Home Soát Lời cảm ơn của Book Hunter vì sự lên tiếng của Viện trưởng Viện Dân tộc học

Lời cảm ơn của Book Hunter vì sự lên tiếng của Viện trưởng Viện Dân tộc học

Book Hunter: Chắc hẳn các độc giả của Book Hunter thời gian quá đã theo dõi cuộc bút chiến xoay quanh cuốn “Nguồn gốc người Việt người Mường” của nhà nghiên cứu độc lập Tạ Đức. Bài viết Phản biện của Book Hunter đáp trả lại lời đề nghị lên các cơ quan có thẩm quyền của PGS.TS Bùi Xuân Đính đã được đăng tải trên Văn hóa Nghệ  An.
Tuy nhiên, đến giờ mọi tranh luận đã đi đến chỗ ra ngoài phạm vi học thuật mà nghiêng sang vấn đề chính trị. Sau bài phản biện đó, ông Viện trưởng Viện Dân tộc học Vương Xuân Tình đã có lời đính chính trên Văn hóa Nghệ An. Các bạn có thể đọc tại đây
Để tránh biến Văn hóa Nghệ An thành nơi đấu đá tranh chấp, Book Hunter xin đưa tiếp Lời cảm ơn của Book Hunter với ông Viện trưởng Viện Dân tộc học, cũng như là lời kết cho cuộc bút chiến này để tập trung cho những việc thiết thực và có ích hơn.
———
Lời cảm ơn ông Viện trưởng viện Dân tộc học
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn ông Vương Xuân Tình đã lên tiếng xác minh thông tin một cách rõ ràng về nội tình cuộc bút chiến giữa ông Tạ Đức và ông Bùi Xuân Đính xoay quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt người Mường”. Sau nữa, tôi xin gửi lời xin lỗi tới ông Vương Xuân Tình và Viện dân tộc học vì những hiểu lầm do phát ngôn của tôi trên bài “Đôi lời khi đọc lời đề nghị của PGS.TS Bùi Xuân Đính về cuốn sách “Nguồn gốc người Việt người Mường” “ có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Viện Dân tộc học.
Trong bài viết đó, tôi có nói rằng: Ngay khi buổi Seminar tổ chức tại Trung tâm văn hóa Pháp để thảo luận các vấn đề xoay quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” bị hoãn tổ chức một cách không rõ ràng vì “lý do trục trặc kỹ thuật” và được nghe kể về buổi phản biện công trình này tại Viện Dân tộc học tôi đã thấy rằng Nhà nghiên cứu Tạ Đức  sẽ không có nhiều cơ hội để lên tiếng trình bày rõ ràng quan điểm của mình trong cuốn sách này trên các kênh chính thống.”. Tôi xin đính chính : trong câu nói này, tôi không có ý định công kích viện Dân tộc học, mà chỉ muốn nêu lên một thực trạng trong giới học thuật hiện nay là việc kéo bè cánh để gây ảnh hưởng trong dư luận cũng như trong nội bộ giới nghiên cứu. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Viện dân tộc học, chắc hẳn không cần phải nói nhiều thì bất cứ độc giả nào cũng hiểu. Tôi cũng nói rõ trong bài viết của mình rằng tôi “nghe kể” về sự việc ở Viện Dân tộc học, mà lời kể thì chắc hẳn ông viện trưởng đã biết, không tránh khỏi “tam sao thất bản”. Tuy nhiên, việc diễn đạt gây ra hiểu lầm này hoàn toàn là do lỗi ở tôi, và tôi muốn xin lỗi Viện Dân tộc học về sự thiếu sót của mình.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn ông viện trưởng vì hai điều ông đã giúp các độc giả như tôi:
–       Một là, ông đã giúp tôi và nhiều độc giả xác minh được rằng người can thiệp khiến buổi Seminar ở Trung tâm văn hóa Pháp về cuốn “Nguồn gốc người Việt người Mường” bị hủy bỏ, chính là PGS.TS Bùi Xuân Đính. Đây là thông tin rất quan trọng với những độc giả hào hứng đến Trung tâm văn hóa Pháp buổi hôm ấy rồi thất vọng ra về. Với những người ở bên ngoài ngành như tôi, không thể nào biết được những thông tin như ông đã đề cập: . “Việc PGS.TS Bùi Xuân Đính gọi điện thoại và gửi thư đề nghị Trung tâm Văn hóa Pháp hoãn cuộc trình bày của nhà nghiên cứu Tạ Đức chỉ là thể hiện chính kiến riêng, không liên quan tới Viện Dân tộc học. Cá nhân tôi khi biết thông tin này, cũng chia sẻ suy nghĩ với ông Bùi Xuân Đính: “Việc trình bày ở Trung tâm Văn hóa Pháp là quyền của anh Tạ Đức”. “
–       Hai là, ông đã khẳng định một cách chắc chắn cho công chúng biết rằng Viện Dân tộc học không hề dính dáng đến cuộc tấn công của ông Bùi Xuân Đính vào ông Tạ Đức. Việc này rất có ý nghĩa! Sự khẳng định này của ông Vương Xuân Tình cho biết rằng ông Bùi Xuân Đính không hề đại diện cho Viện Dân tộc học, và cuộc công kích này hoàn toàn mang tính chất cá nhân. Hơn thế nữa, lời khẳng định của ông cho những công chúng trẻ như chúng tôi niềm tin rằng chúng tôi vẫn có thể tin vào những Viện hàn lâm của Việt Nam như Viện dân tộc học về trình độ chuyên môn cũng như thái độ công bằng và tôn trọng tri thức.
Tôi nghĩ rằng để có môi trường học thuật nghiêm túc, chúng ta cần phải tìm mọi cách để ngăn chặn những hành vi như ông Bùi Xuân Đính đã làm vừa qua. Không thể bằng chính kiến của một cá nhân nào đó, dù cá nhân ấy có học hàm học vị cao đến mấy mà khiến cho một sự kiện văn hóa phải bị hủy bỏ! Những trường hợp như thế không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của Viện Dân tộc học, mà còn mất uy tín của giới học thuật chính thống, nghiêm trọng hơn là làm suy giảm niềm tin của tác giả độc lập và các công chúng như chúng tôi với các cơ quan có thẩm quyền. Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là đối mặt với âm mưu bành trướng của Trung Quốc, một mối quan hệ tin cậy giữa nhà nước và người dân cần phải được củng cố chắc chắn. Nhưng chỉ cần một hành vi không chính đáng, thể hiện sự lạm quyền hay bất công của những người nắm giữ vai trò và trách nhiệm trong các cơ quan nhà nước  cũng sẽ khiến mối quan hệ này bị lung lay.
Để tránh những hiện tượng như vừa qua sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai, tôi mong rằng không chỉ có Viện Dân tộc học mà cả những Viện hàn lâm khoa học khác trực thuộc hệ thống nhà nước có thể công khai thông tin về các sự kiện, hội thảo; thậm chí đưa các bản tham luận, biên bản sử dụng trong sự kiện, hội thảo ấy lên Internet (nếu có phần ghi âm hoặc ghi hình thì càng tốt). Những thông tin như vậy sẽ giúp chúng tôi học hỏi thêm kiến thức, phần nào đó cũng giúp chúng tôi nắm được tình hình thời sự trong giới học thuật. Ngoài ra, tôi cũng mong rằng các Viện hàn lâm khoa học có một cơ chế tốt hơn trong quản lý nhân sự để tránh trường hợp các thành viên tận dụng danh tiếng và uy thế của mình trong viện để phục vụ những mục đích cá nhân.
Tôi hi vọng trong tương lai, đội ngũ cán bộ khoa học trực thuộc các Viện hàn lâm khoa học sẽ thực hiện đúng vai trò của mình trong việc định hình nền học thuật nước nhà, tạo cơ hội cho những nhà nghiên cứu, những tác giả được  phát huy khả năng và trí tuệ của mình. Tôi và nhóm Book Hunter cùng với nhiều nhóm hoạt động độc lập khác trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục vẫn hình dung về một tương lai tốt đẹp hơn cho giới học thuật, trong đó tương tác giữa các học giả và công chúng trở nên gắn kết và cân bằng, hỗ trợ nhau cùng đến gần với sự thật hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
 

