Home Chuyên đề tháng Vấn đề xảy ra với các giờ học Lịch sử

Vấn đề xảy ra với các giờ học Lịch sử

Minh Tân

03/09/2021
Vấn đề xảy ra với các giờ học Lịch sử

Những câu chuyện một chiều tác động tiêu cực đến học sinh

Trước khi Selma được phát hành, tôi tự hỏi có bao nhiêu người từng suy ngẫm về thái độ của Tổng thống Lyndon B.Johnson về cuộc diễu hành ở Selma năm 1965. Tôi tự hỏi liệu có ai nghĩ rằng những người thông minh một đời lại dành cho ông ta quá nhiều hay quá ít lợi ích từ Đạo luật về Quyền Bầu cử hay không. Tôi mường tượng rằng di sản Johnson để lại không phải là sự giám sát thông thường của người Mỹ bình thường cho đến khi Selma đưa nó vào tâm thức cộng đồng.

https://bookhunter.vn/doc-thu-nuoc-my-chuyen-chua-ke/

Bộ phim buộc nhiều người Mỹ phải xem xét lại nhận thức của Johnson. Những người phụ trách phần di sản của ông đã quở trách bộ phim vì phác họa tổng thống thứ 35 thành một đối thủ đầy gai góc của Martin Luther King Jr khi khẳng định rằng bộ phim đã hạ bệ Johnson thành một chính trị gia nông nổi, người đã bị King ép buộc phải tiến hành Đạo luật về Quyền bầu cử. Joseph A.Califano Jr, trợ lý tối cao về vấn đề nội vụ của Johnson từ giai đoạn 1965-1969, viết trên tờ Washington Post rằng Selma đã xuyên tạc sự thật quá trắng trợn đến nỗi bộ phim “phải bị loại bỏ khỏi dịp Giáng sinh và trong suốt mùa trao giải”. Đạo diễn Ava DuVernay đã bị sa thải, vẫn thốt lên rằng “quan niệm rằng Selma là ý tưởng của LBJ thật đáng kinh ngạc”.

Làm thế nào những điều như vậy lại có thể ngủ yên trong suốt một thời gian dài mà chỉ bị đánh thức bởi một bộ phim được giới phê bình đánh giá cao? Califano không phải là người đầu tiên và cũng chẳng phải là người cuối cùng lên tiếng bảo vệ cho một nhân vật lịch sử, người đã bị bộ phim cắt xén. Sau khi bộ phim Lincoln ra mắt năm 2012, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nghị sĩ đảng Dân chủ Joe Courtney từ Connecticut viết lời phàn nàn cho Steven Spielberg rằng bộ phim đã sai khi thể hiện hai nhà lập pháp của bang ông đã bỏ phiếu chống đối với sửa đổi luật bãi bỏ chế độ nô lệ. Bộ phim ra mắt năm 2012 về cuộc đời của “Bà đầm thép” Margaret Thatcher đã khiến Rob Wilson, một nghị sĩ quốc hội, kêu gọi tranh luận tại Hạ viện Anh khi cho rằng đạo diễn Phyllida Lloyd đã phác họa một cách “bừa bãi và thiếu công bằng” về nguyên thủ tướng.

Hiện nay, hầu hết học sinh học lịch sử như một tập hợp những câu chuyện kể – một phương thức gia cố cho ý nghĩ lệch lạc rằng quá khứ có thể được tổng hợp thành một tập ghi chép dài hàng trăm trang, đơn giản và chuẩn tắc.

Những người ủng hộ này không hề giấu giếm: họ chỉ bị kéo vào đám đông khi nỗi sợ dâng trào. Đây cũng là nỗi lo chung đang nổi lên ở Oklahoma chỉ vì hướng dẫn Kỳ thi xếp loại Nâng cao Lịch sử Mỹ (APUSH). Trong bài phỏng vấn sau đó, Califano đã nắm bắt được gốc rễ của nỗi băn khoăn ấy: “Nhiều bạn trẻ đã hình thành quan điểm lịch sử từ phim ảnh”, ông nói. “Việc những người làm phim tuyên bố rằng lịch sử phải mang tính chính xác là một điều rất quan trọng”. Khi ký ức tạo dựng về các nhân vật và sự kiện từ quá khứ gặp thách thức, cả người bảo vệ lẫn người chống đối ký ức này sẽ cạnh tranh với nhau để tạo ảnh hưởng với với trẻ.

