Viết bởi Hà Thủy Nguyên
Nếu tôi nói với các bạn rằng chúng ta – những thanh niên sinh ra vào cuối thế kỷ 20 và lớn lên vào đầu thế kỷ 21 – là một thế hệ lạc lõng, có thể các bạn cho rằng tôi đang nói điều tiêu cực. Khi tôi nói điều đó, tôi không có ý muốn nói chúng ta là những kẻ lạc loài, và hi vọng rằng các bạn đừng nhìn nhận điều tôi nói ở khía cạnh xấu của ngôn từ. Ngôn từ thật sự rất dễ gây hiểu lầm. Từ “lạc lõng” ở đây mà tôi muốn nói đến là một cảm giác mà tôi tin rằng rất nhiều bạn trẻ ở thế hệ của chúng ta đều cảm thấy rõ rệt: một sự đơn độc, khó có thể kết nối với xung quanh, khó tìm kiếm sự đồng cảm từ những thế hệ trước. Và không biết các bạn có nhận ra không, chúng ta gần như tách biệt hoàn toàn với những người sinh ra đầu thập niên 80 đổ về trước. Và đã bao giờ bạn tự hỏi, điều gì gây ra biến động lớn đến vậy?
Những thế hệ đi trước hình dung như thế nào về chúng ta? Có phải chúng ta là những kẻ vô tâm và thờ ơ với xung quanh? Có phải chúng ta chỉ biết chìm đắm trong chủ nghĩa tiêu dùng? Có phải thế hệ chúng ta là một thế hệ suy đồi đạo đức? Khi báo chí truyền thông mổ xẻ thế hệ chúng ta ở những câu chuyện tiêu cực, họ đã vẽ nên một chân dung không đúng với sự thật. Miếng mồi của báo chí là những câu chuyện giật gân “cướp, giết, hiếp”, và rõ ràng họ sẽ chẳng thể kiếm đủ miếng cơm manh áo bằng những câu chuyện “người tốt việc tốt” thực sự. Để viết một câu chuyện “người tốt việc tốt” hấp dẫn, cần quá nhiều kiến thức và công sức khảo cứu, điều này đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao trong lương tâm của một số hiếm hoi các nhà báo, không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên thế giới. Và các bạn có biết ai là những nhà báo chê bai chúng ta không? Họ không ở trong thế hệ của chúng ta, họ không phải đối mặt với những gì chúng ta phải đối mặt, họ không tận hưởng những thú vui theo kiểu của chúng ta, họ không làm bạn với chúng ta. Và tôi nói không ngoa, chính họ góp phần làm bố mẹ chúng ta (vốn đã không hiểu về chúng ta) giờ đây lại càng thêm phần không hiểu.
Cảm giác lạc lõng đầu tiên mà chúng ta thấy rõ rệt là ngay trong gia đình của chúng ta. Dù gia đình bạn êm đềm, yên ấm hay đầy sóng gió, thì bạn cũng vẫn luôn thấy một sự khác biệt quá lớn giữa hai thế hệ. Và điều đó tạo ra xung đột giữa hai bên, hoặc có một cách để tránh xung đột là chúng ta không thể cho các bậc phụ huynh biết được những gì chúng ta thật sự muốn làm, những gì chúng ta cảm nhận, những gì chúng ta đang suy nghĩ trăn trở. Sự khép kín đã đẩy chúng ta vào một cảm giác đơn độc triền miên. Mọi sự chăm sóc, chiều chuộng không bao giờ là đủ một khi chúng ta cứ phải khép mình để giữ một trạng thái ổn định trong gia đình. Liệu các bậc phụ huynh có hiểu được biết bao vấn đề đằng sau khuôn mặt thờ ơ hay thái độ cắm mặt vào Iphone hoặc máy tính của con cái? Nói lên điều chúng ta suy nghĩ, dám làm những mong muốn ở sâu thẳm bên trong… chúng ta phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt. Nhẹ nhàng hơn, chúng ta sẽ bị phủ nhận rằng những điều chúng ta dự định chỉ là ảo tưởng, là không thật, là vô nghĩa. Cái gì là thật đối với đa số các bậc phụ huynh: Học hành chăm chỉ, có bằng cấp, công ăn việc làm đầy đủ, lấy vợ, đẻ con và… chết. Họ đã quá quen với việc: “dùng tiền chúng ta không có, mua những thứ chúng ta không cần, để cố vừa lòng những người chúng ta không thích” (Trích phim “Fight Club”) Đó là cuộc sống bình thường theo quan điểm của thế hệ phụ huynh chúng ta.
Không thể trách họ, họ chỉ muốn điều họ cho là tốt nhất với con cái. Nhận thức và tư duy của đa số các bậc phụ huynh được xây dựng trong một nền tảng xã hội và giáo dục đề cao chủ nghĩa vật chất. Trong thời thanh niên, họ phải chật vật kiếm sống và khẳng định vị trí xã hội của mình. Điều này khiến cho họ tin rằng mọi giấc mơ thuở thiếu thời đều là viển vông. Họ sẽ thấy vô nghĩa khi con cái mình say mê đọc sách nghiên cứu về vũ trụ, hay bỗng một ngày con mình chuyển sang ăn chay và ngồi thiền, và cũng chẳng dễ dàng gì thấy con mình nhảy Hip hop ngoài đường… Đó là còn chưa kể đến những người cha, người mẹ có lối suy nghĩ đơn giản: chỉ cần cho nó ăn ngon mặc đẹp, vật chất đầy đủ là ổn thỏa. Nếu thế giới này chỉ được xây dựng bằng vàng bạc, tiền tài, hàng hóa… có lẽ tôi nghi ngờ sự lâu dài của nó. Liệu rằng cái gì còn lại sau một cơn hồng thủy? Sẽ là nhà lầu xe hơi ư? Không! Cái còn lại là những mảnh rơi rớt của trí tuệ con người, những giá trị sống đích thực như tình yêu thương, sức mạnh ý chí, và lòng khát khao cái đẹp.
Đọc đến đây chắc sẽ có nhiều người thuộc thế hệ đi trước cười ruồi và bảo: “Đúng là tuổi trẻ nông nổi! Tuổi trẻ thời nào mà chẳng nông nổi thế!”. Đây không phải vấn đề tuổi tác, mà là vấn đề về chuyển dịch nhận thức và tư duy. Trong suốt thế kỷ 19 – 20, gần như cả thế giới đều tin rằng: con người chúng ta là sự sắp xếp của các nguyên tử, chúng ta chỉ là một dạng vật chất và tinh thần cũng từ đó mà hình thành. Với niềm tin như vậy, con người chỉ quan tâm chăm lo cho cái ăn, cái ở. Khoa học Công nghệ được đẩy cao hơn giá trị tinh thần, chủ nghĩa hiện thực được ưu ái hơn những ước vọng cao đẹp, thái độ hoài nghi được thay thế cho tình yêu thương đại đồng. Và hãy nhìn xem hai thế kỷ vừa qua: Bạo loạn, bất công, môi trường bị hủy hoại, đại chiến thế giới, đại suy thoái kinh tế, con người tuyệt vọng chìm đắm trong sắc dục, ma túy, giết chóc. Ở trong một thời đại như vậy và cũng góp phần nhúng tay vào tình cảnh hỗn loạn ấy, các thế hệ đi trước của chúng ta trên thực tế không đủ tư cách để nói rằng thế hệ chúng ta là một thế hệ suy đồi về đạo đức. Họ đã quá quen với cách tư duy tuyến tính một chiều, chỉ nhìn nhận được một dòng chảy của vấn đề. Với họ, tốt là thuần túy tốt, xấu là thuần túy xấu. Trong khi ấy, sự việc và con người nào cũng có vô vàn góc độ đánh giá. Thế hệ của chúng ta thì ngược lại, bằng một bước chuyển vô hình nào đó (mà nhiều người gọi là bắt đầu của kỷ nguyên Bảo Bình), chúng ta đã bắt đầu nhìn sự vật, sự việc và con người như một tổng thể. Điều này khiến chúng ta không quá quan trọng chuyện tốt xấu theo các quy chuẩn xã hội, và đương nhiên các bậc phụ huynh nói riêng và thế hệ đi trước nói chung không tránh khỏi sự khó hiểu, thậm chí đến mức không bằng lòng. Chúng ta được sinh ra ở thời kỳ khá đầy đủ về vật chất, và đương nhiên chúng ta đột nhiên nhận ra rằng đó không phải tất cả những thứ chúng ta cần. Chúng ta cần các giá trị tinh thần như nghệ thuật, triết học, tâm linh, những công việc thiện nguyện, khả năng gắn kết giữa người với người…
Sự khác biệt ấy khiến cho chúng ta chơi vơi trôi nổi giữa một thời đại mà cái cũ đang dần dần đi vào ngày tàn trong khi cái mới chưa thành hình. Chúng ta lạc lõng vì chúng ta đang ở giai đoạn giao thời, một sự chuyển dịch lớn của lịch sử nhân loại và chưa ai dự đoán trước được nhân loại sẽ chuyển dịch theo hướng nào. Chúng ta lạc lõng vì chúng ta muốn vươn đến đỉnh cao của các giá trị tinh thần nhưng lại bị quá nhiều lực cản của thế giới cũ. Và chúng ta đứng giữa hai con đường rõ rệt: hoặc mạnh dạn phiêu lưu theo nguồn cảm hứng mới mẻ bất chấp mọi hiểm nguy, hoặc chấp nhận vùi dập ước mơ của mình trong một thế giới an toàn nhưng cũ kỹ. Đứng giữa các lựa chọn khiến chúng ta cũng bị phân hóa, sự phân hóa này lại làm chúng ta ngày một hoang mang. Người mạnh dạn đi theo giấc mơ thì đôi khi cảm thấy mơ hồ và đơn độc, người chấp nhận đời sống xã hội an toàn thì luôn luôn ở trong tình trạng chán nản triền miên đến mức chỉ cảm giác mình như những cỗ máy biết tư duy đi lại dật dờ.
