Home Chơi “Đừng bỏ em một mình” – Tiếng gió hay tiếng hồn

“Đừng bỏ em một mình” – Tiếng gió hay tiếng hồn

Phạm Duy, người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp bất hoại trước thời gian và không gian. Người nghệ sĩ luôn hướng về cái đẹp bất chấp là trong cõi thẳm sâu, chết chóc. Nhạc của ông không chỉ là sự kết nối giữa những người đương thời, giữa hiện tại với quá khứ và vị lai, mà còn giữa những linh hồn ở hai bờ sinh tử. Đừng bỏ em một mình là ca khúc được viết về điều đó. Nỗi buồn và sự cô đơn trong giai điệu và ca từ đưa người nghe chìm đắm trong sự mênh mông của chốn u huyền.
“Đừng bỏ em một mình” với những cấu trúc câu được lặp đi lặp lại tái hiện nên một khung cảnh cô liêu đến rợn người. Trong đó, chúng vẽ nên một sự lạc lõng đáng thương của người chết. Sự lạc lõng ám ảnh khôn nguôi đến những người đang sống.
“Đừng bỏ em một mình…
Đừng bỏ em một mình…”
Trời lạnh quá, trời lạnh quá, sao đành bỏ em một mình
“Đừng bỏ em một mình,
Chiều lộng gió, chiều lộng gió sao anh đành bỏ em”
Chúng như những câu kinh vang vọng trong tâm trí người nghe, đánh thức miền thẳm sâu của vô thức. Khung cảnh hiện ra càng chân thực không chỉ bằng xúc giác mà còn từ những âm thanh u uẩn, rít lên trong những cơn gió lạnh; những hình ảnh hoang liêu, nhức nhối.
“Lời nào đó, lời nào đó
Tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh
Nhạc nào đó, nhạc nào đó
Nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn
Đừng lặng thinh đừng lặng thinh
Với tiếng chày, tiếng búa nện đinh
Đừng tỏa hương, đừng tỏa hương
Khói hương vàng che khuất người thương…”
Những ca từ mờ ảo, không biết là tả thực hay biểu trưng. Phải chăng oan hồn vẫn còn đang níu kéo sự đoàn viên ở cõi trần gian, vẫn còn đang ở trong sự giày vò trong sự thực hư của cái chết. Gọi người hay gọi hồn. Đừng lặng thinh, hãy nói một lời để xác nhận sự hiện diện của em. Đừng tỏa hương, tỏa hương, khói hương vàng đã khuất lấp đi bóng hình em. Phải chăng cái chết đến quá sớm và bất ngờ đã khiến cho người thiếu nữ ngộ nhận về sự tồn tại của mình ở cõi dương gian. Cứ như thế, những lời than van nức nở lại réo lên khiến tâm hồn người ở lại ngàn lần ám ảnh.
Đừng bỏ em một mình
Đường về nghĩa trang mênh mông, đừng bỏ em
Đừng bỏ em một mình
Đường về nghĩa trang lênh đênh, đừng bỏ em
Đừng bỏ em giữa nơi hoang tịch, trong một buổi chiều giá lạnh, làm rỉ máu trên tâm hồn vốn đã đầy những vết thương. Tâm hồn em như chới với giữa sự mênh mông của cái chết. Nghĩa trang chỉ còn lại em, anh ở đâu, anh ở đâu… Hồn người chết rên lên trong bất lực. Tiếng gió cọ xát qua mộ bia. Nền trời chỉ còn những đám mây u ám. Bóng tối lan dần qua những ngọn cỏ mơ màng. Tiếng côn trùng não nề râm ran khắp phía. Hồn ai đau cho xác thân bị rúc rỉa bởi lũ bọ sống sâu trong hầm huyệt. Thân xác sau một kiếp rong chơi lại trở về với bụi thiêng.
Đừng bỏ em một mình
Cùng một lũ cùng một lũ côn trùng, rỉa rúc thân mình
Đừng bỏ em một mình
Một mộ trinh, một một trinh chênh vênh
Chờ cỏ xanh
Thời gian phân hủy xác thân, thời gian bị phủ đầy cỏ xanh. Ai đã ra đi, ai vẫn giữ mãi bóng hình. Có thực là tiếng lòng của âm hồn hay chỉ là ảo ảnh trong tâm trí kẻ đang sống. Mỗi đêm, mỗi đêm. Ai lắng nghe em, ai cứu rỗi em. Hay anh đang mơ trong sự nuối tiếc. Giấc chiêm bao lại nặng trĩu mỗi đêm về. Nhưng thời gian sẽ làm vơi đi sự nặng trĩu đó. Chiếc lá lặng lẽ rơi trên phố, kẻ qua đường hờ hững khẽ bước qua.
Đừng bỏ em một mình
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Ai mái tóc còn xanh
Thời gian có thực tồn tại không. Ngàn đời sau ai nhớ, ai quên. Mái tóc của bóng ma vẫn còn xanh. Tuổi thanh xuân không có khái niệm thời gian. Nỗi đau không có khái niệm thời gian. Thời gian chưa tồn tại ư. Ngàn năm sau, ngàn năm nữa. Thế gian vẫn bị ám ảnh bởi những cuộc li tan, sự tử biệt. Tiếng hát cất cao tới tận cũng hư vô. Và khi bất lực trước hư vô, tử sinh cũng tìm được riêng ý nghĩa của nó.
Phạm Duy tiếc thương cho một bóng giai nhân. Giai điệu và ca từ đều vẽ nên một bầu khí trầm uất. Tác giả muốn nói thay cho hồn người đã khuất, đồng thời tưởng nhớ đến người thiếu nữ năm xưa. Bên cạnh đó có lẽ tác phẩm cũng phụ hiện* lên lên một điều. Tận cùng của sự tàn lụi, cái đẹp của sự sống bừng lên bao giờ hết. Cái chết không bao giờ chết. Thấp thoáng, cái đẹp phiêu bồng giữa cõi âm u.
———
Phụ hiện: Thuật ngữ xuất phát từ Edmund Husserl. Nghĩa là sự vật hay hiện tượng trình diện trước mặt ta, nó luôn biểu hiện cái mặt trái đằng sau mà ta không nhìn thấy.
Nguyễn Duy Khương
Học viên lớp “Viết để biểu hiện bản thân” khóa 4 tại Sài Gòn
https://www.youtube.com/watch?v=zE_87JLFPq8
 

