Home Đọc GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG “NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO (5) – TỪ PHẦN MỞ ĐẦU

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG “NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO (5) – TỪ PHẦN MỞ ĐẦU

Thư Sinh

29/07/2019

Có rất nhiều người đọc Nhà giả kim, nhưng hầu hết đều bỏ qua hoặc chưa nhận ra được mối liên hệ giữa phần mở đầu truyện với phần nội dung chính, đặc biệt là mối liên hệ giữa bài thơ về chàng Narcisuss của Oscar Wilde và câu chuyện về chàng Santiago của Paulo Coelho. Vậy, hai câu chuyện này liên quan đến nhau như thế nào?

Trong bài thơ của Wilde, Narcisuss nhìn hình ảnh mình phản chiếu qua mặt hồ. Mặt hồ nhìn hình ảnh mình phản chiếu qua mắt Narcisuss, Mặt hồ khóc thương sự ra đi của Narcisuss hóa ra không phải vì tiếc thương anh chàng đẹp trai ấy, mà là vì tiếc thương vì chính mặt hồ sẽ chẳng bao giờ được thấy hình ảnh mình trong mắt anh nữa.

Cũng như vậy, mọi người nhìn hình ảnh kho báu phản chiếu trong giấc mơ, nhưng thực chất lại là nhìn thấy hình ảnh chính mình. Mặt hồ hay giấc mơ, chung qui lại đều là tấm gương phản chiếu lại suy nghĩ của chính mỗi người.

Trong phần đầu truyện, Paulo Coelho không hề nhắc đến việc “kho báu” là gì, mọi thông tin Santiago và người đọc nhận được chỉ đơn giản là: Hãy đến Kim Tự Tháp và kho báu ở đó.

Kho báu là gì? Mà cả bà già xem bói và vị vua già đều “đòi” được trả một phần số đó?

Cả hai người đó không hề nói với Santiago rằng kho báu sẽ là tiền bạc, chúng ta cũng không hề đọc được rằng kho báu sẽ là tiền bạc. Thế nhưng Santiago lại kỳ vọng, giống như chúng ta kỳ vọng. Tiền bạc, ước mơ, tình yêu, sự trưởng thành, bài học cho cả chuyến đi dài, ý nghĩa cuộc sống,… Hàng trăm giả định về kho báu được đặt ra bởi hàng trăm kỳ vọng, từ cả nhân vật và độc giả. Mỗi người, từ mong muốn của bản thân mình, đều có một kỳ vọng riêng về cái gọi là “kho báu”. Thực chất, kho báu chẳng qua chỉ là một phóng chiếu của lòng ta. Kho báu thật sự vốn không phải chỉ là tiền vàng, càng không phải chỉ là việc tận hưởng quá trình tìm kiếm, mà chính là cái đạt được sau tất cả những thứ đó, là bản thân trong trạng thái tinh thần đã được thấu hiểu toàn bộ, đã được “chuyển hóa” sau quá trình luyện đan tinh thần. 

Cuối cùng, tác phẩm của Coelho là một cuốn tiểu thuyết, có ý tưởng, có chiều sâu, có nhiều yếu tố kỳ ảo, nhiều biểu tượng và ẩn ngữ cần tìm hiểu. Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, không nên áp đặt ý tưởng của bản thân lên trên cuốn sách đó rồi tìm dẫn chứng để chứng minh cho ý tưởng của mình. Cái người đọc cần làm là thu nhặt từng chi tiết, từng dấu hiệu, từng biểu tượng, tổng hợp tất cả, phân loại và giải mã chúng để hiểu được ý nghĩa cuối cùng, ý tưởng cuối cùng mà các dấu hiệu muốn nói.

Nhà giả kim không phải một phiên bản khác của Thánh Kinh, càng không phải sách self-help. Khoảng cách giữa Nhà giả kim với Thánh Kinh hay sách self-help chính là ở chỗ mỗi lần đọc, người đọc sẽ có thêm một lần để nhìn vào bản thân, để tìm cách thấu hiểu những gì được Paulo Coelho nhắc đến.

Theo logic câu chuyện về chàng Narcisuss, ta cũng có thể coi bản thân cuốn tiểu thuyết của Paulo Coelho là một tấm gương, nơi nhìn vào ta có thể nhìn thấy chính mình, thấy cả những mong muốn bình thường, tầm thường cho đến cả những khát khao vượt lên trên thực tại nhàm chán. Suy cho cùng, đọc một tác phẩm theo cách nào cũng chỉ là một hình thức phóng chiếu suy bản thân lên tác phẩm đó, nên là Narcisuss sẽ thấy Narcisuss, còn những bông hoa sẽ thấy những bông hoa. Nếu bạn thấy điều gì đó trong Nhà giả kim thì tức là không phải cuốn sách đó nói gì với bạn, mà đơn giản là bạn đang tự nói với bạn điều gì.

(Hết)
 
Nguyễn Hoàng Dương
 
 
Đọc các bài còn lại tại  ĐÂY

Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi

Tôi đã kể những câu chuyện Sufi trong nhiều bài viết, một vài câu chuyện có nhân vật chính là Nasrudin, một gã khở luôn cố gắng để thông minh hơn cả những người khôn ngoan, và hành động của gã có thể làm độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hôm nay tôi muốn đặt những câu chuyện ấy sang một bên và thử viết một chút về chủ đề này. Bách khoa thư định nghĩa về Sufi là một

Minh Hùng

11/09/2019

Giải mã biểu tượng trong “Nhà giả kim” của Paulo Coelho (2) – Những mô hình người trong xã hội

    Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nhóm biểu tượng thứ nhất: Những mô hình người trong xã hội.   1. Đàn cừu:   Đàn cừu là một biểu tượng xuất hiện dày đặc trong tác phẩm (15 lần, 9 lần trong lúc Santiago nhụt chí). Trong truyện, Santiago sở hữu một đàn cừu, và về sau, nó trở thành phương tiện trao đổi để phục vụ cho nhu cầu đi đây đi đó, đi đến Kim Tự Tháp của Santiago.

Thư Sinh

29/07/2019

“NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO – CÓ GÌ HAY?

“Nhà giả kim” của Paulo Coelho là cuốn sách “hot” nhất, chỉ sau Kinh Thánh, nhưng Paulo Coelho không được giới hàn lâm thừa nhận và ông cũng chưa từng được các giải thưởng danh giá về văn chương như Nobel Văn học, Concourt hay Man Booker. Vâng, người ta thà trao cho Bob Dylan còn hơn là trao cho Paulo Coelho. Không ít những phê phán đã được đưa ra từ những độc giả, họ cho rằng “Nhà giả kim” không có gì đặc

“NHÀ GIẢ KIM” HAY LỜI NHẮC CHO NHỮNG CON CỪU CẦN MẪN

Nhà giả kim phát hành năm 1988 với tên gốc là “O Alquimista”, được Paulo Coelho viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và do NXB Editora Rocco Ltd chịu trách nhiệm xuất bản. Hành trình khám phá bản thân và giải mã giấc mơ của cậu bé Santiago được kể lại bằng sự pha trộn văn phong hiện thực – lãng mạn – huyền ảo đã thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Cho đến nay, sức hấp dẫn

Tính thiền trong tác phẩm “Nhà giả kim” của Paulo Coelho

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Dịch nghĩa Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo Đói thì ăn, mệt thì ngủ Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.(Kệ vân, Trần Nhân Tông) Đây là một trong những bài thơ thiền của Trần Nhân Tông mà tôi rất
le-nam

Lê Nam

28/07/2019