Tôi viết bài này không phải đêu kêu gọi các bạn đi theo cái mới. Tôi chỉ có hai mong muốn: Một là chia sẻ với các bạn sự đồng cảm về cảm giác lạc lõng giữa một thế giới 7 tỉ người mà chẳng có sự kết nối nào với nhau. Hai là muốn nói với những thế hệ những người đi trước rằng họ không nên mất thời gian vào việc chê bai thế hệ của chúng ta. Thật đáng tiếc vì họ không nhìn thấy những người bạn của tôi: những người sẵn sàng xuống đường tìm kiếm những em bé lang thang và dạy cho chúng học đọc, học viết; những người bỏ hết công sức và tiền bạc để thu gom kiến thức nhân loại và tìm mọi cách để chia sẻ với mọi người; những người dám xông xáo tìm kiếm một cách tân nghệ thuật có giá trị mang tầm thời đại; những người lao đầu vào các dự án bảo vệ môi trường và cộng đồng người; những người đang cố giữ gìn nền tảng đạo đức tôn giáo bất kể sự xuống cấp của niềm tin; những người sẵn sàng rũ bỏ đời sống vật chất giả dối để lên đường đi phiêu lưu khắp thế giới cố gắng tìm kiếm một sự kết nối với chính bản thân mình và kết nối với vũ trụ… Còn rất nhiều, rất nhiều những người như thế có thể rằng tôi cũng chưa được biết tới. Và nếu ai đó nói rằng những người tôi biết chỉ là thiểu số, vậy thì có lẽ tôi đã quá may mắn được kết bạn với họ, được cùng họ chia sẻ ý tưởng về thời đại mới và ở bên họ, tôi biết rằng mình chẳng bao giờ đơn độc nữa!
Hình như người ta hay nói, rằng các thiên tài thường luôn lạc lõng trong xã hội. Đôi khi cảm thấy vào cái thời đại này, khả năng để người ta trở nên tài giỏi dễ dàng hơn, và người ta dễ dàng đề cao bản thân, coi bản thân cao hơn nhiều người khác ở một mặt nào đó, và cái này thôi thúc sự tự cô lập của người ta chăng. Đó cũng chỉ là 1 suy nghĩ nhất thời. Và em nhớ rằng có một cái nghiên cứu đâu đó nói rằng con người ta bị thu hút bởi những tin tức xấu hơn là tin tức tốt, cho nên những người ở thế hệ trước chê bai thế hệ này, ngoài không hiểu, có lẽ còn vì bản thân họ bị thúc đẩy bởi cái xu hướng ấy.
Em kết câu cuối của bài này ghê: “Và nếu ai đó nói rằng những người tôi biết chỉ là thiểu số, vậy thì có lẽ tôi đã quá may mắn được kết bạn với họ, được cùng họ chia sẻ ý tưởng về thời đại mới và ở bên họ, tôi biết rằng mình chẳng bao giờ đơn độc nữa!” Cơ mà em lại thắc mắc, khi chúng ta còn trẻ chưa có con cái thì chúng ta nghĩ rằng cha mẹ mình, các bậc phụ huynh có tư tưởng quá cũ kỹ, chỉ muốn con mình được “an toàn”. Lúc còn trẻ chúng ta muốn đi tìm cái mới; muốn thay đổi thế giới. Trẻ thì có rất nhiều sự tưởng tượng. Rồi khi trưởng thành, chúng ta lại quay trở lại với cái cũ (nhưng có giá trị mới (?)). Vậy khi chính chúng ta trở thành người làm cha làm mẹ có lại quay lại với tư tuởng tương tự như thế hệ trước không nhỉ? Ngay cả Lincoln cũng ngăn cản con trai ông ta tham gia vào chiến trường.
bạn ạ, điều bạn nói chỉ xảy ra khi sự thay đổi chưa toàn diện. sự an toàn cho con cái chính là tạo điều kiện cho chúng được mơ ước và làm những điều chúng mơ ước. an toàn mà bạn nói đến khi bạn trở nên già cỗi là 1 sự an toàn chỉ đúng với thực tại xã hội khách quan do con người tạo ra mà ko đúng hoàn toàn cho cái xã hội mà con người đang hướng tới
Trần Mai Sơn
12:00 11/05/2013Mình thì nghĩ đơn giản thôi, tư tưởng thì luôn luôn có thể khác; cũng không có gì đảm bảo rằng sau này khi có con cái chúng ta không gặp phải những vấn đề về xu đột tư tưởng hay cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Nhưng khác biệt của thế hệ chúng ta và thế hệ bố mẹ chúng ta lớn nhất có thể nằm ở việc chấp nhận và tôn trọng cái khác biệt, mặc dù vẫn không đồng tình, không thích. Và có xu hướng đối thoại và lắng nghe nhiều hơn. Không biêt mọi người thế nào nhưng mình thấy mình gần như không thể đối thoại với thế hệ bố mẹ mình được
Tự nhiên nghĩ ra một điều, những kẻ đã cổ vũ tự do cá nhân như chúng ta thế nào cũng cảm thấy mình … lạc lõng, dù ít dù nhiều. Thích sống theo cách mình muốn mà. Mà thực ra, mỗi cá nhân có thể nghĩ mình lạc lõng, nhưng thực tế chúng ta vẫn là một phần của cái xã hội của những người lạc lõng. Nói như ông anh Thiên Bình: “hãy để mọi thứ vận hành một cách tự nhiên và ‘lạc lõng’ theo cách của riêng nó.” Enjoy it!
Sac sao nhung chua sau, ko cu nhung cung chang du moi, “sau sac” nhung cảm tính, hoi thien theo loi suy nghi tron tria, kinh nghiệm song chi la cua rieng moi nguoi chu ko dong nghia voi thực te.
Neu da so ko thuoc nhom nhung nguoi song co ly tuong thi da so do cung chi “lac long” theo cach ma nhung nguoi co ly tuong cho la…
Cuoc song ko phai chi co toan nhung gam mau dep, hay de moi thu van hanh mot cach tu nhien va “lac long” theo cach cua rieng no
Thich nhat doan nay… “Họ đã quá quen với cách tư duy tuyến tính một chiều, chỉ nhìn nhận được một dòng chảy của vấn đề. Với họ, tốt là thuần túy tốt, xấu là thuần túy xấu”.
