Home Hiểu Định nghĩa về đám đông

Định nghĩa về đám đông

Làm thế nào để nói một cách khách quan về những thứ mà chúng ta là một phần trong nó? – Bằng cách khảo sát mọi thứ.
“Đám đông luôn là những người khác, những người mà chúng ta không biết, và không thể biết”. Nhà phê bình người Anh – Raymond Williams với cách nói như “văn hóa đám đông” và “nền giải trí đám đông”, đã trở nên phổ biến ở Anh và Mỹ vào những năm 1950. Với tôi, khái niệm đám đông gợi lên một sự tương đồng giữa thái độ sống hàng ngày với các nghi lễ tôn giáo kiểu cách được tổ chức hàng tuần trong suốt thời thơ ấu của tôi. Thực tế là, đám đông bắt nguồn từ việc tập hợp các tín đồ. Nhưng, như Williams đã nhắc nhở chúng ta, bên kia những bức tường của nhà thờ, cái từ “đám đông” có vẻ khó xác định. Williams viết “Trong các loại hình xã hội, chúng ta thấy những người khác rất thường xuyên, trong vô số biến thể khác nhau; một cách hữu hình, luôn đứng cạnh nhau. Họ ở đây, và chúng ta cũng ở cùng với họ. Vấn đề là chúng ta không thoát khỏi họ. Đối với người khác, chúng ta cũng là đám đông. Đám đông là những người khác”. Đối với Williams, điều này đã lý giải rõ ràng cho mọi vấn đề của từ “đám đông”. Nếu tất cả chúng ta đều là một phần của đám đông thì điều gì khiến sự phân tách này xuất hiện trong cuộc sống? Và cái gì đã thiết lập nên đám đông? Đối với câu hỏi này, ông rút ra kết luận: “Không có đám đông nào cả; chỉ có cách nhìn người khác như những đám đông”

 Cái nhìn sâu sắc của Williams rất hữu ích trong việc tìm hiểu về bộ sưu tầm những bức ảnh và tài liệu văn thư đã mở ra lịch sử  phong trào Thăm dò đám đông ở Anh. Được thành lập năm 1937 như một sự thử nghiệm trong nhân chủng xã hội học, kết hợp nghệ thuật, khoa học xã hội và khảo sát thử nghiệm, Thăm dò đám đông là nỗ lực thảo luận đàu tiên để nghiên cứu đời sống hàng ngày của người Anh thông qua một phương án tiếp cận triệt để dựa trên nhiều học thuyết về tâm lý học và nhân chủng học, những ý tưởng từ chủ nghĩa siêu thực, và sự phân định phức tạp của chủ nghĩa xã hội. Được đặt nền móng bởi Tom Harrison, nhà thơ – ký giả Charles Madge, và họa sĩ trường phái siêu thực – nhà sản xuất phim Humphrey Jennings, mục tiêu của nhóm là lật ngược những tiêu chuẩn của tầng lớp trung lưu ở Anh đang tràn ngập trên đài báo và định dạng những luận điểm chính trị của kỷ nguyên này. Hi vọng của họ là đưa ra những cách nhìn nhận khác về xã hội Anh bằng việc làm nổi bật đời sống của những người thuộc tầng lớp lao động, với mục đích cố gắng tạo dựng một nền dân chủ xã hội mới.

Trong một văn bản được công bố trên tờ “The New Statesman” năm 1937, nhóm này đã thông cáo mục đích thiết lập một “ngôi nhà nhân loại” và “một khoa học về chính chúng ta”; họ mời các tình nguyện viên giúp đỡ nghiên cứu một loạt những hoạt động đời thường như “thái độ của người dân trong những hồi ức về chiến  tranh”, “tiếng hét và cử chỉ của những người lái mô tô”, và thậm chí là những khía cạnh rất đơn giản của cơ thể người như “ria mép, nách và lông mày”. Lời kêu gọi của họ được hưởng ứng, nhóm thu hút một số  các tình nguyện viên (kể cả trả phí và không trả phí), những người đã thu thập chứng cứ từ những cuộc phỏng vẫn người dân trên từng góc phố, cho đến nghe ngóng các cuộc đối thoại trong quán rượu, nhà máy, bách hóa và toilet công cộng, khảo sát cuộc sống của mọi người từ không gian làm việc cho đến sàn nhảy và những kỳ nghỉ hè. Báo chí đã gọi Thăm dò đám đông là “một đám trộm cắp” và “những kẻ tọc mạch”. Những người khác gọi họ là “chuyên gia dòm trộm”, “những kẻ cuồng tình dục”, “đám lang thang đồng tính”.
 

