Home Chuyên đề tháng [Phỏng vấn] Vaclav Smil: “Tăng trưởng phải kết thúc. Những người bạn kinh tế học của chúng ta dường như không nhận ra điều đó”

[Phỏng vấn] Vaclav Smil: “Tăng trưởng phải kết thúc. Những người bạn kinh tế học của chúng ta dường như không nhận ra điều đó”

Minh Tân

22/03/2022
Vaclav Smil tăng trưởng kinh tế

Nhà khoa học kiêm tác giả của cuốn sách – một anh hùng ca phân tích liên ngành về sự tăng trưởng – và tại sao sự mở rộng bất tận của nhân loại phải kết thúc.

Vaclav Smil: “Mọi người hỏi tôi là một người tích cực hay tiêu cực, và tôi trả lời chẳng cái nào đúng.” Nhiếp ảnh: David Lipnowski

Vaclav Smil là một giáo sư xuất sắc tại khoa môi trường thuộc Đại học Manitoba ở Winnipeg, Canada. Trong hơn 40 năm, các cuốn sách của ông về môi trường, dân số, lương thực và năng lượng ngày càng có sức ảnh hưởng lớn. Ông giờ đây được xem là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới về lịch sử phát triển và là bậc thầy trong lĩnh vực phân tích số liệu. Bill Gates nói rằng ông đợi cuốn sách mới của Smil giống như cách một số người đợi tập mới trong series “Chiến tranh giữa các vì sao”. Cuốn sách mới nhất là “Tăng trưởng: Từ vi sinh vật đến siêu đô thị”.

Ông thật là mọt sách trong các mọt sách. Chẳng có một chuyên gia nào mà lại vẽ tranh bằng những con số như ông cả. Ông khai thác những số liệu kỳ lạ rằng Trung Quốc, cứ mỗi ba năm từ năm 2003, đã đổ nhiều xi măng hơn nước Mỹ trong suốt thế kỷ XX. Ông tính toán rằng trong năm 2000, khối lượng khô (dry mass) của toàn thể nhân loại trên thế giới đã là 125 triệu tấn so với chỉ 10 triệu tấn của tất cả động vật hoang dã có xương sống. Và giờ ông khám phá ra các mô thức phát triển, từ sự phát triển lành mạnh của rừng và não bộ đến sự gia tăng một cách thiếu lành mạnh của nạn béo phì và CO2 trong không khí. Trước khi chúng ta thảo luận sâu hơn, tôi muốn hỏi xem liệu ông có xem mình là một con mọt sách không?

Không hẳn đâu. Tôi chỉ là một nhà khoa học miêu tả thế giới và đường nét của các vùng đất theo lối cũ thôi. Đó là tất cả những gì liên quan đến nó. Nói rằng cuộc sống đã tốt hơn và tàu hỏa chạy nhanh hơn vẫn là chưa đủ. Bạn phải đưa chúng vào các số liệu. Cuốn sách này là một bài tập nhằm củng cố thêm những việc tôi phải nói về những con số để mọi người thấy rằng chúng thực sự là như vậy và rất khó để tranh cãi.

“Tăng trưởng” là một cuốn sách khổng lồ – hơn 200.000 từ tổng hợp nhiều nghiên cứu cứu khác của ông, trải dài khắp thế giới và khám phá xa hơn vào quá khứ lẫn tương lai. Ông có xem đây là một đại tác phẩm của mình chăng?

Tôi có ý định viết một đại truyện về sự phát triển. Như vậy, nó lại cồng kềnh và thật phi lý. Mọi người có thể nhặt ra bất kỳ số liệu nào từ cuốn sách – các nhà kinh tế có thể đọc về sự phát triển của GDP và dân số; các nhà sinh vật có thể đọc về sự phát triển của các cơ quan và cơ thể con người. Nhưng tôi muốn đặt tất cả nằm cạnh nhau dưới một mái nhà để mọi người có thể thấy tính liên kết không thể tránh khỏi của chúng và làm thế nào tất cả lại chia sẻ chung một điều rõ ràng đến vậy: sự tăng trưởng đó phải đi đến hồi kết. Những nhà kinh tế thân quen của chúng ta dường như không nhận ra điều đó.

