Home Soát Ảnh hưởng tiêu cực của gangster rap – Cần ngăn chặn để tránh hậu quả xảy ra

Ảnh hưởng tiêu cực của gangster rap – Cần ngăn chặn để tránh hậu quả xảy ra

(Đăng báo năm 1999)
Lưu ý: Bài viết có yếu tố thô tục. Điều này là cần thiết để cho người đọc thấy bản chất của gangster và không hề mang ý đả kích.
Vào giữa những năm 1980, ngành công nghiệp âm nhạc đã bị xáo động bởi sự xuất hiện của gangster rap. Những nghệ sĩ như Schoolly D và N.W.A đã sản xuất những bản hit “PSK what does it mean” hay “Fuck tha police”. Dòng nhạc mới này khắc họa bức tranh hiện thực trần trụi về các băng nhóm, súng đạn, bạo lực, phân biệt giới tính. Nó được đón nhận nhiệt tình và dần trở nên nổi tiếng rộng khắp vài năm sau đó. Đầu những năm 1990, gangster rap đã đạt được những vị trí cao nhất trên các bảng xếp hạng. Vài nghệ sĩ tiêu biểu có thể kể đến là Dr. Dre và Eazy-E, cả hai đều là cựu thành viên của N.W.A, Snoop Doggy Dogg (nay là Snoop Dogg), Tupac Shakur và Ice-T. Trong khi mỗi người đều có một phong cách riêng, thông điệp chung ẩn bên dưới mỗi tác phẩm của họ đều phản ánh bạo lực, phân biệt đối xử và tình dục theo cách khiến người nghe cảm thấy những vấn nạn này vô cùng bình thường và có thể chấp nhận được, cho dù thực tế thì không hề như vậy. Bản chất thực của gangster rap gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp nào có thể khả dĩ ngăn chặn được nó. Ngày nay, gangster rap vẫn tiếp tục gửi các thông điệp tiêu cực tới người nghe, thế nhưng đã xuất hiện những người dám đứng lên thể hiện sự phản đối.
N.W.A là những người khai màn cho cuộc chơi của gangster rap với bài hát “Fuck the police” vào năm 1988 từ album “Straight outta compton”. Lời bản rap thể hiện sự thù ghét dữ dội với cảnh sát và ngầm ám chỉ tất cả cảnh sát đều là những kẻ phân biệt chủng tộc. Phần giới thiệu của nó có viết:
Same fucking thing with the police…
‘Cause the police just like fuckin’ with people, you know.
They stop you, throw you on the ground and shit.
Put a gun to your head, and shit, you know what I’m saying.
They just fuck with you for no reason…
Anyway, fuck the police.
(Cũng giống như với cảnh sát…
Vì bọn cớm đó thích gây gổ với mọi người, mày biết đấy
Chúng nó chặn mày lại, đè mày ra đường
dí súng vào đầu mày, khốn kiếp, mày biết tao đang nói gì mà
Họ thích gây sự với mày cho vui vậy thôi
Dù sao đi nữa, đ** m* lũ cớm)
Sau phần mở đầu, không có gì ngạc nhiên khi nội dung của nó chẳng đi đâu lệch hơn chính tiêu đề của nó. Phần lời bản rap tiếp sau là:
Fuck the police coming straight from the underground.
A young nigger got it bad ’cause I’m brown…
They have the authority to kill a minority.
Fuck that shit cause I ain’t the one,
For a punk motherfucker with a badge and a gun to be beating on.
Searching my car, looking for the product.
Thinking every nigger is selling narcotas
(Đ** m* bọn cớm ngoi lên từ thế giới ngầm
Một thằng mọi làm càn vì thấy da tao màu nâu
Họ có quyền giết hết phần thiểu số
Khốn nạn vì tao không nằm trong số đó
không phải là thằng để cho lũ đeo huy hiệu và cầm súng đánh đập
Lục tìm hàng cấm trong xe tao,
chúng nghĩ rằng thằng da màu nào cũng bán ma túy)
Album và bài hát này đã dẫn đầu xu hướng gangster rap. N.W.A thản nhiên công khai đả kích lực lượng cảnh sát, khiến cho vấn đề này trở nên dễ được chấp nhận, dù nó rõ ràng vượt ra ngoài phạm trù đạo đức xã hội. Đó là chưa kể đến việc album này đã được chứng nhận bạch kim vào năm 1988, điều có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của gangster rap.
Dr.Dre đã trở thành nghệ sĩ có ảnh hưởng trong ngành công nghiệp gangster rap khi anh thành lập hãng đĩa Death Row vào năm 1992. Nghệ sĩ đầu tiên kí hợp đồng với Dre là Snoop Doggy Dogg, theo sau là Suge Knight – người sau này sẽ trở thành nhà sản xuất điều hành của hãng đĩa, và tiếp đến là Tupac Shakur. Bốn nghệ sĩ này đã trở thành những người khổng lồ trong cộng đồng gangster rapper chỉ sau một thời gian ngắn.
