Home Đọc Cầm Thư quán – Thế nào là đạo? Thế nào là đời…?

Cầm Thư quán – Thế nào là đạo? Thế nào là đời…?

Những ngày trời lạnh lạnh này, thích nhất là được thảnh thơi nằm trong phòng, ung dung đọc sách. Mà sung sướng hơn nữa, thì chính là đọc được một cuốn sách khiến mình tâm đắc mãi không thôi. Với tôi, cuốn sách ấy chính là “Cầm Thư quán”.
“Cầm Thư quán” từng được Bách Việt xuất bản lần đầu vào năm 2008, nhưng sau đó bị thu hồi ngay mà chẳng thấy có một lý do rõ ràng nào cho vấn đề này. Đến nay, đã 10 năm kể từ ngày đầu tiên xuất hiện, tôi mới được cầm trên tay cuốn sách này.

Tôi không muốn nói quá chi tiết về nội dung của “Cầm Thư quán”, vì theo tôi, bất cứ ai đang trên con đường theo đuổi những điều tuyệt mỹ, hay đang băn khoăn tự hỏi thế nào là đạo, thế nào là đời, thế nào là ái tình, thế nào là đau khổ, thế nào là khát khao, thế nào là tuyệt vọng, thì đều nên đọc cuốn sách này, thay vì đọc những đoạn tóm tắt truyện hay đi hỏi ai đó về nội dung cuốn sách.

Tìm mua sách tại đây: https://thebookhunter.org/portfolio-item/cam-thu-quan/

Bước chân vào thế giới của “Cầm Thư quán”, chính là người đọc bước chân vào thế giới “từ nhị nguyên tới nhất nguyên”: từ sự phân chia giữa cuộc sống nhàm chán, nhạt nhẽo của những con người đang bị trói buộc trong vòng luân lí với cuộc sống “thoát tục” tự do, phóng khoáng của số ít những người như Ngọc Cầm, Ngọc Thư; đến với “nhất nguyên” cuối cùng bùng cháy thành ngọn lửa – ngọn lửa của sự hủy diệt và tái sinh đẹp đẽ hơn.
Bước chân vào thế giới của “Cầm Thư quán”, người đọc cũng sẽ gặp những con người vừa lạ, vừa quen: Đó là một Lê Thánh Tông cao cao tại thượng mà vẫn si tâm nhất mực, đó là một nàng Ngọc Cầm khát khao vượt thoát lẽ thường, một nàng Ngọc Thư đau đáu về cuộc sống và giác ngộ. Những con người đó, lạ vì họ đang ở một không gian phân biệt hẳn với chúng ta, ở một thời đại thịnh thế đã xa xôi lắm rồi; nhưng lại rất quen, vì ham muốn của họ cũng hiện hữu trong mỗi chúng ta, lúc nhiều lúc ít.
Trong thời đại bùng nổ của Internet hiện giờ, một cuốn sách “Cầm Thư quán” nhỏ bé với đề tài không “chiều lòng” người đọc dường như bị lọt thỏm trong vô vàn cuốn sách khác, và bối cảnh lịch sử thời Lê cũng không còn mới mẻ để thu hút bạn đọc nữa. Hơn nữa, giờ đây, người ta thích sách “mì ăn liền” nhiều hơn là sách thúc đẩy con người đào sâu suy nghĩ.
Thế nhưng “Cầm Thư quán” vẫn tồn tại, vừa như một minh chứng, vừa như một khúc bi ca, lặng lẽ nhắc nhở con người nhìn lại chính mình, để từ đó vươn tới những điều đẹp đẽ, và để những người như Ngọc Cầm, Ngọc Thư tìm ra tri âm, tri kỷ.
Quốc Toản

THIÊN ĐỊA PHONG TRẦN – MỘT “KHÚC CUNG OÁN” GIỮA THỜI LOẠN LẠC

Hồi còn đi học, tôi thường đọc đi đọc lại "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn. Những câu ngâm: “Thiên địa phong trần/ Hồng nhan đa truân/...” đã theo tôi suốt một thời cắp sách đến trường. Hồi đó, tôi chỉ lờ mờ biết được “thuở trời đất nổi cơn gió bụi” là một thời loạn lạc, phân tranh. Lớn hơn một chút, tôi đọc thêm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều. Tôi của lúc đó cũng đặt câu hỏi, tại

Viết tiểu thuyết lịch sử để làm gì?

Tiểu thuyết lịch sử là gì? Đó là câu hỏi gây tranh cãi trên mọi văn đàn dù ở Việt Nam hay trên thế giới. Nội tại của khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” chứa nhiều nghịch lý: Một thái cực là “lịch sử” với các đòi hỏi về tính xác thực của sự kiện và nhân vật, thái cực khác là “tiểu thuyết” với những khoảng không hư cấu không giới hạn. Như vậy, tiểu thuyết lịch sử chông chênh đi giữa ranh giới

Tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” và bài học Canh Tân

Trong số các nhà văn dã sử của nền văn học hiện đại Việt Nam không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết lừng danh “Hồ Qúy Ly”. Có thể nói Nguyễn Xuân Khánh là một cây đại thụ! Người ta chỉ nhận ra một cây đại thụ khi nó đã đủ lớn. Người đọc cũng chỉ biết đến ông từ sau khi “Hồ Qúy Ly” được xuất bản.Giữa lúc tình trạng văn học nước nhà vào những năm 90 đang rơi vào

“Tam Quốc diễn nghĩa”: từ lịch sử đến tiểu thuyết

Gia Cát Lượng tiên phong đạo cốt, Trương Phi mặt đen dữ dằn, Thục tốt Ngụy xấu… Tất cả những nhận định dựa trên các ấn tượng ấy ở người đọc “Tam quốc diễn nghĩa” đã định hình nên thái độ của chúng ta đối với các nhân vật lịch sử thời Tam Quốc. Hiện nay, không phải chỉ ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và phê bình phương Tây vẫn dựa trên “Tam Quốc diễn nghĩa” để tìm hiểu về thời Tam Quốc.
le-nam

Lê Nam

29/11/2022

“Mùa dã cổ” của Hà Thủy Nguyên, mùa của cơn say tinh thần

Trong một xã hội ưa hình thức, tập thơ “Mùa dã cổ” của Hà Thủy Nguyên là một sự lạc điệu. Người ta đua nhau viết tiểu thuyết, Nguyên lại làm thơ. Người Ta đua nhau làm thơ hậu hiện đại, Nguyên lại tìm về những biểu tượng cổ xưa. Người ta đau đớn một cách đắc chí trong nghệ thuật còn Nguyên cố để phiêu lãng mà những vương vấn nợ trần gian vẫn còn quá nhiều. Bởi vậy, sự xuất hiện của “Mùa
le-nam

Lê Nam

03/12/2020