Tôi tình cờ bắt gặp công trình của ông trong lúc đang viết một cuốn sách về môi trường Trung Quốc. Thường thì, ông luôn có số liệu tôi đang tìm kiếm – và nó thường chỉ ra sự mơ hồ trong nhiều số liệu chính thức. Để mô tả điều đó ông đã dùng cụm từ “giết người từ những thứ vớ vẩn”. Mục đích của ông là vậy ư?

Tôi lớn lên ở Tiệp Khắc trong suốt giai đoạn của khối Xô Viết. Sống suốt 26 năm trong chế độ tồi tệ đó, tôi không tha thứ cho những thứ nhảm nhí đó được. Tôi lớn lên quanh đâu đâu cũng là kiểu tuyên truyền cộng sản – một tương lai tươi sáng và vĩ đại của loài người – cho nên tôi cũng hay chỉ trích lúc chúng xuất hiện. Đó không phải là ý kiến của tôi mà đó là sự thật. Tôi không viết các mảnh ghép ý kiến. Tôi viết về những điều hoàn toàn bị sự thật ẩn giấu.

Ông đã bóc trần những dự báo màu hồng của những người lạc quan công nghệ vốn cho rằng với máy vi tính thông minh hơn chúng ta có thể giải quyết tất cả các vấn đề, và cả những nhà kinh tế vốn hứa hẹn một sự tăng trưởng tư bản bất tận. Ở nhiều quốc gia, tăng trưởng vật chất giờ đây dường như hướng xuống nhiều hơn là hướng lên, điều này sẽ dẫn đến cái mà ông gọi là “sự xúc phạm của con người đối với hệ sinh thái”. Liệu cụm từ này có công bằng chăng?

Vâng, tôi cho là như vậy. Nếu không có một sinh quyển cân bằng, thì không có sự sống trên hành tinh này. Đơn giản là như vậy. Đó là tất cả những gì anh cần biết. Các nhà kinh tế sẽ nói rằng chúng ta có thể tách riêng tăng trưởng ra khỏi tiêu dùng vật chất, nhưng đó lại là một thứ nhảm nhí nữa. Những lựa chọn là rất rõ ràng từ dữ kiện lịch sử. Nếu anh không kiểm soát được sự suy thoái thì anh sẽ mắc kẹt trong nó và anh sẽ chết đấy. Hi vọng hay ho nhất là ở việc anh có tìm được cách xoay xở nó hay không. Vị trí hiện tại giúp ta có thể làm việc đó tốt hơn là 50 hay 100 năm trước, bởi vì tri thức của chúng ta dày hơn nhiều. Nếu chúng ta chịu ngồi lại, chúng ta có thể nảy sinh ý tưởng nào đó. Nếu không thể xóa sạch nỗi đau, thì chúng ta có thể tìm cách xoa dịu chúng.

Vậy nên chúng ta cần phải thay đổi kỳ vọng của mình về tăng trưởng GDP ư?

Đúng vậy, điều đơn giản nhất là việc anh định nghĩa hạnh phúc là như thế nào, chúng ta biết – và hẳn đã biết trong nhiều năm qua – rằng sản lượng GDP không thể làm ta thỏa mãn với cuộc sống, sự thanh thản và cảm giác được sung túc. Nhìn vào nước Nhật xem. Họ khá giàu có đấy nhưng họ đang nằm giữa những người không hạnh phúc trên hành tinh này. Thế thì những ai đang lọt top 10 những người hạnh phúc nhất. Đó chính là người Philippines, một quốc gia nghèo hơn rất nhiều và phải chịu tác động sâu sắc của mưa bão, nhưng nhiều khi họ lại hạnh phúc hơn những người Nhật Bản láng giềng ấy chứ. Một khi anh đạt được một điểm nào đó, lợi ích từ tăng trưởng GDP bắt đầu chững lại vì mức độ tử vong, dinh dưỡng và giáo dục.

Liệu đó có phải là điểm vàng không? Liệu đó có phải là điều chúng ta nên nhắm đến thay vì thúc đẩy cho đến khi tăng trưởng trở thành hung thần, là cái ung nhọt, béo phì và hủy diệt môi trường không?

