Home Học Câu chuyện tự học (3): TỰ HỌC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH KHỔ LUYỆN

Câu chuyện tự học (3): TỰ HỌC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH KHỔ LUYỆN

Nhiều người chọn cách tự học với tâm lý rằng mình sẽ được thoải mái hơn, không phải chịu các nguyên tắc gò bó, không phải chịu sự đánh giá của các hệ thống giáo dục đào tạo. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Bạn chọn tự học, tức là bạn đang chọn một con đường khó khăn hơn, và đương nhiên cũng chủ động hơn. Bởi lẽ, khi tự học, bạn phải cố gắng khổ luyện hơn những người khác gấp bội, vì chúng ta không tự học để có được một thứ hiểu biết nhàng nhàng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn tự học. Nhưng dù là với nguyên nhân nào, nếu bạn muốn đạt được cái gì đó qua tự học, bạn đều buộc phải khổ luyện.
Một nguyên nhân thiết thực nhất dẫn đến việc lựa chọn tự học, đó là không có tiền để tham gia các khóa học. Các khóa học có chất lượng, đặc biệt là với các dạng kiến thức chuyên môn sâu sẽ có giá thành khá đắt. Ví dụ như bạn là một sinh viên ở quê lên thành phố học đại học, nhưng bạn lại thích học đàn piano – thứ nghệ thuật “thượng lưu”, và bạn phải trả 300.000/buổi để đi học ở trung tâm. Thuê thày về nhà dạy có thể đắt hơn. Đó là còn chưa kể việc bạn không thể đủ tiền để mua những chiếc piano cả chục triệu. Vậy bạn làm thế nào với ước mơ đó? Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể tự học. Không có tiền mua piano xịn, bạn có thể mua những chiếc piano cuộn giá chỉ khoảng từ 1-2 triệu, có kết nối với máy tính, âm thanh không thua piano điện với giá hơn chục triệu. Các giáo trình và bài tập mẫu đều được cung cấp trên mạng và các bạn có thể download free. Việc duy nhất chúng ta cần đó là chăm chỉ luyện tập. Nếu bạn biết tiếng Anh và chịu khó tìm hiểu về âm nhạc cổ điển trước khi tập piano, việc học sẽ dễ dàng hơn. Điều tôi muốn nói ở đây là, nếu bạn không đủ tiền để học piano ở các trung tâm, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập nghe nhạc cổ điển để luyện tai, luyện ngón và làm quen với bàn phím hay học đánh các bản nhạc thông thường bằng những phương pháp rất rẻ tiền mà tôi vừa nêu trên. Thế nhưng, chúng ta không có thày giáo thúc ép bên cạnh, vậy nên chúng ta cần tự thiết lập kỷ luật, tự thúc giục bản thân. Điều này vẫn đúng với các chuyên ngành khác. Bạn có thể tự đọc lý thuyết, tự luyện tập các thao tác căn bản nhất cho đến khi nào bạn đủ tiền cũng như đủ nền tảng để học nâng cao hơn.
Nguyên nhân thứ hai thường đến từ việc chúng ta thông minh hơn hệ thống giảng dạy mà chúng ta đang phải chịu đựng. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam, dù ở trong nhà trường hay các trung tâm giáo dục, phải nói rằng không thể tệ hại hơn. Giáo trình không bài bản, hệ thống đánh giá chất lượng không trung thực, giáo viên có kinh nghiệm nghèo nàn… Tóm lại, bất cứ ai có sự phát triển trí não bình thường đều thấy rằng kiến thức ở trường học là không đủ để chúng ta trở nên giỏi giang hơn (Tôi xin miễn đề cập đến những trường hợp thấy kiến thức phổ thông là quá khó, bởi vì họ quá lười biếng để tự học). Bởi thế, bên cạnh việc tìm đường chạy ra nước ngoài, một số người sẽ chọn tự học. Những người này, nếu muốn tự học, họ sẽ phải đọc hoặc xem tất cả những tài liệu liên quan đến chuyên ngành mình muốn học từ căn bản đến chuyên sâu. Họ không bị giới hạn bởi các hệ tư tưởng như ở trong trường học, đó là cơ hội cho tự do tư duy và tự do sáng tạo, nhưng đồng thời họ cũng phải đối diện với sự mênh mang của tri thức và tự bơi trong đó. Họ sẽ không có mentor chỉ dẫn, không có thư viện có sẵn, không có giáo trình, họ buộc phải trang bị cho mình các kỹ năng khác như cách tìm kiếm và xử lý tư liệu, ngoại ngữ, cách lưu trữ và ghi chép, cách thực hành…v…v… Sẽ không có người đánh giá họ, thậm chí cho dù họ rất giỏi nhưng hệ thống chuyên ngành được xây dựng bởi hệ thống giảng dạy cứng nhắc mà họ đã bỏ lại sẽ coi họ là những kẻ “ngoại đạo” và không chuyên. Vậy nên, họ buộc phải chứng minh mình nhiều hơn, mạnh mẽ hơn trước mọi dư luận và đặc biệt là đủ tỉnh táo để nhận ra những điểm vượt trội cũng như thiếu sót của bản thân mình.
Nguyên nhân thứ ba đến từ việc giải trí. Đôi khi việc tự học một thứ gì đó cũng là một cách để giải trí. Bạn có thể là doanh nhân, một nhà chính trị, một nhà văn,…v…v… nhưng bạn sẽ thích thêm một lĩnh vực gì đó khác mà lĩnh vực ấy có thể giúp bạn thư giãn. Với việc học để giải trí, bạn hẳn sẽ thích thú với tự học hơn là đến các trung tâm đông người hay chịu sự gò bó của giáo viên. Vậy nên tự học là một cách hợp lý, tuy không đến mức khổ luyện nhưng cũng cần duy trì sự đều đặn. Duy trì một ngày 15 phút, 30 phút, hay 1 tiếng cho thứ mình chọn học để giải trí là điều cần thiết. Không có phương pháp học nào biến bạn trở thành người hiểu biết chỉ bằng việc bắt chước các thủ thuật một cách lười biếng.
Một khi bạn đã có thể tự học thành công một lĩnh vực, bạn có thể dễ dàng tự học những lĩnh vực khác. Muốn tự học hành công một lĩnh vực, bạn buộc phải khổ luyện, phải đổ mồ hôi, phải bị ám ảnh, phải trải qua những thất bại, phải nâng dần khả năng bằng các đề bài khó hơn, phải tìm hiểu tường tận lĩnh vực ấy…v…v…
Hà Thủy Nguyên


