Home Sống Cái chết của cộng đồng và sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân

Cái chết của cộng đồng và sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân

Khi bị đẩy vào một môi trường mới thì trước tiên con người sẽ dò xét hiểm nguy xung quanh. Từ đó, họ có sự chú ý cao độ vào tiểu tiết, ý thức về hiện tượng đang xảy ra quanh mình và nhận thức về những ảnh hưởng đối với bản thân. Tuy nhiên, nếu sinh ra rồi lớn lên trong một thế giới riêng, tính chất của môi trường và những ảnh hưởng của nó sẽ không nhìn thấy được, vì nó luôn ở đó, như cá với nước. Tương tự, chúng ta thường không nhận ra đặc tính và tác động của môi trường mà chúng ra sống trong suốt cuộc đời. Chúng ta hiếm khi suy ngẫm về tình trạng xã hội của mình, mà cho rằng sự sắp xếp hiện thời đối với các vấn đề là tự nhiên. Mặc dù nhận thức chung rằng chúng ta đang sống trong thời “hiện đại”, trái ngược với “trung cổ” hoặc “cổ đại”, với công nghệ tiên tiến hơn và những quy tắc xã hội khác biệt, nhưng chúng ta lại không biết đến khía cạnh lớn hơn, bao quát và toàn diện của thế giới này.

 

Hiện tượng phân tán xã hội

Một hiện tượng mà chúng ta thường không nghĩ là sự tan rã của kết cấu xã hội, được gọi là phân tán xã hội, hoặc đơn vị cơ bản của xã hội bị chia thành các phần nhỏ hơn. Trong thời kỳ trung cổ và đầu thời kỳ hiện đại, cộng đồng là đơn vị cơ bản của xã hội, một phần vì sự thiếu thốn các công nghệ liên lạc và giao thông sẽ cho phép một người sống an toàn cũng như độc lập trong cộng đồng của họ. Ngày nay, những tác động chung của công nghệ, các nguyên tắc về quyền công dân hiện đại và những đường biên giới khá mở đem đến cho người dân khả năng đưa ra quyết định nơi sinh sống, cùng với quốc gia và vùng đất nào để gọi là quê nhà. Khi các cá nhân quen với việc di chuyển thường xuyên và phá vỡ những ràng buộc với cộng đồng mà họ sinh ra, thì nhận dạng chung trở nên ngắn ngủi. Người ta thiếu đi những liên kết sâu sắc với bất kỳ nền văn hóa cụ thể nào; toàn cầu hóa biến cá nhân trở thành một miếng bọt biển thấm đẫm các chuẩn mực và niềm tin của bất kỳ nơi nào mà họ tự nhìn nhận bản thân mình thuộc về. Kết quả là sự vắng mặt của nhân dạng lâu dài và rõ ràng, mà không có nó thì cá nhân không thể thuộc về bất cứ cộng đồng nào một cách thực thụ/trọn vẹn. Không có cộng đồng, người ta không có văn hóa để đưa đến các phong tục cũng như hiểu biết chung tạo ra những liên kết và lòng tin chung giữa con người. Tựu chung lại, các ràng buộc cộng đồng mai một đi và cá nhân trở thành đơn vị cơ bản của xã hội. 

