Home Nhớ DNA cổ có thể hé lộ nguồn gốc của người Philistine

DNA cổ có thể hé lộ nguồn gốc của người Philistine

Tô Lông

05/07/2019

Các sử liệu lịch sử và khảo cổ đều thống nhất với nhau rằng những kẻ xấu lớn nhất trong Kinh Thánh Hebrew đều “khác biệt” – nhưng họ thực sự khác như thế nào?

Nghiên cứu DNA đầu tiên được xem xét tại một địa điểm của người Philistines cổ đại đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về di truyền độc nhất về nguồn gốc của những kẻ gây rối khét tiếng trong Cựu Ước.

Các tác giả của Kinh Thánh Hebrew khẳng định rằng người Philistines không giống với họ: Nhóm người “không cắt bao đầu” này được mô tả trong vài đoạn là đến từ “Vùng đất Caphtor” (ngày nay là Crete), trước khi chiếm quyền kiểm soát bờ biển mà bây giờ là miền nam Israel và dải Gaza. Họ gây chiến tranh với những người hàng xóm của Israel, thậm chí chiếm giữ Hòm Chứng Ngôn một thời gian. Đại diện của họ trong Kinh Thánh là người khổng lồ Goliath, kẻ đã bị David trong tương lai lật đổ; và Deliah, kẻ đã cướp sức mạnh của Samson bằng cách cắt tóc ông.

Các nhà khảo cổ học hiện đai đồng ý rằng người Philistine khác với các nước láng giềng: Họ đến bờ biển phía đông Địa Trung hải vào đầu thế kỷ 12 BC, được ghi dấu qua đồ gốm tương đồng với Hy Lạp cổ đại, sử dụng một dạng ký tự Aegean – chứ không phải kiểu Semitic, và ăn thịt lợn.

DNA đã được phục hồi từ những xác chết được chôn cất tại Sahkelon từ thế kỷ thứ 10 đến 9 TCN được so sánh với những mộ trẻ sơ sinh Philistine trước đó, cũng như những người sống ở khu vực này trước khi người Philistine đến vào đầu thế kỷ 12 TCN.

Nhiều nhà nghiên cứu liên kết sự hiện diện của người Philistine với những cuộc xâm chiếm của các dân tộc tới từ biển, một liên minh bí ẩn của các bộ lạc theo các nguồn sử liệu Ai Cập và một số nguồn khác, có lẽ đã thôn tính khắp phía đông Địa Trung  Hải vào cuối Kỳ đồ đồng vào thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 12 TCN.

Giờ đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, được khuyến khích bởi khám phá vô tiền khoáng hậu năm 2016 về thành phố Ashkelon của người Philistine cổ đại tại bờ biển miền nam Israel, đã cung cấp một cái nhìn qua nguồn gốc gen và di chỉ của người Philistines. Nghiên cứu ủng hộ nguồn gốc ngoại quốc, nhưng hé lộ rằng những người ngoại quốc bị ruồng bỏ đã sớm kết hôn với những cư dân địa phương.

Nghiên cứu đã phân tích DNA từ mười bộ hài cốt người được phục hồi từ Ashkelon qua ba khoảng thời gian khác nhau: một khu chôn cất thời trung cổ / cuối thời đại đồ đồng (khoảng 1650-1200 B.C.), trước khi có sự hiện diện của Philistines trong khu vực; mộ trẻ sơ sinh từ cuối những năm 1100 B.C., sau sự xuất hiện của người Philitines trong thời kỳ đồ sắt sớm; và những ngôi mộ được nghĩa trang Philistines trong thời kỳ đồ sắt sau này (thế kỷ thứ 10 và thứ 9 trước Công nguyên)

Bốn mẫu DNA thời kỳ đồ sắt sớm, tất cả đều từ trẻ sơ sinh được chôn dưới sàn nhà Philistine, bao gồm tỷ lệ “tổ tiên châu Âu” bổ sung theo tỷ lệ trong những dấu hiệu di truyền của họ (khoảng 14%) so với các mẫu Thời kỳ đồ đồng trước Philistines (2% đến 9 %), theo các nhà nghiên cứu. Trong khi nguồn gốc của tổ tiên châu Âu bổ sung này không mang tính kết luận, thì những mô hình hợp lý nhất chỉ đến Hy Lạp, Crete, Sardinia và bán đảo Iberia.

Daniel Master, giám đốc của cuộc Leon Levy Expedition đã tới Ashkelon và là đồng tác giả của nghiên cứu, ca ngợi kết quả thu được như “bằng chứng trực tiếp” ủng hộ cho thuyết rằng những người Phillistines di cư từ phía tây và định cư ở Ahskelon vào thế kỷ 12TCN.

“Điều này phù hợp với các văn bản Ai Cập và vài văn bản khác mà chúng tôi có, và phù hợp với các tài liệu khảo cổ học.”

Những gì các nhà nghiên cứu tìm thấy thậm chí còn bất thường hơn nữa chính là “dấu vết châu Âu” đã biến mất nhanh chóng và không liên quan tới các thống kê trong DNA từ các mẫu nghiên cứu được phục hồi từ nghĩa trang Ashkelon chỉ vài thế kỷ sau các mẫu xác chết trẻ sơ sinh. Những điểm chôn cất của người Philistines sau này có các dấu hiệu gen tương tự với dân địa phương hiện đang sống trong khu vực này trước khi người Philistines xuất hiện.