Các bạn có thể tham khảo Online Workshop PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO THANH NIÊN:

Link đăng ký: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/video-bai-giang-phuong-phap-tu-hoc-cho-thanh-nien/

Câu chuyện tự học (5): QUẢN LÝ THỜI GIAN CHO NGƯỜI TỰ HỌC

Khi chúng ta quyết định dành một khoảng thời gian trong cuộc sống hàng ngày của mình để tự tìm tòi một lĩnh vực nào đó, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều điều: phân bố tài chính, thiếu thốn tư liệu, khó tìm người hướng dẫn đáng tin cậy… Thế nhưng, một khó khăn tưởng như vô hình nhưng lại cản trở lớn nhất trong chặng đường tự học của chúng ta chính là quản lý thời gian. Thời gian vô tận nhưng luôn

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #2: Não trạng Học và các Phương pháp Học

Tiếp theo của series bài Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách tìm hiểu về não trạng học và phương pháp học đã được xuất bản tại Việt Nam. Đây cũng là những cuốn sách Book Hunter đưa tới sự kiện TƯƠNG GIAO #1: NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ vào 9/9/2023.  Từ sự nghiên cứu não trạng học bằng các phương pháp khác nhau như khoa học não

Book Hunter

14/09/2023

Câu chuyện tự học (4): KHI NÀO BẠN CẦN TỰ HỌC

Đó là khi bạn thấy những thứ mình biết không còn thỏa mãn mình. Bạn nhận ra rằng những gì mình biết là không đủ để phục vụ cho ý định nào đó của bạn. Khi chúng ta muốn thực hiện một ý định nào đó, đặc biệt là một ý định dài hơi, chúng ta buộc phải vận dụng những gì mình đã biết (như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm) để thực hiện. Nếu ý định ấy gặp khó khăn trong việc hoàn

Câu chuyện Tự học (1): ẢO TƯỞNG VỀ HỌC THỨ MÌNH THÍCH

Năm 2016, khi ngồi bàn cùng với một người bạn về việc xây dựng khóa học hướng dẫn các bạn trẻ tự học, người bạn ấy đã đề xuất rằng nên giúp các bạn trẻ tìm ra được rằng mình thực sự thích học cái gì. Hồi đó, tôi khá lăn tăn về việc này. Bản thân tôi không dám chắc rằng mình có thích học văn hay không, thế nhưng tôi đã đeo đuổi con đường này và nếu không có văn chương có

Câu chuyện tự học (2): KHÔNG CÓ LỐI HỌC DỄ DÀNG CHO NGƯỜI MUỐN TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP

Có một nghịch lý mà chúng ta thường hay mắc phải, đó là chúng ta muốn giỏi giang, chuyên nghiệp nhưng lại không muốn rèn luyện hay động não. Chúng ta đi học ở trường để lấy bằng, chúng ta đi học ở các trung tâm bên ngoài để cố lấy các thủ thuật sao cho dễ dàng nhanh chóng trở nên chuyên nghiệp. Lối học này biến chúng ta hoặc thành những kẻ ảo tưởng rằng chúng ta đã trở nên chuyên nghiệp, hoặc