Phân tích các số liệu thống kê theo dõi những biến số vốn xã hội cho thấy những xã hội bị phân tán ngày càng tăng ở Âu-Mỹ và tại các nước Tây hóa, như là Nhật Bản và Hàn Quốc [1][2]. Trong số những chỉ số phản ánh sự phân tán ở các khu vực này thì mức độ tin cậy, thời gian dành cho láng giềng và hòa nhập xã hội đều giảm sút. Niềm tin xã hội ở mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua tại Hoa Kỳ và gần một phần ba người Mỹ cho biết không có tương tác với hàng xóm của mình. Ở phần lớn các nước châu Âu, người ta tin vào cảnh sát hơn là tin tưởng nhau. Ở Nhật Bản, có một hiện tượng được ghi nhận với cái tên hikikomori, hay những người không ra ngoài, khi mà những người trẻ nhận ra họ không thể rời khỏi ngôi nhà của mình. Sự mất lòng tin nói chung đối với chính phủ lan rộng ở các nền dân chủ tự do phương tây, bất chấp những tuyên bố về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, cả hai đảng chính trị lớn đều bị xem (một cách chính đáng) là tự thu mình và coi thường lợi ích của giới tinh hoa cũng như mất kết nối với nguồn cử tri, vì lòng tin của người dân đang hiện nay đang chạm đáy mọi thời đại. Điều hợp lý trở nên vô lý khi ngờ vực lên đến cực điểm là từ chối làm việc với những người khác và tin vào các thuyết âm mưu dẫn đến rút khỏi việc tham gia chính trị trở nên ngày càng phổ biến. Khắp khu vực Anglo và các nước Tây hóa, sự phổ biến và tác động tiêu cực của phân tán xã hội đang trở nên cực đoan. Nền văn hóa phương Tây có chung ở các quốc gia này không phải là ngẫu nhiên, bởi họ đều có những nhân tố vật chất và tư tưởng tương đồng để đưa đến sự phân hóa xã hội này.

 

Những nguyên nhân về mặt tư tưởng: Chủ nghĩa tự do và Chủ nghĩa cá nhân

Nguyên nhân ẩn dưới sự phân hóa và tư tưởng chung khuyến khích sự phát triển này trong ở thế giới phương tây là chủ nghĩa tự do; triết học cổ điển đặt quyền tự trị cá nhân và bình đẳng giữa các cá nhân như hai giá trị đạo đức tối thượng. Triết học Khai sáng, thống trị và sau đó là đặc trưng cho phương Tây trong giai đoạn đầu của thời kỳ hiện đại, đóng vai trò cố định như là ngôn ngữ đạo đức kiêm sách hướng dẫn đạo đức mặc định cho người phương Tây. Đơn vị phân tích của chủ nghĩa tự do là cá nhân, không xem xét đến cộng đồng hay bất kỳ tập thể nào. Do đó, những câu hỏi về kinh tế, chính trị, đạo đức và luật pháp đều được giải quyết với cá nhân làm trung tâm, nên không quá ngạc nhiên khi ở những nơi tự do trên thế giới, như Hoa Kỳ và châu Âu, chủ nghĩa cá nhân cực đoan xuất hiện trước tiên.

Chủ nghĩa cá nhân đề cập đến tư tưởng (liên quan mật thiết với chủ nghĩa tự do) mà các lựa chọn tự do và độc lập của cá nhân được ưu tiên hơn so với các quyết định và lợi ích của tập thể. Nó khẳng định trạng thái tồn tại mà con người thường tập trung suy nghĩ và tư cách đạo đức của họ vào những nhu cầu và mưu cầu riêng, với bản ngã là trọng tâm của mọi hành động theo đuổi. Một cách tự nhiên tư tưởng theo chủ nghĩa cá nhân sản sinh ra hình vi theo chủ nghĩa cá nhân. Khi con người được nâng lên để tin rằng những sự lựa chọn của họ là bất khả xâm phạm miễn là chúng không ‘làm hại’ đến người khác, thì bất kỳ nhận thức về nghĩa vụ hoặc việc phụng sự nào đối với người khác dần dà, nhưng chắc chắn, sẽ mất đi. Nếu sự tổn hại về thể chất và lợi ích cá nhân là trọng tài phán xét tính đúng đắn của một hành động, thì những quan tâm đối với các mục đích chung của tập thể, cái thường đòi hỏi hi sinh bản thân và đôi khi có thể gây ra tổn hại cho những người ngoài cộng đồng, sẽ nhanh chóng tan biến. Chủ nghĩa tự do sinh ra chủ nghĩa cá nhân, kết quả là một xã hội bị phân tán. 

