Home Nhớ DNA cổ có thể hé lộ nguồn gốc của người Philistine

DNA cổ có thể hé lộ nguồn gốc của người Philistine

Các sử liệu lịch sử và khảo cổ đều thống nhất với nhau rằng những kẻ xấu lớn nhất trong Kinh Thánh Hebrew đều “khác

Tô Lông

05/07/2019

Các sử liệu lịch sử và khảo cổ đều thống nhất với nhau rằng những kẻ xấu lớn nhất trong Kinh Thánh Hebrew đều “khác biệt” – nhưng họ thực sự khác như thế nào?

Nghiên cứu DNA đầu tiên được xem xét tại một địa điểm của người Philistines cổ đại đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về di truyền độc nhất về nguồn gốc của những kẻ gây rối khét tiếng trong Cựu Ước.

Các tác giả của Kinh Thánh Hebrew khẳng định rằng người Philistines không giống với họ: Nhóm người “không cắt bao đầu” này được mô tả trong vài đoạn là đến từ “Vùng đất Caphtor” (ngày nay là Crete), trước khi chiếm quyền kiểm soát bờ biển mà bây giờ là miền nam Israel và dải Gaza. Họ gây chiến tranh với những người hàng xóm của Israel, thậm chí chiếm giữ Hòm Chứng Ngôn một thời gian. Đại diện của họ trong Kinh Thánh là người khổng lồ Goliath, kẻ đã bị David trong tương lai lật đổ; và Deliah, kẻ đã cướp sức mạnh của Samson bằng cách cắt tóc ông.

Các nhà khảo cổ học hiện đai đồng ý rằng người Philistine khác với các nước láng giềng: Họ đến bờ biển phía đông Địa Trung hải vào đầu thế kỷ 12 BC, được ghi dấu qua đồ gốm tương đồng với Hy Lạp cổ đại, sử dụng một dạng ký tự Aegean – chứ không phải kiểu Semitic, và ăn thịt lợn.

DNA đã được phục hồi từ những xác chết được chôn cất tại Sahkelon từ thế kỷ thứ 10 đến 9 TCN được so sánh với những mộ trẻ sơ sinh Philistine trước đó, cũng như những người sống ở khu vực này trước khi người Philistine đến vào đầu thế kỷ 12 TCN.

Nhiều nhà nghiên cứu liên kết sự hiện diện của người Philistine với những cuộc xâm chiếm của các dân tộc tới từ biển, một liên minh bí ẩn của các bộ lạc theo các nguồn sử liệu Ai Cập và một số nguồn khác, có lẽ đã thôn tính khắp phía đông Địa Trung  Hải vào cuối Kỳ đồ đồng vào thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 12 TCN.

Giờ đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, được khuyến khích bởi khám phá vô tiền khoáng hậu năm 2016 về thành phố Ashkelon của người Philistine cổ đại tại bờ biển miền nam Israel, đã cung cấp một cái nhìn qua nguồn gốc gen và di chỉ của người Philistines. Nghiên cứu ủng hộ nguồn gốc ngoại quốc, nhưng hé lộ rằng những người ngoại quốc bị ruồng bỏ đã sớm kết hôn với những cư dân địa phương.

Nghiên cứu đã phân tích DNA từ mười bộ hài cốt người được phục hồi từ Ashkelon qua ba khoảng thời gian khác nhau: một khu chôn cất thời trung cổ / cuối thời đại đồ đồng (khoảng 1650-1200 B.C.), trước khi có sự hiện diện của Philistines trong khu vực; mộ trẻ sơ sinh từ cuối những năm 1100 B.C., sau sự xuất hiện của người Philitines trong thời kỳ đồ sắt sớm; và những ngôi mộ được nghĩa trang Philistines trong thời kỳ đồ sắt sau này (thế kỷ thứ 10 và thứ 9 trước Công nguyên)

Bốn mẫu DNA thời kỳ đồ sắt sớm, tất cả đều từ trẻ sơ sinh được chôn dưới sàn nhà Philistine, bao gồm tỷ lệ “tổ tiên châu Âu” bổ sung theo tỷ lệ trong những dấu hiệu di truyền của họ (khoảng 14%) so với các mẫu Thời kỳ đồ đồng trước Philistines (2% đến 9 %), theo các nhà nghiên cứu. Trong khi nguồn gốc của tổ tiên châu Âu bổ sung này không mang tính kết luận, thì những mô hình hợp lý nhất chỉ đến Hy Lạp, Crete, Sardinia và bán đảo Iberia.

Daniel Master, giám đốc của cuộc Leon Levy Expedition đã tới Ashkelon và là đồng tác giả của nghiên cứu, ca ngợi kết quả thu được như “bằng chứng trực tiếp” ủng hộ cho thuyết rằng những người Phillistines di cư từ phía tây và định cư ở Ahskelon vào thế kỷ 12TCN.

“Điều này phù hợp với các văn bản Ai Cập và vài văn bản khác mà chúng tôi có, và phù hợp với các tài liệu khảo cổ học.”

Những gì các nhà nghiên cứu tìm thấy thậm chí còn bất thường hơn nữa chính là “dấu vết châu Âu” đã biến mất nhanh chóng và không liên quan tới các thống kê trong DNA từ các mẫu nghiên cứu được phục hồi từ nghĩa trang Ashkelon chỉ vài thế kỷ sau các mẫu xác chết trẻ sơ sinh. Những điểm chôn cất của người Philistines sau này có các dấu hiệu gen tương tự với dân địa phương hiện đang sống trong khu vực này trước khi người Philistines xuất hiện.