Tat ca nhung comment vua roi cung chi mang tinh ca nhan
Trần Mai Sơn
12:03 11/05/2013Có một số vấn đề trong bài này chưa có thời gian để đề cập rõ nhưng không phải chỉ là vấn đề của quan điểm cá nhận bạn ạ. Ví dụ nhất đó là trạng thái con người cảm thấy mất phương hướng, mất kết nối khi ở trong môi trường đô thị quá lâu và tách biệt hoàn toàn với môi trường thiên nhiên. Đang có nhiều tranh cãi liên quan đến các nghiên cứu về điều này; nhưng đang nghiêng theo chiều hướng việc cảm giác lạc lõng, mất phương hướng là một hệ quả phụ tất yếu của cuộc sống đô thị.
Bạn có thể theo dõi thêm các bài viết tiếp theo của Book Hunter về chủ đề này 😀
thú thật mình đồng ý với bạn Thiên Bình hơn là tác giả của bài viết này.
Sở dĩ mình đồng ý, không phải vì bài viết trên chủ quan nhé. Lần đầu tiên mình đọc, mình đã xuýt khen ngợi tác giả. Nhưng ki đọc lại thì mình thấy nhược điểm lớn nhất của bài viết này ( nó ành hướng vào mức độ hợp lý, đáng tin cậy hay không), chính là : nguồn dẫn chứng.
Như bạn Hero nói, bài này ko phài chì vấn đè cá nhân đúng không. Nghĩa là tác giả dựa vào nhiều nguồn tài liệu nữa đúng không. Tốt nhất, bạn ấy nên trích dẫn những luận điễm trên, thay vì viết suông, như thế sẽ khiến bài của bạn mang tính chất khách quan hơn.
Thứ 2, những nguồn bạn ấy trích ra, không đáng tin cậy. Phim ảnh chỉ lã sự phản ảnh của 1 nhóm người, ngay cả khi nó có nói lên quan diểm đám đong, thì nó cũng chỉ là 1/1000 khía cạnh của xã hội. Do đó, không nên, mang những trích luận từ những bộ phim vào đề chứng minh luận điểm, như vậy khá là chủ quan. Nếu bạn ấy là người trong ngành phim ảnh, làm về nghệ thuật thì cũng nên biết quan điềm này ( rằng đôi lúc phim ảnh chỉ mang tính chù quan và cá nhân hơn ). Nếu có thề, hãy dẫn chứng từ những bài luận văn nồi tiếng từ các nhà triết hoc, giao sư trên toàn thế giới, vậy sẽ thiết thưc hơn.
Thứ 3, tác giả sa vào quá nhiều lâp luận thay vì đưa ra lý do. Bao giờ thì để chưng minh, bạn đều phài giải thích câu hòi quan trọng nhất: Tại sao ( Why). Nếu bạn ko thể nói ra từng lý do trong từn luận điểm của bạn, thì rất khó để khiến người ta tin tưởng.
Thứ 4, nếu nói lạc lõng, thì thế hệ nào cũng lạc lõng bạn à. Ví dụ như trước thế hệ của chúng ta: Mình nói về trào lưu Romanticism ( Lãng mạn hoá) – Xin đừng hiều lầm lãng mạn là màu hồng nhe bạn. Ban có thể search google đề biết đăc trưng của trào lưu này là gì. Những đăc điểm bạn kể trên, so với Romanticism không khác nhau là mấy. Sự lạc lõng của con người khi đứng trước thời đại chiến tranh thế giới lần 1, đã tạo nên môt săc thái nghệ thuất đăc trung của thời điểm đó, sáng tào nên dòng nhạc Death metal, con người muốn trở về vói thiên nhiên,… Để rồi từ đó, Romanticism đã kéo theo sự phát triền sau đó của hang loạt troà lưu nghệ thuât như Dada, Art Nouveau, cùng với sự bùng nổ của công nghiêp hoá ( Industry Era), Futturism, và Cónstructivism đã mang đến 1 nòi buồn vô hạn của con người khi đứng trươc sự thay đồi mới về mặt xã hội. Đó là con người dường như trở nên vô cảm như máy móc, con người dường như nhận thức xã hội theo góc nhìn khô cứng hơn,….
Thực ra như bạn nói không phải sai ( nói về những điều này, chúng ta không xét yếu tố sai hay đúng ). Mình hiểu dưới góc cạnh sự nhạy cảm trươc thời thế của tác giả hơn. Thực ra, sự nhạy cảm ấy có nguyên do, và nó cũng đc đề cập trong lịch sừ hiện đại. ^^
Nhưng mình nghĩ tác già không nên kết luận quá sớm, bạn biết đó, dân số hiện nay trên thế giới là 7 tì người, vs VN là khoàng 4-5 triệu người, nếu bạn chưa nói chuyện hết vs tưng người bọn họ, thì rất khó để kết luận, đúng không. Sẵn nói đây, 8x, 7x, ngay cả 4x,…. cũng đều lạc lõng hết, ko riêng gì 9x. Mìn tưng quen 1 anh 8x, và anh ấy thề hiện 1 chièu sâu tâm hồn về cái cũ và cái mới, anh bày tò sự trăn trở về nhưng giá trị cũ và những giá trị mới cho mình nghe. Nhưng rồi anh vẫn sồng, vẫn lập gia đình, và những thứ ấy đàn biến mất trong cuộc sống hàng ngày của anh. VN chúng ta trong lịch sư tưng xày ra 30 năm bế quan, những người còn sống trong thời gian ấy rất cực khồ, ba mẹ mình khi kể đều nói rằng thời gian ấy, đói cũng phài ráng nhịn, ráng dành ăn cho em. Ba mình phài nghì hoc, bò ươc mơ làm nhà khoa học sinh đễ đi làm công nhân kiếm tiền nuôi sống gia đình. Nhưng khi kể lại cho con chàu nghe, họ lạ kể rát bình thản, cứ như thể “chà chuyện đó chằng là gì đâu”. Ông mình từng đi lính, đôi lúc khi trí nhớ minh mẫn và đang hứng lên, ông đã nói với nhà mình là: ngày xưa, bom nổ là 1 xác 1 người tan tảnh ra hết, có khi anh em trong đoàn phải lấy rổ, nhằt từng mảnh thịt, mảnh xương chì vì không muốn gia đình đồng đội phải nhận tin “con mình bị mất tích”,….
Bạn biết đáy, nỗi buồn và sự lạc lõng đều có ở mọ lúc mọi nơi, vấn đễ là bạn đã ngồi xuống và thừ lắng nghe họ chưa, thay vì phán xét.
bạn nói rằng người lớn sẽ cho là bạn nông nổi, v….v đúng không. Bạn biết vì sao họ nói vậy không. Ko p vì bạn không giòi, không phài vì bạn không có suy nghĩ mà bởi vì cách phản ưng của bạn rất giống trẻ con mà thôi. Chừng nào bạn trải qua hơn nửa đời người, liệu bạn còn có thể nói hùng hồn như trên không. Mình cũng từng như bạn tác giả, và khi lớn lên, mình mới hiều những lời bạn Thiên Bình nói ờ trên. Cách nói của bạn, mới đúng là nhận thưc của 1 người trường thành. Vì sao, thì vô cùng khó nói, chỉ là đôi lúc chấp nhận chính là lúc người ta đã lớn.
Thêm nữa, quan điểm của bạn về ba mẹ không hiều con cái cũng đúng, nhưng mình không nghĩ bạn nên đề cập vấn đề ấy tại đây đề chưng minh thế hệ 9x khác biietj so vs các thế hệ trước. Bời vì, nếu bạn chưa từn làm cha mẹ, thì không nên kết luận vội. Không phải có làm cha mẹ rồi mới hiểu sự cực khổ của ba mẹ mình hay sao ^^. Ba mẹ không hiều cũng có nguyên do nhưng nếu bạn lấy nó làm cái cớ thì bạn càng trè con hơn.