 

Khi chủ nghĩa cộng đồng gặp chủ nghĩa cá nhân

Cuộc di cư hàng loạt gần đây của người dân Bắc Phi và Trung Đông, phần lớn là người theo Islam, đến châu Âu đã cho thấy sự khác biệt giữa các xã hội theo chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân. Di dân có khuynh hướng tự cô lập, duy trì những dấu ấn văn hóa của họ trong ngôn ngữ và trang phục cũng như vượt trội hơn người bản địa châu Âu về tỉ lệ sinh và tín ngưỡng. Người ta có thể tự hỏi rằng liệu sự đối lập giữa người di cư theo Islam và cư dân châu Âu này có thể tính vào sự khác biệt đức tin hay không; có lẽ Islam chỉ đơn giản là cộng đồng hơn Cơ đốc. Nhưng lời giải thích này thật lố bịch, dựa vào tính cộng đồng truyền thống của Cơ đốc giáo châu Âu, với việc tổ chức các cộng đồng theo hệ thống giáo xứ và quốc gia của nó theo đặt dưới giáo hội quốc gia với một người đứng đầu, điển hình là quân chủ. Tất nhiên, các thể chế Cơ đốc giáo như vậy ngày nay dường như là vô nghĩa vì sự tăng vọt của tính vô thần tại châu Âu. Trên thực tế, trong sự phân chia giữa vô thần châu Âu và tín ngưỡng của người dân khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA), thì sự phổ biến của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng tại các khu vực tương ứng này có thể được giải thích. 

Châu Âu là nơi sản sinh ra chủ nghĩa tự do, một tư tưởng với khuynh hướng khuyến khích các cá nhân tự giải thoát bản thân khỏi những truyền thống, tôn giáo và xã hội cũ, nếu cần thiết. Chủ nghĩa tự do đã giữ vững vị trí của nó trên lục địa châu Âu trong thế kỷ 20, nhờ việc đánh bại các lựa chọn theo chủ nghĩa tập thể hiện đại (chủ yếu là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản). Một trong số rất nhiều nạn nhân của sự chi phối về mặt tư tưởng này là Cơ đốc giáo. Dù vẫn hiện diện trên lục địa và có hàng triệu tín đồ, nhưng dường như Cơ đốc giáo đã hoàn toàn khuất phục trước chủ nghĩa cá nhân, khi xét những sự kiện đã xảy ra như nước Ireland mạnh về Công giáo bỏ phiếu áp đảo để hợp thức hóa việc phá thai và nước Đức thế tục trên danh nghĩa sử dụng Cơ đốc để phục vụ cho những lợi ích của đất nước trong khi ngược lại thì sẽ coi thường nó.

Ngược lại, khu vực MENA lại không hoàn toàn khuất phục trước chủ nghĩa tự do. Bất chấp những nỗ lực trong quá khứ như cuộc cách mạng chủ nghĩa Ả Rập thế tục của nhà lãnh đạo người Ai Cập Gamal Abdel Nasser, thuộc địa hóa của Pháp tại Algeria và những phong trào gần đây như dự án Islam “ôn hòa” của UAE, Islam vẫn là một sự ảnh hưởng ý thức hệ mạnh mẽ. Ngay cả khi không chủ động tiên phong, thì sự hiện diện âm ỉ của nó vẫn đủ mạnh để khiến người dân trong khu vực có một tầm nhìn văn minh bên cạnh/ngoại tầm nhìn mang chủ nghĩa tự do phương tây. Bất chấp sự tiếp xúc không thể tránh khỏi với phương Tây, chủ nghĩa tự do và những ảnh hưởng đang phân tán của nó không gây tổn hại cho thế giới Islam nhiều như đối với châu Âu, và vì vậy các khuynh hướng cộng đồng, dù đã suy yếu, nhưng gần như vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, tại nơi mà chủ nghĩa tự do thắng thế, các phương thức tồn tại cộng đồng sẽ chết. Chính vì lý do này mà những người dân nhập cư Islam đến châu Âu rất đáng chú ý trong việc thực hiện một cuộc sống cộng đồng như vậy giữa các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân nhất. Điều này có lẽ cũng là nguyên nhân khiến họ gây ra xung đột như vậy. Nếu Islam của họ là một cộng đồng tự do dứt khoát hoặc nếu xã hội châu Âu có ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn và phát triển các cách thức để những cộng đồng có sự khác biệt cùng chung sống mà không gộp tất cả vào chủ nghĩa thế tục, thì việc hòa nhập vào châu Âu sẽ dễ dàng hơn. Nhưng chủ nghĩa tự do, giống như tất cả những hệ tư tưởng hiện đại, đang tổng thể hóa.

