Home Hiểu Nước Mỹ thế kỷ 21 – Kỳ 2: Hi vọng mang tên Obama

Nước Mỹ thế kỷ 21 – Kỳ 2: Hi vọng mang tên Obama

Nước Mỹ chuyện chưa kể

Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Bush đã nói đùa với vài người ủng hộ giàu có của mình: “Đây là một đám đông khá ấn tượng—những người giàu có và những người giàu có hơn. Ai đó sẽ gọi các vị là giới thượng lưu, chứ còn tôi thì gọi các vị là căn cứ địa của tôi.”216

Trong vòng vài tháng sau khi nhậm chức, Bush đã ký đạo luật cắt giảm thuế cho những người giàu nhất ở Mỹ. Ông ta tiếp tục duyệt các cắt giảm thuế thêm nữa vào năm 2002 và 2003. Trong khi đó, chi tiêu của liên bang tăng mạnh, thêm 17% chỉ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Bush. Dưới thời Clinton, chi tiêu của liên bang đã tăng 11% với đồng đô la giữ giá trong vòng 2 nhiệm kỳ. Tới năm 2004 thì Bush đã biến 128 tỷ đô la được thừa hưởng thành 413 tỷ đô la nợ. Tờ New York Times cho biết đối với Phố Wall, những năm dưới thời Bush là Thời đại Mạ vàng[1] mới. Tờ Times tiết lộ rằng các chủ ngân hàng đã ăn mừng những khoản tiền thưởng khổng lồ của mình bằng những bữa tối với giá hàng chục nghìn đô la.217 Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO – Government Accountability Office)  báo cáo rằng giữa năm 1998 và 2005, 2/3 tập đoàn của Mỹ đã không nộp thuế thu nhập, cho dù ít nhất 1/4 số đó có tài sản hơn 250 triệu đô la.218 Những năm đó là thời kỳ xảy ra sự chênh lệch về thu nhập lớn nhất trong lịch sử đất nước. Mười phần trăm người giàu nhất chiếm 44,3% thu nhập của toàn quốc vào năm 2005, nhiều hơn tỷ lệ 43,8% vào năm 1929 và bỏ xa tỷ lệ 32,6% vào năm 1975.219 Năm 2005, 3 triệu người giàu nhất đã có thu nhập bằng cả 166 triệu người nghèo nhất, nghĩa là hơn nửa số dân của cả nước.220 Số tỷ phú ở Mỹ từ 13 người vào năm 1985 đã phình ra hơn 450 người vào năm 2008. Chỉ trong năm 2005 đã có thêm 227.000 người ra nhập danh sách triệu phú. Nhưng lương của công nhân thì gần như không theo kịp tốc độ lạm phát, và 36 triệu người ở dạng nghèo. Phần lớn của cải làm ra đi thẳng vào túi 10% người giàu nhất, và hầu hết là vào túi 1/10 người đứng đầu trong số 1% người giàu nhất. Năm 2005, 25 người quản lý quỹ hộ phòng đứng đầu Hoa Kỳ đã kiếm được trung bình là 570 triệu đô la mỗi người.221 Tới năm 2007, thu nhập trung bình của họ đã tăng vọt lên 900 triệu đô la.222

Tổ chức Lao động Quốc tế báo cáo rằng từ năm 2003 đến 2007, lương của các giám đốc điều hành tăng hơn 45% theo giá thực tế, lương giám đốc tăng trung bình 15% còn lương công nhân tăng trung bình có 3%. Năm 2003, các giám đốc điều hành ở 15 hãng lớn nhất Mỹ có thu nhập gấp 300 lần một công nhân bình thường ở đây. Tới 2007, con số này đã là 500 lần.223

