Home Chuyên đề tháng Đạo đức và Báo chí

Đạo đức và Báo chí

Minh Tân

03/09/2021
Đạo đức và báo chí

Bàn về đạo đức

Đạo đức là một phần của những nguyên tắc luân lý dẫn đến việc ra quyết định trong đời sống cá nhân hay công việc. Đạo đức liên quan đến cách cư xử hay hành vi được xã hội mong đợi. Cụm từ “đạo đức” (ethics) bản thân nó bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là tính cách – vốn là một trạng thái luân lý của một cá nhân. Đạo đức buộc người ta phải cân nhắc liệu hành động của họ có được chấp nhận trong một hoàn cảnh cụ thể không, và chúng hoàn toàn không bị bó buộc trong mỗi cá nhân, mà còn có thể giải quyết những thực tại luân lý khác của vạn vật từ thế giới toàn trị, đến chính phủ, các chuyên gia, đến cả thường dân và tất cả thành phần xã hội nào khác. Đạo đức yêu cầu mỗi cá nhân phải suy ngẫm về giá trị và mục đích cơ bản với tư cách là một thành viên xây dựng nên xã hội. Thực tại đó tạo ra các quy phạm và tiêu chuẩn cho những trường hợp, phổ biến và cả ngoại lệ.

Đạo đức nhìn chung không được quan tâm cho đến khi có một ngoại lệ xuất hiện và chúng ta được yêu cầu phải áp dụng niềm tin của mình về cái đúng hay không đúng, hợp lý hay không hợp lý. Với các nhà, điều này có thể xảy ra khi họ được yêu cầu tiết lộ nguồn thông tin để mở rộng điều tra sau khi đã hứa bảo mật thông tin. Thực ra, đây là một trong những tình thế khó xử về mặt đạo đức mà cánh báo chí có thể gặp phải. Một rắc rối khác của báo chí là khi một chuyên gia có thể được yêu cầu “mở khóa” để điều tra các cáo buộc về hành vi phi đạo đức với danh nghĩa là một công chúng hay cá nhân. Dĩ nhiên, phản hồi của bạn với trường hợp này sẽ phụ thuộc vào việc bạn đứng về phía bên nào. Nếu bạn là người bị xâm phạm quyền riêng tư, bạn sẽ tin rằng tay nhà báo đã “giở trò”. Dù vậy, nếu bạn đứng về phía công chúng lệch lạc, bạn có thể sẽ phải cảm ơn tay nhà báo đã khám phá ra vấn đề. Bạn thậm chí có thể là “con giời” vì sự xâm phạm quyền riêng tư có lợi cho công chúng – nếu không thì, cho đến lúc đó, nó sẽ ập ngay đến bạn; và sau đó những hành động luân lý hoàn toàn có thể bị đặt dấu chấm hỏi.

Con người đúng là thường hành xử thiếu đạo đức, và làm thế nào mà chúng ta, với tư cách là một xã hội, đều tin rằng điều này nên được phanh phui và thu hút được dư luận, cũng là nguồn cơn của sự bất đồng. Không có gì ngạc nhiên, đúng hơn là đã được đoán trước, khi có hàng tỉ người đang sống trên hành tinh này – mỗi người có một quan điểm riêng – và hầu hết đều quan tâm đến vấn đề phúc lợi của chính họ và những người thân yêu lên trên vấn đề xã hội.

https://bookhunter.vn/cac-chu-de-trong-luan-ly-hoc/

Mặc dù đạo đức có thể được xem là cứng nhắc, một thứ đúng hay sai, trắng hay đen, và thái độ hờ hững trước những vấn đề rắc rối nổi cộm. Điều đó không nói lên rằng luật lệ không phải là một phần quan trọng đối với nghề báo (và với cả thế giới). Chỉ những luật lệ nghiêm minh mới là chỉ dẫn và có thể được tham chiếu khi ra quyết định về vấn đề đạo đức trong một tình huống cụ thể. Với tất cả mọi người, những hoàn cảnh mới và quái dị mọc lên lại thúc đẩy những phản ứng mang tính đạo đức vẫn hằng được chấp nhận. Đơn giản là không có cái nguyên tắc đạo đức “một khuôn cho vạn mẫu” nào cả.