“Blackpool,” by Humphrey Spender (c. 1937) © Bolton Council, from the Collection of Bolton Library and Museum Services. Courtesy of the Mass Observation Archive, University of Sussex.
Trong giai đoạn, bạn sẽ bắt gặp những bức ảnh khi nhóm này mới bắt đầu làm việc. Ở bờ biển Tây Bắc của thành phố Blackpool, các tình nguyện viên khảo sát những người đang nghỉ hè tụ tập ở bãi biển và các khu đi dạo, Đảo Coney được coi là khu cắm trại thú vị và khu vỉa hè thu hút người đi dạo. Blackpool trong nhiều thập kỷ là trung tâm nghỉ lễ của tầng lớp lao động và là nơi ưa thích của những người bán dạo cũng như khách du lịch bụi. Các bức hình đen trắng đều pha lẫn tính báo chí và bố cục nghệ thuật. Trên thực tế, các bức hình trong dự án được đăng trên tờ báo khổ nhỏ “Picture Post” vào tháng 1 năm 1939, nhấn mạnh một số xung đột bấy giờ. Bên cạnh việc những bức hình này là bằng chứng trong việc nghiên cứu hành vi con người, họ đã tao ra sự tương phản với những gì được phản ánh trên những bài báo. Ranh giới giữa việc hiểu về đời sống hàng ngày và cố gắng định dạng nó thường khá rõ ràng.
Một dự án khác vào cuối những năm 1930 đã được thực hiện ở thị thành phố công nghiệp Bolton, nơi mà Thăm dò đám đông viện dẫn như “Worktown” , tạo ra sự ảnh hưởng tới nghiên cứu nhân chủng học ở Muncie, Indiana; do Robert & Helen Lynd, với tựa đề: “Middletown – Một nghiên cứu về văn hóa Mỹ hiện đại”, xuất bản năm 1929. “Worktown” là dự án tham vọng nhất của Thăm do đám đông trước chiến tranh. Những tình nguyện viên trở thành những nhà khảo sát chính thức làm việc trong các quán rượu và nhà máy, liên tục ghi chép sự tiến triển của cuộc sống và công việc ở những nơi họ thăm dò. Dự án này đã phơi bày một thực tại mà nhiều tình nguyện viên không xuất thân từ tầng lớp lao động, thậm chí từ tầng lớp trung – thượng lưu có thể tiếp cận, một thực tại khác bên ngoài hệ thống giáo dục ở Cambridge và Oxford. Những gì các nhà nghiên cứu đưa ra trong nghiên cứu của họ đã bị giới hạn bởi ý tưởng của bản thân và chủ nghĩa cá nhân, và những ranh giới giữa công chúng với đời sống cá nhân. Cách họ nhìn đời sống hàng ngày bị định hình một cách rõ ràng bởi vị trí của chính họ trong xã hội. Từ nguyên nhân đó, một câu đố lớn được đưa ra cho nhân chủng học là sự mâu thuẫn căng thẳng giữa nhà nghiên cứu với đối tượng của họ, giữa ghi chép một nền văn hóa với diễn giải nó qua hệ giá trị và niềm tin cá nhân. Nhiệm vụ của Thăm dò đám đông là đưa ra những nghịch lý tương tự: Ẩn sau những bức ảnh là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về một đời sống của người Anh sẽ giống cái gì.

