Home Tạo LƯỢC SỬ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LƯỢC SỬ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Lược sử về khái niệm phát triển bền vững có thể bắt đầu với Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) của chính phủ Hoa Kỳ năm 1969. [1] Đạo luật này được đưa ra chủ yếu nhằm để phản ứng lại sự cố tràn dầu ở Santa Barbara năm 1969, sự kiện đã có tác động tàn phá đến động vật hoang dã và môi trường tự nhiên trong khu vực. Nhưng đây cũng là kết quả của việc xã hội dành sự chú ý lớn hơn đến hậu quả của ô nhiễm công nghiệp, nhận thức về vấn đề này đã được thúc đẩy mạnh mẽ bởi ấn phẩm Silent Spring năm 1962 của Rachael Carson. [2] Cũng trong khoảng thời gian đó, và cùng là kết quả của sự thúc đẩy tương tự với mối quan tâm lớn về môi trường, Đạo luật Nước sạch, Đạo luật Chất lượng Nước, việc thúc đẩy để cấm chất hóa học DDT và Viện Bảo tồn Vùng hoang dã Quốc gia đã ra đời.

Ngay sau khi NEPA được thông qua, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã mở cửa vào năm 1970, thúc đẩy việc bảo vệ môi trường thông qua nghiên cứu, thiết lập tiêu chuẩn và giám sát. [3] Các mục tiêu của EPA liên quan đến sức khỏe con người cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Bước tiếp theo trong việc đẩy mạnh “phát triển bền vững” như một khái niệm và thực tiễn chủ đạo là Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường Con người năm 1972, tại Stockholm, Thụy Điển. Hội nghị này “tập hợp các quốc gia công nghiệp hóa và đang phát triển lại với nhau để phân định‘ các quyền ’của con người như một gia đình đối với một môi trường khỏe mạnh và hiệu suất. Một loạt các cuộc họp diễn ra sau đó bàn luận về các chủ đề như: quyền của người dân được ăn no, có nhà ở, nước sạch, tiếp cận với các phương tiện kế hoạch hóa gia đình. Việc tái sinh sự kết nối giữa nhân loại với Tự Nhiên được ghi nhận đã dẫn đến sự ra đời các tổ chức toàn cầu trong hệ thống Liên hợp quốc. ”[4] Tại đây, chúng ta đã chuyển đổi từ trọng tâm quốc gia sang trọng tâm quốc tế.

Tại thời điểm này, thuật ngữ ‘bền vững’ vẫn chưa thực sự phát triển. Hội nghị Quốc gia về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc cung cấp một lịch sử cô đọng, tuyệt vời về thuật ngữ này, mà tôi sẽ trích dẫn dài dòng:

Khái niệm phát triển bền vững nguyên bản đồng nghĩa với khái niệm bền vững và nó vẫn thường được sử dụng theo cách đó. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ lâm nghiệp cũ hơn là “năng suất bền vững”, được dịch nghĩa từ thuật ngữ tiếng Đức là “nachhaltiger Ertrag” có từ năm 1713. Theo nhiều nguồn khác nhau, khái niệm bền vững theo nghĩa là sự cân bằng giữa sự tiêu thụ tài nguyên và tái sản xuất, tuy nhiên khái niệm này đã được áp dụng cho lâm nghiệp vào khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 16.

Tuy nhiên, khái niệm bền vững đã có lịch sử lâu đời hơn thế. Vào khoảng năm 400 TCN, Aristotle đã nhắc đến một khái niệm của Hy Lạp trong bài nói chuyện về kinh tế hộ gia đình. Khái niệm kinh tế hộ gia đình của Hy Lạp khác với khái niệm hiện đại ở chỗ là hộ gia đình sẽ phải tự duy trì tối thiểu ở mức nhất định nào đó và không thể chỉ hướng tới sự tiêu thụ. [5] 

Lần đầu tiên thuật ngữ “bền vững” được sử dụng “theo ý nghĩa hiện đại” là một phần của Câu lạc bộ thành Rome, năm 1972. Khái niệm này được đưa vào phần mở đầu của báo cáo Những giới hạn để Tăng Trưởng, một báo cáo mô tả trạng thái đặc biệt mà ở trong đó dân số thế giới sẽ đạt trạng thái cân bằng. “Mô tả khát vọng về “trạng thái cân bằng toàn cầu”, các tác giả đã sử dụng từ “bền vững”: “Chúng ta đang tìm kiếm một mô hình đầu ra thể hiện một hệ thống toàn cầu: 1. bền vững mà không sụp đổ đột ngột hoặc nằm ngoài kiểm soát; và 2. khả năng đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản của tất cả người dân” [6]

Khoảng 15 năm sau bài nghiên cứu của Câu lạc bộ thành Rome đã có một bước tiến lớn trong phong trào này, ít nhất là theo những nguồn chính thống nhất. Năm 1983, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) được Tổng Thư ký LHQ giao nhiệm vụ “kiểm tra lại các vấn đề môi trường và phát triểntrọng yếu trên khắp thế giới và đưa ra các đề xuất thực tế để giải quyết chúng.” [7] Vấn đề này đạt tới đỉnh điểm trong ấn bản của Bruntland Report năm 1987 bàn về “Tương lai chung của chúng ta”, đã thiết lập một lộ trình đề xuất cho sự phát triển bền vững ở cấp độ toàn cầu và phục vụ để đưa khái niệm bền vững thành tiền đề ở cấp độ quốc tế.