Bush cắt giảm mức cao nhất đối với thuế thu nhập và thuế lãi vốn, chủ yếu là lợi nhuận từ chứng khoán, và với thuế cổ tức, thường giảm từ 39.6% xuống còn 15%. Mức thuế suất biên đối với những người giàu nhất Mỹ đạt mức thấp nhất trong vòng 80 năm, ở mức 36%, giảm đi rất nhiều so với mức thuế 91% dưới thời Eisenhower. Và cũng chả có mấy người quản lý quỹ phòng hộ hay cổ phần tư nhân trả mức thuế 36% này. Họ coi thu nhập của mình là lãi vốn và chỉ trả tỷ lệ trung bình là 17%. Tình hình trở nên tồi tệ đến nỗi các tỷ phú, trong đó có Bill Gates và Warren Buffett, cũng phải công khai chỉ trích “khoảng cách bất bình đẳng” này. Buffett, người giàu thứ 3 trên thế giới, chỉ ra rằng ông ta phải trả mức thuế thu nhập là 17,7% trong khi thư ký của ông phải trả 30% thuế cho thu nhập của cô ta.224 Thuế di sản[2], mà chỉ có 2% người giàu nhất phải trả, cũng đã được giảm mạnh.

Cùng lúc đó thì mức lương tối thiểu vẫn chỉ dậm chân tại chỗ từ năm 1997 đến năm 2007 ở mức 15,5 đô la/giờ. Cũng vào năm 2007, ở phía bên kia cán cân, có khoảng 2 triệu căn nhà Mỹ đáng giá 10 triệu đến 100 triệu đô la, và hàng nghìn căn nhà khác có giá trị cao hơn.

Bộ trưởng Bộ Lao động Elaine Chao là nhân vật phản đối công đoàn một cách công khai nhất từng nắm giữ vị trí này trong hơn 100 năm qua. Bà ta đã giải thể Cục Quản lý Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp và Cục Quản lý Sức khỏe và An toàn Mỏ. Các công đoàn thì bị các nhân viên Bộ Lao động xem xét nghiêm ngặt chưa từng thấy, trong khi chủ cơ sở thì được phép phớt lờ luật lệ mà không bị phạt. Hậu quả là số lượng thành viên công đoàn giảm mạnh, chỉ còn 12% số người lao động vào cuối thời Bush làm tổng thống, và hầu hết trong số đó đều là nhân viên chính phủ.

Sự bất bình đẳng trên thế giới còn đi xa hơn. Một báo cáo vào tháng 12/2006 của các nhà kinh tế ở Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc và Phần Lan cho thấy 1% người giàu nhất nắm giữ 40% của cải trên thế giới và 10% giàu nhất nắm 85%, trong khi 50% người nghèo nhất phải vất vả sống sót với chỉ 1% lượng của cải. Tài sản bình quân đầu người năm 2000 dao động từ 180.837 đô la ở Nhật Bản và 143.727 đô la ở Hoa Kỳ tới 1.100 ở Ấn Độ và 180 đô la ở nước Cộng Hòa Dân chủ Congo. Tới năm 2008, giá trị tài sản của 1.100 người giàu nhất thế giới—là những tủ phú—đã gấp khoảng 2 lần giá trị tài sản của 2,5 tỷ người nghèo nhất.225 Một vài nhà phân tích ước tính rằng 300 người giàu nhất thế giới có nhiều của cải hơn 3 tỷ người nghèo nhất.

Ngược với nhận thức sai lầm của người dân nước này, viện trợ nước ngoài của Mỹ đã không làm gì mấy để cải thiện tình hình. Thực chất là theo OECD, tổng viện trợ phát triển của Mỹ năm 2008 chiếm chưa đến 0,2% tổng sản phẩm quốc nội, thấp nhất trong số 22 quốc gia công nghiệp phát triển với trung bình là 0,47%. Thụy Điển viện trợ nhiều gấp 5 lần Hoa Kỳ, và các nước Luxembourg, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan cũng không kém Thụy Điển là bao. Ngay cả Ireland cũng chi trả hơn 3 lần mức viện trợ của Mỹ.226

Dưới thời Bush, các viên chức chính phủ và đồng minh của họ ở  Phố Wall cùng với các nhóm bảo thủ như Viện