“Crowd at Market, Bolton,” by Humphrey Spender (c. 1937) © Bolton Council, from the Collection of Bolton Library and Museum Services. Courtesy of the Mass Observation Archive.
Những tấm ảnh từ “Worktown” đã mở ra một phép đồ họa nhà cửa và đời sống đường phố, nội và ngoại thất thường diễn tả những khoảnh khắc thơ mộng của khán giả. Một trong những nhiếp ảnh gia trẻ tuổi làm việc trong nghiên cứu này là nghệ sĩ Humphrey Spender ( anh trai của nhà thơ Stephen Spender), người tin tưởng rằng “sự thật sẽ được biểu lộ chỉ khi con người không  nhận thức về việc bị chụp hình”. Những bức ảnh của ông phản ánh cảm giác này bằng việc bất ngờ chụp hình, chớp lấy hình ảnh những người đang đọc sách trong thư viện hay những đứa trẻ vui đùa trên phố. Chúng chứa đựng sự sống động, và vết mờ của hành động. Các bức ảnh khác lại tôn thờ không gian và hình khối, ví dụ như những tấm vải được treo và phơi khô dọc Ashington, những tấm vải trắng giống nhau đang bay thể hiện cái nhìn giàu tính thơ ca về những con phố buồn thảm. Chính những tấm hình đã lưu giữ các khoảnh khắc khi chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa hiện thực được hòa lẫn. Spender sau này đã rời khỏi Thăm dò đám đông và trở thành nhiếp ảnh gia của tờ Picture Post, thậm chí xóa nhòa khoảng cách giữa nhà nghiên cứu và ký giả.

“Ashington – Washing in road between terraced housing,” by Humphrey Spender (c. 1937) © Bolton Council, from the Collection of Bolton Library and Museum Services. Courtesy of the Mass Observation Archive.
Trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ II, Thăm dò đám đông bỏ nhiều công sức để thu thập những tư tưởng và ý kiến, rồi công bố công khai những giới hạn mới được thiết lập về nhiếp ảnh ở Anh. Năm 1939, chính phủ Anh thông qua điều khoản ít được biết đến về “Kiểm soát nhiếp ảnh”, biến nó thành một tội khi chụp hình những người lính và các đặc khu quân sự, một tâm điểm nhạy cảm. Thăm dò đám đông đã xuất bản và phát những tờ rơi giải thích luật này, nhắc nhở người dân về  “chụp bối cảnh, không phải lính tráng, bạn bè, không phải các lực lượng”.
Khi nhìn vào những bức hình này, tôi thấy dư âm của tờ báo Weegee – New York:  dân di cư của Dorothea Lange, người làm giẻ của Walker Evan, và những người Pháp quen thuộc của Bassain. Năm 1930 là thời điểm máy ảnh trở nên thông dụng để ghi lại đời ống hàng ngày và lưu giữ chúng như một loại hình giấc mơ. Thăm dò đám đông là một nút thắt trong một mạng lưới mới  hào hứng với nghệ thuật thị giác. Chỉ một năm trước khi Thăm dò đám đông được thành lập, tạp chí “Life” đã xuất bản đặc san đầu tiên ở New York. Mỗi đặc san đều bắt đầu ở trang bìa “Cuộc sống bắt đầu…”. Hai năm sau, “Picture Post” bắt đầu độc quyền một bộ sưu tầm những bức hình pha trộn giữa ký sự ảnh và tôn sùng cá nhân. Trong vòng hai tháng, ấn bản phát hành lên tới gần 2 triệu.