Michal Feldman, nhà khảo cổ học tại Viện Max Planck và đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã theo dấu vết di cư của người dân đến Ashkelon từ miền nam châu Âu. Thế rồi, nó biến mất nhanh chóng trong vòng 200 năm, có thể bởi vì người Philistines đã kết hôn và loại dấu vết di truyền  này bị pha loãng với dân địa phương.”

Nhà khảo cổ Eric Cline cho biết trong một email từ cuộc khai quật tại di chỉ người Canaan tại Tel Kabri của ông (Cline không tham gia vào cuộc nghiên cứu): “Trong hơn một thế kỷ, chúng ta đã tranh luận về câu hỏi người Philistines đến từ đâu. Giờ đây chúng ta đã có câu trả lời: Nam Âu, và có lẽ cụ thể hơn là Hy Lạp đại lục, Crete, hay Sardinia. Đây có lẽ là câu trả lời có khả năng nhất, đặc biệt là đánh giá từ di tích khảo cổ học, và vì vậy điều này có lẽ là kết quả hợp lý.”

Aren Maeir, một nhà khảo cổ chỉ đạo các cuộc khai quật tại thành phố Tell-es-Safi/Gath của người Philistines và cũng không tham gia vào nghiên cứu hiện tại, đưa ra cảnh báo chống lại việc đơn giản hóa câu chuyện của người Philistines, tuy nhiên vẫn gọi những kẻ ác trong Kinh thánh là một nhóm người “phức tạp” hoặc “xuyên văn hóa”, gồm nhiều sắc dân với nguồn gốc khác nhau.

“Trong khi tôi hoàn toàn đồng ý rằng có một thành phần [nước ngoài] đáng kể trong số những người Philistines ở thời kỳ đồ sắt đầu tiên, những thành phần ngoại quốc này không có cùng một nguồn gốc, và, không kém phần quan trọng, chúng trộn lẫn với dân cư Levantine địa phương từ đầu Thời đại đồ sắt trở đi.” Maeir viết trong một email.

Đối với Master, điều thú vị nhất chính là sự thật rằng, dù có sự đồng hóa di truyền nhanh chóng mà người Philistines đã trải qua, họ vẫn là một nhóm văn hóa riêng biệt có thể nhận dạng rõ ràng so với những người hàng của họ trong hơn năm thế kỷ, cho đến khi họ bị người Babylon chinh phục vào năm 604 TCN.

“Thật thú vị khi bạn thấy hỗn hợp di truyền của người Philistines đã thay đổi rất nhanh”, nhà khảo cổ học này nhận xét: “Bởi vì nếu bạn chỉ dựa vào các văn bản tiếng Hebrew, bạn sẽ nghĩ rằng không ai muốn hòa huyết với người Philistines, đúng không?”

Tô Lông dịch từ National Geographic

Không phải lúc nào Giáng Sinh cũng là món quà xa xỉ thân thiện với trẻ em như chúng ta biết ngày nay

Một dịp lễ ồn ào đã trở thành thời điểm của những điều kì diệu trẻ thơ và chủ nghĩa tiêu dùng phù phiếm như thế nào Có một mối liên hệ đặc biệt, thậm chí kì diệu giữa trẻ em và “khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm”. Sự phấn khích, niềm tin của chúng, niềm vui mà chúng mang lại cho người khác đều gói gọn trong tinh thần Giáng Sinh. Lấy lời bài hát cổ điển như “It's Beginning to Look

Cụt Đuôi

04/12/2022

Vấn đề xảy ra với các giờ học Lịch sử

Những câu chuyện một chiều tác động tiêu cực đến học sinh Trước khi Selma được phát hành, tôi tự hỏi có bao nhiêu người từng suy ngẫm về thái độ của Tổng thống Lyndon B.Johnson về cuộc diễu hành ở Selma năm 1965. Tôi tự hỏi liệu có ai nghĩ rằng những người thông minh một đời lại dành cho ông ta quá nhiều hay quá ít lợi ích từ Đạo luật về Quyền Bầu cử hay không. Tôi mường tượng rằng di sản

Minh Tân

03/09/2021

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy: “Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân”

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy đã từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, nhưng sau Chiến tranh, ông đã quay lại, cùng với người dân Việt Nam, xây dựng đất nước và luôn khuyến khích chúng ta hãy độc tập và đề phòng các nguy cơ khi hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hôm nay ngày 30/4, chúng tôi có một cuộc phỏng vấn ông Chuck Searcy để nhìn nhận lại các bài học lịch
le-nam

Lê Nam

30/04/2016

Tổng quan về nền giáo dục Athens cổ đại

Giới thiệu chung: Athens là trung tâm giáo dục, học thuật và văn hóa của Hy Lạp cổ đại, cái nôi của nền văn minh và thế giới tinh thần phương Tây. Mục đích chính của nền giáo dục Athens cổ đại là làm cho công dân được lớn lên trong nghệ thuật và mọi thành tựu tri thức, cũng như giúp họ luôn sẵn sàng cho thời bình và thời chiến. Trọng tâm thứ nhất của nền giáo dục sơ khai nhưng ưu việt

Kỷ nguyên vàng Islam – Nền văn minh dựa trên sự thông thái

(Giới thiệu sơ bộ về Hồi giáo từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ thứ 13) Kỷ nguyên Vàng của Islam kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ 13 khi các lãnh tụ Hồi giáo thiết lập đế chế lớn nhất trong lịch sử. Trong suốt thời kỳ này, các nghệ sĩ, kỹ sư, học giả, nhà thơ, triết gia, nhà địa lý và thương nhân của thế giới Hồi giáo đóng góp cho nông nghiệp, nghệ

Tô Lông

08/01/2017