Đúng vậy, nó sẽ như thế đấy. Chúng ta có thể chia đều năng lượng và tiêu dùng vật chất, điều này sẽ đưa chúng ta trở lại ngưỡng của những năm 1960. Chúng ta có thể cắt giảm mà không phải mất bất kỳ thứ quan trọng nào. Cuộc sống không đến nỗi đáng sợ như những năm 60 hay 70 ở châu Âu. Người dân từ Copenhagen sẽ không thể bay đến chơi ở Singapore trong 3 ngày được nữa, nhưng thì sao? Không có nhiều điều xảy đến với họ. Mọi người không nhận ra được hệ thống của chúng ta đã chậm chạp như thế nào.

Sự tăng trưởng trong thông tin không phải là một trận lụt hay một vụ nổ. Những tính từ đó chưa đủ để diễn tả. Chúng ta đang ngập ngụa dưới vũng thông tin. Điều đó chẳng mang đến cái gì hay ho cho bất cứ ai.

Ông đã dẫn ra sự khác biệt giữa một “nền kinh tế cao bồi” và một “nền kinh tế phi hành gia” theo lý thuyết của Kenneth Boulding. Khái niệm đầu tiên là một không gian mở và dường như ẩn chứa tiềm năng bất tận cho tiêu dùng tài nguyên. Khái niệm sau là một sự nhận thức rằng Trái Đất trông giống một phi thuyền khép kín, ở đó chúng ta cần phải cẩn thận quản lý tài nguyên của mình. Thách thức nằm ở việc chuyển đổi từ lối suy nghĩ từ chiều này sang chiều khác. Nhưng lịch sử nhân loại trải qua hàng ngàn năm cao bồi và chỉ có một vài chục năm làm phi hành gia thôi. Chúng ta có cứng nhắc quá không?

Đây là một truyền thống sâu xa ở cả phương Đông lẫn phương Tây về tính thanh đạm, sống theo ý mình và trong sự chiêm nghiệm. Luôn luôn là như vậy. Bây giờ có một tiếng vọng to lớn hơn kêu gọi tiêu dùng nhiều hơn và một phòng tắm lớn hơn lẫn một chiếc SUV, nhưng rõ ràng là điều này không thể tiếp tục được. Sẽ có thứ gì giống làn khói, lan ra khắp nơi vào 50 năm trước. Nhưng bởi vì mọi người nhận thức được mối liên kết với bệnh ung thư phổi, nên nó mới bị hạn chế. Điều tương tự sẽ xảy đến khi mọi người nhận thức được nơi nào tăng trưởng vật chất đưa ta đến đâu. Theo tôi đó là vấn đề thời gian.

Làm thế nào có chúng ta có thể di chuyển theo hướng đó trước khi không thể xoay chuyển được tình hình?

Để trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là không nên nói về các phương diện toàn cầu. Sẽ có nhiều phương pháp phải được biến đổi và nhắm đến từng đối tượng nghe khác nhau. Có một ý tưởng độc hại từ anh chàng [Thomas] Friedman rằng thế giới thì phẳng và mọi thứ giờ đây là giống nhau, cho nên cái gì có hiệu quả ở một nơi cũng sẽ có hiệu quả cho mọi người. Nhưng nó sai thực sự sai đấy. Chẳng hạn, Đan Mạch chẳng có điểm gì chung với Nigeria. Điều bạn làm ở mỗi nơi cũng sẽ khác nhau đấy. Điều bạn cần ở Nigeria là nhiều thức ăn nơi, nhiều tăng trưởng hơn. Ở Philippines chúng ta lại ít cần điều đó. Và ở Canada và Thụy Điển, chúng ta càng cần ít nữa. Chúng ta phải nhìn vào những điểm nhìn khác nhau. Ở một số nơi chúng ta phải nuôi dưỡng cái mà các nhà kinh tế gọi là giảm tăng trưởng. Ở những nơi khác, chúng ta phải kích thích tăng trưởng.

Phân tích số liệu một hướng của ông lại giống như toàn bộ số đầu ra của Ngân hàng Thế giới. Liệu nghiên cứu này có khi ông cảm giác chúng ta đang ở gần với cái kết của sự tăng trưởng hơn ông đã từng nhìn nhận không?