Doanh nghiệp Mỹ hết sức ca ngợi thị trường tài chính không bị kiểm soát mà họ cho là sẽ tạo ra nền kinh tế dư dả và mang lại của cải cho tư nhân. Họ quay đầu làm ngơ trước những cú lừa đảo tài chính và đầu cơ không kiểm soát trong khi nợ công tăng vọt từ 5,7 tỷ đô la cuối thời Clinton lên 10 tỷ đô la vào thời điểm Bush rời ghế tổng thống.227

Tình hình kinh tế bắt đầu giảm sút nghiêm trọng vào tháng 12/2007. Thu nhập cá nhân và tài sản tụt mạnh, tỷ lệ hộ nghèo tăng nhanh. Nhà kinh tế học Harvard Lawrence Katz tóm tắt tình hình một cách chính xác khi phát biểu rằng: “Đối với một gia đình Mỹ điển hình thì những năm 2000 quả là một thảm họa.”228 Ngay cả trước cuộc khủng hoảng năm 2008, những năm Bush nắm quyền đã khiến tăng trưởng thu nhập và công việc đạt mức thấp nhất trong thời hậu chiến.

Tới cuối năm 2009, hơn 40 triệu người Mỹ sống ở mức nghèo khổ. Năm 1988, trong cuộc thăm dò của Gallup, 26% người Mỹ nói rằng đất nước bị chia cắt ra thành hai bên giàu có và nghèo khổ, trong đó 59% tự nhận là hộ giàu và chỉ 17% nhận là hộ nghèo. Khi Pew đặt câu hỏi tương tự vào mùa hè năm 2007, 48% trả lời rằng đất nước vẫn bị chia cắt thành 2 bên như vậy, với 45% tự nhận là người giàu và 34% nhận là người nghèo.229

Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia tài phiệt với hơn 1/4 thu nhập vào túi 1% người giàu nhất, và 1/10 người giàu nhất của 1% đứng đầu kiếm được nhiều hơn 120 triệu người nghèo nhất. Cựu Bộ trưởng Lao động Robert Reich đã nhận diện những kẻ tài phiệt mới như sau: “Trừ một vài trường hợp doanh nhân như Bill Gates chẳng hạn, thì họ là những lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn và Phố Wall, các nhà quản lý quỹ phòng hộ, và các nhà quản lý cổ phần tư nhân.”230

Tới tháng 11/2008, hầu hết người dân Mỹ đều đã nhận thấy rằng chính sách đối nội và đối ngoại của Bush-Cheney là một thảm họa tồi tệ. Một cuộc chưng cầu của kênh CBS News và tờ New York Times đã xếp tỷ lệ ủng hộ cuối cùng của Bush là 22%, giảm từ 90% ngay sau vụ tấn công 11/9. Tỷ lệ ủng hộ Cheney chỉ có vẻn vẹn 13%.231

Người dân Mỹ khát khao một sự thay đổi. Họ đã mệt mỏi với những cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ, những chi phí quân sự leo thang. Và họ lo ngại về những vị phạm về quyền hiến chương, tức giận về những chính sách làm lợi cho kẻ giàu, và lo lắng về nền kinh tế đang ngày càng đi xuống vực thẳm. Nhưng ít ai có thể nhận ra rằng những kẻ chuộc lợi của tổ hợp công nghiệp-quân sự và tình trạng an ninh quốc gia của Hoa Kỳ đã trở nên có thế lực đến nhường nào, và rằng những kẻ này sẽ chống lại gay gắt đến thế nào những người phản đối sự thống trị của chúng. Và rồi người dân Mỹ đã nhanh chóng phải trả giá đắt để nhận ra điều này. Sau hai cuộc chiến dài và thảm khốc, hàng nghìn tỷ đô la được chi cho quân sự, với một mạng lưới hơn 1.000 căn cứ quân sự ở nước ngoài, những cuộc tra tấn và lạm dụng tù nhân ở một số châu lục, công kích cả luật quốc tế và Hiến pháp Hoa Kỳ, một vụ sụp đổ kinh tế, những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tiêu diệt khủng bố và làm thiệt mạng cả thường dân, sự chênh lệch giàu nghèo ở một nước có nền công nghiệp tiên tiến, điểm kiểm tra cực kỳ thấp của học sinh sinh viên, sự giám sát của chính phủ ở quy mô chưa từng có, cơ sở hạ tầng sụp đổ, các cuộc nổi dậy trong nước ở cả cánh Tả và cánh Hữu, và một chút danh tiếng quốc tế còn sót lại, đế chế Hoa Kỳ không còn có vẻ gì là hấp dẫn nữa.