Cảm nghĩ khi nghe ca khúc Tìm Nhau của nhạc sĩ Phạm Duy

Một trong những ca khúc để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và mơ man chính là bài Tìm nhau của Phạm Duy, sáng tác năm 1956. Tìm Nhau, hẳn là sự tìm kiếm đến từ hai phía. Tại sao lại phải đi tìm? Liệu cuộc đời có thể được định nghĩa một cách ngắn gọn là một sự tìm kiếm. Có người tìm kiếm chân lý, có người tìm kiếm lý tưởng, có người tìm kiếm sự bình an, có người tìm kiếm hạnh
le-nam

Lê Nam

20/11/2022

Trịnh Công Sơn – ai cũng quen mà ai cũng lạ

Tôi vốn dự định chọn Phạm Duy như nhạc sĩ đầu tiên của Âm nhạc phản chiến trước 1975, nhưng rồi cứ lần lữa trì hoãn, bởi Phạm Duy quá ư phức tạp để tiếp cận, dẫu rằng tôi đã có một kho tài liệu về ông. Và thế là tôi bỏ lơ chùm bài viết đã nhiều năm. Chỉ đến khi đi xem bộ phim gây tranh cãi “Em và Trịnh”, nghĩ về những chuyện nực cười trên báo chí, về những câu tán

“Đừng bỏ em một mình” – Tâm sự người dưới mộ

Những khoảng trống dựng lên rợn ngợp. Em “một mình” rồi em lại đi về giữa “mông mênh, lênh đênh”. Lời ca nào phải về thiếu nữ bị người yêu rời bỏ, mà mãi đến giữa bài ta mới hay đó lại về một kẻ nữ chết đi nhưng hãy còn lưu luyến người thương, lưu luyến hơi ấm của anh cùng tình yêu anh dành ngày trước. “Đừng bỏ em một mình Đừng bỏ em một mình Đường về nghĩa trang mông mênh Đừng