Album solo đầu tay của Dr. Dre, “The Chronic”, được phát hành bởi hãng đĩa Death Row vào năm 1992. Album với sự đóng góp của Snoop Doggy Dogg trong một vài bài hát sau đó đã đạt được lượng bán ra kỉ lục vào năm 1993. The Chronic bao gồm bản hit “Dre Day” và “Nuthin’ but a ‘G’ thang”. Trong khi các tác phẩm trên đều trở thành những hit lớn thì nội dung của chúng lại  không bình thường. “Nuthin’ but a ‘G’ thang” viết:
And before me dig on a bitch I have to find a contraceptive.
You never know, she could be earn’n her man and learn’n her man
And at the same time burn’n her man
And you know I ain’t wit’ that shit lieutenant
Ain’t no pussy good enough to get free ride on my bennett.
(Trước khi đục con phò này thì tao phải tìm thuốc tránh thai cái đã
Mày sẽ không bao giờ biết được rằng, cô ta có thể có được thằng đàn ông của mình, hiểu được hắn nhưng đồng thời sẽ thiêu rụi hắn ngay lập tức
Và mày biết tao sẽ đéo bao giờ ủng hộ những thứ như thế đâu
Chẳng có con phò nào đủ ngon để được lên con xe bennett của tao miễn phí cả)
Những câu từ này đã lăng mạ phụ nữ, coi họ như đồ chơi tình dục và không hề có bất kì giá trị nào hơn ngoài sự thỏa mãn tình dục. Trong bài “Dre Day”. lời bài hát thể hiện sự căm ghét của Dre đối với người từng là bạn và đồng nghiệp cũ là rapper Eazy-E. Nội dung của nó như sau:
The hood you grew up wit’, niggas you grew up wit’
Don’t even respect your ass.
That’s why it’s time for the Doctor to check your ass, nigga.
Used to be my homey, used to be my ace
Now I wanna slap the taste out cha’ mouth, make you bow down to the Row.
Fuck with me, now I’m gonna fuck with you ‘lil ho.
Don’t think I forgot. Let you slide. Let me ride.
Just another homicide…
So strap on your Compton hat, your loc’s and watch your back
Cause you might get smoked, loc.
And pass the bud…
You fucked with me now it’s a must that I fuck with you.
(Cái khu mà mày lớn lên, những thằng da màu mà mày kết thân
Chúng chẳng có tí cả nể gì mày đâu
Đó chính là lí do đã tới lúc tao sờ đến mày đấy, thằng mọi
Từng là anh em tốt của tao, từng là át chủ bài của tao
Giờ thì tao chỉ muốn vả vỡ mồm mày, khiến mày phải quỳ xuống
Gây sự với tao? Giờ tao cho mày ăn lại
Đừng có nghĩ là tao quên hay để mày cứ thể nhởn nhơ
Chỉ là một vụ giết người nữa thôi mà…
Vậy nên cứ dính lấy cái mũ Compton cùng cặp kính loc’s của mày và cẩn thận đấy
Vì mày sắp phải hít khói rồi, thằng khốn nạn
Và đây, chuyền cho người anh em của tao điếu cần…
Mày giở trò với tao nên không thể không có chuyện tao ăn miếng trả miếng với mày.)
Cuộc cạnh tranh giữa Dre và Eazy-E đã được công khai qua “The Chronic” và “It’s On (Dr Dre) 19714 Killa” đã khiến cho sự phổ biến của gangster rap càng được mở rộng. Album của Eazy-E gồm có một track mang tên “Real muthaphukkin’ G’s” trong đó đã trả đũa lại Dr. Dre:
Motha fuck Dre. Motha fuck Snoop. Motha fuck Death Row.
Yo and here comes my left blow.
‘Cause I’m the E-A-Z-Y-E and this is the season
To let the real muthaphukkin G s in…
Dre Day only met Eazy’s pay day.
All of a sudden Dr. Dre is the G’ Thang
But on his own album covers he was a she thing.
So nigga, please don’t step to these mothaphukkin real ~
Dr. Dre and Snoop Doggy Dogg are fuckin’ actors,
Pranksters, studio gangsters, busta’ 5
But this time ya dealin’ with some real mothaphukkas..
Niggas like y’all is what I call wanna be’s
And ain’t shit compared to real muthaphukkin G’s.
(Đ** m* Dre, Snoop và cả Death Row
Yo, và giờ đến lượt tao trả đũa
Vì tao là E-A-Z-Y-E và đây chính là lúc dành cho thiên tài thực thụ
Bỗng dưng Dr. Dre nổi lên thành số 1
Thế nhưng cái album đấy lại chứng tỏ hắn chỉ là một con đàn bà
Vậy đấy mọi, đừng có mà rờ tới thứ âm nhạc thực thụ này
Dr. Dre và Snoop Doggy Dogg chính là những diễn viên thứ thiệt
Quân phỉnh gạt, gangster trong phòng thu, Busta’ 5
Nhưng lần này chúng mày sẽ phải đối mặt với hàng thật là tao
Những thằng rởm đời như chúng mày luôn muốn được giống tao
nhưng sẽ không bao giờ so sánh được với đỉnh cao thực thụ là tao)
Trong khi phần lời tác phẩm mang thông điệp như vậy, tiếng “Yo Dre? Giờ thế nào?” xuất hiện trên nền cộng điệp khúc cùng tiếng súng và giọng nói “Mày đáng nhẽ nên biết trước như vậy”. Phần lyrics của track này và bìa album nhìn chung cổ súy cho bạo lực, tình dục và lối sống gangster trong đó không có ai bị bắt giam và chỉ có những kẻ cứng cổ nhất luôn sống sót. Ấy vậy mà, xã hội lại coi nó như một thứ có giá trị và tạo ra niềm vui. 