Khi mình 12 tuồi, mình rất ghét ba mẹ, vì họ đưa mình toàn vật chất, thay vì tình yêu, từ khi 4 tuổi, mình phài tới trường mẫu giáo 1 mình, trong khi người ta có ba mẹ đưa đón thì ba mẹ mình lại nhờ dì đón giùm vì bận việc. 1 thời gian đầu mình trách ba mẹ y như bạn vậy, và rồi mình cũng lỡ lầm cho tới khi mình nói : liệu ba mẹ có thề lắng nghe con dược không. Suốt lúc đó, mình chửi ba mẹ, mình nói hết những uất ức vs ba mẹ. Ba mẹ mình đã sốc, nhưng sau đó, ba mẹ đã thay đổi rất nhiều, tâm sự vs mình nhiều hơn, cố gắng duy trì tình cảm gia đình, nhưng dồng thời cũng luôn dạy mình phải biết cách tự lập ko dc ỷ vào họ. Dến giờ, ko hằn họ hiểu hết về mình, nhưng họ đã dạy cho mình rất nhiều thứ, rằng mình phải học cách nói chuyện, lăng nghe, muốn người ta tốt vs mình, trước tiên mình phải tốt vs người ta trước,v….v
Mình chỉ nói răng, ba mẹ các bạn, có thề không phải là 1 gười hoàn hảo, họ cũng có sai lầm, họ cũng là con người, họ cũng có nỗi sợ, nhưng hãy hiểu vì họ rất thương bạn. Đôi lúc sự thề hiện tình cảm của họ khác vs những gì bạn mong đợi. Do đó, bạn cần phài lắng nghe và làm bạn vs họ trươc. Vì thế, thay vì ngồi lập luận vội vàn như trên, mình nghĩ chúng ta nên dành những tâm sụ này cho ba mẹ mình nghe, để thay đổi, để trường thành thì vẫn hay hơn. ^^ Mình cũng là 1 9x, ba mẹ mình là 5x,6x mà tự hào vì đếm giờ mình đã truyền bá vài tư tưởng cho ba mẹ mình về gu 9x đó nha. Trào luu gỉ mới ra là mình giới thiệu cho ba mẹ hết. Mình hay đi xem phim vs họ nữa. Hoá ra mẹ mình rất mê Kpop, và style Hàn Quốc. Bạn thử ăn mặc rất style HQ như áo ba lỗ kết hợp váy phồng gì đó cùng legging ra ngoài đường, với mái tóc nhuộm hatf dẻ, trang điểm nhẹ và uốn gơn đi, mẹ mình sẽ khen bạn xinh ngay. Mẹ mỉnh rất thích nó cũng như các bạn nữ 9x thích kpop vậy. Nhưng 1 số thì mẹ mình không thích lắm đâu. Con người luôn khác nhau, vì thế cuộc sống mới càng có thứ để chúng ta học hỏi, không phải sao?.
Hà Thủy Nguyên
19:28 17/10/2013Rất cảm ơn bạn vì cmt nhiệt tình. Mình không viết bài xã luận hay bài báo. Bài này nằm trong chuyên mục “Góc nhìn Book Hunter” nên nó mang tính chất phát biểu cảm nghĩ và thái độ của các thành viên trong đội, thế nên không tránh khỏi sự chủ quan. Nếu quá chú trọng và dẫn chứng cụ thể sẽ làm mất đi tính cảm hứng của bài viết. Tôi không phủ nhận những giá trị của thế hệ trước, nhưng tôi không chấp nhận việc những người của thế hệ trước dùng thành công của họ để làm thước đo đánh giá chúng ta. Thế hệ nào cũng có những điều đẹp đẽ và những điều nhảm nhí, thế hệ ông bà – bố mẹ chúng ta cũng vậy. Cái lạc lõng nằm ở chỗ thế hệ chúng ta bắt đầu sụp đổ niềm tin truyền thống và ko tìm được sự kết nối với các thế hệ trước đó. Bạn nên đọc cả series bài để thấy rõ hơn.
Một cách đặt vấn đề hơi khác comment của em có thể là: khi chúng ta đang chưa vướng bận con cái, tại sao chúng ta ko vận động cho những cái mới để sau này con cái chúng ta bớt khổ hơn?!
Chị nghĩ vấn đề hiện tại của Việt Nam ko chỉ là tư tưởng cũ, mà còn là sự cầu an nữa. Nhiều người Việt Nam hiểu vấn đề, mê cái mới, nhưng chọn sự im lặng hoặc “exit option” vì sự “an toàn” của họ và gia đình họ. Một đời sống “an toàn” trong giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, an sinh xã hội không được đảm bảo, chưa chắc đã thực sự an toàn. Con người thích trú ẩn trong “comfort zones”, trong khi comfort zones đó chưa chắc đã là điều tốt cho chính họ.
Có phải Lincoln ko muốn con trai ông ta tham gia vào chiến trường ko, hay là bà vợ của ông ta ko muốn?
Trần Mai Sơn
12:11 11/05/2013Mình nghĩ một trong những cảm giác lạc lõng, thất vọng và dẫn đến không hành động lớn nhất vì chúng ta không biết cụ thể phải làm thế nào, phải ứng xử thế nào trong thời điểm giao thời này (khi cái cũ không còn hiệu quả và đang bị nghi ngờ và cái mới chưa thành hình).
Giải pháp cho vấn đề này không đơn giản, càng không đơn giản với sức lực của một cá nhân, một con người. Trong khi đó các nhóm hình thành để tìm giải pháp (giúp đỡ, giải quyết vấn đề của nhau thôi, không nói đến những nhóm nghiên cứu to tát) có thể đều gặp 1 số vấn đề dẫn đến thất bại và tan rã : văn hóa làm việc nhóm kém của người Việt, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, tổ chức; điều phối và giải quyết các vấn đề phát sinh khi tập hợp 1 nhóm người; chưa nhìn nhận được bản chất của vấn đề; chưa đủ thời gian để tìm ra một giải pháp đủ thuyết phục người khác… Khi cố gắng đi tìm giải pháp một vài lần và kết quả đều không mong đợi, con người cũng có xu hướng rơi vào “comfort zone” hơn.
Thật trùng hợp đó chị Nguyên, vì trước đây em cũng từng viết 1 bài “9x – một thế hệ lạc lõng” để bày tỏ nỗi niềm và sự lo lắng của thế hệ mình, thế hệ 9x khi càng ngày bị biệt lập với xã hội, truyền thông chĩa nhiều phát súng vào chúng em hơn là những nụ cười, điều này làm cho thế hệ của mình rất hoang mang.. Với bài viết có chiều sâu và nhiều góc cạnh phân tích này, em cảm thấy mừng vì ít ra mình cũng đã có một vài anh chị đồng cảm với sự cô đơn mà chúng em đang đối diện hằng ngày… Và chị nói đúng, nơi đầu tiên chứng kiến nỗi niềm đó, chính là căn phòng với bốn bức tường trong chính ngôi nhà của mình 🙂
Trần Mai Sơn
12:24 11/05/2013VN mình truyền thông mới nở rộ thời gian gần đây, và mọi người dân đang dần có những cảm nhận đầu tiên về những ảnh hưởng của truyền thông lên nhận thức và cuộc sống của xã hội. Anh luôn cảm thấy rằng truyền thông đại chúng len lỏi vào đời sống của chúng ta và thay đổi, ảnh hưởng mọi thứ.
Ví dụ như bây giờ đi đâu cũng thấy tật xấu của 9x; nhưng chúng ta chẳng đủ thông tin để kết luận 9x hư hỏng hơn 8x, 7x hay 6x. Biết đâu ngày xưa các thế hệ trước cũng hư y chang; hoặc 9x chỉ hư hơn chút xíu nhưng ngày đấy làm gì có truyền thông phổ cập như bây giờ để mà ghi lại, để mà xăm soi.
Ngày xưa 1 người nào đó thạo tin thì có thể biết được những thói hư tật xấu (hay đời sống nói chung) của những con người có bán kính 1-2km trong phạm vi mình sống; nhưng ngày nay nếu chăm chỉ đọc báo người ta có thể biết được thói hư tật xấu trên toàn cõi VN; hay xa hơn là trên toàn thế giới này. Việc bạn biết khoảng 10000 người, và bạn thấy 1 tuần có 1 vụ giết người; và việc bạn biết 1 triệu người và bạn thấy 1 tuần có 100 vụ giết người thì bản chất thế giới vẫn hòa bình như cũ. Thường rất ít người nhìn nhận được vấn đề dưới góc độ này; vì thực ra bản tính của con người không make sense được những thứ kiểu vĩ mô và khô khan như vậy; họ chỉ thấy bây giờ hàng ngày họ phải đón nhận nhiều cảm xúc tiêu cực hơn ngày xưa; và đó là điều duy nhất họ quan tâm.