Michal Feldman, nhà khảo cổ học tại Viện Max Planck và đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã theo dấu vết di cư của người dân đến Ashkelon từ miền nam châu Âu. Thế rồi, nó biến mất nhanh chóng trong vòng 200 năm, có thể bởi vì người Philistines đã kết hôn và loại dấu vết di truyền  này bị pha loãng với dân địa phương.”

Nhà khảo cổ Eric Cline cho biết trong một email từ cuộc khai quật tại di chỉ người Canaan tại Tel Kabri của ông (Cline không tham gia vào cuộc nghiên cứu): “Trong hơn một thế kỷ, chúng ta đã tranh luận về câu hỏi người Philistines đến từ đâu. Giờ đây chúng ta đã có câu trả lời: Nam Âu, và có lẽ cụ thể hơn là Hy Lạp đại lục, Crete, hay Sardinia. Đây có lẽ là câu trả lời có khả năng nhất, đặc biệt là đánh giá từ di tích khảo cổ học, và vì vậy điều này có lẽ là kết quả hợp lý.”

Aren Maeir, một nhà khảo cổ chỉ đạo các cuộc khai quật tại thành phố Tell-es-Safi/Gath của người Philistines và cũng không tham gia vào nghiên cứu hiện tại, đưa ra cảnh báo chống lại việc đơn giản hóa câu chuyện của người Philistines, tuy nhiên vẫn gọi những kẻ ác trong Kinh thánh là một nhóm người “phức tạp” hoặc “xuyên văn hóa”, gồm nhiều sắc dân với nguồn gốc khác nhau.

“Trong khi tôi hoàn toàn đồng ý rằng có một thành phần [nước ngoài] đáng kể trong số những người Philistines ở thời kỳ đồ sắt đầu tiên, những thành phần ngoại quốc này không có cùng một nguồn gốc, và, không kém phần quan trọng, chúng trộn lẫn với dân cư Levantine địa phương từ đầu Thời đại đồ sắt trở đi.” Maeir viết trong một email.

Đối với Master, điều thú vị nhất chính là sự thật rằng, dù có sự đồng hóa di truyền nhanh chóng mà người Philistines đã trải qua, họ vẫn là một nhóm văn hóa riêng biệt có thể nhận dạng rõ ràng so với những người hàng của họ trong hơn năm thế kỷ, cho đến khi họ bị người Babylon chinh phục vào năm 604 TCN.

“Thật thú vị khi bạn thấy hỗn hợp di truyền của người Philistines đã thay đổi rất nhanh”, nhà khảo cổ học này nhận xét: “Bởi vì nếu bạn chỉ dựa vào các văn bản tiếng Hebrew, bạn sẽ nghĩ rằng không ai muốn hòa huyết với người Philistines, đúng không?”

Tô Lông dịch từ National Geographic

Khái niệm nghệ thuật cơ bản #1 – Chủ nghĩa cổ điển

Chủ nghĩa Cổ Điển không chỉ là một trào lưu nghệ thuật mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, hài hòa và cân đối. Khởi nguồn từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ La Mã, Chủ nghĩa Cổ Điển đã tạo nên một chuẩn mực nghệ thuật được ca tụng suốt nhiều thế kỷ. Trong Chủ nghĩa Cổ Điển, sự đơn giản và rõ ràng được coi trọng, phản ánh một quan niệm

Book Hunter

24/01/2024

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (4): GIÁ SÁCH HIỆN NAY CÓ ĐẮT KHÔNG?

Nhiều người cho rằng giá sách trên thị trường hiện nay vẫn còn quá đắt và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc giả khó khăn trong việc tiếp cận tri thức. Đắt – rẻ tưởng như là một vấn đề mang tính định lượng, thế nhưng, nó lại là vấn đề tâm lý. Người chê đắt, người khen rẻ ít khi dựa trên những tính toán bằng con số mà dựa trên tình trạng của bản thân. Ở bài viết này, tôi

Edward Glaeser: Đô thị hay Phát minh vĩ đại nhất của loài người?

Phát minh vĩ đại nhất của loài người? Cuộc trò chuyện trực tiếp với Edward Glaeser, tác giả của cuốn Chiến thắng của đô thị. Không chỉ là một trong những nhà kinh tế đô thị có ảnh hưởng nhất hiện nay, giáo sư Edward Glaeser của Đại học Havard là một nhà quy hoạch đô thị luôn được chào đón, một nhà tư tưởng đầy thách thức có thể khiến bạn phải hoài nghi chính những gì bạn biết về các đô thị. Tại

Ngọc Minh

09/03/2019

Cái giá của tiếng ồn

“Bạn có nghe thấy không?” sau đó, Tiến sĩ Mathias đã để cho một vài giây trôi qua. “Bạn có biết cái đó là gì không?” Ông lại dừng lại. “Im lặng. Âm thanh của sự im lặng.” Basner đã đặt ra câu hỏi tu từ trong buổi nói chuyện TEDMED của ông, nội dung về sức khỏe và y học của chuỗi hội nghị TED, năm ngoái tại Palm Springs, California. Không chỉ mong muốn phá vỡ những định kiến mà còn cố gắng

Trò chuyện với Đỗ Lai Thúy: Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?

Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, tác giả của các cuốn phê bình văn học như “Mắt Thơ”, “Bút pháp của ham muốn”, “Thơ