Theo đó, đạo đức phải được nhìn nhận như một động lực, và sự ứng dụng của nó yêu cầu một tư duy tầm cao và giải quyết được vấn đề. Hoàn cảnh vẫn luôn thay đổi, điều đó có thể thúc đẩy nhu cầu tái thẩm định đạo đức. Một ví dụ xuất sắc cho điều này là hôn nhân đồng giới. Một thế kỷ – thậm chí là nửa thế kỷ trước thôi – xã hội lên án những người được gắn mác là “gay”. Đồng tính luyến ái được xem như một sự rối loạn tâm lý, và những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái ấy có thể bị ngồi tù. Hoặc ít nhất họ cũng bị tẩy chay. Nhưng thế hệ trẻ sau này lại đắm mình vào những điều mà rất nhiều thế hệ trẻ trước đã trải qua. Họ hoài nghi những nguyên tắc của thế hệ lớn hơn, họ nhìn nhận được cái họ thiếu, ít ra họ nói được điều đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các lớp thế hệ, rơi vào khoảng 40 tuổi trở lên, có khuynh hướng chấp nhận những mặc định giới hạn có từ cha mẹ mình về cái được gọi là luân thường trong một mối quan hệ. Với thế hệ lớn hơn, đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính rơi ra ngoài khuôn khổ lễ giáo của họ. Dù vậy, đây chính là một thế hệ thúc đẩy tình yêu tự nguyện (những mối quan hệ mở và tình dục theo bản năng) và mang đến cái lợi cho những đứa con ngoài giá thú, cũng như là thủ phạm cho sự tăng vọt của tỷ lệ ly hôn. Tất cả những điều này đều là các tập tục xã hội khiến cho các bậc cha mẹ hoàn toàn khó chịu.

Do đó ngày nay, với mỗi thế hệ đã đạt thành tựu, dường như việc kiểm soát đạo đức xã hội vẫn tiếp tục phai nhạt, như thể xã hội phải tiến đến một mẫu hình, ở đó hầu hết các hành vi đều được chấp nhận. Điều này đặt việc nghiên cứu và ứng dụng đạo đức trong một mớ bòng bong – vì ngày càng ít người liên quan đến quá trình ra quyết định của họ. Chung quy là, những quan điểm xã hội mới, công nghệ mới và một nền kinh tế và hệ hình chính trị mềm dẻo đã đặt đạo đức thành vấn đề thứ yếu, ngày một nhiều.

Các mẫu hình và thuật ngữ đạo đức cơ bản

Cùng lúc đó, hiểu biết về đạo đức của con người hoặc cách họ áp dụng trong cuộc sống dường như bị thu hẹp lại. Rõ ràng là, một bài học tóm lược các học thuyết đạo đức đã được đưa ra. Các vấn đề được đưa ra là quyền, đức hạnh và những mối quan hệ chung. Vấn đề đầu tiên được truyền tải là về quyền, nó đặt ra câu hỏi liệu một hành động có vi phạm quyền của người khác hay không. Tiếp theo là về đức hạnh, câu hỏi được đưa ra là liệu một hành vi hay hành động có tác động đến đức hạnh, tính cách hay sự chính trực của người khác hay không. Cuối cùng là, một hành động ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ giữa các cá nhân trong một xã hội?

Dựa trên những vấn đề đó, đạo đức thường được phân loại thành mục đích luận, nghĩa vụ luận và phẩm hạnh luận. Dĩ nhiên, nhiều thông tin trong số này được chắt lọc từ nhiều nghiên cứu triết học tế vi, từ sự theo đuổi của một số nhà tư tưởng vĩ đại nhất như Socrates hay Aristotle. Mục đúc ở đây không phải là hướng người đọc thành một học giả triết học – mà là thôi thúc họ nghĩ về đạo đức dựa trên bối cảnh hành vi con người, sau đó áp dụng và hành động của họ với tư cách là các nhà báo.

Mục đích luận thúc đẩy tối đa tác động và tối thiểu tác hại, làm cơ sở cho việc ra quyết định và hành động. Nó có thể được xem là “mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhiều người nhất”. Nghĩa vụ luận gắn chặt với quan niệm về công lý và sự công bằng; một cảm thức về bổn phận và quyền cơ bản bao trùm cả mục đích cá nhân hay hạnh phúc tập thể. Phẩm hạnh luận hướng đến việc tạo ra những người công dân có trách nhiệm và có đạo đức tốt. Mục đích của nó là phát triển tính cách đạo đức dựa vào trí tuệ vốn có thể được áp dụng cho những thử thách gian nan. Phẩm hạnh luận được thực hiện bằng việc giáo dục người khác, và phát triển phạm vi luân lý. Mục đích của nó là đạt đến một cuộc sống tốt đẹp thông qua những hành động hợp đạo đức.

Có những mẫu hình đạo đức khác, tất cả đều rất vi tế và phải có một lối giải thích tổng hợp sâu rộng phân biệt nó với những điều khác, và có liên quan mật thiết nhất đối với sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, người đọc có thể thấy rằng có cái lõi sự thật trong đó triết học đạo đức mang đến giá trị cho con người. Điều này ắt hẳn gây rắc rối cho vấn đề đạo đức vì nó có quan hệ với báo chí. Người ta có thể nghĩ thêm về những mẫu hình đạo đức trước khi tiếp tục, và quyết định xem quan điểm của bạn về đạo đức là gì.