Cho nên thói hư tật xấu của 9x bây giờ có lẽ đang bị thổi phồng gấp n lần so với 8x ngày xưa; vì phạm vi phủ sóng về hiểu biết thế giới của con người tăng n lần mà thôi. Giải pháp là đừng quan tâm đến truyền thông nhiều; nhưng vẫn phải biết cách nó đang thay đổi, ảnh hưởng nhận thức những người khác ra sao :D. Một góc nhìn của 8x đời gần chót nhé 😀
Anh nói đúng, và sự lạc lõng của mỗi thế hệ có 1 đặc thù, 1 góc nhìn riêng. Nhưng cũng hay vì chỉ khi lạc lõng, mình mới được là chính mình nhất. Điều nguy tàn hơn hết trong cuộc sống hiện nay đó là con người ta không được là chính mình…
Thế hệ trước chê bai thế hệ này mình nghĩ có 1 vài lý do:
– 1 là do tâm lý con người, chúng ta luôn nghĩ rằng thời đại của chúng ta là tốt nhất, lúc mà chúng ta đang ở độ tuổi thanh xuân. Vì vậy ta nhìn các thế hệ sau với anh mắt phán xét, ta phán xét theo chuẩn mực đạo đức của thế hệ mình, mà đau khổ ở chỗ nó lệch quá nhiều so với thế hệ bây giờ. Mình bắt đầu trải nghiệm cảm giác này khi nhìn những đứa trẻ sinh năm 97.98 về sau và nghĩ : chúng không ngoan như mình hồi xưa. Xét ra thì mình với bố mình cũng chẳng khác nhau là mấy 🙁
– 2 là cuộc sống hiện nay quá khác biệt, các ứng dụng công nghệ cao thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta và biến đổi chúng từ cốt lõi. Ta nhìn khác, nghe khác và tư duy khác với các đây 20 năm( có khi chỉ 10 năm) rất nhiều. Vì vậy ở một giới hạn nhất định, ta có thể hiểu được bố mẹ nghĩ gì, nhưng bố mẹ không hiểu dược ta. Họ có thể nghe, nhưng họ không hiểu!
– 3 là do khác biệt về mặt giáo dục và hưởng thụ vật chất. . Những người sinh từ năm 85 trở về sau được hưởng nên giáo dục thoáng hơn, tiếp cận nhiều giá trị văn hóa Âu – Mỹ, thứ vốn xa lạ với cha mẹ họ. Nhờ sự cố gắng phấn đấu của bố mẹ, họ cũng được hưởng cuộc sống ít lo nghĩ về cơm ăn áo mặc. Rõ ràng vật chất tương đối đầy đủ thì con người sẽ tự động hướng tới các giá trị tinh thần bậc cao. Và một lần nữa, khái niệm hưởng thụ cuộc sống, hay sống cống hiến, làm việc vì đam mê quả thật là những thứ trái tai với thế hệ đi trước.
Nói 1 cách công bằng, thì chúng ta là một phiên bản nâng cấp của bố mẹ. Nhờ sự cố gắng nõ lực của họ trong quá khứ mà ta có thể có cơ hội sống một tốt đẹp hơn, phong phú hơn. Chỉ là khái niệm về cái tốt đẹp hơn đó giữa ta và bố mẹ không giống nhau mà thôi. Cố gắng nhìn nhận bản chất vấn đề và cư xử hợp lý có thể dung hòa bớt những mâu thuẫn giữa các thế hệ
Lời bài hát của Cat Steven là cách giải thích tuyệt vời cho mâu thuẫn giữa 2 thế hệ. Ở đoạn cuối bài hát, người con đã phải chọn cách ra đi vì không thuyết phục được bố hiểu cho những mong muốn của mình. Thật buồn làm sao!
https://www.youtube.com/watch?v=Q29YR5-t3gg
Trần Mai Sơn
12:29 11/05/2013Về cơ bản mình đồng ý với góc nhìn theo cách quan sát dài hạn; không vội vàng đánh giá chỉ dựa vào những thông tin tức thời của bạn.
Bọn mình sẽ cố gắng phân tích những yếu tố đó trong các bài viết tiếp theo
Tôi hiểu tất cả những gì bạn viết – dù không biết là hiểu được đến đâu. Đây không phải là lần đầu tôi đọc những bài viết như vậy và cũng không phải chỉ đọc từ người khác. Đã có rất nhiều lần tôi muốn viết ra những suy nghĩ tương tự nhưng khả năng ngôn từ không được trau chuốt, kiến thức xã hội cũng chẳng đến đâu, đành sống lượn lờ mà tiếp tục chiêm nghiệm cái sự mơ hồ – cô độc đó vậy. Chỉ có điều trong bài viết này bạn chỉ nhắc tới những xung đột với thế hệ trước mà không phải với thế hệ sau, hai luồng mâu thuẫn ấy luôn phải tồn tại song song thì mới khiến lớp trẻ sinh vào cuối thế kỷ 20 trở nên lạc lõng tới vậy. Kỷ nguyên Bảo Bình thực ra đã bắt đầu vào cuối những năm 60s-70s, nhưng những chấn động của nó hiển hiện rõ nhất trong những đứa trẻ sinh vào cuối những năm 80s và đầu những năm 90s, khi hành tinh Pluto nằm ở cái nôi của những chuyển hoá tâm linh và những tái tạo trong sức mạnh tư tưởng. Chúng ta đều nên hiểu những gì đã xảy ra trong thời gian đó, rất tiếc khi nó không nằm trong nhận thức của bất kỳ ai. Khó mà tìm được một người bạn cùng lớp để bàn chuyện triết học hay tôn giáo, sự lạc lõng ấy làm người ta càng cảm thấy khao khát được đi xa và trải nghiệm nhiều hơn, có thêm sức mạnh để tự mình tạo ra những thứ không tồn tại ở bất cứ đâu trong thế giới thực tế. Đi xa cũng chỉ để hiểu cô độc hơn nữa, những luồng sóng mâu thuẫn liên tục tấp vào mình – khi cùng trên bước đường đó thì những kẻ sống trong thế giới được bảo bọc bởi một xã hội thân thiện và văn minh sẽ chẳng bao giờ hiểu. Khi đọc tới phần cuối bài, tôi không biết chúng ta có chung một người bạn nào không (cười). Tất cả những gì họ làm đều khiến tôi cảm thấy thân thuộc, là thế hệ của tôi, thế giới tôi đã sinh ra và lớn lên. Nhưng khi tắt tab thì mọi thứ lại quay về guồng quay cũ, làm có người nghi ngờ liệu sự cô đơn này là do ảo tưởng dựng thành, sự mơ hồ ấy khiến cảm giác đồng cảm cũng chỉ là ngộ nhận phù du. Chẳng ai biết chắc. Sống ở một môi trường đang phát triển và không ngừng tiếp nhận cái mới, nỗi khổ trong lòng cũng tự dưng trở nên nhỏ bé và già cỗi lắm, khi chỉ có quan sát thế giới cũng đã là một thú vui không dài lâu nhưng đủ cho người ta chút động lực mà bước tiếp.
Vào những thập niên 60-70 khi phong trào hippie nở rộ ở Mỹ và Châu Âu, những người trẻ dường như muốn phá bỏ tất cả những quy phạm trong quá khứ và xây dựng nên hệ giá trị đạo đức của riêng mình. Thật khó để nói nỗ lực của họ đã đạt được kết quả gì, nhưng rất nhiều người trong số họ sau khi mất phương hướng trong thế giới tinh thần của mình thì lại tìm về những tôn giáo xa xưa như Phật Giáo và Hồi Giáo. Có lẽ điều thú vị nhất ở đây là những bậc cha mẹ ở thế hệ này mặc dù có thể rất sùng đạo, nhưng họ không bắt buộc con cái phải tin những thứ mà họ tin, mà họ muốn con họ cũng trải qua 1 cuộc hành trình tâm linh như mình và tìm ra thế giới quan của riêng mình. Ở 1 góc độ nào đó tôi thấy thế hệ đầu 9x 90, 91 cũng giống như thanh niên trong thập niên 60-70 vậy và cha mẹ của chúng ta giống như những bậc phụ huynh mẫu mực thời thập niên 50 thế kỷ trước ở Mỹ!