Sau đó vào năm 1993, Snoop Doggy Dogg, một thành viên khác của hãng đĩa Death Row đã cho ra album solo đầu tiên. Album mang tên “Doggy style” đã được chứng nhận bạch kim vào ngay năm sau đó. Chất giọng đặc biệt của Snoop và cách sử dụng vần đã làm cho các tác phẩm của anh rất khác biệt và độc đáo, tuy nhiên ý nghĩa câu chữ không có gì khác biệt so với nội dung của đa số các bản rap thuộc thể loại gangster rap. “It ain’t no fun” là một trong những bài như vậy, nó đặc biệt nhắm đến phụ nữ. Nội dung của nó như sau:
Well if corrupt gave a fuck about a bitch, I’d always be broke.
I’d never have no motherfuckin’ en-do to smoke…
I have no love for hoes, that’s something that I learned in the past
So how am I supposed to pay this hoe
Just the latest hoe
I know the pussy’s mine, so I’m gonna fuck a couple more times.
And then I’m through wit’ it.
There’s nothing else to do wit’ it.
Pass it to the homey, now you hit it.
‘Cause she ain’t nothing but a bitch to me and you all know
Bitches ain’t shit to me…
You’ll never be my only one, trick ass bitch.
(Nếu tham nhũng mà đi đôi với mấy con điếm, thì tao chắc chắn trắng tay
Thậm chí sẽ chẳng có cần để mà hút nữa
Tao sẽ không bao giờ chết vì gái, đó là bài học mà tao đã tiếp thu từ quá khứ
Giờ thì tao phải trả cho con đĩ mới đến này thế nào đây
Tao biết nó là của tao, nên tao sẽ làm thêm vài lượt nữa
Và rồi bỏ mặc nó vì tao xong chuyện rồi
Cho cậu đấy người anh em, giờ đến lượt cậu chơi nó
Vì cô ta chỉ là một ả điếm và chúng mày đều biết gái gú đối với tao không là gì
Mày sẽ không bao giờ là người đàn bà duy nhất của tao đâu, đồ quỷ cái)
Khi được hỏi về nội dung và lối sống gangster được thể hiện qua rap, Snoop đã trả lời: “Chủ yếu là tình dục và bạo lực, hãy cứ hỏi Al Pacino” (trích từ chương trình của MTV). Snoop sau đó đã bị bắt vì bị tình nghi có liên quan đến cái chết của Philip Woldermariam ngày 25 tháng 8 năm 1993. Anh không bị kết tội tuy vậy tình tiết bạo lực trong các sản phẩm âm nhạc đã bị điều tra kĩ lưỡng trong quá trình xét xử.
Nhà sản xuất điều hành của hãng đĩa Death Row là Suge Knight. Lớn lên trên những con phố ở Nam California, Knight tin rằng thành công có được là nhờ sự ủng hộ từ bên trong. Gọi nơi mình sống là ghetto (khu ổ chuột, cộng đồng người da màu)  Knight nhận định rằng: “Sự thành công đến từ đường phố. Trước khi anh rời bỏ âm nhạc đường phố để đến với pop thì anh phải được sự chấp thuận từ ghetto đã. Thế rồi anh bắt đầu thấy lũ trẻ ở Utah truyền tai nhau rằng mọi người ở Compton, Long Beach và Watts đang chơi thứ nhạc này và nhảy múa theo thứ nhạc này. Cho đến hiện tại thì mọi chuyện đều ổn cả. Anh phải sống theo luật của ghetto.” (trích từ chương trình của MTV). Mục tiêu của Knight là khắc họa đời sống gangster trong ghetto như một thứ chuẩn mực cuộc sống. Anh muốn mọi người tin rằng “những tay gangster khét tiếng ở Nam California” có một đời sống tận hưởng âm nhạc tuyệt vời, và nếu chúng ta nghe nhạc và làm giống như những ngôi sao trong các video âm nhạc ấy thì ta cũng có thể được như vậy. Tuy nhiên, các video âm nhạc này không phản ánh thực tế và các hình ảnh về súng đạn, tình dục và bạo lực chứa đựng trong các video ấy không hề mang tính đạo đức cao. Việc chúng được truyền tải qua âm nhạc sẽ khiến xảy ra nhiều hậu quả lớn.
