad to Survival (Con đường sinh tồn) của William Vogt, cuốn sách thuyết phục ông rằng sự gia tăng dân số sẽ dẫn đến sự lan rộng của chiến tranh và chủ nghĩa cộng sản, cùng những tai họa khác. Vì vậy, Moore đã bắt tay vào sử dụng tiền và quyền lực của mình để tác động lên chính sách và diễn ngôn dân số.

Moore thuyết phục Bộ máy An ninh Quốc gia

Có thể cho rằng, ảnh hưởng quan trọng nhất của Moore là đối với Thiếu tướng William Henry Draper Jr. Tướng Draper cũng có ảnh hưởng lên Tổng thống Nixon, chuyện này đặc biệt quan trọng. Draper, một người bạn của Moore, một phần đã bị thuyết phục về các mối nguy hiểm từ dân số.

Ảnh hưởng của Moore thông qua Draper bắt đầu với Ủy ban Draper được thành lập bởi Tổng thống Eisenhower lúc bấy giờ. Theo lời của Thượng nghị sĩ William Fulbright, bản thân ủy ban này đã được ghi nhận là “rất nặng nề với các quân nhân”.

Một ngày sau khi ủy ban thành lập, Hugh Moore gửi cho bạn mình một bức điện tín dài kết luận: “Nếu ủy ban của ông không xem xét tác động và hệ lụy của bùng nổ dân số, ông sẽ bỏ rơi nhiệm vụ của mình”.

Ủy ban Draper đã đưa ra ba khuyến nghị:

  1. hỗ trợ các nước “đang phát triển” trong việc thiết lập các chương trình kiểm soát sự gia tăng dân số
  2. tăng cường hỗ trợ cho các chương trình sức khỏe sản phụ và trẻ em
  3. hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu về dân số, bao gồm cả nghiên cứu của các quốc gia khác và Liên Hợp Quốc.

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), báo cáo này và các kết luận là trọng tâm để USAID (chi nhánh viện trợ quốc tế của chính phủ Mỹ) thành lập Văn phòng Dân số dưới thời Tổng thống Richard Nixon.

Nixon không phải là tổng thống đầu tiên bị ảnh hưởng bởi vận động hành lang dân số mới hình thành. Người tiền nhiệm của ông, Lyndon Johnson, cũng chịu ảnh hưởng của Draper. Năm 1965, Draper và các thành viên khác của ủy ban dân số bắt đầu thực hiện các thay đổi với luật “Thực phẩm vì hòa bình” nhằm cung cấp thêm kinh phí cho các quốc gia sử dụng các chính sách dân số.

Bên ngoài chính phủ, Moore đã làm việc siêng năng để ràng buộc thành công viện trợ với kiểm soát dân số. Năm 1969, ông tài trợ cho các quảng cáo trên báo chí với tiêu đề “Viện Trợ cho Người Mỹ La-tinh Bị Vô Hiệu Hóa do Bùng nổ Dân số”.

Và trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, Lyndon Baines Johnson (LBJ) đã hoàn toàn bị thuyết phục về sự liên quan giữa dân số với viện trợ. Trong một cuộc gọi với một cố vấn về nạn đói ở Ấn Độ, Johnson lập luận rằng nước này nên bị cắt viện trợ vì dân số của họ.

Johnson nói: “Tôi sẽ không lãng phí nguồn viện trợ nước ngoài cho những quốc gia từ chối giải quyết các vấn đề dân số của chính họ”.

Trong thập kỷ tới, Ấn Độ sẽ tiến hành một trong những chiến dịch triệt sản bắt buộc lớn nhất trong lịch sử. UNFPA tiếp tục trao cho Ấn Độ (và Trung Quốc) Giải thưởng về chương trình dân số vào năm 1983.

Cơ quan An ninh Quốc gia Huy động

Như đã đề cập ở trước, báo cáo của Draper cũng có ảnh hưởng cực kỳ lớn lên Richard Nixon. Dưới chính quyền Nixon, một báo cáo mới đã được thực hiện và sẽ trở thành một trong những đoạn khét tiếng nhất trong lịch sử chính sách dân số của Mỹ.