Bạn nói đúng về việc khó mà tìm được một người cùng tuổi chúng ta bàn chuyện về tâm linh hay triết học một cách nghiêm túc trong khi cha mẹ thì chỉ biết thờ cúng một cách mù quáng hoặc xem triết học là thứ cao siêu không phù hợp với cuộc sống bình thường. Mong muốn sống và trải nghiệm những điều vượt hơn nỗi lo cơm áo gạo tiền và danh lợi phù phiếm: ta mong được hiểu biết bản thân hơn và hòa nhập với tự nhiên – trong 1 xã hội coi vật chất là tất cả khiến ta trở nên lạc lõng và khác biệt với người khác và sự cô đơn từ đó mà ra.
Tôi không hiểu lắm ý bạn muốn diễn tả ở cuối bài viết của bạn là gì! Tôi thì nghĩ internet và các ứng dụng của nó giúp chúng ta kết nối với nhau 1 cách dễ dàng hơn, ta có thể liên lạc với người thân ở cách xa vạn dặm hay nói chuyện với người ngoại quốc sống ở 1 lục địa khác. Tuy vậy, internet không làm cho con người với con người giao tiếp với nhau 1 cách tốt hơn. Thay vì khóc, cười, mếu máo, nhăn mặt, tức giận khi đối diện với người thật, chúng ta lại phụ thuộc vào các hình ảnh nhỏ bé xinh xắn để bày tỏ cảm xúc của mình. Vì vậy internet dễ dang cho phép ta thể hiện 1 mặt khác của con người trong ta, có thể là khuôn mặt mà ta che giấu trong thâm tâm hay là con người ta mong muốn được mọi người, xã hội thừa nhận. Dù là gì đi chăng nữa, tôi tin nó cũng là 1 phần con người của chúng ta . Vì vậy nếu bạn tìm thấy sự đồng cảm dù chỉ là hời hợt thoáng qua từ 1 người xa lạ trên 1 trang web nào đó, thì hãy cứ tin đó là sự thật. Nó an ủi bạn khi phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống : ở đâu đó trên thế giới này, vẫn còn có người giống như mình và hiểu mình!
Trần Mai Sơn
12:36 11/05/2013Thực ra có một yếu tố cơ bản khiến thế hệ chúng ta quan tâm đến mục đích sống, các yếu tố tinh thần nhiều hơn các thế hệ trước bởi vì hầu hết đến thời thanh niên chúng ta đã được nuôi ăn, nuôi đi học đầy đủ. Nhưng thế hệ ông bà chúng ta khi nuôi bố mẹ chúng ta chỉ tâm niệm 1 điều làm sao để bố mẹ chúng ta sống sót được (việc đẻ nhiều con cũng một phần lớn vì lý do này; nếu biết chắc chắn con mình sinh ra có cơ hội lớn sống sót đến tuổi trường thành; con người nói chung sẽ ít sinh hơn). Đến thế hệ bố mẹ chúng ta nuôi chúng ta, chỉ tâm niệm một điều : làm sao cho con cái mình ăn no, mặc ấm, học hành đầy đủ, có trí thức và có vốn để có được một địa vị trong xã hội.
Bố mẹ chúng ta không quan tâm đến cảm xúc của chúng ta; và chúng ta cũng khó có thể kỳ vọng điều đó từ bố mẹ; chứ đừng nói đến kỳ vọng bố mẹ định hướng giúp chúng ta; hướng dẫn chúng ta cách xử thế hay đối mặt với cuộc sống này. Mình nghĩ đó là điều bình thường; và thế hệ chúng ta phải tự đi tìm con đường cho chính mình mà thôi, thường là đến từ bạn bè hay một đức tin nào đó.
Đáng tiếc là phải nói bài viết này không sâu sắc, chỉ nói trên bề mặt, có khá nhiều nhận xét chủ quan, như trong phần kết luận của bài này, “Một là chia sẻ với các bạn sự đồng cảm về cảm giác lạc lõng giữa một thế giới 7 tỉ người mà chẳng có sự kết nối nào với nhau.” Đồng thời, bài viết thiếu giá trị vì không đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
–> Ở thế giới được hình thành từ mọi kết hợp tương đối này, tiếp diễn một cách sống động, the world of Cause and Effect, không có bất kể cái gì mà không liên quan với nhau cả, liên kết chặt chẽ từ vật chất tới tinh thần, từ vi mô đến vĩ mô, từ chính trị tới kinh tế, giữa vật chất và ý thức, hình thức và nội dung, vv…, từ trước tới sau, mọi chiều của không gian và thời gian, không có tế bào hoặc những đơn tử thì chẳng bao giờ có cái gọi là “thế giới” vật chất, không có một nhân làm thức ăn làm nguyên nhân, thì chẳng bao giờ có cái gọi là quả/kết quả, hay cái hiện hữu đang tồn tại, tiếp diễn.
Ngay cả một tư tưởng, cảm giác được hình thành, tạo ra cũng chẳng phải tự nó sinh ra, tự nó có, mà là có ít nhất một nhân làm tiền đề sinh ra nó, và những tác nhân khác làm cho nó tiếp tục. Tất cả đều có sự kết nối chặt chẽ, liên hệ, tác động, ảnh hưởng từ mọi hướng. Nếu không có một tác nhân đầu và những tác nhân khác từ mọi phía, thì ngay cả cái cảm giác gọi là “lạc lõng” ấy làm sao mà có, từ đâu mà ra, làm sao có thể tiếp diễn.
Hiểu như vậy, làm gì có chuyện “chẳng có sự kết nối nào với nhau.” Khi tác giả nói câu này, thì bài này không phải là “Chúng ta” nữa, mà chỉ là chỉ là tự thân của chính tác giả cảm thấy như vậy, hoặc chỉ có một mình tác giả cảm thấy “lạc lõng” trong thế giới ảo nào đó. Đây chỉ là một sự “lạc lõng” trên văn tự, trong những ca từ của một bài hát hay một bài thơ lãng man, hoàn toàn không thực tế, không nhìn vào chiều sâu và mọi nối kết của thế giới tương đối. Nếu thực sự có cái mà gọi là “lạc lõng” ấy tồn tại mà chẳng có sự nối kết nào với nhau, nếu điều này có thực, thì cái thế giới tương đối này cũng sẽ không tồn tại hay được ra, sống động tiếp diễn không ngừng.
Dù là để giáo dục con, dù là để sống, làm việc, tự giáo dục bản thân, chúng ta phải nên nhìn một vấn đề từ tất cả các kết nối, từ nguyên nhân dẫn đến kết quả. Hiểu như vậy, thấy như vậy, hãy đặt xuống cái tư tưởng cảm giác “lạc lõng,” lấy một tư tưởng tích cực làm nhân tố cho những kết quả tốt, ngay từ thời khắc hiện tại, hướng tới một tương lai tươi đẹp mà chúng ta trông mong.
Trần Mai Sơn
12:50 11/05/2013Bài này chỉ là bài đầu tiên trong chuỗi bài viết về “lạc lõng” của bọn mình; mình nghĩ nếu bạn kỳ vọng trong một bài viết có thể đề cập hết được mọi khía cạnh của vấn đề thì rất khó. Bài này giống như mới chỉ đi cào sượt trên bề mặt, nêu ra một thực trạng và để xem có bao nhiêu người cũng đang cảm giác như vậy, đang có cái “pain” đó dù họ có lý giải được, tìm được phương thức để giải quyết hay chưa.
Còn mình không hiểu logic của bạn đưa ra, và cũng chưa thấy luận điểm cụ thể nào để tranh luận với bạn cả. Có thể bạn cho rằng “lạc lõng” là vấn đề chủ quan, là cảm giác của riêng một người; với những điều kiện sống và suy nghĩ rất khác biệt; và bài này đang đánh đồng cảm giác đó thành cảm giác của nhiều người? Mình thì không nghĩ như vậy, ở những nước mà con người quen thuộc với cuộc sống đô thị lâu hơn chúng ta; y học đã ghi nhận được những biểu hiện của “lạc lõng” hay cảm giác bối rối, mất định hướng ngày càng tăng (các hội chứng này được gọi chung là anxiety disorder). Theo một survey mới đây thì khoảng từ 14-18% dân số Phương tây đang gặp vấn đề với “cảm giác lạc lõng” này. Thanh thiếu niên đương nhiên chịu ảnh hưởng mạnh hơn của hội chứng này; và con số % thanh thiếu niên bị ảnh hưởng còn cao hơn 14-18% nhiều (có lẽ là gấp đôi; vì khoảng 50% dân số phương Tây trên 40 tuổi).