 

Những nàng hầu của chủ nghĩa tự do: Thị trường và nhà nước

Sự phân tán xã hội chủ yếu bắt nguồn từ sự thống trị của chủ nghĩa tự do. Hai sản phẩm của chủ nghĩa tự do, nhà nước và thị trường, trong khi các đối thủ chính trị đầu ủng hộ, thì cả hai làm cho sự phân tán xã hội thêm trầm trọng. Những người bảo thủ ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, cái mà trong tất cả các hệ thống kinh tế là phù hợp nhất với chủ nghĩa tự do, trong khi những người tiến bộ lại ủng hộ sự điều chỉnh và tham gia trực tiếp của nhà nước. Khi chủ nghĩa tự do xem trọng quyền tự trị cá nhân và tự do, thì chủ nghĩa tư bản lại xem trọng sức mua cá nhân. Hệ thống thị trường tự do chào hàng nền kinh tế tự do lý tưởng: bất cứ ai cũng có thể cạnh tranh để giàu có, thành công và sự cạnh tranh như vậy thúc đẩy bình đẳng. Tương tự với chủ nghĩa tự do, hệ quả của chủ nghĩa tư bản là sự sụp đổ của các cấu trúc cộng đồng và xã hội. Chủ nghĩa tư bản thu lợi từ sự phân tán xã hội bởi càng nhiều tác nhân cá nhân, thì càng nhiều khách hàng, và từ đó có thêm cơ hội lợi nhuận. Như vậy, có lợi ích nhất định trong việc phân chia đơn vị gia đình thành các khách hàng cá nhân. Ví dụ, nếu chỉ có một điện thoại trên mỗi hộ gia đình, thì phần còn lại của gia đình là tệp khách hàng tiềm năng chưa khai thác. Điện thoại cố định, từ là sản phẩm của đơn vị gia đình, sụp đổ trước sự lên ngôi của điện thoại di động cá nhân.

Khi mọi người ngày càng bị cô lập và chia rẽ, hệ thống kinh tế lớn hơn tiếp tục tiến về phía trước, tìm kiếm những cách mới lạ để tạo ra nhiều tác nhân cá nhân hơn. Sự phân chia kinh tế của con người đặt họ vào tình thế thiếu chắc chắn về tài chính. Các gia đình không còn làm và duy trì ngân quỹ như một nhóm, khi ai cũng phải lo cho mình vì hệ thống. Các hệ thống cho vay và đầu tư theo gia đình vốn được sử dụng để xoa dịu tai họa đói nghèo, như Osusu, lập ra trong các cộng đồng người Phi, hay đối tác Mỹ Latin Tanda, đều được đưa ra tranh luận. Kết quả là đói nghèo tăng cao vì thiếu đi các hệ thống hỗ trợ, tài chính và mặt khác, đó là điều chủ nghĩa cộng đồng thường đưa đến. Đây là lý do mà các quốc gia phương tây và Tây hóa hầu như đều thể hiện sự bất bình đẳng giàu-nghèo cao. Hoa Kỳ, Thụy Điển, Anh quốc, Đức và Áo đều nằm trong top 6 quốc gia bất bình đẳng giàu nghèo. Khi sự tự lực trở nên quá khó khăn, người dân buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ, tạo cơ hội cho những người tiến bộ thúc đẩy sự bảo vệ và hỗ trợ tài chính do nhà nước hậu thuẫn. Các cá nhân dựa vào nhà nước vì những nhu cầu chưa được đáp ứng của họ, khiến cho gia đình và cộng đồng ít liên quan hơn và phân tán xã hội nhanh hơn.Đời sống kinh tế cho thấy sự giả tạo của tinh thần đảng phái ở các nước phương tây, khi những người bảo thủ và cấp tiến về cơ bản đều theo chủ nghĩa tự do, những người có các chính sách càng thêm đe dọa chủ nghĩa cộng động. 