Tupac Shakur là người tiếp theo gia nhập Death Row Records sau khi nhà điều hành sản xuất Suge Knight trả 1,4 triệu đô-la Mỹ để bảo lãnh anh khỏi nhà tù ở New York. Ngay lập tức anh rơi vào vòng xoáy xung đột giữa Death Row và hãng đĩa Bad Boy ở bờ Đông. Bản rap “Hit ’em up” được tung ra như một lời tuyên bố từ Tupac và Death Row đến cho Bad Boy. Trước khi được phát hành, Tupac đã bị trúng 5 phát đạn và anh đổ lỗi cho Bad Boy vì việc này. Lời bản rap viết rằng:
Killing ain’t fair but somebody got to do it…
You’d better back the fuck up before you get smacked the fuck up…
This is how we do it on our side.
Any of you niggas from New York that want to bring it, bring it.
But we ain’t singin’ we bringing drama.
Fuck you and your motherfuckin mama.
We gonna kill all you mother fucks…
Well this is how we gonna do this…
Fuck bad boy as a staff, record label, and as a motherfuckin crew.
And if you wanna be down with Bad Boy, then fuck you too.
All of you all motherfuckers fuck you, die slow motherfucker.
My “44” makes sure all your all kids don’t grow…
West side ’til we die…
Fuck ’em we Bad Boy killin’.
(Chém giết là không công bằng nhưng phải có ai đó làm chuyện đó thôi
Mày nên chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bị tẩn cho ra trò
Đây là cách mà bọn tao tiến hành mọi thứ
Thằng mọi New York nào muốn khiêu chiến thì cứ việc làm đi
Nhưng bọn tao sẽ không hát mà mang đến bi kịch đấy
Mày và cả con mẹ mày
Bọn tao sẽ xử bằng hết
Well, đây là cách bọn tao giải quyết công việc
Chơi lũ bad boy chúng mày như một đám nhân viên, một hãng đĩa, một đội
Và nếu có ai ủng hộ Bad Boy thì chúng mày cũng tới số rồi
Tất cả chúng mày đấy, cứ chết dần trong đau đớn đi
Vì khẩu 44 của tao sẽ không cho chúng mày được già thêm tí nào nữa
Mãi mãi vì miền tây
Đ** m* lũ Bad Boy)
Tupac thỏa mãn với thứ thông điệp mà các tác phẩm của anh nói riêng và của Death Row nói chung đã thể hiện.  Khi nhận xét về hãng đĩa Death Row, anh nói: “Mỗi người ở đây đều có một hoàn cảnh riêng và một bộ não thực thụ, với đời sống đường phố đích thực để có được những bản thu đường phố đích thực.” (trích từ chương trình của MTV). Rõ ràng, Tupac đang sống một cuộc sống mà anh ao ước và rất có thể đang thuyết phục mọi người sống theo mình.
Động thái của Dr. Dre,  Eazy-E và những người khác ở Death Row cũng như những người ở Bad Boy, họ không khác gì so với những băng nhóm đối địch ngoài xã hội. Ranh giới và phe phái rõ ràng, những lời đe dọa chết chóc và ngay cả súng đạn đều là một phần của gangster rap.  Nó dường như vô hại đối với những người đang làm lợi từ việc kinh doanh thứ âm nhạc này, tuy nhiên ảnh hưởng của nó đến xã hội hiện đang trở nên mạnh mẽ vô cùng. Khi các hành vi tiêu cực được quảng cáo và dễ dãi dung thứ bởi những biểu tượng như gangster rapper, chúng có vẻ như không khó để được tiếp nhận, đặc biệt là với giới trẻ.
Tháng 4 năm 1992, Texan Ronald Howard lái một chiếc xe ăn cắp trên đường và bị bắt lại bởi cảnh sát chính phủ Bill Davidson vì nguy cơ vi phạm giao thông. Vị cảnh sát đã gây khó dễ cho Howard khi phát hiện ra anh ta đang lái một chiếc xe ăn cắp, do đó, Howard đã rút ra từ khoang chứa đồ một khẩu súng lục Glock 9mm và bắn chết Davidson. Khi vụ việc xảy ra, bản copy lậu của đĩa 2Pacalypse đang được bật trên chiếc đài cassete tự động. Album này do Tupac Shakur sáng tác, sản xuất bởi hãng đĩa Atlantic và Interscope, cả hai đều là công ti con của tập đoàn Time Warner. 2Pacalypse, được sản xuất trước khi Tupac kí hợp đồng với hãng đĩa Death Row, có chứa nội dung về gangster rap trong đó có có một bản rap mang tên “Crooked ass nigga” nói về một tình huống giống đến đáng sợ với vụ việc xảy ra giữa Howard và Davidson. Một vài đoạn trong tác phẩm như sau:
Now I could be a crooked nigga too
When I’m rollin with my crew
Watch what crooked niggas do
I got a nine millimeter Glock pistol
I’m ready to get with you at the trip of a whistle
So make your move and act like you wanna flip
I fired 13 shots and popped another clip
My brain locks, my Glock’s like a fuckin mop,
The more I shot, the more mothafucka’s dropped
And even cops got shot when they rolled up.