Mọi người hỏi tôi liệu tôi là một người lạc quan hay bi quan, và tôi nói tôi chẳng là gì trong số đó cả. Tôi chẳng cố gắng theo hướng bất khả tri: đây chính là kết luận tốt nhất mà tôi có. Ở Trung Quốc, tôi nói với mọi người môi trường đang tệ như thế nào và bức tranh ấy khiến mọi người phải sốc toàn tập. Họ nói: “Vậy khi nào nó sụp đổ?”. Tôi đáp: “Nó đang sụp đổ từng ngày, nhưng cũng đang được chữa lành từng ngày”. Họ dùng nhiều than đá và tạo ra nhiều khí thải hơn, nhưng họ cũng nhận hàng tỷ [đô-la] từ Ngân hàng Thế giới và cuối cùng có được hệ thống xử lý nước thải hiện đại ở các thành phố lớn. Giờ đây họ đang sử dụng phương thức canh tác hiện đại, nên họ ít sử dụng nước tưới tiêu hơn. Như thế đấy. Đây là nhân loại của chúng ta đấy: chúng ta ngu ngốc, chúng ta cẩu thả, chúng ta chậm chạp. Nhưng mặt khác, chúng ta lại có thể thích ứng, chúng ta thông minh và thậm chí khi vạn vật đang sụp đổ phần nào, chúng ta vẫn đang cố gắng hàn gắn chúng lại. Nhưng điều khó khăn nhất chính là tính toán tác động đa chiều. Chúng ta đang tiến lên hay lùi lại? Với tất cả phân tích, chúng ta không biết được điều này.

Cuốn sách của ông lưu ý rằng toàn bộ thư viện ở Rome khoảng 2000 năm trước chứa đựng tầm 3GB thông tin, nhưng bây giờ internet toàn cầu lại chứa đựng nhiều hơn đến hàng ngàn tỉ lần như thế. Rõ ràng là ông đang hoài nghi rằng điều này mang tính tích cực hay nó đã cải thiện năng lực giải quyết vấn đề của chúng ta.

Sự tăng trưởng trong thông tin không phải là một trận lụt hay một vụ nổ. Những tính từ đó chưa đủ để diễn tả. Chúng ta đang ngập ngụa dưới vũng thông tin. Điều đó chẳng mang đến cái gì hay ho cho bất cứ ai. Những vệ tinh bay trên chúng ta vẫn tạo ra hàng loạt thông tin, nhưng như thế vẫn là chưa đủ cho các nhà phân tích. Vâng, máy vi tính có thể giúp và rút giảm số lượng, nhưng ai đó vẫn phải ra quyết định. Có quá nhiều thứ phải nắm bắt được.

Ông có trải qua trạng thái cực khoái thống kê khi nghiên cứu không?

Tôi là một nhà sinh vật học, nên tôi rất hào hứng khi đọc các nghiên cứu mới về những loài cây lớn nhất trên thế giới – các loại cây gỗ đỏ và bạch đàn. Chúng không bao giờ ngừng tăng trưởng. Và với loài voi, chúng có những mô thức tăng trưởng vô tận và không bao giờ thực sự dừng lại cho đến khi chết. Con người chúng ta ngừng tăng trưởng cho đến khi 18 hay 19 tuổi. Nhưng những loài to lớn nhất trên hành tinh này vẫn tiếp tục tăng trưởng cho đến chết.

Và về dân số của con người thì sao?

Điều đáng chú ý nhất là sự sụt giảm đã diễn ra nhanh như thế nào. Hơn 100 năm qua, tỷ lệ gia tăng đã lao dốc. Những năm 1930 tăng nhanh hơn những năm 1920, những năm 40 thì lại tăng nhanh hơn những năm 30, vân vân. Trước thập niên 60, dân số thế giới tăng nhanh đến nỗi một bài báo nổi tiếng về Khoa học viết rằng trước năm 2024, nó sẽ gia tăng với một tốc độ vô hạn – như thể một khoảnh khắc dân số kỳ lạ, dĩ nhiên, điều đó thật vô lý. Từ đó, tốc độ gia tăng hằng năm đã giảm. Dân số tiếp tục tăng về mặt tuyệt đối, nhưng tỷ lệ phần trăm thì đã giảm đi kể từ đoạn giữa những năm 60.