Bọn mình thấy đây là một dấu hiệu rất đáng chú ý; và không biết các bạn khác thế nào; nhưng bọn mình cảm nhận cá nhân rằng mình là những người ít ỏi ở VN đang dần cảm nhận được hệ quả của hội chứng này (hoặc ít nhất là những người ít ỏi nói/viết ra về cảm nhận đó ở VN). Mình nghĩ xã hội VN càng phát triển, công nghiệp hóa càng có nhiều người sẽ có cảm nhận được rõ nét hơn về vấn đề này thôi.
chuẩn anh
Đọc hết phản hồi mới thấy được anh đưa ra cùng quan điểm với mình, đặc biệt trong đoạn “Khi tác giả nói câu này, thì bài này không phải là “Chúng ta” nữa, mà chỉ là chỉ là tự thân của chính tác giả cảm thấy như vậy, hoặc chỉ có một mình tác giả cảm thấy “lạc lõng” trong thế giới ảo nào đó. Đây chỉ là một sự “lạc lõng” trên văn tự, trong những ca từ của một bài hát hay một bài thơ lãng man, hoàn toàn không thực tế, không nhìn vào chiều sâu và mọi nối kết của thế giới tương đối.”. Bài viết tương đối chủ quan, dùng dẫn chứng cũng chủ quan hoặc chưa thể hiện sự sâu sắc. Quan điểm đưa ra có phần đánh đồng, dùng đại từ “chúng ta” đánh vào xu hướng đám đông.
1 người thuộc thế hệ 8x đời đầu, version 8.0 như tôi chưa bao giờ thấy lạc lõng. Trân trọng và yêu quý thế hệ trước dù đôi lúc rất ghét bị phán xét. Luôn tò mò tìm hiểu và hòa mình vào những niềm vui tuổi mới lớn dù đôi lúc vẫn phán “trẻ trâu”.
Nói về lạc lõng, thì dường như giữa các thế hệ luôn có 1 lớp đệm về tuổi tác, tâm lý, văn hóa…. khiến họ ko phải ngay lập tức hiểu nhau. Cái gì cũng phải có một quá trình. Bản thân tôi nghĩ thế.
Bài viết rất hay, phản ảnh được có thế nói là khá sâu sắc về tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của lớp trẻ hiện nay.
Nhưng như cổ nhân đã nói :”Nuôi con, mới biết lòng cha mẹ”. Khi các bạn trẻ có gia đình riêng, có con, thì có thể sẽ như bạn Hoa Phạm đã chia sẻ: “Trẻ thì có rất nhiều sự tưởng tượng. Rồi khi trưởng thành, chúng ta lại quay trở lại với cái cũ (nhưng có giá trị mới (?)). Vậy khi chính chúng ta trở thành người làm cha làm mẹ có lại quay lại với tư tuởng tương tự như thế hệ trước không nhỉ?”.
Xin được chia sẻ cảm giác “lạc lõng” của tác giả khi viết bài. Bản thân mình cũng không biết diễn tả trạng thái của chính mình như thế nào cho chính xác, nhưng có vẻ từ “lạc lõng” là gần và thích hợp nhất. Tôi tìm thấy trong bài viết có rất nhiều điểm giống với suy nghĩ của mình, đáng quý là có những điểm tôi đã nghĩ đến mà chưa diễn đạt ra được như bạn.
Tôi cũng xin được phản đối câu nói :” một thế giới 7 tỉ người mà chẳng có sự kết nối nào với nhau”, sao phũ phàng quá :)), có thể nó diễn tả được đúng cảm giác của mình nhưng có vẻ hơi to tát quá. Tôi lạc lõng trên thế giới này, thế giới này có thể không có sự liên kết nào với tôi, nhưng bản thân nó có rất nhiều mối liên kết đan xen vào nhau và chẳng cần biết tôi như thế nào cả.
Hơn nữa, cảm giác lạc lõng càng trở nên sâu sắc khi mà đôi khi, chúng ta tìm ra được một vài liên kết với “thế giới” và rồi không nắm bắt được nó, để cho cơ hội để liên kết với môi trường trôi mất, chỉ còn lại mình ta với cảm giác cô đơn và lạc lõng như ban đầu. Cũng giống như bạn đã có dịp chúng kiến các bạn của mình đi làm từ thiện, và sau đó bạn biết họ vẫn làm nhưng không có thêm lần nào đi làm cùng họ. Bạn biết rằng thế nào là tiến bộ, nhưng bạn vẫn lạc lõng khi đứng trên ranh giới của cái cũ và cái mới. Lựa chọn là của bạn vẫn còn, và cũng vì bạn chưa quyết định được sẽ ngả về bên nào nên vẫn cứ chơi vơi và lạc lõng trên thế giới có 7 tỉ người ^^ này.
– Sự đầy đủ về vật chất đã thúc đẩy tư duy phát triển. Tác giả đã từng đặt câu hỏi thế hệ trước đó có bị các thế hệ trước nữa nghi ngờ và phê phán không? Có thấy các lãnh đạo dè dặt trẻ hóa lực lượng lãnh đạo nhà nước không? Do đó đầu tiên không nên nghĩ rằng thế giới chỉ có 2 thế hệ.
– Trước sự bùng nổ về liên kết xã hội qua mạng thì tác giả cho rằng bị lạc lõng vì…không ai hiểu mình. Theo phân tích thì tác giả có cách nhìn vật chất và chiến tranh gán cho thế hệ trước là bất công. Vì sao lại có chiến tranh? Bản chất là gì? Tự cổ chí kim có chiến tranh chưa và tương lai có hết chiến tranh không? Ở vấn đề này không thể coi sự tàn khốc của hai cuộc đại chiến diễn giải con người có tàn bạo suy đồi hơn xưa hay nay.
– Mọi thế hệ đều đi vào tuổi thanh niên. Mọi thanh niên đều có những ước mơ hoài bão đầu đội trời chân đạp đất. Triệu người mới có một người và cái hay của xã hội là khiến triệu người trẻ đều nghĩ mình sẽ là người đó để phấn đấu. Đến khi nhận ra ta không phải là lãnh đạo xã hội thì cảm thấy lạc lõng, oán trách xã hội? Hãy lớn nhanh đi, bạn sẽ hiểu thế nào là cơm áo, gạo tiền. Để hiểu muốn có những lần khoác balo lên vai đi chu du có cần cơm áo gạo tiền không.
– Giá trị trong 2 thế kỷ qua tác giả nói đến có sự tiến bộ rất lớn về khoa học kỹ thuật, về dân chủ và bác ái. Phủ nhận quá khứ và thế hệ đi trước là tự chặt đi đôi chân của tương lai. Ngòi bút có sức mạnh rất ghê gớm nhưng hãy cố gắng tích cực hơn và tránh cục bộ trong suy nghĩ để tư tưởng được giải phóng.
Mình đọc bài viết và cm của các bạn nhưng mình thấy vẫn bài viết vẫn thiếu 1 chút đặt mình vào vị trí của bố mẹ để lo nghĩ cho con cái, và nghĩ về cảm xúc của các bậc phụ huynh. Ad có thể làm rõ thêm cho mình về vấn đề này k? Vì thực sự với thế giới hiện tại bố mẹ cũng rất lo lắng cho con cái khi có quá nhiều tệ nạn xã hội diễn ra, và bố mẹ cũng đã rất mệt mỏi khi đi làm và nuôi dạy chúng ta. Và chúng ta có từng nghĩ rằng bố mẹ chúng ta cũng bị lạc lõng vì k thể nói chuyện được vs ông bà chúng ta k, vậy làm thế nào họ thoát ra đc cảm giác đó?
Mình viết cung k được hay lắm mong Ad và các bác thông cảm.