Năm 1992, một bước đột phá đến với Hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro. Tại hội nghị này, một chương trình nghị sự được gọi là Chương trình nghị sự 21 đã được thông qua, trong đó “công nhận quyền của mỗi quốc gia trong việc theo đuổi tiến bộ xã hội và kinh tế và giao cho các Quốc gia trách nhiệm áp dụng mô hình phát triển bền vững.” [8] Tổng Thư Ký UNCED coi Chương trình nghị sự 21 như một “chương trình hành động vì một tương lai đầy khoan dung cho loài người và là bước khởi đầu để hướng tới sự đảm bảo thế giới sẽ thay đổi thành một môi trường sống công bằng, an toàn và thịnh vượng hơn cho toàn thể nhân loại.” [9] Khi đó, trọng tâm trở nên rộng lớn hơn so với khi EPA lần đầu tiên được thành lập. Trọng tâm được nhấn mạnh rõ ràng hơn vào việc hướng tới một thế giới nơi tất cả các dân tộc được tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ cần để phát triển.

Một nghị định thư quốc tế đáng chú ý khác được thiết kế để hướng dẫn cộng đồng quốc tế hướng tới phát triển bền vững, trong trường hợp này là đặc biệt về môi trường, là Thỏa thuận khí hậu Kyoto năm 1997. Mục tiêu của nó là giảm lượng khí thải của các nước tham gia ký kết, trong đó chú trọng hơn đến các nước phát triển có trách nhiệm đối với hầu hết ô nhiễm không khí và hậu quả sau đó của nó. Có thể lưu ý rằng Mỹ là quốc gia phát triển duy nhất và là một trong hai quốc gia nói chung (quốc gia còn lại là Nam Sudan) không phê chuẩn nghị định thư này.

Sự biến thể và chỉ trích của Phong trào bền vững

Mặc dù khái niệm phát triển bền vững thường nhận được sự quan tâm tích cực ở cấp độ toàn cầu, nhưng đã có nhiều quan điểm chỉ trích khác nhau và một số biến thể đã phát triển theo thời gian. Tôi sẽ mô tả một vài bên dưới đây.

Khía cạnh môi trường

Một điểm tranh cãi đã nảy sinh do sự khác biệt về quyền lực và trách nhiệm giữa một số nước đang và đã phát triển. Ví dụ, các nước phát triển thường là những nước thúc đẩy các hình thức phát triển bền vững cụ thể, cho dù điều đó có nghĩa là giới hạn lượng khí thải từ các nhà máy điện hay quá trình chuyển đổi sang các dạng năng lượng bền vững hơn như gió và mặt trời. Tuy nhiên, các nước phát triển thường là những nước đã được hưởng lợi từ việc khai thác tài nguyên môi trường bằng các phương pháp kém bền vững này trong nhiều thập kỷ, trong khi nhiều nước đang phát triển mới bắt đầu tiếp cận với các công nghệ này. Đồng thời, những công nghệ bền vững mới này kéo theo nhiều chi phí hơn, điều này có thể khả thi đối với các nước phát triển, nhưng với nhiều nước đang phát triển thì không. Nói cách khác, một chỉ trích được dẫn ra là các nước phát triển từ lâu đã được hưởng lợi từ các hoạt động không bền vững và hiện đang áp đặt các giá trị bền vững mới tìm thấy của họ lên các nước đang phát triển, những quốc gia mà quá trình chuyển đổi này khó khăn và tốn kém hơn nhiều. [10]

Khía cạnh kinh tế

Quan điểm trước đây chủ yếu tập trung vào các mối quan tâm về môi trường, tự nhiên (ví dụ: cách chúng ta có thể giảm lượng khí thải). Một trọng tâm lớn khác trong phong trào phát triển bền vững là giải phóng các dân tộc ở các khu vực của thế giới đang phát triển khỏi những ràng buộc của nghèo đói. Về bản chất, đây là trọng tâm về kinh tế của phát triển bền vững.