Tiếp cận thần thoại nghiêm túc

Thần thoại (Myth) đến nay vẫn là một hình thức lưu truyền hệ thống tín ngưỡng phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn không tìm hiểu được cơ chế kiến tạo ra những câu chuyện đậm màu sắc siêu nhiên với tầm vóc kỳ vĩ. Một cách mặc định, thần thoại ở mọi nơi trên thế giới, đều chia tách thực tại thành hai cõi giới: cõi của các lực lượng siêu nhiên (cõi thiêng) và cõi phàm trần (cõi tục). Cõi thiêng ẩn

Tại sao những giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên cho vấn đề khí hậu lại bị ngó lơ?

Các sáng kiến có nền tảng dựa trên thiên nhiên, chẳng hạn như trồng rừng đước và tái sinh vùng đất ngập nước, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp các cộng đồng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Nhưng nguồn tài trợ quốc tế lại lấy tiền từ những giải pháp này để đầu tư vào những dự án kỹ thuật tốn kém và thiếu hiệu quả hơn. Ở vùng bờ thấp đảo Java của Indonesia, những năm gần đây

NHẬN THỨC ĐỘNG LỰC CHẾT CỦA MÌNH CÓ THỂ CỨU SỐNG BẠN

“Động lực chết” của bạn sẽ không còn hủy hoại bạn. Hãy thuần hóa nó.          Có rất nhiều lý thuyết giải thích nguồn gốc của trầm cảm. “Động lực chết” của Freud là một lý thuyết có thể lý giải được. Lý thuyết phổ biến nhất lý giải về trầm cảm bắt nguồn từ khoa học thần kinh. Lý thuyết này giải thích về chất dẫn truyền thần kinh monoamine trong não bộ (dopamine, serotonin, và norepinephrine) và cách thức chúng
Xem

TRƯỜNG PHÁI KIỂU CÁCH: MỘT GIAI ĐOẠN KÌ DỊ CỦA HỘI HỌA Ý

Trường phái kiểu cách (Mannerism) là một trào lưu nghệ thuật xuất phát ở Ý khoảng từ 1520 tới 1580, tiếp sau thời kỳ Phục Hưng. Các nghệ sĩ trường phái kiểu cách chủ trương đề cao kỹ thuật, cần sảnh sỏi, cố dụng tâm làm sao cho thanh cao. Họ tôn thờ cái đẹp ưu khoái lạc đến mức kỳ dị, ngôn ngữ bất thường. Nghệ thuật kiểu cách bị xem như sa sút, kém hài hòa và duyên dáng so với thế hệ

Minh Hùng

12/08/2019

Giải thực dân và bản địa học

Dưới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân, người bản địa bị coi khinh, thậm chí còn không được coi là một con người đúng nghĩa. Nhận thức về người bản địa, vì thế trở thành một mặt trận quan trọng trong chống chủ nghĩa thực dân. Cũng vì vậy mà giải thực dân trong khoa học là một thành quả quan trọng của người dân thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Câu chuyện linh hồn và chủ nghĩa thực dân khinh rẻ