George W. Bush đã hủy bỏ buổi phát biểu hợp tác năm 2011 tại Thụy Sĩ để tránh các cuộc biểu tình lớn và nguy cơ bị kết tội là tội phạm chiến tranh, cùng với những người cố vấn ủng hộ đế chế của ông đã phải chịu rất nhiều trách nhiệm cho thực trạng đáng buồn này. Họ đã đặt gánh nặng lên vai Barack Obama và người dân Hoa Kỳ  một mớ hỗn độn đáng kinh ngạc. Obama đã tâm sự với một trong những phụ tá thân cận nhất của mình: “Tôi đã được thừa hưởng một thế giới mà có thể sẽ nổ tung bất cứ lúc nào bởi hàng tá cách…”

Đất nước mà Obama được thừa hưởng thực sự đã ở trong tình trạng hỗn loạn, nhưng Obama, bằng cách nào đó, còn khiến cho nó tồi tệ hơn. Bước vào phòng Bầu Dục dưới làn sóng ủng hộ, ông đã mê hoặc những người đã đứng về phe mình trong suốt chiến dịch với tài hùng biện, trí thông minh vượt bậc, một tiểu sử truyền cảm hứng, sự cam kết bảo vệ dân quyền, từ chối chủ nghĩa đơn phương và phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh tại Iraq – đó là những yếu tố khiến ông trái ngược với Bush. Sự đắc cử của Barack Hussein Obama, có bố là người Kenya da màu và mẹ thì da trắng xuất thân từ Kansan, lớn lên ở Indonesia và Hawaii, tốt nghiệp tại đại học Columbia và trở thành chủ tịch của Tạp chí Luật Harvard, khiến ta cảm thấy đây giống như một cách chuộc lỗi của một quốc gia đầy danh tiếng đã bị bôi nhọ, như những gì chúng ta đã thể hiện xuyên suốt cuốn sách này, bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa hạt nhân, sự suy thoái môi trường và lòng tham không đáy của đế quốc này. Những chính sách sai lầm của Hoa Kỳ đã gây ra rất nhiều đau khổ cho người dân. Đối với nhiều người, sự thắng cử của Obama đã mang tới cơ hội chuộc lỗi cho họ. Nó chứng thực cho một khía cạnh của đất nước Hoa Kỳ và vị trí của nó trong lịch sử, một khía cạnh được đánh dấu bởi chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa hợp hiến, chủ nghĩa cộng hòa, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa môi trường, và việc cổ xúy tự do và dân chủ như những nguyên tắc phổ quát. Những người cấp tiến hy vọng Obama sẽ trở thành người thừa kế một truyền thống được đại diện bởi Franklin Roosevelt, Henry Wallace và John F. Kennedy- người lãnh đạo đất nước sau vụ khủng hoảng tên lửa Cuba.

diagram
Đứng cùng những người tín nhiệm là Caroline Kennedy và Ted Kennedy (lần lượt thứ hai và thứ ba từ trái sang), Barack Obama phát biểu trước những người ủng hộ trong một cuộc tranh cử ở Hartford, Connecticut, vào tháng 2/2008. Nhưng đối với những người cấp tiến có hy vọng ông sẽ trở thành người thừa kế một truyền thống được đại diện bởi Franklin Roosevelt, Henry Wallace, và John F. Kennedy, ba năm đầu đương chức của Obama là một nỗi thất vọng tràn trề.