Vào đầu những năm 1970, Nixon đã ủy quyền thực hiện một báo cáo mà sau này được Tổng thống Ford đưa lên thành chính sách quốc gia – Bản ghi nhớ Nghiên cứu An ninh Quốc gia 200 (NSSM 200). Báo cáo này thẳng thắn một cách đáng ngạc nhiên. NSSM 200 ghi rằng,

“Nền kinh tế Mỹ sẽ yêu cầu một lượng lớn và ngày càng tăng khoáng sản từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước kém phát triển hơn… Thực tế đó khiến Mỹ quan tâm nhiều hơn đến sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội của các nước nguồn cung. Bất cứ nơi nào giảm bớt áp lực dân số thông qua giảm tỷ lệ sinh đẻ có thể làm tăng triển vọng cho sự ổn định như vậy, thì chính sách dân số trở nên phù hợp với nguồn cung cấp tài nguyên và lợi ích kinh tế của Mỹ”.

Nói cách khác, chính phủ Mỹ quan tâm đến việc giảm dân số nước ngoài để tăng khả năng tiếp cận nguyên liệu thô của Mỹ. Báo cáo thừa nhận loại chính sách này nghe có vẻ tồi tệ. Giải pháp ư? Đừng để bị bắt thóp.

“Chúng ta phải lưu ý rằng các hoạt động của chúng ta không được làm cho các nước kém phát triển thấy giống chính sách quốc gia công nghiệp hóa nhằm vào các nước kém phát triển. Cần phải thận trọng rằng trong bất kỳ phương pháp tiếp cận nào trong lĩnh vực này, chúng ta hỗ trợ ở các nước kém phát triển bằng những phương pháp chúng ta có thể hỗ trợ trong quốc gia này. Các lãnh đạo của các nước ‘Thế giới thứ ba’ nên đi đầu và nhận được tín nhiệm cho các chương trình thành công. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải chứng minh cho các nhà lãnh đạo các nước kém phát triển thấy rằng các chương trình kế hoạch hóa gia đình như vậy đã có hiệu quả và có thể có hiệu quả trong một khoảng thời gian hợp lý” (NSSM 200).

Báo cáo thảo luận chi tiết về cách các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nước ngoài có thể được dùng để tạo vỏ bọc. Cuối cùng, và đáng sợ nhất, báo cáo không đưa ra sự lên án rõ ràng nào đối với các chương trình không tự nguyện.

“Tuy nhiên, trong những mối quan hệ nhạy cảm này, điều quan trọng là về phong cách cũng như nội dung để tránh biểu hiện của sự ép buộc” (Nhấn mạnh thêm).

Báo cáo khuyến nghị tác động lên các tác nhân bên ngoài để tạo ra “sự ủng hộ cho các nỗ lực liên quan đến dân số được cải thiện trên toàn thế giới” thông qua “sự tăng cường nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các chương trình giáo dục & động lực dân số khác”.

Tuyên Truyền Bùng Nổ Dân Số

Ảnh hưởng của Moore không chỉ giới hạn đối với Draper. Chiến dịch tuyên truyền công khai của Moore bắt đầu với việc ông xuất bản cuốn sách nhỏ có tiêu đề chủ động “The Population Bomb” (Quả bom dân số) vào năm 1954.

Các nhà nhân khẩu học quan tâm đến vấn đề dân số ban đầu rất ngạc nhiên trước những chiến thuật đầy màu sắc của ông, nhưng Moore tin tưởng vào sự hiểu biết về marketing của mình. Ông nói với một nhà nhân khẩu học, “bạn lớn lên trong các hội trường học thuật. Tôi lớn lên trong thị trường. Tôi đã quen với việc trình bày sự thật một cách kịch tính. Các sinh viên ngành nhân khẩu học đã nói trong nhiều năm và không ai lắng nghe”.

Tuyên truyền quả bom dân số là một cú hit. Tờ New York Times đã đăng một bài báo lặp lại chiến dịch tuyên truyền có tiêu đề Bùng nổ dân số vào tháng 5 năm 1961.

Cụm từ của Moore cũng được tiếp nhận bởi một người mà sự nổi tiếng của người này làm lu mờ ông. Nhà sinh thái học Paul Ehrlich đã hỏi liệu ông có thể mượn tiêu đề cho cuốn sách năm 1968 của mình không. Moore rất vui khi hỗ trợ cuốn sách của Ehrlich, cuốn sách đã trở nên phổ biến rộng rãi và thậm chí còn khiến Ehrlich xuất hiện trên chương trình truyền hình mà là trung tâm của truyền hình Mỹ: Johnny Carson Tonight.

Hugh Moore đã trả tiền cho hàng loạt quảng cáo thông qua tổ chức tự cấp vốn Quỹ Hugh Moore của ông. Trong một bức thư gửi Draper, Moore đã thừa nhận chiến lược có chủ ý của mình là sử dụng các mánh lới quảng cáo tiếp thị đại chúng.