“Parliamentary by-election – Children hanging around outside,” by Humphrey Spender (c. 1937-1938) © Bolton Council, from the Collection of Bolton Library and Museum Services. Courtesy of the Humphrey Spender Archive.
Như John Berger đã viết, giữa Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II, nhiếp ảnh đã phát triển khi “thoát khỏi những giới hạn của mỹ thuật, và trở thành một môi trường chung, và được sử dụng một cách dân chủ”. Nhưng ông cũng tóm lược về thời điểm này: “Sự trung thực của nhiếp ảnh sẽ khuyến khích tính năng tuyên truyền của nó”. Cuộc khảo sát của Thăm dò đám đông về làng Exmooor được thực hiện bởi  John Hinde vào năm 1947 đã thể hiện một người nông thôn giàu bằng ảnh màu và sự bình dị trong cuộc sống hàng ngày ở vùng quê nước Anh sao cho thể hiện nhiều nhất đời sống nông thôn thời hậu chiến. Sự nhập nhằng giữa tuyên truyền và nói sự thật rõ nét nhất vào đầu những năm 1950 khi các nhà nghiên cứu đời sống hàng ngày bị phụ thuộc vào nỗ lực của Thăm dò đám đông trong việc kiến tạo một xã hội dân chủ hơn những năm 1930, mà lúc này đã bị nuốt chửng bởi sự lên ngôi của văn hóa tiêu dùng những năm sau chiến tranh, và gia tăng sự phụ thuộc vào các khảo sát tư tưởng công chúng và những nhóm tập trung. Đã đến thời kỳ đi xuống, những người sáng lập rời bỏ vị trí của mình trong các trường đại học hay các cơ quan nghiên cứu thị trường.
 

Taken from Housework and Maintenance, 1983 © The Trustees of the Mass Observation Archive Courtesy of the Mass Observation Archive. Reproduced with permission of Curtis Brown Group Ltd, London on behalf of The Trustees of the Mass Observation Archive.
Nửa sau là thời kỳ đầu những năm 1980, khi thành tựu của nhóm được hồi sinh trong kỷ nguyên mới, hòa hợp được nhiếp ảnh bản xứ với viết lách về đời sống, chuyển những tác phẩm của nhóm thành một dạng “auto-ethnography” (sự phản chiếu cá nhân trong văn bản thể hiện liên kết với các sự kiện của cộng đồng người) báo hiệu dạng đầu tiên của truyền thông xã hội. Phương pháp tiếp cận mới mẻ này thể hiện trong chương trình “Directive”,  yêu cầu các cá nhân gửi tới một bức ảnh xung quanh các chủ đề riêng như “Nội trợ và sự nuôi dưỡng” (1983), “Hình ảnh về nơi bạn sống” (1995) hay “Tặng quà và nhận quà” (1998). Chương trình “Directive” đã đóng khung vấn đề “nghiên cứu nhân chủng về chính bản thân chúng ta” thành những bức hình và các câu chuyện xung quanh đời sống gia đình.

Taken from Images of Where You Live, Cities, Towns, Villages, (c. 1995) © Mass Observation Archive, University of Sussex. Courtesy of the Mass Observation Archive
Buổi triển lãm cuối cùng là vài tiêu biểu của hàng nghìn bức được gửi tới cho Directives trong nhiều năm, đã tạo cho tôi cảm giác rằng tôi đang bước vào một khu lưu trữ vô tổ chức được thực hiện bởi bất cứ ai hơn là tập hợp những khoảnh khắc của hình ảnh và các câu chuyện cá nhân. Những “gián điệp” phiền toái của thuở trước đã ra đi, và chúng ta bị bỏ lại với một bộ sưu tập vĩ đại của những cái tôi, nơi con người vứt lên đó cuộc sống gia đình của bản thân họ để thỏa mãn thị hiếu của chính mình. Vài năm trước, chương trình “Directive” của Thăm dò đám đông đã tạo kho trên “Đây là ảnh của bạn” (Trang trên Flickr), tạo một series đặc biệt những “Director”  để phù hợp với dạng triển lãm này. Bây giờ chúng ta ai cũng có thể trở thành “chuyên gia bẻ khóa”.
Và đến đây thì chương trình để bạn đi lang thang, với số lượng khổng lồ các bức ảnh. Qúa dễ dàng để coi những thứ này là “auto-ethnographic” , mà giờ đây đã trở thành nhân tố chính trong truyền thông xã hội của chúng ta. Thay vào đó, những gì khiêu khích tôi là sự khó khăn trong việc in lại một bộ tuyển chọn nhỏ những bức hình và các bài viết ở giai đoạn sau của phong trào. Tôi vẫn chiêm ngưỡng những bức hình và những bức vẽ, những thống kê và những bài viết đậm tính cá nhân nhưng lại không có mô tả về bối cảnh hay ý nghĩa, người tham gia đều là các cá nhân không có tên tuổi, những bức ảnh của họ không được xác nhận hay lý lịch. Khi tiếp cận những vật này, bạn như chạm phải “một đám đông dữ liệu” thật sự. Kinh nghiệm lại nối tiếp kinh nghiệm. Những gì thể hiện nhắc chúng ta nhớ tới hành động chụp và “post” ảnh quen thuộc của đời sống ngày nay. Cuối cùng, xin nhại lại lời bình trước đó của William về đám đông: “Không có đám đông nào cả, chỉ có cách chúng ta chụp ảnh đời sống của chính chúng ta”