Tóm lại thì, tôi cho rằng cuốn sách vẫn mang màu sắc bi quan, nhưng ông cũng đã đề cập đến một dự cảnh lạc quan ở đó dân số toàn cầu sẽ không tăng quá 9 tỷ người – như dự đoán hiện nay – và ở đó sự chuyển đổi năng lượng sẽ nhanh hơn mức dự báo. Cho dù nhu cầu vật chất sẽ đạt đỉnh trước năm 2050 thì nó vẫn để lại cho chúng ta nhiều thập kỷ đầy áp lực phía trước. Với những áp lực từ biến đổi khí hậu, đất đai, đa dạng sinh học và tính ổn định xã hội, làm thế nào để chúng ta vượt qua được sự thổi phồng đầy nguy hiểm này?

Khó đấy. Trong thế giới phương tây và Nhật Bản, chúng ta sắp đạt đến điểm đó. Trung Quốc vẫn còn lối thoát vì họ chỉ mới đạt mức năng lượng của Tây Ban Nha những năm 60. Sự thổi phồng trên thực tế đang xảy ra ở châu Phi, nơi có một triệu trẻ em mới được sinh ra. Đơn thuần đưa người dân châu Phi hiện tại đến một mức khá, như Việt Nam và Thái Lan, cũng đã khó khăn rồi. Để làm việc đó với hơn một tỷ đô thì lại cực kỳ khó. Anh có thể hạ chúng xuống dưới một con số – tức là mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tính theo Giga Jun, nhưng đơn vị thì chẳng nói lên điều gì. Vẫn phải xem xét trong so sánh. Ở Hoa Kỳ con số đó là 300, Nhật Bản là 170, ở EU là 150 trong khi Trung Quốc gần 100, Ấn Độ là 20 còn Nigeria là 5 và Ethiopia chỉ 2. Để Nigeria tăng trưởng đến tầm Trung Quốc thì phải tăng gấp 20 lần tính trên chỉ số đầu người. Đây chính là mức độ thổi phồng. Vì vậy anh có thể cắt bớt tiêu dùng ở Copenhagen hay Sussex, còn Nigeria thì không.

Một nước Nhật già cỗi liệu có thể thành một hình mẫu không? Tôi rất ấn tượng khi quốc gia này có thể khắc phục một cuộc suy thoái kéo dài về giá bất động sản, giá trị trên thị trường chứng khoán, sinh khí và ảnh hưởng của nhân dân mà không rơi vào hỗn loạn. Liệu có bài học nào cho các quốc gia khác, những nơi đang phải đối mặt với sự suy thoái do yếu tố khách quan không?

Nhật bản có thể là hình mẫu một phần, vì cho đến gần đây đó vẫn chỉ là một xã hội thanh đạm và kỷ luật, ở đó người ta có thể khoan dung cho những điều người khác không chấp nhận. Nhưng chúng ta thì lại chậm chạp. Chúng ta quá cục mịch trên lĩnh vực tiêu dùng vật chất. Không có chỗ nào để cắt giảm. Nhưng không có câu trả lời dễ dàng nào cả. Nếu có, chúng ta hẳn đã thực hiện rồi.

Liệu các doanh nhân có thể chấp nhận một cái kết cho sự tăng trưởng không? Ông đã nói cho Bill Gates nghe điều này chưa?

Tôi không cần phải nói cho ông ấy đâu. Ông ấy biết nhiều điều về môi trường. Bỏ ra hàng tỷ đô la vì ông ta là một người thích tìm hiểu về thế giới. Ông ta đọc hàng tá cuốn sách mỗi năm, cũng như tôi ấy mà.

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates, nói gì về sách của Vaclav Smil

Năng lượng và văn minh: Một lịch sử

(MIT Press, 2017)

“Smil là một trong những tác giả sách yêu thích của tôi và đây là một kiệt tác của ông ấy. Ông cho thấy làm thế nào nhu cầu năng lượng lại định hình nên lịch sử nhân loại – từ thời kỳ những cối xay lừa đến công cuộc tìm kiếm năng lượng tái tạo ngày nay”.