Tuy nhiên, thay vì từ chối các chính sách của Bush và những người tiền nhiệm, Obama đã duy trì chúng. Thay vì làm giảm tầm ảnh hưởng của Phố Wall và các tập đoàn lớn có tác động lớn tới kinh tế Hoa Kỳ, Obama đã cho họ vị thế để tiếp tục hầu hết các hoạt động săn mồi[3] của họ. Thay vì khôi phục các quyền tự do dân sự mà Bush đã làm ngơ và hạn chế các quyền hành pháp mà Bush chiếm đoạt sau ngày 11/9, Obama, với một vài ngoại lệ, đã thắt chặt sự kìm kẹp của bộ máy an ninh/giám sát trong nước, bóp nghẹt quyền tự do dân sự và quyền bất đồng chính kiến.

Trích từ Chương 13,14 của Nước Mỹ chuyện chưa kể, NXB Đà Nẵng, 2020

Tác giả: Oliver Stone và Peter Kuznick

Người dịch: Nguyễn Phương Anh, Đinh Hoàng Giang

https://thebookhunter.org/portfolio-item/nuoc-my-chuyen-chua-ke/

[1] Gilded Age: thời kỳ Mạ vàng lần đầu tiên diễn ra sau Nội chiến và bước sang thế kỷ XX tại Hoa Kỳ, đánh dấu bằng sự giàu có nhanh chóng và phát triển chóng mặt, nhưng đi kèm đó là sự tham nhũng, tham lam vô độ của giới đại tư bản Hoa Kỳ

[2] Estate taxes: thuế này được áp dụng khi một người qua đời để lại di chúc cho người khác

[3] Predatory: một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu kinh tế và chính trị đưa ra để chỉ những mô hình cho phép một nhóm người ở vị thế làm người đi săn còn phần đông khác sẽ bị săn

Ghi chú: (chú thích từ 1-215 của chương 13 không được trích vào đây)

216 Mike Allen và Edward Walsh, “Presidential Rivals Feast on Jokes, Jabs,” Washington Post, ngày 20/10/2000.

217 Louise Story, “Wall St. Profits Were a Mirage, but Huge Bonuses Were Real,” New York Times, ngày 18/12/2008.

218 David Goldman, “Most Firms Pay No Income Taxes—Congress,” ngày 12/8/2008, http://money.cnn.com/2008/08/12/news/economy/corporate_taxes.

219 Lichtman, White Protestant Nation, 446.

220 James T. Patterson, “Transformative Economic Policies: Tax Cutting, Stimuli, and Bailouts,” trong Zelizer, The Presidency of George W. Bush, 130.

221 Paul Harris, “Welcome to Richistan, USA,” Observer (London), ngày 22/7/2007.

222 Louise Story, “Top Hedge Fund Managers Do Well in a Down Year,” New York Times, ngày 25/3/2009.

223 Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization), World of Work Report 2008: Income Inequalities in the Age of Financial Globalization (Geneva: International Institute for Labour Studies, 2008), www.ilo.org/public/english/bureau/inst/download/world08.pdf, xi.

224 Tomoeh Murakami Tse, “Buffett Slams Tax System Disparities,” Washington Post, ngày 27/6/2007.

225 David Rothkopf, “They’re Global Citizens. They’re Hugely Rich. And They Pull the Strings,” Washington Post, ngày 4/5/2008; David Brown, “Richest Tenth Own 85% of World’s Assets,” Times (London), ngày 6/12/2006, www.timesonline.co.uk/tol/news/world/asia/article661055.ece.

226 “Giving More Generously: What Rich Countries Gave in Foreign Aid Last Year,” Economist, ngày 31/3/2009, www.economist.com/node/13400406?story_id=13400406.

227 Mark Knoller, “President Bush by the Numbers,” ngày 11/2/2009, www.cbsnews.com/stories/2009/01/19/politics/bush_legacy/main4735360.shtml.

