Home Học Câu chuyện tự học (4): KHI NÀO BẠN CẦN TỰ HỌC

Câu chuyện tự học (4): KHI NÀO BẠN CẦN TỰ HỌC

Đó là khi bạn thấy những thứ mình biết không còn thỏa mãn mình. Bạn nhận ra rằng những gì mình biết là không đủ

Đó là khi bạn thấy những thứ mình biết không còn thỏa mãn mình. Bạn nhận ra rằng những gì mình biết là không đủ để phục vụ cho ý định nào đó của bạn. Khi chúng ta muốn thực hiện một ý định nào đó, đặc biệt là một ý định dài hơi, chúng ta buộc phải vận dụng những gì mình đã biết (như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm) để thực hiện. Nếu ý định ấy gặp khó khăn trong việc hoàn thành, đừng đổ tội do hoàn cảnh bên ngoài, đơn giản vì bạn thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm để hiện thực hóa nó. Bạn có hai lựa chọn trong trường hợp này: hoặc trở nên giỏi hơn, hoặc từ bỏ ý định. Thế là bạn bắt đầu học để phục vụ ý định của mình, nhờ thế bạn có động lực lớn, bạn có hệ quy chiếu riêng, cho nên, dù bạn có tham gia các khóa đào tạo hay bạn tự mày mò tìm tòi, bạn đều đang tự học.
Đó là khi bạn thấy những khóa học, những chương trình hướng dẫn ở trường học hay các trung tâm giáo dục không thỏa mãn bản thân, không cung cấp cho bạn những điều bạn cần. Đây là điều dễ hiểu. Bởi vì những kiến thức được chia sẻ trong các khóa học và các chương trình hướng dẫn chỉ là những nội dung căn bản và tổng quát, trong khi thứ bạn đói khát khi học đó là muốn nắm vững từng chi tiết. Thày cô hay những người có kinh nghiệm không thể cho bạn kiến thức chi tiết mà bạn muốn, bởi vì những chi tiết chỉ có thể được tiếp nhận qua quá trình tự tìm hiểu và tự suy tư. Những ai kỳ vọng rằng họ sẽ trở thành một chuyên gian hiểu biết toàn diện về một chủ đề nào đó thông qua các tiết học hay các khóa học hay sự hướng dẫn của người đi trước có kinh nghiệm, thì họ đã mắc một sai lầm lớn. Chỉ tự học mới biến bạn trở thành một chuyên gia đích thực.
Đó là khi bạn thấy bể học thì mênh mông, đời người thì ngắn ngủi, và bạn phải tận dụng từng khoảnh khắc cho việc học. Bạn xem một bộ phim sâu sắc, đó là học. Bạn đi trên đường và suy tư về cách thức con người vận hành trên tuyến giao thông, đó là học. Bạn đắm đuối theo một bản nhạc tuyệt hay, đó là học. Bạn yêu một người, đó là học. Bạn gặp bất trắc trong cuộc đời và vượt qua nó, đó là học… Sự học có trong mọi hơi thở, mọi hành vi, mọi suy nghĩ của bạn, miễn là bạn ý thức được rằng mình đang làm gì. Chính bằng sự ý thức trong cuộc sống của mình, bạn đã tự học nhiều hơn bất cứ một trường lớp hay trung tâm hay một vị thầy nào có thể cung cấp cho bạn.
Chúng ta luôn cần được hướng dẫn vào giai đoạn đầu của việc học. Sự hướng dẫn này cần có giới hạn, bởi nếu không bạn sẽ chỉ là một phiên bản khác của người hướng dẫn bạn. Nhiều người đã ảo tưởng mình là chuyên gia khi chỉ biết nuốt trọn những gì người khác truyền đạt lại mà không hề tự vấn, không hề tư duy, và đương nhiên, họ cũng được việc như một thứ công cụ. Khi bạn là một thứ công cụ đắc lực, cuộc đời sẽ ca ngợi bạn. Nhưng nếu bạn nhận ra rằng mình chỉ là thứ công cụ, và bạn muốn thoát khỏi thân phận công cụ, muốn làm được nhiều hơn thế, bạn sẽ cần phải tự học. Tự học là bắt đầu quá trình tự chủ trong cuộc đời của mình, để bạn sáng tạo nên cuộc đời của riêng mình, chứ không phải là công cụ của xã hội.
Hà Thủy Nguyên

Luận về “Hiểu” và “Biết”

"Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu" hay "Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ"... những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa "Hiểu" và "Biết"? Ý nghĩ đầu tiên khi

Câu chuyện tự học (2): KHÔNG CÓ LỐI HỌC DỄ DÀNG CHO NGƯỜI MUỐN TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP

Có một nghịch lý mà chúng ta thường hay mắc phải, đó là chúng ta muốn giỏi giang, chuyên nghiệp nhưng lại không muốn rèn luyện hay động não. Chúng ta đi học ở trường để lấy bằng, chúng ta đi học ở các trung tâm bên ngoài để cố lấy các thủ thuật sao cho dễ dàng nhanh chóng trở nên chuyên nghiệp. Lối học này biến chúng ta hoặc thành những kẻ ảo tưởng rằng chúng ta đã trở nên chuyên nghiệp, hoặc

Dịch Aristotle phiêu lưu ký (1): Khó

Trong những cuộc trò chuyện tri thức trong nội bộ Book Hunter từ 2011 đến 2016, Aristote được nhắc đến không hề ít, bởi vì, dù ông sống cách đây hơn 2 thiên niên kỷ, nhưng rất nhiều phương pháp tư duy của ông vẫn được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của học thuật và đời sống, chỉ là chúng ta không nhận ra mà thôi. Lúc ấy, chúng tôi tìm cách đọc ông, nhưng cũng chỉ hiểu láng máng, bởi các bản dịch
le-nam

Lê Nam

21/02/2023

Vì sao phải học lịch sử? (1998)

Peter N.Stearns Con người sống ở hiện tại. Họ vừa hoạch định cho tương lai, vừa lo lắng về nó. Trái lại, lịch sử lại nghiên cứu về quá khứ. Tất cả nhu cầu đều thôi thúc từ cuộc sống hiện tại và liệu trước những điều chưa xảy ra, vậy tại sao ta lại phải quan tâm đến quá khứ làm gì? Với tất cả phân ngành trong ước mơ và thực tại của tri thức, tại sao cứ nhất định (như hầu hết

Minh Tân

08/07/2021

Con đường viết của tôi (2): Đúng ngữ pháp, đơn giản nhưng không dễ

Các bạn có thể đọc cả chùm bài “Con đường viết của tôi” Khi tôi bắt đầu dậy lớp “Viết để biểu hiện bản thân” do Book Hunter tổ chức, tôi đã đặt ra vấn đề viết đúng ngữ pháp tiếng Việt cho tất cả những ai đến học lớp của tôi. Đương nhiên, một câu hỏi lập tức bật ra trong đầu của không ít bạn: “Biểu hiện bản thân thì cần gì đúng ngữ pháp?”. Câu hỏi này không phải là không có