Tạo lập thế giới hiện đại: Vật chất và giải vật chất

(Wiley, 2013)

“Nếu bất cứ ai thử nói với bạn rằng chúng ta đang sử dụng ý vật chất hơn, hãy gửi cuốn sách này đến cho người đó. Với sự hoài nghi thường thấy và lòng ái mộ với dữ liệu, Smil cho chúng ta thấy khả năng tạo ra vạn vật với ít vật chất hơn là như thế nào – rằng, hộp soda có thể cần ít nhôm hơn – giúp cho chúng rẻ hơn, và thực sự kích thích sản xuất hơn. Chúng ta đang sử dụng nhiều món đồ hơn bao giờ hết.

Thu hoạch sinh quyển

(MIT Press, 2013) “Ở đây [Smil] đã biến các số liệu như một bức tranh cho thấy các con người biến đổi sinh quyển…cuốn sách kể cho ta nghe một câu chuyện cấp bách nếu như bạn quan tâm đến tác động của chúng ta lên hành tinh này”.

Nguồn: The Guardian

Dịch: Minh Tân

BERTELSMANN – Ông trùm quyền lực của thế giới xuất bản, tập đoàn sở hữu Penguin Random House

Đối với hầu hết các khách hàng trên toàn thế giới của Bertelsmann, họ gần như chẳng có mấy ấn tượng về thương hiệu này. Tập đoàn Bertelsmann là cái tên nhạt nhòa trong mắt các độc giả đại chúng. Tuy nhiên, Bertelsmann lại sở hữu hàng loạt những thương hiệu đình đám nhất trong làng xuất bản và giáo dục thế giới mà nổi bật nhất có thể kể đến Penguin Random House, …  Tạp chí Der Spiegel từng có lần viết rằng Bertelsmann,
le-ai

Lê Ái

07/06/2024

Yuen Yuen Ang: Giảm nghèo – Chỉ thấy một cái cây mà quên mất cả khu rừng

ANN ARBOR - Giải Nobel Kinh tế năm 2019 được trao cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer cho công trình của họ về phương pháp tiếp cận đói nghèo. Theo quan điểm của Hội đồng Nobel, ứng dụng của thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCTs) trong kinh tế, một phương pháp lấy từ khoa học y tế, để kiểm tra xem liệu một sự can thiệp nhất định có thật là “tăng khả năng chống nghèo đói toàn cầu một cách

Yến Nhi

01/04/2023

Dân chủ sinh thái: Khi người dân là chủ thể của môi trường sinh thái

Trong mấy thập kỷ gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, cộng đồng, và là nội dung quan trọng bậc nhất, được đề cập đến nhiều nhất của các tổ chức quốc tế, các hội nghị liên quan quốc. Điều đó cũng phản ánh đúng hiện thực xã hội khi mà môi trường sinh thái đang bị suy thoái nghiêm trọng, đe doạ tính mạng, tài sản của hàng tỷ con

Tổ chức World Cup để phát triển kinh tế ư? Không dễ dàng thế đâu!

Từng đấy chi tiêu cho World Cup vẫn không thể cải thiện đời sống của những người dân đều đặn nộp thuế . Gần đây, tin tức đã hé lộ rằng Sân vận động Arrowhead là một trong những nơi Hoa Kỳ chọn để tổ chức các trận đấu của giải FIFA Men’s World Cup vào năm 2026. Là một nhà kinh tế học và một người yêu mến thành phố Kansas, tôi không khỏi thất vọng trước tin này. Trong khi các chính trị

Yến Nhi

22/11/2022

Cái chết của cộng đồng và sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân

Khi bị đẩy vào một môi trường mới thì trước tiên con người sẽ dò xét hiểm nguy xung quanh. Từ đó, họ có sự chú ý cao độ vào tiểu tiết, ý thức về hiện tượng đang xảy ra quanh mình và nhận thức về những ảnh hưởng đối với bản thân. Tuy nhiên, nếu sinh ra rồi lớn lên trong một thế giới riêng, tính chất của môi trường và những ảnh hưởng của nó sẽ không nhìn thấy được, vì nó luôn