(Tao cũng có thể là một thằng mọi gian xảo đấy chứ
Khi tao đang lê la với đám bạn của mình
Hãy xem những thằng như bọn tao làm gì
Tao có một khẩu Glock 9mm và sẵn sàng cho mày làm một giấc ngàn thu
Cứ làm như mày sắp chuồn đi
Tao nổ 13 phát và nạp thêm lần nữa
Tao mang đến điềm may đây, khẩu Glock của tao cứ như cây lau nhà này
Càng bắn thì càng nhiều đứa não tàn nằm rạp
Ngay cả lũ cớm cũng dính đạn khi chúng xuất hiện)
Howard đã bắn và giết Davidson với một khẩu súng lục Glock 9mm, trong khi bản gangster rap khi đó đang được chơi trên đài cũng nói về việc bắn cảnh sát với một khẩu Glock 9mm. Trong hoàn cành này, thật khó để nghĩ rằng thứ âm nhạc ấy không có bất kì tác động gì đến sự việc trong thực tế. Ít nhất thì gia đình Davidson đã nghĩ như vậy
Vợ của Davidson, Linda, cùng với con gái Kimberly và con trai Trey đã khởi kiện Tupac Shakur, hãng đĩa Atlantic, hãng đĩa Interscope và tập đoàn Time Warner. Hai câu hỏi đã được đặt ra trong vụ kiện. Thứ nhất, thời hạn bảo vệ vật chứng của Đạo luật bổ túc thứ nhất là bao lâu. Thứ hai, nghệ sĩ có nên được nhận trách nhiệm cho những ảnh hưởng mà tác phẩm của mình tạo ra hay không.
Gia đình Davidson cho rằng “những tổn thất do Tupac, hãng đĩa Interscope và tập đoàn Time Warner gây ra do cẩu thả trong việc sáng tạo và phân phối âm nhạc đã kích động hành vi bất hợp pháp” (theo tờ Dallas Morning News). Trong quá khứ, bên bị cáo luôn dành được lợi thế trong các vụ kiện tương tự. Cả hai nhạc sĩ Judas Priest và Ozzy Osbourne đều đã không chịu trách nhiệm khi bị kiện bởi các gia đình có con tự tử sau một thời gian nghe nhạc của họ. Dianne Zimmerman, giáo sư về vi phạm và đạo luật bổ túc thứ nhất tại đại học New York cho biết: “Thật khó để thừa nhận điều này trước công chúng, tuy nhiên, lời nói không nhất thiết phải có tính giá trị cao mới được bảo vệ. Lời kêu gọi (gia đình Davidson yêu cầu sự can dự của đạo luật bổ túc thứ nhất) quả thực nhân đạo và dễ hiểu, nhưng không thể nhận được sự đồng thuận từ đạo luật.” (theo báo Dallas Morning News). Chủ tịch hiệp hội Thực thi Luật Hợp nhất của Texas, ông Ron Delorrd cũng cảm thấy rằng ngành công nghiệp âm nhạc cần có trách nhiệm hơn: “Âm nhạc nói giết cảnh sát là chuyện thường. Nếu bạn công nhận rằng những bài hát này và nội dung của chúng có tác động đến người nghe – và sẽ thật là ngu ngốc nếu bạn phủ nhận điều này – tại sao bạn không xem xét điều khoản trách nhiệm sản phẩm? Họ có quyền không sản xuất bản thu âm này thế nhưng họ đã mang nó ra thị trường.” (theo báo Dallas Morning News). Cho dù dư luận bày tỏ sự cảm thông đối với gia đình nạn nhân Davidson, tòa án đã không xử thắng cho họ. Vào ngày 28 tháng 3 năm 1997, thẩm phán John D. Rainey kết luận:” Album 2Pacalypse tồi tệ và mang tính đả kích. Việc album này bán được hàng trăm ngàn bản copy đã cho thấy sự suy thoái về thẩm mĩ và đạo đức xã hội hiện nay. Tuy nhiên, Đạo luật bổ túc thứ nhất đã trở thành một phần của Hiến pháp vì người cầm quyền đã tìm cách trấn áp những quan điểm bạo loạn, đôi khi là bạo lực của nông dân. Do đó, cho dù tòa án không hề khuyến khích người nghe tìm đến 2Facalypse Now, nhưng tòa án cũng sẽ không tước đoạt quyền tự do ngôn luận của Shakur dựa trên các bằng chứng của nhà Davidson (theo tòa án quận của Mỹ). Sau đó ông tuyên bố “Vì những lí do trên, bị cáo là tập đoàn Time Warner,  đơn kháng kiện của Tupac Amaru Shakur vì thiếu thẩm quyền cá nhân đã được chấp thuận. Đơn kiện của nguyên đơn bị từ chối.