228 Carol Morello và Dan Keating, “Millions More Thrust into Poverty,” Washington Post, ngày 11/9/2009.

229 Jodie T. Allen, “A Nation of ‘Haves’ and ‘Have-Nots’?,” Pew Research Center, ngày 13/9/2007, http://pewresearch.org/pubs/593/haves-have-nots.

230 Robert Reich, “America Is Becoming a Plutocracy,” ngày 18/10/2010, www.salon.com/news/feature/2010/10/18/the_perfect_storm.

231 “Bush’s Final Approval Rating: 22 Percent,” www.cbsnews.com/stories/2009/01/16/opinion/polls/main4728399.shtml

 

TỔNG THỐNG ĐÃ CÓ THỂ NHÌN THẤY ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ĐANG TỚI: ĐẰNG SAU SỰ THẤT BẠI CỦA TRUMP TRƯỚC COVID-19 – PHẦN 2

Đọc Phần 1 tại đây: https://bookhunter.vn/tong-thong-da-co-the-nhin-thay-duoc-dieu-gi-dang-toi-dang-sau-su-that-bai-cua-trump-truoc-covid-19/ Yếu tố Trung Quốc Những cảnh báo sớm nhất về coronavirus đã bị vướng vào các cuộc tranh chấp chéo mâu thuẫn nội bộ trong chính phủ về vấn đề Trung Quốc. Chính những kẻ hiếu chiến phản đối Trung Quốc đã thúc đẩy sớm nhất cho lệnh cấm du lịch. Nhưng sự thù địch của họ đối với Trung Quốc cũng làm giảm hy vọng về cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn của thế giới, hai
le-nam

Lê Nam

18/04/2020

Mặc dù bị trôi dần về chủ nghĩa độc tài, những người ủng hộ Trump vẫn trung thành. Tại sao?

Các học giả tại Đại học California, Berkeley cho biết, bất chấp khuynh hướng độc đoán của ông ta, những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn ở lại với ông vì sự tác động lẫn nhau phức tạp của các yếu tố kinh tế, văn hóa và chủng tộc, dẫn đến lòng trung thành đầy tính dữ dội, gần như mang tính sùng bái. Hơn một tháng đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầy tranh cãi gay

Tô Lông

31/12/2020

Hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta – Giao lưu với Peter Kuznick và Tom Wilber

Vào ngày 13/1/2024, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của hai người bạn viễn phương đến từ Hoa Kỳ của Book Hunter, nhà sử học, đồng tác giả "Nước Mỹ chuyện chưa kể" Peter Kuznick và nhà nghiên cứu, đồng tác giả "Tù binh bất đồng chính kiến" Tom Wilber, chúng tôi đã mời hai ông đến Trung tâm Book Hunter làm diễn giả cho một cuộc chia sẻ về chủ đề Viễn cảnh hòa bình hay chiến tranh nằm trong tay chúng ta. Trong

Bịt miệng nước Mỹ cho chiến tranh

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Bài viết của John Pilger, một nhà báo người Úc từng cộng tác cho BBC Television Australia, BBC Radio, BBC World Service, London Broadcasting, ABC Television, ABC Radio Australia, Al Jazeera, Russia Today... Tìm hiểu thêm và đọc các bài viết của ông tại đây. https://johnpilger.com/biography Bài viết dưới đây được đăng tải trên https://www.counterpunch.org ngày 27 tháng 5 năm 2016 ***

Hà Trang

28/07/2016

Liệu chúng ta có đang đối mặt với chiến tranh hạt nhân?

Giải đáp những thắc mắc của bạn về mối đe dọa tấn công. Ông ta nghĩ điều này sẽ dễ dàng. Tổng thống Vladimir Putin đã dự liệu rằng xe tăng Nga sẽ lao tới và áp đảo Ukraine. Ông tuyên bố quân đội của mình thậm chí có thể được chào đón ở một số nơi trên lãnh thổ. Điều mà ông không lường trước được là chủ nghĩa dân tộc của người dân Ukraine đang trỗi dậy; Tổng thống Volodymyr Zelensky đã thể