 

Tiến về phía trước: Một sự phục hưng của chủ nghĩa cộng đồng?

Nhìn ra và hiểu được những ảnh hưởng tiêu cực của sự phân tán xã hội mà chủ nghĩa tự do đưa đến, chúng ta không chỉ phải tự tìm hiểu vấn đề, mà còn phải bắt đầu quá trình khám phá cách có thể giảm thiểu sự phân tán xã hội. Bởi chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tư bản đều là gốc rễ của phân tán xã hội, cần phải tìm ra những tư tưởng và hệ thống kinh tế-chính trị khác để xác định được khả năng và phương tiện thực hiện chúng. Đây là vấn đề cấp bách đối với tất cả những ai sống trong thế giới hiện đại, người theo Islam và không theo Islam cũng vậy, bởi không ai trong chúng ta có thể thoát khỏi sự phân tán xã hội. Thách thức bản chất của thế giới xã hội của chúng ta sẽ không dễ dàng, và những câu trả lời được đưa ra chắc chắn sẽ gây tranh cãi. Bằng việc có một chẩn đoán chung thông thường đối với những căn bệnh thời hiện đại, chúng ta có thể thực hiện một nỗ lực thành công và đúng đắn cho chúng. 

 

L.A dịch

Nguồn: https://traversingtradition.wordpress.com/2018/07/16/the-death-of-community-and-the-rise-of-individualism/

BERTELSMANN – Ông trùm quyền lực của thế giới xuất bản, tập đoàn sở hữu Penguin Random House

Đối với hầu hết các khách hàng trên toàn thế giới của Bertelsmann, họ gần như chẳng có mấy ấn tượng về thương hiệu này. Tập đoàn Bertelsmann là cái tên nhạt nhòa trong mắt các độc giả đại chúng. Tuy nhiên, Bertelsmann lại sở hữu hàng loạt những thương hiệu đình đám nhất trong làng xuất bản và giáo dục thế giới mà nổi bật nhất có thể kể đến Penguin Random House, …  Tạp chí Der Spiegel từng có lần viết rằng Bertelsmann,
le-ai

Lê Ái

07/06/2024

Yuen Yuen Ang: Giảm nghèo – Chỉ thấy một cái cây mà quên mất cả khu rừng

ANN ARBOR - Giải Nobel Kinh tế năm 2019 được trao cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer cho công trình của họ về phương pháp tiếp cận đói nghèo. Theo quan điểm của Hội đồng Nobel, ứng dụng của thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCTs) trong kinh tế, một phương pháp lấy từ khoa học y tế, để kiểm tra xem liệu một sự can thiệp nhất định có thật là “tăng khả năng chống nghèo đói toàn cầu một cách

Yến Nhi

01/04/2023

Tổ chức World Cup để phát triển kinh tế ư? Không dễ dàng thế đâu!

Từng đấy chi tiêu cho World Cup vẫn không thể cải thiện đời sống của những người dân đều đặn nộp thuế . Gần đây, tin tức đã hé lộ rằng Sân vận động Arrowhead là một trong những nơi Hoa Kỳ chọn để tổ chức các trận đấu của giải FIFA Men’s World Cup vào năm 2026. Là một nhà kinh tế học và một người yêu mến thành phố Kansas, tôi không khỏi thất vọng trước tin này. Trong khi các chính trị

Yến Nhi

22/11/2022

[Phỏng vấn] Vaclav Smil: “Tăng trưởng phải kết thúc. Những người bạn kinh tế học của chúng ta dường như không nhận ra điều đó”

Nhà khoa học kiêm tác giả của cuốn sách - một anh hùng ca phân tích liên ngành về sự tăng trưởng - và tại sao sự mở rộng bất tận của nhân loại phải kết thúc. Vaclav Smil: "Mọi người hỏi tôi là một người tích cực hay tiêu cực, và tôi trả lời chẳng cái nào đúng." Nhiếp ảnh: David Lipnowski Vaclav Smil là một giáo sư xuất sắc tại khoa môi trường thuộc Đại học Manitoba ở Winnipeg, Canada. Trong hơn 40

Minh Tân

22/03/2022