Đam mê và sự thôi thúc với giá trị được các trận chiến này bảo vệ phản ánh cách tiếp cận sai lầm về lịch sử được dạy trong nhà trường. Hiện nay, hầu hết học sinh học lịch sử như một tập hợp những câu chuyện kể – một phương thức gia cố cho ý nghĩ lệch lạc rằng quá khứ có thể được tổng hợp thành một tập ghi chép dài hàng trăm trang, đơn giản và chuẩn tắc. Kiểu dạy này có vẻ giống như có một câu chuyện tập thể được đồng nhất, giống như nói rằng mọi người phải cùng ghi nhớ các sự kiện lịch sử giống nhau vậy. Nhưng, lịch sử dung chứa tất cả, trừ sự dễ dãi. Đó không phải là một bộ sưu tập các sự kiện được giới học giả trên cao xem là “chính thống”. Đó là một tập hợp các sử gia trao đổi các phân tích với nhau, thông thường là những mâu thuẫn. Và thay vì tìm kiếm một cách vô vọng những xung đột ký ức không thể tránh khỏi, học sinh Mỹ lại được dạy dỗ tốt hơn bằng cách sa vào vũng lầy mâu thuẫn và tìm hiểu “những lịch sử” lập quốc của nước Mỹ.

Califano rõ ràng đang lo lắng rằng tương lai người Mỹ sẽ nhớ về Lyndon B.Johnson khác hẳn với ông. Oklahoma khẳng định rằng Nghị sĩ đảng Cộng hòa Dan Fisher, dường như cũng lo lắng rằng tương lai người Mỹ cũng sẽ hiểu quá khứ của quốc gia khác với ông. Fisher gần đây đã giới thiệu một dự luật sẽ giảm giá trị của APUSH trong bang mình khi tuyên bố rằng trường Đại học Board, đơn vị tổ chức AP, đã xuất bản một khung ôn tập lặp đi lặp lại “điều gì nói xấu nước Mỹ” và không dạy được về “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ” (Nỗ lực gây tranh cãi đó đã thu về rất nhiều ý kiến chỉ trích, và Fisher đành phải trở về theo quy định). Ký ức của Fisher, Califano, Courtney và Wilson đã va chạm với ký ức của phần còn lại.

Có lẽ Fisher đã đưa ra cho quốc gia một cơ hội để chia tách, một lần và mãi mãi, ký ức từ lịch sử. Lịch sử có thể là một nỗi lực ghi nhớ và bảo tồn quá khứ, nhưng đó không phải là ký ức; ký ức có thể xem là tài liệu đầu tay (primary sources), nhưng chúng không đứng độc lập được như lịch sử. Lịch sử nhất thiết phải là một tập hợp các ký ức, được phân tích và cô đọng thành cách kết luận có ý nghĩa – chứ không phải một tập hợp dựa trên các ký ức chọn lọc.

Ký ức tạo nên một nền tảng đầy rủi ro: Vì những sự kiện lùi xa vào quá khứ, nên sự thật đều đã bị xuyên tạc hay được gia cố bằng những chi tiết hoàn toàn mới – điều gì đó được người dẫn chương trình tin tức đài NBC Brian Williams đã học được về tác động phá hoại. Một cá nhân tuần hành băng qua Cầu Edmund Pettus có thể nhớ được những sự kiện ở Selma khác hẳn với một người phụ tá ban hành luật cho Johnson ở Washington. Cả hai người đều kiến tạo nên những ký ức khác biệt dẫu vẫn truyền tải những lịch sử hoàn toàn có giá trị. Vì ký ức có tính đa dạng, nên lịch sử cũng có tính đa dạng.

Các học giả đọc từ nhiều nguồn từ các sử gia khác nhau, những người đều chỉ tập trung vào một giai đoạn hay sự kiện lịch sử chuyên biệt, đều có thể tham gia việc nghiên cứu lịch sử. Tôi không bắt gặp các nghiên cứu lịch sử mãi cho đến khi học đại học, và điều đó đã tác động tương tự lên quan điểm của tôi về các giáo trình rằng The Jungle cũng đã tác động lên người tiêu dùng thịt lợn. Cách tiếp cận này cho thấy giáo trình cũng chẳng hơn gì một biên soạn lịch sử mà được tác giả cho rằng có liên quan và hữu dụng nhất.