Bài hát này cũng là một chi tiết trong phiên xử hình sự vụ án Howard. Luật sư của Howard, Allen Tanner đã đổ lỗi cho sự ảnh hưởng của âm nhạc để giảm mức án phạt cho hắn từ tử hình xuống tù chung thân. Sự thật rằng Howard giết Davidson rõ ràng không có gì để bàn cãi. Tanner cho rằng: “Tôi nghĩ khi anh ấy đang đi đến đường Victoria thì mấy bài hát này hiện lên trong đầu… chúng tác động đến tinh thần của anh ấy, và Howard sau đó đã gây ra chuyện kinh khủng này.” Luật sư của bị cáo nói thêm: “Những người duy nhất được lợi từ thứ âm nhạc này chính là nhạc sĩ và các công ti lớn – những kẻ đang kiếm ra hàng triệu đô-la. Họ ở California tận hưởng số tiền họ làm ra được, trong khi Ronald Howard thì đối mặt với án tử hình.” Tanner cũng đã sử dụng bằng chứng từ Joseph Stuessy, chủ tịch khoa âm nhạc đại học Texas – San Antonio. Stuessy trước đó làm chứng trước Ủy ban thượng viện Mỹ về tác động của dòng nhạc heavy metal (một thể loại rock có âm thanh dày, mạnh) và sau đó làm chứng một lần nữa trước vụ án của Howard. “Với một đứa trẻ đang bên bờ hoảng loạn với một mớ vấn đề, âm nhạc có thể là thiết bị kích hoạt cho ngòi nổ.”
Cũng trong năm 1992, Ice-T – một gangster rapper khác, cùng với Body Count – một ban nhạc heavy metal da màu – đã cho ra một bản rap mang tên “Copkiller”. Nó chỉ có một và chỉ một thông điệp duy nhất mà Ice-T đã nhấn mạnh: Lũ cớm không công bằng và chúng phải trả giá cho việc đó bằng cái chết.  Mở đầu của track là những lời nhắn nhủ của Ice T:
This next record is dedicated to some personal friends of mine.
The LAPD.
For every cop that has ever taken advantage of somebody,
Beat ’em down or hurt ’em because they got long hair,
Listen to the wrong kind of music,
Wrong color, whatever they thought was the reason to do it
For every one of those fucking police,
I’d like to take a pig out here in this parking lot,
And shoot ’em in their muthafuckin’ face.
(Bản thu này là những lời từ tận đáy lòng mà tao muốn nhắn gửi đến những người anh em của tao
The LAPD
Gửi đến tất cả những tên cớm đã xuống tay kìm hãm người dân
Khiến người ta gục ngã, đau khổ chỉ vì nắm tóc dài của họ
Hãy im lặng nghe thứ âm nhạc sai trái này,
Màu da sai trái này, bất cứ cái gì mà mày nghĩ đó là lý do để hại tao
Gửi đến từng thằng trong lũ cớm chúng mày
Rằng là tao rất thích lôi đầu từng thằng trong lũ cặn bã chúng mày ra bãi xe kia
Và tao sẽ bắn nát mặt chúng mày)
Đây là trước khi phần âm nhạc bắt đầu. Phần còn lại của bài hát là điệp khúc lặp đi lặp lại cụm từ “Cop killer” (kẻ giết cớm) và thậm chí không thèm quan tâm tới bất kì hậu quả nào của việc giết người. Bài hát này của Ice-T nằm trong album mang tên “Body Count” (“Đếm xác”). Album này ngay lập tức bị chỉ trích do thông điệp và nội dung trong bài “Cop Killer”. Do dư luận lên tiếng mà Ice-T đã phải tung ra một phiên bản mới của album không có track “Cop killer”. Dẫu sao, thông điệp mà album đưa ra vẫn quá rõ ràng, và ý nghĩ “giết cớm” càng ngày càng được lan rộng trong cộng đồng nhờ có âm nhạc.
Hiện tại, trong bài viết này, đã có đến 3 bài hát khác nhau có chứa nội dung “giết cớm”: “Fuck tha police” của N.W.A, “Crooked ass nigga” của Tupac Shakur và “Copkiller” của Ice-T. Các bài còn lại có ý nghĩa chết chóc và khinh thường phụ nữ. Suge Knight, Tupac Shakur và Snoop Doggy Dogg, 3 trong số 4 thành viên chính của hãng đĩa Death Row đều đã phải vào tù vào đầu những năm 1990. Trong khi Snoop bị buộc tội giết người, thì Knight là do vi phạm điều kiện án treo, còn Tupac là vì bạo lực tình dục. Trên tất cả, đó là Bill Davidson đã bị sát hại, và gangster rap đã bị lên án từ nhiều góc độ, đặc biệt từ phía cảnh sát.
Hiện tại, ta có thể nhìn nhận thấy một vấn đề khá thú vị. Trong khi nhiều mạng sống đã bị tước đoạt và nhiều người đang phải chịu đựng nỗi mất mát người thân, thì ngành công nghiệp gangster rap vẫn tiếp tục phát triển. Xã hội nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thứ âm nhạc này, tuy nhiên chúng ta lại để mặc cho nó thành công với những con số doanh thu ngoạn mục từ việc bán đĩa. Liệu có cách nào giải quyết triệt để vấn đề này hay không? Câu trả lời là không. Xét đến lời nói của thẩm phán Rainey, gangster rap không phải là một thứ đáng để ngợi ca, nhưng rõ ràng không có cách nào để phá vỡ sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận của Đạo luật bổ túc thứ nhất, nói cách khác, giám sát chặt chẽ ngôn từ và thông điệp của dòng nhạc gangster rap. Dẫu cho nó chỉ là một dòng nhạc, gangster rap chắc chắn mang trong nó ảnh hưởng cùng sức mạnh.