Về bản chất có lẽ khía cạnh kinh tế được xem là  mâu thuẫn lớn nhất liên quan đến phát triển bền vững. Nói rộng ra, nền kinh tế toàn cầu đang có xu hướng tân tự do*. Đối với phát triển bền vững, “các nguyên lý của chương trình nghị sự kinh tế tân tự do như hàng hóa, bãi bỏ quy định, tư nhân hóa và cắt giảm chi tiêu chính phủ trong một số bối cảnh có thể ngầm phá hoại việc đạt được phát triển bền vững do gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng. Điều này thành ra lại làm tăng việc khai thác tài nguyên môi trường, chẳng hạn như khai thác rừng, là kết quả của những hạn chế do nghèo đói gây ra. Ngoài ra, năng lực điều tiết của nhà nước về quản lý môi trường đã bị giảm chủ yếu do thắt chặt ngân sách nhờ việc thông qua chủ trương tân tự do… ”[11] Nói cách khác, các đặc tính của hệ thống kinh tế tân tự do đi ngược lại với những gì nhiều người xem là các mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế học tân tự do có thể gây hại cho môi trường và mức sống của nhiều nhóm người khác nhau – đặc biệt là người nghèo.

Nhà kinh tế học Ấn Độ Amartya Sen nổi tiếng với công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và công bằng xã hội, đặc biệt là liên quan đến sự khan hiếm và nạn đói do các chính sách kinh tế sai lầm. Một trong những lập luận sâu sắc nhất của ông, về các ‘năng lực’, lập luận rằng những quyền mà chính phủ trao cho người dân (như quyền bầu cử, tự do ngôn luận, v.v.) vô giá trị, không mấy hữu ích trừ khi xã hội đó cung cấp cho công dân của mình những “phương tiện chức năng”chẳng hạn như giáo dục, sự vận chuyển tới các địa điểm bỏ phiếu, sự tiếp cận với thực phẩm, v.v. [12] Vì vậy, để thúc đẩy phát triển bền vững trở thành hiện thực trong tâm trí người dân, chúng ta phải tập trung vào các chính sách kinh tế có thể cản trở hoặc thúc đẩy phúc lợi xã hội.

Hơn nữa, trong công trình của Amartya Sen đối với phe cánh tả là quan điểm của nhiều tổ chức phi chính phủ và các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới không tương thích với tiến trình phát triển bền vững.

… có một giả thuyết bất thành văn (và chủ yếu là chưa được kiểm chứng) rằng giữa phát triển bền vững và chủ nghĩa tư bản không nhất thiết tồn tại mâu thuẫn căn bản nào. Giả thuyết đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm đang thịnh hành của nhiều học giả cấp tiến và các tổ chức phi chính phủ (NGO) rằng có tồn tại những mâu thuẫn sâu sắc (và có thể không thể quản lý được) đòi hỏi một trật tự thế giới hoàn toàn khác. [13]

Mặc dù vậy, trật tự thế giới mới trông sẽ như thế nào chỉ là sự suy đoán.

Sự nhầm lẫn về mặt thuật ngữ

Dường như có một số nhầm lẫn trong lĩnh vực này, xung quanh sự kỳ vọng cũng như xung quanh thuật ngữ được sử dụng và những định nghĩa được hiểu. Ví dụ, một số người đi xa hơn khi đề xuất rằng “Một nền kinh tế xanh không thể là một nền kinh tế lãng phí vì chúng ta phải giảm tiêu thụ tài nguyên của trái đất và do đó phải đảm bảo rằng những tài nguyên mà chúng ta sử dụng được sử dụng một cách hiệu quả”, điều này dường như là cách hiểu khá đơn giản, mơ hồ về một cái được gọi là tương lai “xanh” trông sẽ như thế nào. [14]

Trên nền tảng tri thức về phát triển bền vững của UN cũng chung mối quan tâm:

Bất chấp mối quan tâm ngày càng tăng của quốc tế đối với nền kinh tế xanh, các cuộc đàm phán giữa các Quốc gia Thành viên về khái niệm này dẫn đến Rio + 20 vẫn còn nhiều thách thức. Điều này một phần là do thiếu định nghĩa được quốc tế thống nhất hoặc các nguyên tắc chung về nền kinh tế xanh, sự xuất hiện của các thuật ngữ và khái niệm có liên quan nhưng khác nhau trong những năm gần đây (như tăng trưởng xanh, hạn chế mức phát triển carbon, nền kinh tế bền vững, nền kinh tế ổn định, v.v.) ), sự thiếu rõ ràng xung quanh việc các biện pháp chính sách kinh tế xanh bao gồm những gì và cách chúng tích hợp với các ưu tiên và mục tiêu quốc gia liên quan đến tăng trưởng kinh tế và xóa nghèo, cũng như nhận thức về sự thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế, thực thi và đánh giá lại chi phí và lợi ích của xanh các chính sách kinh tế. [15]

Tóm lại, dường như sự thiếu rõ ràng và thiếu tính liên kết của các thuật ngữ này và ẩn ý sau đó đang gây ra một số bất hòa nội bộ trong các tổ chức hoạt động hướng tới phát triển bền vững. Nó cũng đang cản trở các hành động quy mô lớn trên phạm vi quốc tế.