“Chúng ta phải tập hợp những người trong lĩnh vực quan hệ công chúng, các chuyên gia tạo động lực, chuyên gia quảng cáo, nhà xã hội học giỏi nhất và thông minh nhất… những người có thể đóng góp cho một chiến dịch bất bại… Có những thiên tài trong lĩnh vực truyền thông và bán hàng đã bán công chúng Mỹ bằng các mánh lới quảng cáo có thể tưởng tượng được.

Phương tiện truyền bá – những vị trí trả tiền trên báo đã được chọn. Trong ghi chú của mình, ông viết,

“Quỹ Hugh Moore đã cố gắng trong phạm vi nguồn lực ít ỏi để đáp ứng nhu cầu này bằng cách dùng không gian trả phí, vì với không gian trả phí, bạn có thể cho mọi người biết họ nên làm gì, khi nào họ nên làm và ở đâu”.

Năm 1967, quỹ của Moore thành lập “Chiến dịch kiểm tra sự bùng nổ dân số” với Emerson Foote, cựu ông trùm quảng cáo thuốc lá nổi tiếng, với cương vị chủ tịch. Chiến dịch đã tạo ra một số quảng cáo. Đây là hai ví dụ:

https://twitter.com/PeterPashute/status/1508891752622706697?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1508891752622706697%7Ctwgr%5Edd8ab2d33a7cda607c7db4b64d767237aad27108%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Ffee.org%2Farticles%2Fmeet-the-advertising-expert-who-inspired-todays-anti-population-propaganda%2F

Quảng cáo đầu tiên, đặc biệt nặng tay, gợi ý rằng nếu sự gia tăng dân số tiếp tục không được kiểm soát, bạn có thể sẽ bị cướp! (Quảng cáo thứ hai dùng cụm từ tuyên truyền yêu thích: quả bom dân số). Đây chỉ là hai ví dụ, nhưng quảng cáo nhắm mục tiêu vào xã hội, các chính trị gia và thậm chí cả nhà thờ Công giáo.

Cơ sở dân số, được thành lập

Cùng với quỹ Hugh Moore và Chiến dịch Kiểm tra Bùng nổ Dân số, Moore đã hỗ trợ, đứng đầu và thành lập một số tổ chức chống dân số khác. Đáng chú ý, Moore đã trở thành chủ tịch của Hiệp hội Cải thiện Con người và đổi tên tổ chức thành Hiệp hội Triệt sản Tự nguyện, để thể hiện rõ hơn sứ mệnh của nó.

Moore cũng thành lập Ủy ban Khủng hoảng Dân số (cùng với Draper), sau này đổi tên như ngày nay – Tổ chức Hành động Dân số Quốc tế. Moore cũng là Chủ tịch của Cục Tham khảo Dân số, một tổ chức nghiên cứu chuyên hỗ trợ “các chính sách dựa trên bằng chứng” liên quan đến nhân khẩu học và sức khỏe. Ông cũng từng là phó chủ tịch của Liên đoàn Kế hoạch hóa Gia đình Quốc tế.

Nhiều tổ chức trong số này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay và cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách công và dư luận giống như cách mà Moore đã làm trong suốt cuộc đời ông. Vì vậy, mặc dù bảng quảng cáo ở Portland không thể là tác phẩm thủ công cá nhân của Moore vì ông mất năm 1972, nhưng có khả năng rằng di sản về tiền bạc, chiến lược quảng cáo và ảnh hưởng của Moore đối với các ý tưởng vẫn nằm ở đâu đó trong gốc rễ.

Ít hơn không phải là nhiều hơn

Trong một bài báo gần đây trên tờ Atlantic, Derek Thompson khám phá lý do tại sao dân số Mỹ lại suy giảm. Tác giả kết luận, “Mỹ có quá ít sinh nở, quá nhiều tử vong, và không đủ dân nhập cư” (nhấn mạnh thêm). Người ta không thể không tự hỏi liệu hàng triệu USD chi cho hoạt động chống dân số có đáng trách hay không.

Thật không may cho thế giới, Moore đã dành những năm cuối đời để thúc đẩy một ý tưởng đơn giản là sai lầm. Hệ tư tưởng này, vẫn tồn tại cho đến ngày nay (như đã thấy ở Portland) là một quan điểm quá đơn giản về dân số.