Vấn đề đạo đức cũng có thể được đề cập khi nhắc đến gangster rap. Một mặt, giới thiệu và quảng bá cho những gì mà nội dung các bản rap này nói đến không thể được coi là đạo đức, tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện trên khắp thế giới. Tất nhiên, việc tước đoạt quyền tự do thể hiện của cá nhân qua âm nhạc cũng không hề mang tính đạo đức, theo cách phán xử của tòa án đối với những vấn đề có tính chất đã kể trên. Mặt khác, việc hạ thấp phụ nữ, đe dọa giết người hay khơi mào cho những cuộc lăng mạ, tất cả những gì vẫn hay xuất hiện trong gangster rap, cũng không phải những hành động đầy tính nhân văn cao cả.
Ảnh hưởng tiêu cực và vấn đề đạo đức đã vượt ra ngoài phạm vi của gangster rap. Xét đến những yếu tố tình dục và bạo lực xuất hiện trong gangster rap, ta có thể thấy được những thứ tương tự xuất hiện trong sách, chương trình TV, phim ảnh và ngay cả các video games. Sự khác biệt giữa hình ảnh bắn cảnh sát khi xem trên màn hình và khi nghe trên đĩa CD quả thực không đáng kể. Bạn có thể nghe về tình dục trong album nhạc gangster rap, bạn cũng có thể thấy những cảnh đó ở rạp chiếu phim. Bạn có thể nghe về lừa đảo và phỉnh gạt trong âm nhạc, nhưng bạn cũng có thể xem nó ngay ở nhà trên TV. Đạo luật bổ túc thứ nhất bảo vệ tất cả mọi thứ trong mọi trường hợp. Dẫu sao, không có luật nào bắt mọi người phải thể hiện hết tất cả những gì mình muốn thể hiện cả.
Giáo dục là cách hiệu quả để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên việc giáo dục này sẽ không diễn ra trong khuôn khổ trường học. Trong trường hợp này, cha mẹ và người lớn mới là những người cần được giáo dục nhiều hơn là trẻ em, để họ có thể cố gắng điều chỉnh những gì được phép xuất hiện trong cuộc sống của chính họ. Có rất nhiều tổ chức đã lên tiếng phản đối bản chất của gangster rap. Hai trong số này là Hiệp hội thực thi pháp luật kết hợp của bang Texas, cùng với các sĩ quan cảnh sát khác trên khắp đất nước, và tổ chức Focus on the family. Những người cảm thấy bị đe dọa bởi lời lẽ của gangster rap cần đấu tranh cho sự an toàn của chính mình. Cũng là điều dễ hiểu khi cảnh sát cảm thấy bị đe dọa sau cái chết của sĩ quan Davidson. Trách nhiệm của họ là không để cho vấn nạn này bị lãng quên. Họ có thể giáo dục cho cộng đồng mà họ đang bảo vệ, đưa ra ví dụ về vụ việc của sĩ quan Davidson để cảnh báo cho các bậc phụ huynh biết con cái họ đang tiếp xúc với những gì ngoài kia. Focus on the fanily là một nhóm Cơ Đốc giáo ở thành phố Colorado Springs thường xuyên theo dõi những hoạt động giải trí bạo lực. Khi bản rap “Copkiller” của ice-T được ra mắt, họ là một trong những tổ chức đi đầu kêu gọi thu hồi bài hát. Với nỗ lực trên, “Copkiller” đã bị rút khỏi album. Nếu không có ai chỉ trích những tác phẩm như vậy, sẽ không có chuyện thu hồi lại như trên. Focus on the family đồng thời có thể thông báo cho người đọc qua những bài viết và quảng cáo trong ấn phẩm của họ.  Tuy nhiên, trách nhiệm trên hết vẫn thuộc về mỗi gia đình và toàn xã hội. Loại những bài hát có nội dung tiêu cực khỏi thị trường là bất hợp pháp, nhưng mỗi người đều có quyền lựa chọn nghe và không nghe những sản phẩm âm nhạc như vậy.