Phổ đạo đức

Mặc dù không có đủ thách thức để cố gắng tiếp thu những vấn đề cơ bản của triết học đạo đức, người ta cũng có thể khá bất ngờ khi nhận ra rằng đạo đức suy đồi theo tiến trình nhân loại. Có vấn đề với đạo đức cá nhân, hay vị trí của con người trong vấn đề đúng hay sai. Đạo đức nghề nghiệp lại cứng nhắc hơn khi có hàng loạt tiêu chuẩn được đặt ra và người trong nghề được kỳ vọng phải dấn thân vào đó. Thường thì khi có xung đột giữa đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, như gần đây, một nhân viên chính phủ từ chối cấp giấy đăng ký kết hôn cho một cặp đồng tính nam, dù cho sự thực là hôn nhân đồng tính nam đã được hợp pháp hóa.
Đạo đức cũng bao gồm cả chính trị và xã hội khi đặt ra vấn đề công lý và quyền. Đạo đức nghiên cứu tự thân nó là một lĩnh vực độc đáo, và mục đích của nó là nhắm vào những người có trình độ học thuật cao hơn và mục tiêu theo đuổi khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và những lĩnh vực liên quan đến học hành. Tiếp theo là sự gia tăng của mối quan tâm đạo đức đến môi trường. Những vấn đề trong hành vi của chúng ta đối với môi trường tự nhiên, và thậm chí là cách ta đối xử với động vật, đã trở thành trung tâm trong nghiên cứu đạo đức.

Trong khi vấn đề đạo đức có thể lấp đầy một cuốn sách khác, mục đích của chúng tôi chỉ là giới thiệu cho bạn đọc những khái niệm tổng quan và cơ bản nhất. Để trở thành một nhà nghiên cứu triết học thì cần phải có một con đường học thuật khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đạo đức lên vai trò của nhà báo là một cân nhắc có giá trị và riêng biệt mà bạn đọc nên trang bị, dựa trên những hướng dẫn cô đọng.

Đạo đức và Báo chí

Đạo đức báo chí là việc áp dụng những tiêu chuẩn nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Những nguyên tắc này được chắt lọc thông qua những giới hạn mở rộng hơn của triết học cũng như những giả định chính trị và xã hội có thể chấp nhận được. Ví dụ, chức năng truyền thông của báo chí về những việc làm sai của chính quyền thuộc về cam kết của báo chí với một nền dân chủ tự do và cởi mở (khái niệm đạo đức báo chí dường như rất khác trong những xã hội khép kín nơi báo chí bị chính quyền chi phối).

Sinh viên ngành báo chí hay một nhà báo nên nhận ra rằng có những nguyên tắc định hướng cho nghề này. Trước hết là phải có kiến thức về chức năng với cộng đồng của báo chí và các tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu của báo chí. Nói cách khác, bổn phận của một nhà báo là gì?

Một nhà báo có vẻ như không có nghĩa vụ phải trung thực hay thẳng thắn để giữ lời hứa hay phụng sự cho sự tiến bộ xã hội đồng thời cũng tránh được những rủi ro không đáng có. Nhà báo được kỳ vọng phải đáp ứng những nghĩa vụ do xã hội đặt ra đối với nghiệp vụ của họ để đưa đến những bài báo công tâm và vô tư nhất, đảm bảo rằng một câu chuyện được nhìn nhận đa chiều và sâu sắc. Nhà báo cũng được nhắc đến khi có khả năng tác động đến bạn đọc, đối tượng được nêu lên và một xã hội lớn hơn họ phụng sự, và họ không được lạm dụng tầm ảnh hưởng này.

Nhà báo do đó phải có một tầm hiểu biết sâu sắc về các chức năng đạo đức nghề nghiệp, luôn luôn nhìn nhận để cải thiện vài cải thiện các tiêu chuẩn để kiến tạo nên các giá trị mới khi cần thiết, và thúc đẩy hành động hợp đạo đức – phần nào đến từ việc làm gương, nhưng cũng là bởi việc quyết tâm chỉ ra việc lạm dụng đạo đức trong nghề này, và cả những ngành nghề khác.