Với nghiên cứu lịch sử, rào cản giữa sử gia và học sinh bị thu hẹp, thay vào đó là một phối cảnh đầy rẫy mâu thuẫn. Một sử gia ngoại giao tiếp cận một sự kiện từ khía cạnh của phát biểu có ảnh hưởng nhất (hầu hết thường là đàn ông da trắng), phân tích bối cảnh, động cơ, và hậu quả trong các quyết định của họ. Một sử gia văn hóa bóc tách những sự vật, dấu hiệu và thanh âm của một giai đoạn để khám phá tính nhân văn ẩn sâu trong cảm xúc và những băn khoăn. Một sử gia Marxist chấp nhận lăng kính mâu thuẫn giai cấp để giải thích tiến trình của các sự kiện. Có những sử gia tri thức, sử gia xã hội, sử gia giới, và nhiều chuyên ngành khác. Các sử gia nghiên cứu các chủ đề giống nhau sẽ thảo ra những diễn giải khác nhau – đôi khi hoàn toàn khác nhau, điều này phụ thuộc vào những nguồn tư liệu họ có được. Dự luật của Fisher đã cho thấy các trường phổ thông không thể chấp nhận sự thiếu vắng của một “lịch sử” đơn tuyến và sự tồn tại song hành của “đa lịch sử”.

Nhưng, lịch sử dung chứa tất cả, trừ sự dễ dãi. Đó không phải là một bộ sự tập các sự kiện được giới học giả trên cao xem là “chính thống”.

Trong một phân tích gần đây của tờ The Atlantic về những tranh cãi xoay quanh khung AP và một chương trình giảng dạy lịch sử khác, Jacoba Urist chỉ ra rằng lịch sử “giải thích và diễn giải các sự kiện quá khứ dưới góc nhìn phân tích”. Nếu học sinh thực sự muốn học và thuần thục những công cụ phân tích này, thì chúng thực sự cần phải đọc từ hàng loạt sử gia và học hỏi xem làm thế nào những con người tài ba nghiên cứu về cùng một chủ đề nhưng lại dẫn đến những kết luận khác nhau đến vậy. Thay vì kiến tạo một chương trình dựa trên sự nhất trí hỗn tạp giữa các hội đồng, cơ quan lập pháp và những viện chính sách, trường học nên dạy sử cho học sinh từ những nghiên cứu lịch sử. Thiếu sót của một sử gia sẽ trở nên rõ ràng sau khi đọc công trình của một người khác cũng trong danh sách đó. Liệu mọi góc nhìn sẽ được đáp ứng xứng đáng không? Rõ ràng là không. Nhưng học sinh sẽ được trang bị tốt hơn để nhìn nhận những thiếu sót của một lập luận và chống lại lối kể chuyện dân tộc mang tính một chiều.

Mặc dù, như ghi chép của Urist, AP “được tạo ra để dạy cho học sinh cách suy nghĩ như những sử gia”, thì theo kinh nghiệm của tôi khi đứng lớp đã cho thấy rằng nó đã không đạt được mục đích. Khung chương trình luôn được xem như là dàn ý của những ý tưởng quan trọng nhằm cho phép giáo viên linh hoạt trong việc giảng dạy; không có bất kỳ tham chiếu nào với những xung đột trong nghiên cứu lịch sử. Nghiên cứu lịch sử khiến tôi phải thấu suốt nó vì tôi chưa bao giờ đối thoại để biết cách các sử gia suy nghĩ và lý luận – làm thế nào họ xây dựng một luận điểm và các nguồn tư liệu nào tạo nên cách tiếp cận đó, làm thế nào họ phản hồi lại các sử gia khác.