Moore, Draper, Ehrlich và những người theo chủ nghĩa phản tự nhiên hiện đại có chung một quan điểm chưa hoàn thiện về nhân loại. Những người theo chủ nghĩa phản đối tự nhiên thường chia sẻ một phiên bản sửa đổi luận điểm của Thomas Malthus trong Bài luận về Nguyên tắc Dân số của ông.

Luận điểm rất đơn giản: con người là những người tiêu dùng, và mức tiêu dùng của họ tăng nhanh hơn khả năng sản xuất bằng sức lao động của họ. Malthus lập luận rằng tăng trưởng lương thực là tuyến tính nhưng tăng trưởng dân số là cấp số nhân.

Một cách khác để hiểu nỗi sợ dân số của Malthus là quy luật lợi tức cận biên giảm dần (mà Malthus khởi xướng). Quy luật nói rằng, khi vượt quá một điểm nào đó, bạn càng thêm nhiều đầu vào đồng nhất (chẳng hạn như lao động) vào quy trình sản xuất, thì mỗi đơn vị bổ sung sẽ càng trở nên kém hiệu quả hơn.

Vì phần bổ sung đang giảm trong khi nhu cầu tiêu dùng không đổi, nên cuối cùng dân số sẽ bỏ xa năng lực sản xuất. Mối quan tâm của Malthus là về thực phẩm, mặc dù lập luận tương tự đôi khi được đưa ra liên quan đến môi trường chẳng hạn.

Vấn đề với lập luận này là trên thực tế, con người không phải là những khối lao động đồng nhất. Mọi người sáng tạo và kinh doanh, và họ sử dụng những tài năng đó để tạo ra các sản phẩm và hệ thống thể chế mới cho phép các nguồn lực “hữu hạn” nhân lên một cách hiệu quả.

Điều này không có nghĩa là quy luật lợi nhuận không đúng, chỉ là nó yêu cầu mọi thứ khác phải không đổi. Nhưng, trong thế giới thực, mọi thứ hiếm khi được giữ cố định. Những tiến bộ trong công nghệ và quy trình sản xuất có thể làm tăng lợi nhuận.

Ví dụ, với việc phát minh ra các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu hơn, nguồn cung cấp dầu cố định có thể tạo ra nhiều dịch vụ hơn trước. Tương tự như vậy, các công nghệ chống ô nhiễm thực sự có thể giúp cải thiện môi trường khi các quốc gia trở nên giàu có hơn. Logic này đã được xác nhận bằng thực nghiệm bởi đường cong Kuznets môi trường của người đoạt giải Nobel Simon Kuznets.

Không phải ai cũng bị lừa trong chiến dịch của Moore. Nhà kinh tế học Julian Simon nhận thấy rằng dữ liệu đơn giản là không phản ánh sự diệt vong và u ám của những người theo chủ nghĩa chống tự nhiên này. Simon đã thách thức và đánh bại Ehrlich trong một vụ cá cược vào việc cải thiện tính sẵn có của tài nguyên, đồng thời chế giễu câu hỏi tuyên truyền “BẠN ĐÃ BAO GIỜ BỊ CƯỚP CHƯA?” của Moore trong ấn bản đầu tiên của cuốn sách của ông, The Ultimate Resource (Tài nguyên cuối cùng).

Nguồn giải pháp duy nhất cho các vấn đề môi trường mà chúng ta gặp phải ngày nay tồn tại trong tâm trí con người. Các thế hệ tương lai sẽ đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề của ngày hôm nay, và nhiều trí tuệ hơn sẽ tốt hơn.

Vì vậy, đừng để một bảng quảng cáo ở Portland dựa trên tuyên truyền hàng chục năm tuổi do các ông trùm quảng cáo thực hiện ngăn cản bạn. Đừng ngưng việc có con. Nếu bạn muốn có con – hãy có con. Thế giới sẽ tốt hơn vì điều này.

Nguồn: Peter Jacobsen – FEE

Dịch: Hải Anh

Kỹ thuật tuyên truyền và ảnh hưởng tới xã hội

Là một dạng thức của truyền thông (communication), tuyên truyền (propaganda) được tận dụng rộng khắp trong mọi thiết chế xã hội và xuyên suốt lịch sử nhân loại. Chính cấu tạo từ “propaganda” đã hàm chứa ý nghĩa chính của khái niệm này: tiền tố “pro-” trong gốc Latin có nghĩa là “tiến về phía trước” và “paganda” có gốc Latin là “pagare” với nghĩa “tiếp nối vào”, để tạo thành hàm nghĩa là “nhân rộng”. Khi một thông điệp được lan rộng một