Khi bạn nhìn đúng vào sự thật như những gì nó có thì khi đó, bạn sẽ thấy song song một sự cô đơn.
Mình đồng ý, ngôn từ thật sự rất dễ gây hiểu lầm ^^
Hà Thủy Nguyên
10:06 18/10/2013Sự thật có rất nhiều khía cạnh của nó, không ai có thể mô tả được toàn bộ sự thật. Chúng ta chỉ đang chơi ghép tranh
Nếu chúng ta có thể ghép thành bức tranh chỉ trong đầu mỗi chúng ta thôi, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn được một chút. Nhưng thôi, thực tế một chút, hi vọng chúng ta thực sự đang ghép tranh
Thật sự là một bài viết mà bắt đầu bằng cách trích dẫn một bộ phim không phải là 1 cách hay.
Về chủ đề sự lạc lõng của các bạn trẻ, mình thấy bài viết dưới đây là 1 bài viết khá thú vị.
https://www.huffingtonpost.com/wait-but-why/generation-y-unhappy_b_3930620.html
Hà Thủy Nguyên
10:04 28/10/2013Cảm ơn bạn vì đã góp ý. Nhưng với mình, sách với phim cũng chẳng khác gì nhau. Chúng ta đang thay đổi phương tiện truyền tải thông tin. Sách không phải phương tiện độc tôn quyết định chuẩn mực của tư duy.
Mỗi người chỉ cần bỏ cái tôi của mình đi là k còn lạc lõng nữa. Thế hệ này lạc lõng vì cái tôi của mỗi người quá lớn.
trích : “Cái gì là thật đối với đa số các bậc phụ huynh: Học hành chăm chỉ, có bằng cấp, công ăn việc làm đầy đủ, lấy vợ, đẻ con và… chết.”
Tạm bỏ qua yếu tố về giới tính ở mệnh đề trên, ai có thể cho biết có những cái gì khác với nội dung trên là thật ?
“Cái giá để là một người tỉnh trí trong xã hội này, là cảm giac’ lac. loài dù ít hay nhiều.” – Terence Mckenna 🙂
Thật sự thì thế hệ chúng ta thiếu một cái gì đó, thiếu niềm tin vào một ánh sáng nào đó, chúng ta thiếu một tinh thần chung của con người hướng đến một giá trị cao hơn.
Tác giả đang phát biểu về một trong những điểm khác của giới trẻ (mà theo tác giả là những người sinh ra từ nửa sau thập niên 1980 trở đi) với những thế hệ trước đó. Tiếc rằng, điểm khác này cũng không phải là khác biệt về chất trong đời sống nhân sinh. Con người sinh ra, già yếu đi, bị bệnh tật và lại trở về với cát bụi… Đây là quy luật trường cửu. Không một ai thay đổi được. Còn lại sự khác nhau do suy nghĩ, lối sống… giữa thế hệ bố mẹ, ồng bà với con cháu (do cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin, truyền thông là nhân tố chủ đạo tạo nên) thì cũng có, nhưng không phải là nguyên nhân tạo ra tâm lý để mà “lạc lõng”… Lạc lõng cũng có cái tốt, có cái xấu, giống như trạng thái cô đơn vậy. Tính hai mặt của vấn đề cũng là một chân lý thường hằng…
HTN có lẽ chịu ảnh hưởng tư tưởng của những nhà triết học theo trường phái hiện sinh… đang suy tư và phát ngôn đại diện cho thế hệ mình…Nhưng nhìn chung bài viết không có điểm sáng nào cả. Bạn đọc có thể gặp những suy tư theo lối tư biện này ở nhiều bài viết, tác phẩm của rất nhiều người khác nữa… Dẫu sao cũng phải ghi nhận, nói lên một tiếng nói phản ánh tâm trạng thế hệ mình cũng là điều mang lại một giá trị, ý nghĩa nào đó, cho dù điều đó rất nhỏ nhoi và nhiều khi tiếng nói đó bị cái ồn ào, xô bồ của cuộc sống thường nhật cuốn đi…!!!
Đừng trở nên quá chìm đắm vào các khái niệm của “lạc lõng” nhé, ít nhất bạn còn có mình cũng đang kêu gào đủ mọi thứ của thế giới này, tiếc quá chưa biết nên làm cái j cả 🙂
@Hạnh
Theo mình bài viết này đã nhìn thấy được vấn đề, nhưng cách viết còn hơi tiêu cực và chủ quan.
theo ý kiến của mình thì chúng ta phuh thuộc quá nhiều vào bố mẹ vào những định kiến của xã hội .những người có ước mơ có năng lực bị kìm kẹp trong định hướng của gia đình phải đi theo thế mạnh của gia đình .còn những kẻ lười nhác chỉ việc ăn chơi rồi dùng tiền để tiến thân .không chỉ vậy .ngta còb phụ thuộc vào hai từ “ổn định” . chạy trăm triệi để mua đc ghế ngồi .lương bình bình .cv ngày nào cũng lắp lại . bỏ lại hết đam mê và ước mơ để làm một a cnvc nhà nước .có lương ổn định và về có lương hưu .thế hệ chúng ta sinh ra giữa thời kì chuyển biến . có cơ hội tiếp thu nét đẹp văn hóa dân tộc và văn minh văn hóa nhân loại .chính vì thế chúng ta phần lớn có tuổi thơ ” dữ dội” và đẹp hơn giới trẻ bây giờ .có hiện tại đầy đủ no hơn so với thế hệ đi trk . những ng dsi trk không hiểu ta đang làm gì .thế hệ sau không hiểu rằng chúng ta đã qua những gì . chúng tah hãy giữ lại những nét đẹp văn hóa dân tộc chứ không phải hủ tục tư duy ỷ lại .tiếp thu có chọn lọc văn hóa các nc trên thế giới mà vẫn giữ bản chất dân tộc .để chúng ta là những con người việt nam với tư duy đổi mới mà không mất gốc
Bui Tam Van k biết tại sao bạn lại nói là bài viết k có điểm sáng nào, riêng bản thân m thấy bài viết phản ánh rất gần với hiện trạng của giới trẻ, vì bản thân mình cũng là 1 ng trẻ. Mình thấy đoạn viết của bạn dùng rất nhiều từ chuyên môn, định luật, nhưng có vẻ bạn chẳng hiểu bài viết đang nói gì cả, và đang phản bác hoàn toàn sai hướng.
Đọc xong bài này mình có cảm giác như đang nói về mình vậy. Đồng cảm với tác giả. Chúng ta như những người ko thuộc về thế giới này nhỉ. Thế hệ trước và rất nhiều người xung quanh hoàn toàn bị trói buộc vào chủ nghĩa vật chất. Họ bạc nhược với đời sống tinh thần của bản thân và người xung quanh, tàn phá môi trường tự nhiên, gây mất cân bằng cho xã hội hiện tại. Sau khi mình có duyên được thiền định và yoga, học được cách tĩnh tâm, quả thật mình nhìn người xung quanh như những người điên cuồng chạy theo vật chất và bị cuốn vào truyền thông, báo chí, mạng xã hội tiêu cực. Cứ lên 1 bài báo tích cực, thay đổi môi trường tích cực, hay cách sống tốt hơn thì có rất nhiều người vào cm chê bai đó là sự viển vông. Nhìn những toà nhà bê tông dày đặc,ra đường thì khói bụi ô nhiễm, nguồn nước thì đầy mùi thuốc tẩy,thức ăn thì toàn hoá chất độc hại. Tóc mình thì rụng đi nhiều, da thì luôn dị ứng, trong gia đình có tới 4-5 người thế hệ trước bị ung thư. Mình nói họ nên thay đổi cách sống lành mạnh chăm tập thể thao, ăn uống healthy, bớt uống rượu bia và suy nghĩ tiêu cực, thì họ chẳng thèm nghe , mình cảm thấy sợ hãi khi sống trong 1 thế giới như vậy. 1 nơi mà việc đọc sách làm những việc tử tế, hay việc nhặt cục rác ngoài đg bỏ vào thùng đựng rác bị cho là quá rảnh, học hỏi thay đổi tư duy ko tốt thì bị cho là khùng điên. Làm ăn đàng hoàng tử tế không lừa gạt người thì bị cho là yếu đuối ngu ngốc.