James Polchin – Hiện đang dạy văn chương ở đại học New York và là người sáng lập – biên tập website “Writing in Public”

Hà Thủy Nguyên dịch

Nguồn: The Smart set

Xem

“HUYỀN THOẠI 1900” – KHI CÁI ĐẸP KHÔNG MUỐN HẠ PHÀM

Bạn có nhớ bộ phim được giải Oscar nổi tiếng “The pianist” (2002) với hình ảnh anh chàng nhạc công piano phải lưu lạc trong chiến tranh và chơi những phím đàn tưởng tượng? Cảnh ấy có làm bạn cả thấy cảm động và thốt lên vì sự sáng tạo tuyệt vời của đạo diễn? Bạn có biết, từ trước đó, chi tiết giống như vậy đã xuất hiện trong bộ phim “Huyền thoại 1900” (1998). 1900 là tên của một anh chàng chơi piano

Sách hay trong nước tuần 12 tháng 7 đến 18 tháng 7.2021: Việt Nam vận hội, Cuộc thập tự chinh thứ nhất… và chương trình tặng sách mùa dịch

Sau 2 tuần sôi động với nhiều đầu sách thú vị, đến tuần này, thị trường sách có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên, thị trường sách không vì trầm lắng mà kém đi độ "chất". Mời các bạn tham khảo những cuốn sách hay và sự kiện thú vị trong tuần: Sách học thuật thú vị 1.“Việt Nam vận hội” do Nhã Nam phát hành Trích từ giới thiệu sách của Nhã Nam Là sử gia hàng đầu thế giới về sử Việt và

Trần Cúc

19/07/2021

Tết này, hãy lì xì sách, đừng lì xì tiền

Đây là lời Book Hunter kêu gọi cộng đồng, hãy lì xì sách, đừng lì xì tiền, vì một tương lai bền vững hơn cho con trẻ. Bạn có biết… “Lì xì” có phiên âm Hán Việt là “lợi thị”, với ý nghĩa là “được may mắn”. “Lì xì” ngày Tết cho trẻ em là một cách để mừng trẻ em một tuổi mới gặp nhiều may mắn. Ở thời xưa, “lì xì” mang tính tượng trưng qua đồng tiền xu, không so đo ít

Book Hunter

22/01/2019

SÁCH TIẾNG ANH HAY THÁNG 4 NĂM 2022: THẾ GIỚI TỰ DO – NGHỆ THUẬT & TƯ DUY THỜI CHIẾN TRANH LẠNH, THẾ GIỚI THEO MÀU SẮC – LỊCH SỬ VĂN HÓA, CUỘC NỔI DẬY ĐÌNH ĐÁM CỦA NỮ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG, TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN MURAKAMI…

Ngay cả khi đang viết những dòng này, tôi cũng chưa hiểu rõ lợi ích thực sự của việc viết lách đem lại cho mỗi cá nhân. Nhưng như nhà văn Anna Quindlen đã nói, “Viết về hiện tại, chính là đặt niềm tin vào tương lai”, bạn đọc (và cả tôi) hẳn sẽ muốn tìm hiểu thêm về cuốn sách mới nhất về sự viết của bà, để trở nên con người hơn, chính mình hơn. Giữa cuộc chiến tranh rối ren hiện giờ,

Thơ Đinh Hùng – Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa của dục vọng

  Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết  Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân  Ta gần em, mê từ ngón bàn chân  Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão Đinh Hùng là hồn thơ mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng có một điều lạ lùng là không thấy tên tuổi của ông được