Khi tôi tham gia APUSH, tôi cũng lẫn lộn những mảnh sử đa dạng này thành một câu chuyện mơ hồ. Mặc dù bài kiểm tra liên quan đến một vấn đề mở, nhưng tôi lại được dạy rằng người ra đề đang tìm kiếm một luận điểm chắc chắn – buộc học sinh phải chấp nhận một phía. Bài kiểm tra của AP, không có gì bất ngờ, cũng chỉ khen thưởng cho những học sinh trích dẫn được nhiều chi tiết bổ trợ. Trước khi tham gia thi vào năm 2009, tôi là một chuyên gia về những “hộp thí nghiệm” vốn cân bằng các nhân tố chính trị với những nhân tố kinh tế xã hội có liên quan, và đảm bảo rằng những thành phần bị bỏ rơi trước đây như phụ nữ và các nhóm thiểu số đều nhận được phần của mình. Tôi không biết rằng tôi đang lấy ý tưởng từ các truyền thống nghiên cứu lịch sử khác nhau. Tôi vẫn góp vào đó ý tưởng về một câu chuyện quốc gia thịnh hành và đóng vai trò một nhà tài trợ tổng hợp trong vô thức mà không để ý gì đến những cuộc chiến học thuật vốn làm cho sự tổng hợp đó trở nên bất khả thi.

Một vài ví dụ chứng minh cho sự liên quan giữa những ký ức gây tranh cãi như những thảo luận xung quanh Đài tưởng niệm các cựu chiến binh tại Việt Nam. Thiết kế giành chiến thắng của Maya Lin, tương phản với phần còn lại của thủ đô, làm bằng đá granite đen – không có bất cứ vật trang trí nào, lưu lại danh tính của tất cả chiến sĩ đã ngã xuống – bám sâu vào trái đất hơn là giải thoát lên thiên đàng. Thiết kế này tạo ra một làn sóng phản đối. Tom Carhart, một luật sư Lầu Năm Góc và một cựu chiến binh tại Việt Nam, gọi công trình sắp tới này là “nhát cắt đen của sự nhục nhã”. “Bức tường đen, màu sắc hoàn vũ của nỗi đau và sự tủi nhục. Ẩn sâu trong hang tối, như một sự nhục nhã”, ông nói, gói ghém lại những cảm xúc khiếp sợ của nhiều cựu chiến binh tại Việt Nam “Đây thực sự là cách người Mỹ sẽ tưởng niệm sự dâng hiến sao?

Giống như Califano nói về Johnson và Fisher bàn về chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, Carhart cũng đau đầu về ký ức quốc gia kéo dài về Chiến tranh Việt Nam có thể tạo nên sự ghê tởm tự thân. Không cần phải bàn cãi, hãy xem xem thái độ thù địch của công chúng Mỹ đối với các chiến binh trong suốt trận chiến, Carhart có thể tìm thấy những tượng đài có dấu hiệu đe dọa. Nó cuối cùng được dựng lên như được thiết kế cho vài nhượng bộ: Một cột cờ được dựng lên trên đỉnh bức tường và một bức tượng ba chiến binh Mỹ được đặt ngay bên cạnh. Các ký ức đã va chạm nhau – và chúc vẫn tiếp tục va chạm.

Mặc dù có thể nghiêng mình để tìm cách thiết lập trật tự trong sự hỗn loạn, nhưng không thể thúc giục điều đó trong việc giảng dạy lịch sử. Những tranh cãi công khai về ký ức đều không có gì mới. Học sinh phải được chuẩn bị để đối mặt với sự bất hòa chứ không phải xuôi theo sự nhất quán trong những tình huống không thể xảy ra. Nghiên cứu lịch sử có thể đem đến sự giải phóng cho thế hệ học sinh kế tiếp. Khi mâu thuẫn được chấp nhận chứ không phải bị chống đối, nó có khả năng trở thành những quan điểm khác biệt về lịch sử Mỹ cùng tồn tại. Kẻ chiến thắng giờ đây cũng không còn quan trọng.

Quan trọng hơn, phương pháp nghiên cứu lịch sử giảm tránh lối theo đuổi sự thật vì lợi ích làm hài lòng một huyền thoại quốc gia. Yêu cầu của Fisher cho một chương trình bao quát được “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ”, một thuật ngữ thường có nguy cơ che đậy những nỗi ám ảnh về quá khứ của nước Mỹ bằng sự thịnh vượng tột đỉnh, tức chính những nguy cơ này. Những nhà lập quốc đã phác hoạt một vài nét tinh túy nhất của tự do cá nhân và chính thể đại diện mà thế giới từng biết tới; nhiều người trong số họ cũng giam giữ đồng loại trong vòng nô lệ. Nghịch lý này chỉ là trở thành vấn đề nếu mục tiêu là nhìn nhận những nhà lập quốc như những con người hoàn mỹ. Nếu mô hình đa lịch sử có mặt, không cần phải lo lắng cho việc một lịch sử sẽ mất đi đâu.