Danny Stofleth

Dịch: Susan

Nguồn: http://rethinkingprosperity.org/a-short-history-of-sustainable-development/

*khuynh hướng kinh tế tân tự do: khuynh hướng tự do kinh tế toàn cầu nằm ngoài các quy định của chính phủ, quản lý và vận hành bởi khối tư nhân

[1] http://www.sustainabledevelopmentinfo.com/history-of-sustainable-development/

[2] http://www.nrdc.org/health/pesticides/hcarson.asp

[3] http://www2.epa.gov/aboutepa/epa-history

[4] http://www.uncsd2012.org/history.html

[5] https://rio20.un.org/resolutions-more

[6] https://rio20.un.org/resolutions-more

[7] http://yosemite.epa.gov/r10/oi.nsf/Sustainability/History

[8] https://rio20.un.org/resolutions-more?page=1

[9] http://www.sustainabledevelopmentinfo.com/history-of-sustainable-development/

[10] http://globalsolutions.org/blog/2009/11/Problem-Sustainable-Development

[11] http://www.gatescambridge.org/news/detail.asp?ItemID=13922

[12] http://en.wikipedia.org/wiki/Amartya_Sen#Books

[13] http://www.greeneconomist.org/page.php?pageid=capitalism

[14] http://www.greeneconomist.org/page.php?pageid=capitalism

[15] https://sustainabledevelopment.un.org/topics/greeneconomy

TƯƠNG LAI CỦA NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG CHƯA TỪNG SÁNG SỦA HƠN … NHỜ VÀO THỊ TRƯỜNG TỰ DO

Sự suy kiệt … ô nhiễm … an ninh … thay đổi khí hậu. Tất cả những điểm nóng của năng lượng bền vững vừa được dấy lên lại để ủng hộ sự chuyển đổi bắt buộc (của chính phủ) đối với nguyên liệu hóa thạch. Nhưng mỗi lời than phiền đã được phóng đại quá mức với mục đích làm hạ thấp vai trò chính yếu trong cuộc sống hiện đại của các loại năng lượng khoáng sản (khí gas tự nhiên, than đá,

Muốn cứu thế giới, giải pháp không phải là ăn chay!

Thâm canh thịt và sữa là một tai họa, nhưng cả những cánh đồng đậu nành và ngô cũng vậy, chỉ là một cách thức khác mà thôi. Số lượng người ăn chay ở Anh tăng mạnh trong vài năm qua – từ 0.5 triệu người trong năm 2016 lên đến hơn 3.5 triệu người (tương đương 5% dân số chúng ta) trong năm 2018.  Các tài liệu có uy tín như Cowspiracy và What the Health đã đưa ra một nhấn mạnh về ngành công nghiệp thâm canh

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỚI TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG

Một người phụ nữ trẻ chạy đến gõ cửa nhà tôi một ngày nọ và nói với tôi là cô ấy đang gây quỹ để dạy những người nông dân ở Philipine về “Phát triển bền vững”. “Wow”, tôi trả lời “Cô hẳn phải là một một chuyên gia tầm cỡ để người Philipine vượt nửa vòng Trái Đất và mời cô tới dạy họ.” “Oh”, cô nói. “Chà, chúng tôi chưa bao giờ nói chuyện với người Philipine cả. Chỉ là chúng tôi cần

Ký sự Rừng và người ở Piêng Coọc

Con người với tự nhiên có một mối quan hệ thật mơ hồ. Có những lúc người ta cứ nghĩ mình làm chủ tự nhiên, khai thác và cải tạo tự nhiên theo ý muốn. Nhưng rồi đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra, mình chỉ là một phần rất là bé nhỏ của tự nhiên, thuộc về tự nhiên và mong chờ tự nhiên chấp nhận. Nghĩ đến chuyện này, tôi lại nhớ chuyến đi về Piêng Coọc đầu năm 2018. Hồi

Bàn về các món ăn lên men trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hệ thống thực phẩm đơn giản của Việt Nam tận dụng quá trình phân hủy trong tự nhiên Hệ thống thực phẩm của các nước công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các quy trình sản xuất hàng loạt, quá trình phân phối toàn cầu, và công nghệ đóng đông, giữ lạnh thường xuyên. Hệ thống này đòi hỏi việc sử dụng nhiều năng lượng và cũng tạo ra rất nhiều sự lãng phí đồ ăn. Aaron Vansintjan đã đến thăm phố phường Hà Nội, nơi