Cuối cùng, quan điểm về bạo lực đã tạo ra sự chia rẽ trong gangster rap. và gần đây, Master P, chủ tịch của hãng thu âm No Limit đã gửi mở đầu một chiến dịch phản đối bạo lực. Chiến dịch này nhằm gửi đến các rapper trong giới gangster rap những thông điệp qua radio, MTV hay BET nhằm kiềm chế những tranh cãi gay gắt về lời nhạc của họ và mang sự chú ý trở lại với nghệ thuật làm nhạc. Dù có mang lại hiệu quả hay không, có được chú ý hay không thì tất cả những rapper đang làm việc với hãng thu No Limit đều phải mang thông điệp đó vào công việc mới của họ. Master P cũng đã bắt tay với Converse để tạo ra một dòng giày mới. Nó đã được phát hành vào ngày 10 tháng 10 năm 1999, số tiền thu được từ những đôi giày được sử dụng để đấu tranh  chống lại sự tiêu cực của gangster rap. Bởi lẽ cả Master P và Focus on the family đều chống lại bản chất của gangster rap và đều mong muốn nó cải thiện. Cả hai đã làm việc với nhau để hi vọng điều đó thành hiện thực. Master P đã cố gắng hậu thuẫn Focus on the family trong những bài báo về gangster rap và đổi lại, Focus on the family giúp Master P quảng bá về mẫu giày mới của ông đến với công chúng. Sự bất đồng có thể xảy ra, nhưng việc xây dựng những mối quan hệ trong cộng đồng, giúp mọi người trong cộng đồng liên kết với những người khác là rất quan trọng. Bản chất và sự ảnh hưởng của gangster rap với xã hội rất rõ ràng. Mọi người có thể đồng ý rằng nó không tốt nhưng có những thứ con người ta chẳng thể dùng luật pháp để cấm cản.
Cuối cùng thì chính chúng ta mới là người quyết định xem liệu ta có muốn tiếp cận với gangster rap hay không. Sự giáo dục và nguồn trợ giúp từ hãng đĩa No limit sẽ hạn chế tối thiểu nhất có thể tính tiêu cực của gangster rap và thúc đẩy chiến dịch phản đối bạo lực phát triển.
Dịch: Phạm Khánh Dương
Cộng tác viên Book Hunter
Nguồnhttps://web.stanford.edu/class/e297c/poverty_prejudice/mediarace/negative.htm

Xem

LANG GIA BẢNG – QUYỀN MƯU VÀ HAI NỬA CHÍNH TÀ (3): NỮ NHÂN TRƯỚC THỜI CUỘC

Book Hunter: Mời các bạn đọc chùm bài phân tích về bộ phim truyền hình cổ trang mang tính chính trị xuất chúng của Trung Quốc có tên “Lang Gia Bảng”. Chúng tôi hi vọng rằng, qua đó các bạn có thể đặt cho mình những câu hỏi về tình trạng chính trị Việt Nam hiện nay. Đọc bài trước tại đây: https://bookhunter.vn/tag/lang-gia-bang/ “Lang Gia Bảng” không chỉ đưa ra  sự va chạm giữa các hình mẫu nam nhân một tay dàn xếp đại sự, mà
Xem

TV Series “Gotham” – Cái ác, điên loạn và công lý

Nhân dịp phim "Joker" ra rạp, xem lại "Gotham" Nếu ai đã xem các chùm phim điện ảnh “Batman” và “The Dark knight” thì hẳn sẽ khó bỏ qua TV series “Gotham” của DC . Cũng vẫn chủ đề được xoáy sâu trong những phim về Batman, “Gotham” tiếp tục đặt ra những câu hỏi về cái ác và công lý. Hãy chú ý, không phải là cái thiện, mà là công lý. Nhân vật trung tâm của “Gotham” không phải là chàng Bruce Wayne
Xem

Điện ảnh & những góc nhìn thực tại (1): Điện ảnh, thị hiếu và lịch sử phản ánh thực tại qua màn ảnh

  “Thực tại” (reality), theo Peter L. Berger và Thomas Luckmann đề cập đến trong cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại, là một tính chất thuộc về những hiện tượng mà chúng ta thừa nhận là có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta. Trong thế giới chúng ta đang sống có một cái cây, cái cây đó tồn tại không phải vì ta muốn nó tồn tại, cái cây đó cũng không vì ta ghét bỏ

Hồn Anime – Năng lượng nảy sinh từ bức tranh toàn cảnh

Một bản vẽ tay có “hồn” là bản vẽ toát ra được sức sống từ sự kết hợp các đường nét. Trong Hồn Anime, tác giả kiêm nhà nhân học văn hóa Ian Condry đã mượn từ “hồn” để nói đến năng lượng xã hội tập thể nảy sinh trong một mạng lưới hợp tác cùng sáng tạo anime. Muốn đưa được cái hồn anime này ra cho người khác thấy, công việc của Condry trong quyển sách là vẽ nên một bức tranh toàn
Xem

Cái bi và cảm hứng sử thi trong phim ảnh đại chúng đương đại

Thế kỷ 19 và 20, nhân loại liên tiếp ở trong những cuộc chuyển dịch về tâm thức. Bước ra khỏi thời kỳ Trung cổ, được truyền cảm hứng nhân bản từ các nhà Khai Sáng, con người hướng tới các giá trị bình đẳng. Từ đó, thân phận của những người cùng khổ, những tầng lớp thấp, các bi kịch cá nhân trong đời sống bình thường bắt đầu trở thành đề tài của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trong văn