Thần thánh hóa hay ác quỷ hóa là  khuynh hướng cánh tả hữu hiệu nhất cho người hùng và tội đồ trong truyện cổ tích. Lịch sử không phải là truyền giáo. Trong suốt một thời gian quá dài, người ta cứ nhấn mạnh vào việc phải khắc sâu đối thủ. Đã đến lúc chuyển sự chú tâm đó sang chính việc đấu tranh. Mâu thuẫn không nhất thiết phải có giải pháp. Bất đồng giữa những người học cao, hiểu biết rộng vẫn sẽ tiếp tục. Tại sao lịch sử lại phải bỏ rơi thực tại? Sử dụng quá khứ để truyền tải hiện tại vẫn tốt hơn là chấp nhận tính bất khả của một lịch sử giới hạn – và cả việc đảm bảo những học sinh hiện này được trang bị để sẵn sàng cho những ký ức đầy tranh cãi giữa chúng.

Michael Conway – một cây bút ở Chicago. Tác phẩm của ông đã xuất hiện trên các tạp chí Project Shanks và America.

Nguồn: The Problem With History Classes – The Atlantic

Dịch: Lê Minh Tân

Xây dựng nền tảng tự học trước 15 tuổi

Tháng 10, Book Hunter tổ chức buổi trò chuyện với chủ đề “Tự chủ và Tự học trên đường đời” tại Vinh. Hà Thủy Nguyên nhắn mời tôi tham gia chia sẻ nội dung “Xây dựng nền tảng tự học trước 15 tuổi”. Tôi hào hứng nhận lời, thử “tái xuất giang hồ” sau vài năm rời Hà Nội về Vinh và sống khép mình, làm việc với một nhóm nhỏ học sinh, đi lại giữa một vài nơi quen thuộc gần gũi. Có lẽ

Krishnamurti và câu chuyện mới về giáo dục

Bài viết này đơn thuần giống như một ghi chép riêng của người viết về quan điểm giáo dục của J. Krishnamurti trong lúc dịch cuốn “Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập”. Trước khi dịch tập sách này, người viết chưa từng đọc qua cuốn sách nào của ông. Điều duy nhất mà người viết biết về tác giả là ông không nhận mình là triết gia, chính trị gia hay bậc thầy tâm linh như cách người ta vẫn tôn

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #2: Não trạng Học và các Phương pháp Học

Tiếp theo của series bài Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách tìm hiểu về não trạng học và phương pháp học đã được xuất bản tại Việt Nam. Đây cũng là những cuốn sách Book Hunter đưa tới sự kiện TƯƠNG GIAO #1: NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ vào 9/9/2023.  Từ sự nghiên cứu não trạng học bằng các phương pháp khác nhau như khoa học não

Book Hunter

14/09/2023

Vì sao phải học lịch sử? (1998)

Peter N.Stearns Con người sống ở hiện tại. Họ vừa hoạch định cho tương lai, vừa lo lắng về nó. Trái lại, lịch sử lại nghiên cứu về quá khứ. Tất cả nhu cầu đều thôi thúc từ cuộc sống hiện tại và liệu trước những điều chưa xảy ra, vậy tại sao ta lại phải quan tâm đến quá khứ làm gì? Với tất cả phân ngành trong ước mơ và thực tại của tri thức, tại sao cứ nhất định (như hầu hết

Minh Tân

08/07/2021

Sự lỡ hẹn của Giáo dục Montessori

Phương pháp của bà ấy là dành cho công chúng. Và thế rồi bỗng dưng nó trở thành một đặc ân. Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi sống trong một ngôi nhà cách căn hộ của chúng tôi vài dãy nhà — một ngôi nhà nhiều tầng theo phong cách Tudor, với trang trí màu đỏ và một ống khói bằng gạch và một sân chơi toàn bằng gỗ. Cửa sổ tầng một bị che khuất bởi những bụi cây cao xanh không tưởng,

Tô Lông

11/06/2022