Những khái niệm này không phải đến từ thinh không. Tất cả đều có thể trở ngược theo dấu quy định đạo đức được phát triển bởi Hiệp hội Nghề Báo (SPJ), một tổ chức được lập ra ở Hoa Kỳ vốn chịu trách nhiệm cho việc đánh giá tiêu chuẩn và thực tiễn với tư cách đưa ra chỉ dẫn và khuôn khổ cho những nhà báo, khi họ thực hiện bổn phận. Theo như SPJ, chức năng của nhà báo bao gồm cả việc thông báo trung thực đến người dân và đóng vai trò như một “vệ sĩ” cho việc lạm dụng quyền lực trong việc công lẫn việc tư, đồng thời duy trì một diễn đàn mở cho những lời bộc bạch tự do. Nhà báo phải chủ động tìm kiếm sự thật, không bị ai tác động, mặt khác phải tránh những rủi ro không đáng có. Nhà báo cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Bổn phận đạo đức của nhà báo

Nhà báo phải cung cấp thông tin cho độc giả một cách công tâm, không thiên vị.

Nhà báo không được để cho quan hệ cá nhân làm méo mó sự thật.

Nhà báo phải chấp hành pháp luật  khi săn tin.

Nhà báo không được để cho cạnh tranh làm ô uế trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Nhà báo phải hòa cùng đời sống người dân.

Nhà báo không được tự nhận mình là nhân chứng cho một nguồn tin, trừ khi được cho phép.

Nhà báo cũng phải tránh xa những xung đột tiềm ẩn.

Nhà báo phải nhận thức được nghĩa vụ với cơ quan chủ quản.

Là một nhà báo, những câu hỏi sau sẽ giúp bạn cách thu thập, viết, biên tập và bất kỳ phương diện nào khác khi hành nghề.

  1. Có bất cứ vấn đề đạo đức nào tồn tại khi tôi theo đuổi hay viết câu chuyện này không? Nếu có, liệu nó có trung lập, hay câu chuyện nên được chuyển sang cho đồng nghiệp khác?
  2. Vấn đề đạo đức trong câu chuyện là gì? Các giá trị đang xung đột và những sự việc có liên quan là gì?
  3. Đâu là những lựa chọn khi tôi tiếp cận câu chuyện? Bổn phận và trách nhiệm của chính tôi, của đơn vị chủ quản và các bên liên quan và công chúng là gì? Những hệ quả nào ứng với từng trường hợp? Và hệ quả với nhân vật của tôi là gì?
  4. Tôi có thể đề ra một lời bào chữa cho việc theo đuổi câu chuyện này không? Tôi có thể bào chữa cho hành động một cách đạo đức, luân lý hay theo chuyên môn không?
  5. Liệu tôi có thể phác họa những hoàn cảnh tương đồng đối với quá khứ sẽ định hướng cho quyết định của tôi không? Liệu hành vi của tôi có đại diện cho nghề nghiệp này?

Kết luận

Đạo đức học và việc áp dụng nó trong lĩnh vực báo chí yêu cầu người người học phải xem lại thông tin chứa trong một bài báo nhiều hơn một lần. Thực tế, đây là một bài báo in, và một bản sao vẫn ở trong tầm tay suốt sự nghiệp của bạn. Điều đó cũng nói lên được tầm quan trọng của đạo đức nghề báo đối với thực tiễn trên phương diện cá nhân cũng như đối với cả nền công nghiệp báo chí nói chung.

Đạo đức nghề báo không chỉ có cảm giác đúng và sai. Nó gồm cả một bộ tiêu chuẩn mở rộng vốn luôn được nhìn lại, và bạn, một người đang hành nghề, phải luôn có trách nhiệm nghiêm túc với nghề nghiệp, đó là cách bạn giữ thể diện cho nghề báo và cho người ta thấy rằng bạn đã góp phần duy trì tính toàn vẹn của nghề báo cho đến các thế hệ mai sau.

Nguồn: Ethics and Journalism | UniversalClass

Dịch: Lê Minh Tân

Lược sử Báo chí: Làm thế nào chúng ta đến được điểm hiện tại

Khởi nguyên Báo chí Báo chí là công việc thu thập, sắp xếp và phân phối tin tức - để tổng kết thành những câu chuyện và bình luận đặc biệt - bằng nhiều kênh phương tin in ấn hay không in ấn. Đây không phải là một hiện tượng nổi lên gần đây, bởi bất kỳ ý nghĩa gì; tiền thân sớm nhất của một sản phẩm báo chí xuất phát từ Rome vào khoảng năm 59 TCN, khi tin tức được lưu lại

Minh Tân

03/09/2021
Xem

“The Newsroom” và bản lĩnh nhà báo

Chúng ta đang sống trong Kỷ nguyên thông tin, đồng nghĩa với việc thông tin là một thứ quyền lực chi phối đời sống của chúng ta. Truyền thông, dù ở dạng nào: báo hình, báo giấy, báo điện tử… đều đang chi phối cách thức chúng ta nhận thức về thực tại đời sống và cách thức lựa chọn quyết định để giải quyết vấn đề. Quyền lực của báo chí càng lớn thì trách nhiệm của người làm báo càng nặng nề. Một

Tô Lông

14/09/2016